I- suy niệm tin mừng chúa nhật chúa thánh thần hiện xuống : LỬa thánh thầN, LỬa tình yêu lời Chúa



tải về 133.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích133.21 Kb.
#30875

GIÁO XỨ TÂN TRANG

NHÀ THỜ THÁNH GIUSE

  




I- SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG :

LỬA THÁNH THẦN, LỬA TÌNH YÊU

Lời Chúa : Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.” (Ga 20,22)

Suy niệm : Làn hơi nhẹ Chúa Giê-su thổi trên các tông đồ để ban Thánh Thần cho các ông trong ngày Phục Sinh trở thành “luồng gió mạnh” trong ngày lễ Ngũ Tuần và đã bùng lên thành “ngọn lửa” mãnh liệt và nồng cháy của Thánh Thần để biến đổi toàn diện các tông đồ. Ngọn lửa mà Chúa Giêsu đem đến trần gian và ước mong nó được cháy lên (Lc 12,49) chính là Lửa Tình Yêu của Thánh Thần nồng cháy và trào tràn nơi Chúa Cha và Chúa Con được thông ban tràn đầy cho các tông đồ. Cụ thể, hôm nay Lửa Tình Yêu đó bừng cháy lên nơi những ai đặt niềm tin nơi Đức Kitô để trở thành môn đệ của Ngài và tiếp tục toả lan cho đến tận cùng thế giới.

Mời Bạn : Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng : Đức Chúa Thần Thánh là Ngôi Ba Thiên Chúa, bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, cùng một bản tính và một quyền năng như Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Lời tuyên xưng đó sẽ là trống rỗng nếu chúng ta không để Lửa Tình Yêu của Ngài bừng cháy lên trong cuộc sống : Ngài ở giữa những cặp vợ chồng để họ biết trung thành, hy sinh và chung thủy với nhau ; Ngài ở giữa những người con để họ sống với cha mẹ bằng tấm lòng thảo hiếu. Và Ngài cũng ở giữa bạn và tôi để chúng ta biết yêu nhau và tâm đầu ý hợp.

Sống Lời Chúa : Luôn xin ơn Chúa Thánh Thần trước khi làm việc.

Cầu nguyện : Lạy Chúa Thánh Thần xin đốt nóng lên trong con ngọn lửa tình yêu Chúa và tha nhân để nhờ Lửa Tình mà con biết sẵn sàng tha thứ, yêu thương, hy sinh và phục vụ nhau trong cuộc sống. Amen.

(Trích từ : www.5phutloichua.net)

II- NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH :

Chủ đề của tháng 06/2014 :

VỢ CHỒNG ĐƯỢC MỜI GỌI DIỄN TẢ TÌNH YÊU PHỐI NGẪU,

THÂN MẬT, THỦY CHUNG VÀ KHIẾT TỊNH

Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6)



III- PHỤNG VỤ :

Tháng 6/2014

- Ý Chung : Cầu cho những người thất nghiệp : Xin cho những người thất nghiệp có được sự nâng đỡ và tìm được việc làm mà họ cần để có thể sống xứng với nhân phẩm.

- Ý Truyền Giáo : Cầu cho lòng tin ở châu Âu : Xin cho châu Âu tìm lại được nguồn cội Kitô giáo của mình nhờ chứng từ đức tin của người tín hữu.

THÁNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

Kính nhớ Thánh Tâm Chúa Giêsu là kính nhớ Tình Thương của Thiên Chúa. Tình Thương Cứu Độ của Thiên Chúa được tỏ bày ra nơi con người Đức Giêsu và nhất là trong cái chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Thánh Tâm đã bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh mẽ nhất về Tình Thương của Thiên Chúa đối với chúng ta và là một bằng chứng không thể chối cãi được của Tình Thương lạ lùng ấy.



Lịch Công Giáo trong tuần

NGÀY

CÁC LỄ

Chúa Nhật

08/06/2014



CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG. Có Ca Tiếp Liên.

Thứ Hai

09/06/2014



MÙA THƯỜNG NIÊN

Thứ Ba

10/06/2014






Thứ Tư

11/06/2014



Lễ Nhớ Thánh Barnaba, Tông Đồ.

Thứ Năm 12/06/2014




Thứ Sáu

13/06/2014



Lễ nhớ Thánh Antôn Pađôva, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh.

Thứ Bảy

14/06/2014






Chúa Nhật

15/06/2014



CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN. CHÚA BA NGÔI.

Giáo huấn số 28

NHỮNG NÉT CHUNG CỦA CÁC MẦU NHIỆM CỦA CHÚA GIÊSU

Cả cuộc đời của Đức Kitô là một Mạc Khải về Chúa Cha : những lời Người nói, những việc Người làm, những lúc Người im lặng, những đau khổ Người chịu, cách thế Người sống và giảng dạy. Chúa Giêsu có thể nói : “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9), và Chúa Cha nói : “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe Lời Người” (Lc 9,35). Vì Chúa chúng ta đã làm người để chu toàn thánh ý của Chúa Cha (x. Dt 10,5-7), nên ngay cả những điểm nhỏ nhặt nhất trong các mầu nhiệm của Người đều biểu lộ cho chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta (x. 1 Ga 4,9).

Cả cuộc đời của Đức Kitô là một mầu nhiệm cứu chuộc. Ơn cứu chuộc đến với chúng ta trước hết nhờ Máu Người đổ ra trên thập giá (x. Ep 1,7 ; Cl 1,13-14 ; 1 Pr 1,18-19), nhưng mầu nhiệm này được thực hiện qua cả cuộc đời Đức Kitô : ngay trong việc Người Nhập Thể, Người đã trở nên nghèo để lấy cái nghèo của Người mà làm cho chúng ta nên giàu có (x. 2 Cr 8,9) ; trong cuộc sống ẩn dật, Người vâng phục (x. Lc 2,51) để sửa lại sự bất phục tùng của chúng ta ; khi giảng dạy, lời Người nói thanh tẩy những người nghe (x. Ga 15,3) ; khi chữa bệnh và trừ quỷ, “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17 ; x. Is 53,4) ; khi phục sinh, Người làm cho chúng ta được nên công chính (x. Rm 4,25).

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 516, 517)



- Thánh Barnaba Tông Ðồ : 

Thánh Barnaba gốc Do Thái, thuộc chi họ Lêvi nhưng sinh ra tại đảo Chypre. Ngài có dịp nghe Chúa giảng và trở nên một trong số 72 môn đệ đầu tiên. Sau khi chúa Giêsu sống lại và lên trời, Barnabê vâng lệnh các tông đồ đi giảng Phúc Âm tại Antiokia, một địa điểm truyền giáo thịnh vượng nhất thời bấy giờ. Ðược đầy Chúa Thánh Thần và nhờ tài lợi khẩu, ngài đã lôi cuốn được nhiều người trở về với Thiên Chúa. Ngài đã tìm và mời thánh Phaolô tới giảng dạy với ngài tại đây. Sau đó, các ngài trở lại Giêrusalem mang theo món tiền quyên được và trao cho các kỳ mục cùng gặp gỡ các vị tông đồ khác.

Nhưng ý Chúa muốn trao phó cho Barnaba và Phaolô sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, nên các ngài đã trẩy đi Séleucie và Chypre. Các ngài được dân bản xứ đón tiếp và tin theo. Tuy nhiên, một vài nơi, có những người Do Thái thủ cựu ghen tuông đã thốt ra nhiều lời ngạo mạn đối với các ngài.

Các ngài cũng được Chúa ban quyền làm nhiều phép lạ: chữa các bệnh tật, làm cho kẻ chết sống lại... để củng cố niềm tin của tân tòng. Hoạt động của các ngài được ghi lại trong sách Công Vụ Sứ Ðồ.

Thánh Barnaba cùng với Marcô ở lại Chypre tiếp tục giảng đạo và lãnh phúc tử đạo tại đây. Chính những người Do Thái từ Syria âm mưu xúi dân ném đá và xử tử ngài. 

Năm 488, đời hoàng đế Zenon, người ta đã tìm được hài cốt thánh Barnaba tại Salamine, đảo Chypre.



- Thánh Antôn Pađua, Linh Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (1195-1231) :

Antôn Pađua sinh năm 1195 tại Lisbonne thủ đô nước Bồ Ðào Nha, trong một gia đình quyền quý và đạo đức. Vốn được giáo dục theo tinh thần Phúc Âm nên ngài sớm ý thức được việc dâng mình cho Chúa.

Ðầu tiên, ngài nhập dòng thánh Augustinô và được chịu chức linh mục tại đó. Cảm thấy lý tưởng sống khiêm tốn và khắc kỷ hợp với mình hơn và nhất là ngài ao ước được truyền giáo cho dân ngoại và được tử đạo, nên ngài xin gia nhập dòng Phanxicô năm 1220. Tại đây, ngài được Bề Trên sai đi truyền giáo cho dân Sarrasins ở Phi Châu, thể theo ý nguyện của ngài.

Nhưng ý Chúa quan phòng lại định liệu cách khác. Vừa tới Phi Châu, ngài ngã bệnh nặng và phải trở về điều trị. Trên đường về quê, tàu ngài bị bão thổi dạt vào đảo Sicile thuộc nước Ý và ngài ở lại nhà dòng tại Monte Paulo.

Nhờ gương đạo đức và tài giảng thuyết, ngài được Bề Trên cử đi giảng khắp nơi và lo việc huấn luyện các tu sĩ trong dòng. Bất cứ ở đâu, lời giảng của ngài đều có sức lôi cuốn nhiều người đến nghe. Chúa còn minh xác lời ngài bằng nhiều phép lạ. Không những tại Ý, mà tại đất Pháp, ngài làm việc không biết mệt mỏi. Và người ta đã ghép cho ngài tên "Hòn Bia giao ước" và "Cái búa của bọn lạc giáo".

Ngài trở về Pađua một năm trước khi chết. Ngài nổi tiếng vì công đức và các phép lạ đã làm. Ngày 13/6/ 1231, ngài về an nghỉ trong Chúa, hưởng thọ 36 tuổi.

Năm 1946, Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong ngài làm Tiến Sĩ Hội Thánh.

IV- THÔNG TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ :

- Các sinh hoạt trong “Năm Đời sống thánh hiến” :

Trong dịp Đại hội lần thứ 82 Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền (USG) tại Roma hồi cuối tháng 11 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo năm 2015 là Năm Đời sống Thánh hiến. Và trong ngày kết thúc Đại hội lần thứ 83 USG năm nay, thông tin cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đồng hành trong suốt Năm này.

Các sự kiện dự kiến tổ chức ​​trong Năm này sẽ diễn ra ở ba cấp độ: Bộ Tu sĩ (Bộ lo về Đời sống Tận hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ), Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền và các Dòng tu.

Năm Đời sống Thánh hiến sẽ chính thức khai mạc vào ngày 30-11-2014, tức Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng; trước đó sẽ có một đêm canh thức cầu nguyện vào ngày thứ Bảy 29-11-2014. Ngày Thế giới Đời sống thánh hiến 02-02-2016 là ngày bế mạc Năm Đời sống Thánh hiến. Trong vòng mười bốn tháng sẽ diễn ra nhiều buổi cử hành và hội họp nhằm làm nổi bật các khía cạnh khác nhau của đời sống thánh hiến.

Từ ngày 22 đến 24-01-2015, trong Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất các Kitô hữu, sẽ có một cuộc gặp gỡ đại kết với các tu sĩ của các Giáo hội và cộng đoàn Giáo hội khác.

Từ ngày 8 đến 11-04-2015, sẽ có cuộc gặp gỡ dành cho các nhà đào tạo nam và nữ của đời sống thánh hiến để đào sâu các tiêu chuẩn xuất phát từ một nền linh đạo hiệp thông.

Từ ngày 23 đến 26-09-2015 sẽ tổ chức một tuần thực nghiệm dành riêng cho các tu sĩ trẻ.

Cuối cùng, từ ngày 24-01-2016 đến 02-02-2016, sẽ là Tuần lễ toàn thế giới về Đời sống thánh hiến trong sự hiệp nhất. Trong tuần này còn có một Hội nghị chuyên đề thần học về đời sống thánh hiến và các cuộc gặp gỡ đặc biệt về đời sống tu viện, về các tu hội đời và hội dòng trinh nữ.

- Hướng đến Nicêa 2025 :

Đức Thượng phụ Bartholomaios và Đức giáo hoàng Phanxicô đang mời gọi các tín hữu Công giáo và Chính thống giáo hướng đến kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicêa vào năm 2025 tại Nicêa – hiện nay là Iznik thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, cách Istanbul 130 km về phía đông nam. Công đồng Nicêa năm 325 là Công đồng đã công bố Kinh Tin Kính.

Mười bảy thế kỷ sau Công đồng đại kết đầu tiên Nicêa, Thượng phụ Constantinopolis và Giám mục Roma mong muốn gặp lại nhau tại Iznik để mừng kỷ niệm Công đồng hiệp nhất này.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin AsiaNews của Italia, Thượng phụ Constantinopolis loan báo : “Cùng với Đức giáo hoàng Phanxicô, chúng tôi quyết định lưu lại một di sản cho chính mình và cho những người kế nhiệm chúng tôi với cuộc gặp gỡ tại Nicêa vào năm 2025, để cùng nhau kỷ niệm Công đồng đại kết đích thực đầu tiên đã khai sinh Kinh Tin kính, sau 17 thế kỷ”.



Nicêa, Công đồng của hiệp nhất

Năm 325, Công đồng Nicêa thứ nhất đã quy tụ hơn 300 giám mục của phương Đông và phương Tây. Công việc chủ yếu của Công đồng là soạn ra Kinh Tin kính, khẳng định Chúa Kitô đồng bản thể với Đức Chúa Cha, để phản bác lạc giáo Arianô.

Đức Thượng phụ Bartholomaios đã cầu nguyện với Đức giáo hoàng Phanxicô tại Mộ thánh Chúa Kitô hôm Chúa nhật 25-05 vừa qua trong Nhà thờ Mộ Thánh, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ giữa Đức Thượng phụ Athenagoras và Đức giáo hoàng Phaolô VI tại Jerusalem. Nhân dịp này các ngài đã ký một tuyên bố chung khẳng định “tiếp tục cùng nhau hướng tới hiệp nhất”.

Đức Thượng phụ Bartholomaios nói với AsiaNews rằng “cuộc đối thoại để hiệp nhất Công giáo và Chính thống giáo bắt đầu lại từ Jerusalem. Tại đây, vào mùa thu tới, sẽ có một cuộc gặp gỡ của Uỷ ban Hỗn hợp Công giáo–Chính thống giáo, được Đức Thượng phụ Chính Thống Hy Lạp Theophilus III đón tiếp. Con đường còn dài, mọi người đều phải dấn thân mà không giả hình”.

Đức Thượng phụ Bartholomaios nói tiếp: “Giêrusalem là nơi Thiên Chúa đối thoại với con người, là nơi Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể. Các vị tiền nhiệm của chúng tôi là Athenagoras và Phaolô VI đã chọn nơi này để phá tan nhiều thế kỷ im lặng giữa hai Giáo hội chị em”.

Đức Thượng phụ nhấn mạnh: “Tôi cùng với người anh em Phanxicô bước đi nơi Thánh Địa này không phải với sự sợ hãi của Cleophas và Luca trên đường Emmaus, nhưng được gợi hứng từ một niềm hy vọng lớn lao, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta”.



Tín biểu Nicêa

Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo giải thích rằng “Kinh Tin kính Công đồng Nicêa- Constantinôpôli được coi trọng vì phát xuất từ hai Công đồng đầu tiên (325 và 381). Cho đến nay, bản này vẫn còn là bản chung cho tất cả các Giáo hội lớn của Phương Ðông và Phương Tây” (số 195)

Số tiếp theo nói thêm, Kinh Tin kính này –bản tóm kết đức tin Kitô giáo– quan trọng ra sao đối với việc dạy giáo lý: “Sách Giáo Lý này trình bày đức tin theo Kinh Tin kính của các tông đồ, vì kinh này được kể là ‘bản giáo lý Rôma cổ xưa nhất’. Tuy nhiên, để bổ túc, chúng tôi sẽ luôn tham chiếu Kinh Tin kính của công đồng Nicêa- Constantinôpôli thường minh bạch và chi tiết hơn” (số 196).

Đức Thượng phụ trích dẫn Thánh Ambrosiô Milanô là người đã nhìn thấy nơi tín biểu này một “kho tàng” của các Kitô hữu: “Hãy lấy đức tin mà đọc Kinh Tin kính, như thế là hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần và cũng là hiệp thông với toàn thể Hội Thánh. Hội Thánh đã truyền lại đức tin cho chúng ta và trong Hội Thánh ấy chúng ta tin rằng: ‘Kinh Tin kính này là dấu thiêng liêng, là tâm niệm của chúng ta và là điều luôn canh giữ chúng ta, chắc chắn đó là kho tàng của linh hồn chúng ta” (Thánh Ambrôs, symb 1. PL 17, 1155C)” (số 197).



- Giáo hội không thể không biết đến các phương tiện truyền thông xã hội :

Phương tiện truyền thông xã hội có thể phơi bày điều tồi tệ nhất trong con người, và ngay cả các tweet được rất nhiều người đọc của Đức giáo hoàng Phanxicô cũng phải hứng chịu những lời bình ​​xấu xa. Nhưng Đức Tổng giám mục Celli nói rằng Giáo hội Công giáo không thể bỏ qua những cơ hội Phúc Âm hoá mà Internet mang lại.

Trong một buổi họp báo hôm thứ Năm 22-05, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội đã nói với các phóng viên: “Trong Giáo hội, chúng ta cứ đánh bắt cá ở trong hồ, mà quên rằng còn có rất nhiều cá ở bên ngoài”.

“Nếu Giáo hội không tham gia lĩnh vực truyền thông xã hội, thì rốt cuộc chúng ta sẽ nói chuyện với chính mình”.

Trong bài nói chuyện tại buổi cử hành Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội của giáo phận Brooklyn (New York, Hoa Kỳ) hôm thứ Năm 29-05 vừa qua –ngày lễ Chúa Thăng thiên–, Đức Tổng giám mục Celli công nhận rằng các diễn đàn truyền thông xã hội có thể kích động các cuộc tấn công cá nhân và gây chia rẽ hơn là xây dựng cộng đoàn.

Chẳng hạn –nói với các giám đốc điều hành phương tiện truyền thông kỹ thuật số tại New York hôm thứ Tư 28-05–, Đức Tổng giám mục Celli cho biết Toà Thánh đã bác bỏ yêu cầu của Facebook đề nghị thiết lập một trang Facebook cho Đức giáo hoàng Phanxicô, vì việc đọc các lời bình bất nhã trên Facebook rất vất vả. Ngài nói rằng các nhân viên Toà Thánh đã dành thời gian “dọn dẹp” trang Facebook để chăm sóc cổng thông tin của Vatican; họ xoá bỏ những lời bình thô tục và để lại những lời bình lịch sự.

Đức Tổng giám mục Celli nói rằng những phản hồi bất nhã trên Twitter thì ít nổi bật nên cũng ít cần phải để ý. Đức giáo hoàng có 4 triệu follower cho tài khoản @Pontifex và Đức Tổng giám mục Celli nói những ước tính dè dặt cho thấy: qua các tweet lại và các hình thức chia sẻ khác, có khoảng 60 triệu người đã đọc các tweet của Đức giáo hoàng – thường được gửi đi mỗi ngày một lần bằng chín thứ tiếng.

Đức Tổng giám mục Celli nói: “Chúng ta không ‘ngây thơ’ về những mối nguy hiểm của các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng khi gia nhập lĩnh vực này, chủ yếu bạn phải nhìn vào khía cạnh tích cực”. Ngài coi phương tiện truyền thông xã hội như một “lục địa kỹ thuật số” mà Giáo hội phải ứng xử như miền đất truyền giáo.

Khi được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm đứng đầu Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội vào năm 2007, Đức Tổng giám mục Celli đã thúc đẩy Vatican nắm bắt các phương tiện truyền thông mới.

Đức Tổng giám mục Celli nói rằng có điều gì giống như xảy ra “khủng hoảng” khi Toà Thánh khai trương tài khoản Twitter của Đức giáo hoàng Bênêđictô vào năm 2012, vì lo ngại sẽ có những chỉ trích trên mạng. Ngài nói rằng thực tế số lượng các ý kiến ​​tiêu cực trên Twitter đã tăng mạnh trong năm cuối cùng của triều đại Đức Bênêđictô khi ngài phải đối mặt với một loạt các bài báo về những bê bối ở Vatican.

Nhưng Đức Tổng giám mục Celli nói giọng điệu đã thay đổi đáng kể dưới thời Đức giáo hoàng Phanxicô, mà ngài cho rằng phần nào do sự hăng hái của vị tân giáo hoàng trong việc truyền thông bằng mọi phương tiện có thể. Ngài nói rằng sự cởi mở với truyền thông rõ ràng phản ánh quan điểm của Đức giáo hoàng Phanxicô về Giáo hội.

“Đó là một Giáo hội Công giáo luôn mở cửa cho mọi người. Cánh cửa mở ra để những ai muốn vào đều vào được, bất kể hoàn cảnh sống của họ”.

Chìa khoá cho người Công giáo, Đức Tổng giám mục Celli nói với cử toạ, là chìa má bên kia khi bị tát má này. “Sự hiện diện của chúng ta (trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số) sẽ chỉ có hiệu quả nếu chúng ta là những chứng nhân đích thực cho đức tin của mình”.

- Galilê : Khánh thành Trung tâm Magdala :

Ngày 28 tháng 5 vừa qua tại thị trấn Migdal, Galilê đã diễn ra buổi lễ khánh thành Trung tâm Magdala, gồm có việc cung hiến Nhà thờ Duc in altum (Ra khơi) cắt băng khánh thành di chỉ khảo cổ, là nơi đã phát hiện một hội đường Do Thái thuộc thế kỷ đầu tiên và có lẽ Chúa Giêsu đã rao giảng ở hội đường này. Khoảng 600 người, trong đó có các nhà cầm quyền Nhà nước Israel, đại diện nhiều Giáo hội Kitô giáo tại Thánh Địa và các thành viên của cộng đồng Hồi giáo đã tham dự buổi lễ. Đặc biệt còn có sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Giuseppe Lazzarotto, Sứ thần Tòa Thánh tại Israel và cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Địa.






Khánh thành di chỉ khảo cổ

Lễ khánh thành diễn ra trong hội đường Magdala. Theo Cơ quan Khảo cổ Israel (IAA), hội đường này được coi là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ. Cha Juan Solana thuộc Dòng Đạo Binh Chúa Kitô và là Giám đốc dự án Trung tâm Magdala, đã đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ Gideon Talbam, Phó Giám đốc IAA. Cha nói: “Dự án này được đặt vào những bàn tay tốt nhất vì chúng tôi đã cộng tác chặt chẽ với các nhà khảo cổ. Các trường đại học nước ngoài như Đại học Nam Anáhuac (của Mexico) và Đại học tự trị quốc gia Mexico cũng tham gia vào các cuộc khai quật. Đây là một điểm rất độc đáo”.

Một trong những giây phút trang trọng nhất của lễ khánh thành là khi Rabbi Ehud Bandel hát Thánh vịnh 117 : “Ca ngợi Chúa đi, hỡi muôn nước; ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người!” Sau đó, một linh mục thuộc nghi lễ Maronite Melkite công bố bài Phúc Âm bằng tiếng Hy Lạp thuật lại việc Chúa Giêsu rao giảng trong các hội đường Galilê và chữa lành các bệnh nhân.

Ngỏ lời với những người hiện diện bằng tiếng Do Thái, ông Israël Ambrosi, thị trưởng Migdal, mời gọi người Do Thái và các Kitô hữu tiếp tục hợp tác với nhau. Ông nói rằng sự hiện diện của di chỉ mới này là một phúc lành cho thành phố.

Tham gia cắt băng khánh thành có Sứ thần Tòa Thánh, Đức Tổng giám mục Giuseppe Lazzarotto; bà Ahuva Zaken thuộc Bộ Du lịch Israel; bà Dina Avshalom-Gorni, nhà khảo cổ; ông Carlos Fernández, đại diện các nhà hảo tâm; và cha Juan Solana.

Cung hiến nhà thờ Duc in altum

Đức Thượng phụ Latinh Fouad Twal đã cung hiến nhà thờ Duc in altum (Ra khơi). Cùng với ngài có bốn giám mục và bốn mươi linh mục đồng tế. Các đại diện của Giáo hội Chính Thống Hy Lạp, Giáo hội Scotland, các Giáo hội Kitô khác và Do Thái giáo cũng tham dự buổi lễ.

Cha Juan Solana và kiến ​​trúc sư Rodolfo de la Garza đã trao cho Đức Thượng phụ Twal chìa khóa của ngôi nhà thờ mới như một biểu hiệu dâng hiến ngôi nhà này cho việc thờ phượng. Nhà thờ lấy cảm hứng từ sứ vụ rao giảng của Chúa Kitô tại biển hồ Tibêriađê và vai trò nổi bật của các phụ nữ trong việc loan báo Tin Mừng và trong đời sống Giáo hội. “Bên trong, mỗi chiếc cột ghi tên của một phụ nữ trong Phúc Âm; nhưng có một cột không ghi tên, vì nó được dành cho tất cả các phụ nữ là trụ cột của gia đình và là những nhà giáo dục đức tin”, theo giải thích của kiến trúc sư Garza.

Tại buổi lễ, Đức Thượng phụ Twal cám ơn cha Solana và các tu sĩ Dòng Đạo Binh Chúa Kitô về những đóng góp cho Giáo hội. Ngài nói: “Tôi hy vọng đối với hàng ngàn người sẽ đến hành hương nơi đây, họ sẽ có cơ hội cảm nghiệm về Thiên Chúa đã làm người và đã đi qua vùng đất này”.

Cha Solana nhận định: “Chúng tôi tin rằng, cũng như Maria Mađalêna là người đã sống kinh nghiệm lòng Chúa thương xót, đông đảo khách hành hương sẽ cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa”. “Bàn thờ mang hình dáng chiếc thuyền vì chính từ một chiếc thuyền mà Chúa Kitô đã dạy dỗ các môn đệ. Chúng tôi hy vọng những ai đến đây sẽ có cùng một cảm nghiệm ấy. Chiếc thuyền này là hình ảnh mô phỏng, nhưng điều có thực là sự hiện diện của Chúa Kitô nơi Thánh Thể trong Nhà Tạm mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm phép hôm thứ Hai (26-05)”.


Dự án Trung tâm Magdala gồm nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên –khu vực khảo cổ và trung tâm linh đạo với nhà thờ Duc in altum chứa được 250 người, bốn nhà nguyện dành cho 50 người và một nhà nguyện đại kết– đã được khánh thành hôm thứ Tư 04-06, nhưng nhà khách và một nhà hàng phục vụ khách hành hương vẫn còn đang được xây dựng.

Cha Solana kết luận: “Trung tâm này, nhờ những khám phá khảo cổ học liên kết người Do Thái và Kitô hữu chúng ta, sẽ trở thành một trung tâm suy tư về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội và trong xã hội”. Ngài cảm ơn các nhà kiến ​​trúc, các nghệ sĩ và tất cả những người đã cộng tác vào dự án Trung tâm Magdala. “Đó là một kinh nghiệm hợp tác đặc biệt, mặc dù việc truyền thông là một thách đố vì không cùng một ngôn ngữ. Nhưng hôm nay chúng ta rất vui sướng vì giấc mơ đã trở thành hiện thực”.

- Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho hoà bình tại Thánh Địa :

- Đức giáo hoàng Phanxicô tiếp kiến Đức Thượng phụ Aram I: Chúng ta chia sẻ cùng một niềm hy vọng :

“Trong hành trình hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn, chúng ta chia sẻ cùng một niềm hy vọng và một cảm thức trách nhiệm như nhau khi chúng ta cố gắng trung thành với ý muốn của Chúa Giêsu Kitô”: với những lời trên đây, Đức giáo hoàng Phanxicô đã chào mừng Đức Thượng phụ Aram I, Giáo chủ Giáo hội Tông truyền Armenia Cilicia, trong cuộc gặp gỡ tại Vatican sáng thứ  Năm 05-06 vừa qua.

Đức giáo hoàng nhìn nhận, mọi người đều biết đến những dấn thân của Đức Thượng phụ Aram I vì sự hiệp nhất Kitô giáo. Ngài đóng một vai trò quan trọng trong Hội đồng Thế giới các Giáo hội và trong Hội đồng các Giáo hội Trung Đông, nhằm trợ giúp các cộng đồng Kitô hữu tại Trung Đông, và đã có những đóng góp đáng kể cho Uỷ ban Hỗn hợp về Đối thoại thần học giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Chính Thống Đông phương.

Đức giáo hoàng cũng nói rằng Thượng phụ Aram I đại diện cho “phần thế giới Kitô giáo luôn ghi dấu bằng một lịch sử đầy thử thách và đau khổ, đã can đảm đón nhận vì lòng yêu mến Chúa. Giáo hội Tông truyền Armenia đã buộc phải trở thành một dân lữ hành; Giáo hội ấy đã cảm nghiệm một cách đặc biệt hành trình về Vương quốc Thiên Chúa nghĩa là gì. Lịch sử của cuộc di cư, của bách hại và tử đạo mà biết bao tín hữu nếm trải đã hằn sâu những thương tích trên trái tim của mọi người Armenia. Chúng ta phải nhìn và tôn kính những vết thương ấy như những vết thương trên chính thân mình Chúa Kitô, và chính vì thế đó là lý do để chúng ta không ngừng hy vọng và tin tưởng vào lòng thương xót quan phòng của Chúa Cha”.

“Tin tưởng và hy vọng. Những điều ấy cần biết bao! Cần thiết cho những người anh chị em Kitô hữu của chúng ta ở Trung Đông, đặc biệt là những người sống ở những khu vực tan hoang vì xung đột và bạo lực. Nhưng những Kitô hữu chúng ta cũng cần đến niềm tin tưởng và hy vọng, dù không phải gánh chịu những đau khổ như họ nhưng thường xuyên chúng ta vẫn có nguy cơ lạc hướng trong sa mạc của thờ ơ và lãng quên Thiên Chúa, hoặc sống trong xung đột với anh chị em mình, hay thua cuộc trong trận chiến chống lại tội lỗi trong tâm hồn mình. Là những người bước theo Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cần phải học cách khiêm tốn mang lấy gánh nặng cho nhau và giúp nhau trở nên người Kitô hữu, người môn đệ của Chúa Giêsu tốt hơn. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau tiến bước trong tình bác ái, như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta và hiến mình cho chúng ta, đã hiến dâng chính mình Người làm của lễ đẹp lòng Thiên Chúa”.

Và Đức giáo hoàng kết luận: “Vào những ngày trước Lễ Ngũ Tuần này... trong đức tin, chúng ta hãy khẩn cầu Chúa Thánh Thần, là Chúa và là Đấng ban sự sống, xin Người canh tân bộ mặt trái đất, xin Người trở nên nguồn lực chữa lành cho thế giới đầy thương tích của chúng ta và hòa giải con tim của mọi người nam nữ với Thiên Chúa Đấng Tạo hoá. Xin Người –là Đấng an ủi–, giúp chúng ta luôn hăng hái bước đi trên hành trình hướng tới hiệp nhất. Xin Người dạy chúng ta biết củng cố mối dây huynh đệ vẫn đang nối kết chúng ta trong cùng một phép rửa và một đức tin”.

Sau cuộc gặp gỡ, Đức Thượng phụ và Đức giáo hoàng đã cùng cầu nguyện với nhau trong Nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu chuộc.

(Trích từ : www.hdgmvietnam.org)

V- THÔNG TIN GIÁO HỘI VIỆT NAM :

- Thông báo của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN về việc cầu nguyện cho hoà bình tại Thánh Địa :

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

180 Nguyễn Đình Chiểu Q.3 Tp. HCM



THÔNG BÁO

v/v: Cầu nguyện cho hoà bình tại Thánh Địa

Kính thưa quý Đức Tổng, quý Đức cha,

Quý cha, quý tu sĩ nam nữ, và toàn thể anh chị em giáo dân thuộc Dân Chúa tại Việt Nam,

Theo công bố của Toà Thánh ngày 29 tháng 5 vừa qua, cuộc gặp gỡ để cầu nguyện cho hoà bình tại Thánh Địa của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Tổng thống Israel Shimon Peres với Đức giáo hoàng Phanxicô tại Vatican, theo lời mời của ngài trong chuyến tông du Thánh Địa vừa qua, sẽ diễn ra vào Chúa nhật tới, 08 tháng 06 năm 2014. Nhân dịp này, Đức giáo hoàng kêu gọi toàn thể Dân Chúa khắp nơi, tại mỗi giáo xứ và cộng đoàn trong tất cả các giáo phận, trong ngày Chúa nhật Lễ Hiện Xuống này, cùng hiệp thông với ngài và hai vị lãnh đạo nhân dân hai nước Palestine và Israel, tha thiết cầu nguyện cho hoà bình tại Thánh Địa. Ngài nói: “Tất cả chúng ta – nhất là những ai được đặt làm người phục vụ dân tộc mình – đều có nghĩa vụ trở thành dụng cụ và người xây dựng hoà bình, đặc biệt là bằng lời cầu nguyện. Xây dựng hoà bình là điều khó khăn, nhưng sống mà không có hoà bình lại là nỗi khốn khổ khôn nguôi. Những con người nam cũng như nữ của những vùng đất này, và của toàn thế giới, tất cả đều xin chúng ta dâng niềm hy vọng hoà bình thiết tha của họ lên Thiên Chúa” (x. WHĐ 30.05.2014).

Theo Thư của Đức giáo hoàng kêu gọi trực tiếp sẽ được chuyển đến quý vị sớm nhất, nhân danh ngài tôi xin chuyển lời kêu gọi này đến tất cả quý Đức cha, quý cha và anh chị em Dân Chúa tại Việt Nam.

Nguyện xin ơn bác ái, hoan lạc và bình an của Chúa Thánh Thần tuôn tràn xuống trên toàn thể Hội Thánh, và cách đặc biệt trên quý Đức cha, quý cha, và tất cả anh chị em.

Vọng Lễ Hiện Xuống 2014

+ Phaolô Bùi Văn Đọc

Tổng Giám mục TGP. TP. HCM

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

- Trình tự buổi cầu nguyện cho hoà bình 8.6.2014 tại Vatican :


Trong một cuộc họp báo được tổ chức sáng nay, Cha Pierbattista Pizzaballa O.F.M., vị quản lý tại Đất Thánh, và Cha Federico Lombardi S.J., Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, trình bày các chi tiết sáng kiến "Khẩn cầu cho hòa bình" dự kiến diễn ra tại Vatican vào ngày Chủ nhật. Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô đã mời hai vị nguyên thủ của Israel và Palestine, ông Shimon Peres và ông Mahmoud Abbas, tham gia với ngài trong một cuộc gặp gỡ cầu nguyện.

Ông Peres và ông Abbas sẽ đến Vatican cách nhau trong vòng vài phút (ông Peres lúc 18:15 và ông Abbas lúc 18:30). ĐTC sẽ chào đón họ ở lối vào Nhà Thánh Mátta, nói chuyện vắn tắt với từng vị. Cả ba sau đó sẽ cùng Đức Thượng phụ Bartholomew (ĐTP) lên xe đi tới Vườn Vatican, nơi buổi cầu nguyện sẽ diễn ra, bắt đầu với một bản nhạc và phần giải thích bằng tiếng Anh về cấu trúc và hình thức của buổi cử hành, được thực hiện theo thứ tự thời gian: cầu nguyện theo nghi thức Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.

Vào khoảng 19:00 sẽ có một lời cầu nguyện bằng tiếng Do Thái, xen kẽ một bản nhạc ngắn, một lời khẩn cầu xin ơn tha thứ, rồi một bản nhạc, một lời khẩn cầu xin ơn hòa bình, và cuối cùng, một suy niệm bằng âm nhạc Do Thái. Phần cầu nguyện theo nghi thức Kitô giáo sẽ theo cấu trúc tương tự, nhưng lời cầu nguyện đầu tiên sẽ bằng tiếng Anh, lời cầu thứ hai bằng tiếng Ý, và lời cầu thứ ba bằng tiếng Ả Rập. Cuối cùng là phần cầu nguyện theo nghi thức Hồi giáo sẽ được tiến hành giống như trên, bằng tiếng Ả Rập.

Sau đó, người đọc sẽ -bằng tiếng Anh- giới thiệu phần cuối của buổi cử hành, bắt đầu với diễn văn hoà bình của ĐTC. ĐTC sau đó sẽ mời hai vị nguyên thủ lên tiếng cầu nguyện. Ông Shimon Peres cầu nguyện trước, tiếp theo là ông Mahmoud Abbas. Như một cử chỉ hòa bình, cả bốn vị -trong đó có ĐTP Bartholomew, sẽ bắt tay nhau; và ĐTC sẽ cùng với họ trồng một cây ô liu, biểu tượng của hòa bình.

Vào cuối buổi cầu nguyện, cả bốn người đứng bên cạnh nhau trong khi các phái đoàn tiến đến chào mừng họ. ĐTC cùng hai vị nguyên thủ và vị Thượng phụ sau đó sẽ đến Casina Pio IV để nói chuyện riêng với nhau.

Cuối cùng, ông Shimon Peres và ông Mahmoud Abbas sẽ rời Vatican trong khi ĐTC Phanxicô và ĐTP Bartholomew trở lại Nhà Thánh Mátta.



VI- THÔNG TIN GIÁO PHẬN :

- Chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2014 của TGP TPHCM :


Kính thưa quý vị,

Nhằm giúp đỡ những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa đến thành phố Hồ Chí Minh dự thi Đại học, Cao đẳng và Trung cấp ; cùng với nhiều đoàn thể trong xã hội tham gia phong trào “Tiếp Sức Mùa Thi”, năm nay 2014, một số giáo xứ thuộc Giáo Phận TP HCM cùng liên kết thực hiện CHƯƠNG TRÌNH TIẾP SỨC MÙA THI 2014 CỦA TỔNG GIÁO PHẬN TP HCM (Chương Trình TSMT TGP TP HCM).

Các giáo xứ tham gia chương trình sẽ tổ chức cho các em có nơi lưu trú thuận lợi, an toàn, phục vụ một số bữa ăn và đưa các em đến trường thi. Tùy đặc điểm, điều kiện ở mỗi nơi, các thí sinh có thể được hỗ trợ một phần hoặc toàn phần chi phí ăn uống tại các nơi tiếp nhận.

Khi đăng ký tại nơi muốn lưu trú, thí sinh vui lòng tự thực hiện (có thể viết tay) Phiếu Đăng Ký trên 1 trang giấy A4, điền đầy đủ thông tin cá nhân theo mẫu Phiếu Đăng Ký đính kèm, có xác nhận bởi một vị chức sắc tôn giáo hoặc Ban Giám Hiệu nhà trường hoặc chính quyền tại địa phương nơi thí sinh cư trú về hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình. Phiếu này nộp cho nơi tiếp nhận theo địa chỉ.

Việc đăng ký có thể thực hiện qua điện thoại, gọi trực tiếp đến nơi thí sinh muốn lưu trú. Phiếu đăng ký có xác nhận hoàn cảnh khó khăn có thể được bổ túc cho Ban Tổ Chức nơi tiếp nhận vào ngày thí sinh đến lưu trú. Kèm theo Phiếu đăng ký, thí sinh vui lòng cung cấp thêm photocopy Giấy Báo Thi photocopy CMND của thí sinh. Ngoài ra thí sinh cần mang theo thẻ Bảo hiểm Y tế để sử dụng khi cần thiết.

Trong thời hạn đăng ký, nếu thấy địa điểm trường thi của thí sinh quá xa so với nơi thí sinh đăng ký lưu trú, Ban Điều Hợp của Chương Trình TSMT TGP TP HCM hoặc Ban Tổ chức TSMT của nơi trực tiếp tiếp nhận sẽ đề nghị một nơi lưu trú khác phù hợp với địa điểm thi của thí sinh hơn, nếu nơi này còn khả năng tiếp nhận.

Trong trường hợp không liên lạc được với nơi muốn lưu trú, hoặc khẩn cấp, xin vui lòng liên lạc với:

Ban Điều Hợp Chương Trình Tiếp Sức Mùa Thi 2014 TGP tp Hồ Chí Minh

ĐC: 180, Nguyễn Đình Chiểu, P. 6 – Q. 3 – Tp Hồ Chí Minh. Văn Phòng Caritas. / ĐT:  (08) 3930 9060 / Email: caritassaigon@gmail.com

Phụ trách nối kết các khu vực :


Stt

Các khu vực

Người phụ trách
nối kết

Địa chỉ email

Điện thoại

1

Khu vực Q3, Q9, Phú Nhuận, Bình Thạnh

Ô. Thạch Tuấn Quyền

quyenchi2008@yahoo.com.vn

0903 959 421

2

Khu vực Tân Bình, Tân Phú, Q.11, Q.6, Q. 7

Ô. Nguyễn Quyết Tiến

quyettien30@yahoo.com

0903 851 698

3

Khu vực Thủ Đức

Ô. Phạm Đình Tuấn

phamdinhtuantk@gmail.com

0166 833 4484

4

Khu vực Gò Vấp, Xóm Mới

Ô. Nguyễn Văn  Đối

thonglinh1958@yahoo.com

0933 417 841

5

Khu vực Q1, Q. 8

Bà Lê Thị Kim Thủy

kimthuy131@gmail.com

0903 326 620

Trưởng Ban Điều Hợp
Lm. Vũ Minh Danh

VII- THÔNG TIN GIÁO XỨ :

- Thứ sáu 13/6/2014 : Kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima lần thứ 2 vào ngày 13/6/1917 :

+ 10g30 : Tập trung tại Đài Đức Mẹ - Lần hạt 50

+ 11g00 : Thánh Lễ kính Đức Mẹ tại Đài.

Xin mời Quý Ông Bà và Anh Chị Em tham dự đông đủ.



- Thứ bảy 14/6/2014 :

Nhân dịp Chúa Nhật 15/6/2014 là Chúa Nhật thứ 3 của tháng 6, được gọi là “Ngày của Bố” (Father’s Day), Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm có tổ chức Mừng “Ngày của Bố” trước một ngày, vào thứ bảy 14/6/2014 :



+ 17g45 : Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu Bình An.

Xin mời Quý Ông Bà và Anh Chị Em hiệp ý cầu nguyện.

Sau Thánh Lễ, các Bố có chung vui. Các Bố tham gia, xin đăng ký nơi: Anh Sơn : 0908450744 hoặc Anh Chí : 0903876431.

- Chúa Nhật tuần sau 15/6/2014 : Lễ CHÚA BA NGÔI


LƯU HÀNH NỘI BỘ


Đây là ngày Lễ Bổn Mạng của Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo xứ chúng ta. Thánh Lễ 2 lúc 7g30 : Các em sẽ Mừng Lễ Tạ Ơn và cầu Bình An cho Xứ Đoàn. Sau Thánh Lễ có tiệc mừng. Chúng ta hiệp ý Tạ Ơn và cầu nguyện cho các em thiếu nhi luôn chăm chỉ, ngoan hiền, vâng lời.


Каталог: sites -> default -> files -> Files -> 2014
2014 -> CHÚa nhậT 6 thưỜng niên a 2014 Dân Do Thái” có Một bộ Luật
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 17 thưỜng niên năm a : NƯỚc trờI, viên ngọc quý Lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 24 thưỜng niên năm a : 14/9 – LỄ suy tôn thánh giá TÌnh yêu chúa qua thánh giá
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 3 thưỜng niên năm a : kiếm tìM – rao giảng – chữa lành lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 2 MÙa chay năm a : hiến mình đỂ biến hình lời Chúa
2014 -> Con đường Giêsu, Con đường tình yêu Theo Báo Thanh Niên số 69, ra ngày thứ ba 30 1996
2014 -> I- suy niệm tin mừng lễ chúa giêsu chịu phép rửA : Lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 3 thưỜng niên năm a : kiếm tìM – rao giảng – chữa lành lời Chúa

tải về 133.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương