I- suy niệm tin mừng chúa nhật chúa ba ngôi năm c



tải về 1.36 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.36 Mb.
#33514
  1   2   3   4

GIÁO XỨ TÂN TRANG

NHÀ THỜ THÁNH GIUSE

--------------






BẢN TIN HẰNG TUẦN SỐ 21/2013

(Chúa Nhật 26/5/2013)

  



I- SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA BA NGÔI NĂM C :

Lời Chúa : Đức Giêsu nói rằng : “Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Thần Khí lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em.” (Ga 16,15)

Suy niệm : Mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi là mầu nhiệm của chuyển động hiệp thông giữa các Ngôi Vị : Cha trao tất cả những gì Ngài có cho Con ; Con thi hành ý muốn của Cha ; Thánh Thần lấy tất cả từ Chúa Giêsu (Con) mà loan báo cho các môn đệ. Ba Ngôi riêng biệt với những hoạt động khác nhau được kết hợp nên một bằng sợi dây tình yêu chứ không phải là một khối đơn độc bất động. Chuyển động hiệp thông trong Chúa Ba Ngôi đó là nguồn mạch sung mãn mọi ơn lành cho con người, cho những ai cũng được liên kết với Ngài trong tình yêu, như lời Thánh Augustinô đã nói : “Ở đâu có tình yêu, ở đó có Ba Ngôi : Ba Ngôi là người yêu, người được yêu và là suối nguồn của tình yêu.”

Mời Bạn : Bất cứ một tình yêu nào cũng đều phải diễn tiến theo mô thức của Ba Ngôi : chuyển động hiệp thông. Yêu ai thì phải làm (động) điều tốt cho người mình yêu (thông). Yêu nhau không phải là ngồi nhìn nhau mà hành động để đôi bên được hạnh phúc, một hành động có sự tham dự của lý trí, con tim và đôi tay. Một tình yêu chỉ giữ lại cho mình mà không biết cho đi, tình yêu ấy sẽ chết dần chết mòn. Một tình yêu đích thực là một tình yêu được chia sẻ, ban phát theo mô thức của Chúa Ba Ngôi.

Sống Lời Chúa : Xét mình để tìm ra những hành động với ý đồ ích kỷ được ngụy trang dưới vỏ bọc bề ngoài có dán nhãn mác “yêu” ; quyết tâm loại trừ những động lực ích kỷ đó.

Cầu nguyện : “Lạy Chúa, lạy Chúa Trời con, xin hãy đẩy xa con những gì làm con xa Chúa, ban cho con những gì khiến con có thể đến gần Chúa hơn...”

(Trích từ : www.5phutloichua.net)

II- NĂM ĐỨC TIN :

+ Chủ đề của tháng 5/2013 :

CHÚA THÁNH THẦN LÀ NGUỒN TƯƠI TRẺ - BÍ TÍCH THÊM SỨC

Hoa quả của Thần Khí là bác ái, bình an, nhân hậu, từ tâm…” (Gl 3,2)



HỌC GIÁO LÝ : (Trích từ : Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo. Bản Dịch của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin thuộc HĐGMVN.) (tt)

TÔI TIN CÓ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO”



Các người Kitô hữu : phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến

177. Các tín hữu là ai ?

Các tín hữu là những người được tháp nhập vào Đức Kitô nhờ Bí tích Rửa tội, được trở nên thành phần của dân Thiên Chúa. Trở thành những người được dự phần vào các phận vụ Tư tế, Tiên tri và Vương đế của Đức Kitô, tùy theo điều kiện riêng của mình, họ được mời gọi thực thi sứ vụ được Thiên Chúa trao phó cho Hội thánh. Giữa họ, có một sự bình đẳng thực sự  do phẩm giá của họ là con cái Thiên Chúa. 



178. Dân Thiên Chúa được hình thành như thế nào ?

Theo sự xếp đặt của Thiên Chúa, trong Hội thánh có những thừa tác viên được hiến thánh, đã được lãnh nhận Bí tích Truyền chức thánh và tạo thành phẩm trật của Hội thánh. Những người khác được gọi là giáo dân. Trong cả hai thành phần này, có những tín hữu được thánh hiến một cách đặc biệt cho Thiên Chúa qua việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm : khiết tịnh trong đời sống độc thân, khó nghèo và vâng phục. 



179. Tại sao Đức Kitô lại thiết lập phẩm trật trong Hội thánh ?

Đức Kitô đã thiết lập phẩm trật trong Hội thánh để chăn dắt dân Thiên Chúa nhân danh Người ; và vì thế Người đã trao ban quyền hành cho họ. Phẩm trật bao gồm các thừa tác viên đã được thánh hiến : các giám mục, linh mục, phó tế. Nhờ Bí tích Truyền chức thánh, các Giám mục và linh mục, khi thực thi thừa tác vụ của mình, hoạt động nhân danh và trong cương vị của Đức Kitô-là-Đầu. Các Phó tế phục vụ dân Chúa trong việc phục vụ (diakonia) lời Chúa, Phụng vụ và việc bác ái. 



180. Chiều kích tập thể của thừa tác vụ trong Hội thánh được thực hiện như thế nào?

Theo gương nhóm mười hai Tông đồ, được Đức Kitô tuyển chọn và sai đi chung với nhau, sự kết hợp của các thành phần phẩm trật trong Hội thánh là để phục vụ sự hiệp thông của tất cả các tín hữu. Mỗi Giám mục thực thi thừa tác vụ của mình như thành viên của Giám mục đoàn, trong sự hiệp thông với Đức Giáo hoàng, dự phần với ngài vào việc chăm lo cho Hội thánh phổ quát. Các linh mục thực thi thừa tác vụ của mình trong linh mục đoàn của Hội thánh địa phương trong sự hiệp thông với Giám mục và dưới sự hướng dẫn của ngài.



181. Tại sao thừa tác vụ trong Hội thánh cũng có đặc tính cá nhân ?

Thừa tác vụ trong Hội thánh cũng có đặc tính cá nhân, bởi vì, nhờ hiệu năng của Bí tích Truyền chức thánh, mỗi người đều chịu trách nhiệm trước Đức Kitô, Đấng đã kêu gọi họ một  cách cá nhân khi trao phó cho họ một sứ vụ.  



182. Sứ vụ của Đức Giáo hoàng là gì ?

Đức Giáo hoàng, vừa là Giám mục Rôma vừa là vị kế nhiệm Thánh Phêrô, là nguyên lý và nền tảng trường tồn và hữu hình cho sự hợp nhất của Hội thánh. Ngài là vị đại diện Đức Kitô, đứng đầu Giám mục đoàn và là mục tử của toàn thể Hội thánh. Vì do Chúa thiết lập, ngài có quyền trọn vẹn, tối cao, trực tiếp và phổ quát trên Hội thánh. 



183. Nhiệm vụ của Giám mục đoàn là gì ?

Giám mục đoàn, hiệp thông với Đức Giáo hoàng và luôn phải có ngài, cũng thực thi trên Hội thánh một quyền tối cao và trọn vẹn.  



184. Các Giám mục thực thi sứ vụ giảng dạy của mình như thế nào ?

Trong sự hiệp thông với Đức Giáo hoàng, các Giám mục có bổn phận loan báo Tin Mừng cho mọi người cách trung thành và có thẩm quyền. Với thẩm quyền của Đức Kitô, các ngài là chứng nhân đích thực của đức tin tông truyền. Nhờ cảm thức siêu nhiên của đức tin, Dân Thiên Chúa, được Huấn quyền sống động của Hội thánh hướng dẫn, gắn bó cách kiên vững với đức tin.  



185. Sự bất khả ngộ của Huấn quyền thể hiện lúc nào ?

Sự bất khả ngộ thể hiện khi Đức Giáo hoàng, căn cứ vào thẩm quyền là Mục tử tối cao của Hội thánh, hay Giám mục đoàn trong sự hiệp thông với Đức Giáo hoàng, nhất là khi các ngài họp Công đồng chung, công bố một giáo lý có liên quan đến đức tin hay luân lý bằng một hành động dứt khoát, hoặc khi Đức Giáo hoàng và các Giám mục, trong Huấn quyền thông thường của các ngài, đồng thanh tuyên bố một tín điều dứt khoát. Tất cả các tín hữu đều phải gắn bó với giáo huấn này trong sự vâng phục đức tin.  



186. Các Giám mục thực thi sứ vụ thánh hóa như thế nào ?

Các Giám mục thánh hóa Hội thánh khi trao ban ân sủng của Đức Kitô bằng việc rao giảng và cử hành các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể. Các ngài cũng thánh hóa Hội thánh bằng lời cầu nguyện, gương mẫu và việc làm của mình.  



187. Các Giám mục thực thi sứ vụ cai quản như thế nào ?

Mỗi Giám mục, với tư cách là thành viên của Giám mục đoàn, phải quan tâm cách tập thể đối với mọi Giáo hội địa phương và Hội thánh toàn cầu, trong sự hợp nhất với các Giám mục khác kết hợp với Đức Giáo hoàng. Giám mục, được ủy thác một Giáo hội địa phương, sẽ điều khiển Giáo hội ấy với thẩm quyền do chức thánh, riêng biệt, thông thường và trực tiếp, nhân danh Đức Kitô, vị Mục tử Nhân lành, trong sự hiệp thông với toàn thể Hội thánh và dưới sự dẫn dắt của Đấng kế nhiệm thánh Phêrô.   



188. Ơn gọi của người tín hữu giáo dân là gì ?

Người tín hữu giáo dân có ơn gọi riêng để tìm kiếm Nước Thiên Chúa, bằng việc soi sáng và sắp xếp các thực tại trần gian theo ý muốn của Thiên Chúa. Làm như vậy là họ thực hiện ơn gọi nên thánh và hoạt động tông đồ, một ơn gọi được trao ban cho mọi người đã lãnh Bí tích Rửa tội.  



189. Người tín hữu giáo dân tham gia vào sứ vụ tư tế của Đức Kitô như thế nào ?

Họ tham gia vào sứ vụ tư tế này, khi dâng hiến – như hy lễ thiêng liêng “dâng lên Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô” (1 Pr 2,5), nhất là trong Thánh lễ – cuộc sống riêng của họ, cùng với tất cả các hoạt động, lời cầu nguyện và dấn thân truyền giáo, cuộc sống gia đình và lao động hằng ngày, những khó khăn trong cuộc sống mà họ chịu đựng cách kiên nhẫn và những lúc thư giãn thân xác và tinh thần. Bằng cách đó, người giáo dân, dấn thân cho Đức Kitô và được Chúa Thánh Thần thánh hiến, sẽ dâng lên Thiên Chúa cả thế giới.    



190. Họ tham dự vào sứ vụ tiên tri của Đức Kitô như thế nào ?

Họ tham dự vào sứ vụ tiên tri này của Đức Kitô khi luôn đón nhận trong đức tin Lời của Đức Kitô và loan báo Lời đó cho thế giới bằng chứng từ đời sống của họ, cũng như qua lời nói, hoạt động rao giảng Tin Mừng và dạy giáo lý. Việc rao giảng Tin Mừng như vậy đạt được hiệu quả đặc biệt vì việc này được thực hiện trong các hoàn cảnh thông thường nơi trần thế.   



191. Họ tham dự vào sứ vụ Vương đế của Đức Kitô như thế nào ?

Người giáo dân tham dự vào sứ vụ Vương đế của Đức Kitô khi đón nhận từ nơi Người quyền năng chiến thắng tội lỗi, nơi chính họ và trong thế giới, qua việc từ bỏ bản thân và sống đời sống thánh thiện. Họ thực hành nhiều tác vụ khác nhau để phục vụ cộng đoàn và ghi dấu ấn trên các hoạt động trần thế của con người và các cơ chế xã hội bằng giá trị luân lý.  



192. Đời sống thánh hiến là gì ?

Là một bậc sống được Hội thánh công nhận. Đó là lời tự nguyện đáp trả tiếng gọi đặc biệt của Đức Kitô, qua đó những người được thánh hiến hoàn toàn tự hiến cho Thiên Chúa và hướng tới sự hoàn hảo của đức ái dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Đặc tính của sự thánh hiến là việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm. 



193. Đời sống thánh hiến đóng góp gì cho sứ vụ của Hội thánh ?

Đời sống thánh hiến dự phần vào sứ vụ của Hội thánh, bằng việc tự hiến trọn vẹn cho Đức Kitô và các anh em của Người, khi làm chứng cho niềm hy vọng về Nước Trời. 



III- PHỤNG VỤ :

+ Tháng 5/2013 : THÁNG HOA

- Ý Chỉ Chung : Xin cho những người giữ cán cân công lý luôn hành động liêm chính với một lương tâm ngay thẳng.

- Ý Chỉ Truyền Giáo : Xin cho các chủng viện, đặc biệt cho các chủng viện của các xứ truyền giáo, đào tạo các mục tử như lòng Chúa Kitô mong ước, hoàn toàn tận hiến cho công cuộc rao giảng Tin Mừng.

- Thứ sáu 31/5/2013 : Lễ Kính Đức Maria thăm viếng Bà Êlisabeth :

Ngay sau biến cố truyền tin, Ðức Maria đã vội vã lên đường đi thăm chị họ mình là Elisabeth sắp tới ngày sinh. Thoạt khi nghe lời Maria chào, người con trong lòng bà đã nhảy mừng. Ðược Chúa Thánh Thần linh ứng, bà đã thốt lên : "Bởi đâu tôi được diễm phúc Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi... và phúc cho em vì em đã tin và lời Chúa phán truyền cho em sẽ được ứng nghiệm".

Trong lần gặp gỡ này, Ðức Trinh Nữ tràn ngập nỗi hân hoan, đã đáp lời bằng ca khúc Magnificat, bài ca biểu lộ lòng biết ơn và tình yêu đối với Thiên Chúa, bài ca Người đã thầm hát trong lòng ngay từ giây phút thiên sứ báo tin.

Giáo Hội đã đặt ngày lễ hôm nay để kính nhớ cuộc hội ngộ đầu tiên của Ðấng Cứu Thế và vị Tiền Hô của ngài. Lễ này đã được thánh Bonaventura cổ vũ bên Tây phương, và đến năm 1389 được phổ biến trong toàn thể Giáo Hội.

Chúng ta hãy xin Ðức Mẹ ban cho chúng ta được tâm tình bác ái như ngài đã có trong cuộc viếng thăm và giúp đỡ bà Elisabeth.

- Thứ bảy 01/6/2013 : Lễ Nhớ Thánh Justinô, Tử Đạo :

Justinô sinh ra trong một gia đình Hy Lạp tại Naplousse, trong xứ Syria Palestina.

Mặc dù sống trong bầu khí ngoại giáo, ngài vẫn khao khát được tìm biết Thiên Chúa chân thật. Ước vọng đó kèm theo một óc suy luận và tra cứu đã khiến ngài hiểu tất cả các triết đương thời như pháo Khắc Kỷ, Pythagore, Platon..., nhưng tất cả đều không làm ngài thỏa mãn.

Một lần kia, tình cờ ngài gặp một ông lão lạ mặt. Qua cuộc đàm thoại, ông lão chỉ vẽ cho ngài con đường ngay thật để tìm đến Thiên Chúa: đó là học hỏi qua Thánh Kinh. Nghiền ngẫm lời cụ già, ngài bắt đầu mở Thánh Kinh. Nhờ ơn Chúa soi sáng, ngài đã cảm phục và say mê các giá trị luân lý của đời sống Kitô Giáo. Cuối cùng, ngài đã được Rửa Tội để lãnh nhận một đức tin như những người Công Giáo khác.

Tự thâm tâm, ngài nhận thấy mình có bổn phận phải rao truyền lời Chúa. Những kiến thức uyên thâm của ngài đã làm cho những người đối thoại phải đuối lý. Nổi danh nhất là cuộc đối chất với Tryphon, một học giả Do Thái. Ngài đã trưng ra tất cả bằng chứng thánh kinh để minh xác Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Thế. Nhờ những buổi diễn thuyết, những cuộc đối thoại của ngài, rất nhiều người đã trở lại đạo Công Giáo.

Năm 138, vua Antonin Pieux đã mở màn một cuộc bách hại tàn khốc. Thánh Justinô đã mạnh dạn đứng ra bệnh vực giáo hữu. Ngài dùng ba tấc lưỡi cố gắng đòi cho được quyền tự do tín ngưỡng. Tiến đến triều đại Marc Autèle, cuộc bách hại càng gắt gao hơn. Với ý chí sắt đá, ngài đã quyết bảo vệ chân lý.

Sau cùng, vì những thất bại chua cay, lương dân đã nộp ngài cùng một số bạn hữu và tống giam vào ngục. Khuyên nhủ ngài không được, năm 165, họ đã kết án tử hình ngài. 

Năm 1882, Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã phổ biến lễ kính ngài trên toàn Giáo Hội, đặt ngài làm quan thầy các tâm hồn ngay chính.



IV- THÔNG TIN GIÁO HỘI KHẮP NƠI : (Trích từ : www.hdgmvietnam.org)

- Lòng sùng kính Đức Mẹ liên kết các sắc dân Châu Á Thái Bình Dương :

Ngày thứ Bảy 11/5 vừa qua, Tổ chức liên kết Công giáo Châu Á Thái Bình Dương đã phối hợp với Ủy ban Đa văn hóa của HĐGM Hoa Kỳ tổ chức Ngày hành hương –lần thứ 11– cho cộng đồng Công giáo thuộc các sắc tộc Châu Á Thái Bình Dương tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thủ đô Washington, D.C. Đức ông Walter R. Rossi, quản nhiệm Vương cung Thánh đường đã dự đoán có khoảng 20 sắc tộc đại diện các cộng đoàn ở khắp Hoa Kỳ qui tụ trong Ngày hành hương hằng năm này. Trước khi cử hành Thánh lễ, cộng đoàn hành hương đã cùng nhau lần chuỗi Mân Côi bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Khi 3 ca đoàn cùng cất tiếng đồng ca bài “Kinh hãy nhớ” được tiết tấu bằng cung nhạc hiện đại thì một gia đình Việt Nam trong bộ sắc phục áo dài khăn xếp truyền thống, đại diện cộng đoàn, cung kính tiến lên cung thánh và long trọng đặt chiếc vương miện mỹ miều lên thánh tượng Đức Mẹ mà cộng đoàn đang qui tụ để tôn vinh. Tượng Đức Mẹ được đặt trên bàn thờ phía bên trái cung thánh, và phía sau là bức phù điêu Đức Kitô Vua được thực hiện tỉ mỉ và công phu. Đức ông Vito Buonanno cho biết việc bài trí này hết sức hài hòa với tổng quan kiến trúc và nghệ thuật thánh của thánh đường này, vốn được cung hiến làm “ngôi nhà của Mẹ”. “Mẹ chính là trụ cột của Đức tin” và vì thế, Đức ông Buonanno mời gọi : Trong ngày hành hương tôn kính Đức Mẹ tại ngôi nhà của Mẹ, chúng ta qui tụ thành một cộng đồng, đa chủng tộc nhưng hiệp nhất.

Trong nghi thức tôn vinh Đức Mẹ, các bạn trẻ của cộng đoàn Hàn Quốc thuộc giáo xứ thánh Anrê Kim ở thành phố Olney, bang Maryland, trong bộ quốc phục “hanbok” truyền thống màu xanh dương, trắng và hồng xếp thành hình bán nguyệt và trổi lên hồi trống khai mạc. Đoàn rước đủ các màu sắc và thể loại lễ phục của các em thiếu nhi gốc Philippines, Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sri Lanka, Lào, Miến Điện, Pakistan, Samoa và Ấn Độ. Dẫn đầu các sắc tộc là người cầm biểu ngữ mang tên cộng đoàn của mình, sau đó là kiệu Đức Mẹ được trang hoàng theo truyền thống và sắc thái đặc trưng của từng sắc tộc, những người tham gia trong đoàn rước đều lần chuỗi Mân Côi trong suốc cuộc rước. Đi cuối đoàn rước là kiệu lớn cung nghinh Đức Mẹ được trang hoàng đèn hoa và cờ lọng đủ các màu sắc. Bốn bạn trẻ người Samoa đã múa vũ điệu truyền thống trong vũ khúc được trình tấu trên nền nhạc bài “Thánh ca và cử điệu,” hướng dẫn bởi đội trưởng Rosey Williams với chiếc mũ “tuiga” đặc trưng của Samoa được đơm kết công phu bằng tóc thật và lông vũ.

Đức cha Barry C. Knestout, giám mục phụ tá của Tổng giáo phận Washington, DC đã chủ tế và giảng thuyết. Trong bài giảng, Đức cha chủ tế đã nhắc lại câu nói của thánh Augustinô để nhắc nhớ rằng con người chỉ thật sự được ngơi nghỉ khi chúng ta trở về cùng Chúa, và trên con đường lữ hành ấy chúng ta cần hướng đến những người khác nữa, “Chúa đã tạo dựng chúng ta để sống cộng đoàn.” Đức cha Knestout cũng nêu lên 2 điểm sáng trong hành trình thiêng liêng của Đức Mẹ: chính Mẹ đã trải nghiệm khổ đau khi Mẹ đồng hành với Con của Mẹ trên đường khổ giá và cũng chính nhờ sự thánh thiện ấy mà Mẹ đã được lên trời. Xin Chúa giúp chúng ta mở lòng ra để can đảm hành hương hướng đến sự trưởng thành trong đức tin và đức ái.

Trong phần dâng của lễ, đại diện các sắc tộc xếp hàng dài diễn tả ý tưởng nối liền các dân tộc khắp mọi miền của thế giới tiến lên Cung thánh với các loại lễ vật đặc sắc và đặc trưng, như Ba Vua đã tiến dâng vàng, nhũ hương và mộc dược cho Hài nhi Giêsu năm xưa. Nét đặc sắc của cộng đoàn phụng vụ đa sắc tộc dường như rực nét hơn khi cộng đoan trao ban bình an cho nhau: các phụ nữ Ấn Độ trong bộ “sari” truyền thống trao và nhận bình an từ các chị em phụ nữ Hàn Quốc trong quốc phục “hanbok”, các cậu bé Samoa bắt tay những đứa trẻ gốc Ấn Độ, các nữ tu Việt Nam với những nụ cười nồng hậu làm ấm lên những lời chúc bình an với anh chị em xung quanh. Nữ tu Anna Nguyễn, SCC, phụ tá giám đốc Văn phòng Đa văn hóa thuộc HĐGM Hoa Kỳ, đã khen ngợi ca đoàn một cách rất nồng hậu : “Nhạc tấu của các bạn cho chúng tôi hiểu được một chút thế nào là thiên đàng !”



Có thể nói rằng, ngày hành hương về bên Mẹ của các cộng đồng sắc tộc gốc Châu Á Thái Bình Dương vừa qua là một cuộc hạnh ngộ đa sắc và đặc sắc, hiệp nhất trong đức tin và đức ái.

- Đức Thượng phụ Chính thống Nga viếng thăm Trung Quốc :

Chuyến viếng thăm của Đức Thượng phụ Kirill đến Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông vốn chỉ dành cho các nguyên thủ quốc gia. Chính phủ mới của Bắc Kinh, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình, muốn biến chuyến viếng thăm của Đức Thượng phụ Chính thống Nga tại Trung Quốc trở thành một sự kiện được hết sức chú ý. Thật vậy, Đức Thượng phụ Kirill là nhà lãnh đạo tôn giáo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc.

Chuyến viếng thăm Trung Quốc của Đức Thượng phụ Kirill bắt đầu từ hôm thứ Sáu 10/5. Ngoài các cuộc gặp gỡ chính thức tại Bắc Kinh, Đức Thượng phụ cũng sẽ đến thăm thành phố Cáp Nhĩ Tân ở phía Bắc, nơi có một cộng đồng người Nga đông đảo, và Thượng Hải là nơi kết thúc chuyến viếng thăm kéo dài 5 ngày của ngài.

Trong ngày cuối cùng tại Thượng Hải, Đức Thượng phụ Kirill đã chủ sự một buổi cử hành phụng vụ tại Nhà thờ Chính tòa Chính thống mang tước hiệu Đức Mẹ Thiên Chúa Bàu chữa kẻ có tội – đó là nghi lễ phụng vụ đầu tiên tại đây kể từ hơn 50 năm nay. Ngỏ lời với hàng trăm tín hữu, vị lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga cám ơn tất cả các tín hữu đã đóng góp cho đời sống Giáo hội này và “đặc biệt là hai linh mục đã phục vụ ở Nhà thờ Chính tòa 50 năm trước”.

Tin tức về cuộc gặp gỡ giữa Đức Thượng phụ Kirill và Chủ tịch Tập Cận Bình được đăng trên trang nhất của nhật báo Nhân dân, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và nhấn mạnh rằng chuyến viếng thăm của Đức Thượng phụ Chính thống giáo “sẽ giúp hai bên thêm hiểu biết lẫn nhau”. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Đại lễ đường Nhân dân, nơi thường dành tiếp đón các chức sắc nước ngoài.

Có lẽ toàn bộ chuyến viếng thăm của Đức Thượng phụ Kirill được nhìn theo quan điểm chính sách đối ngoại hơn là quan điểm tôn giáo : Đức Thượng phụ đã không nói gì đến tình hình tự do tôn giáo ở Trung Quốc. Tất cả những gì ngài làm là đề nghị chính quyền Trung Quốc công nhận Giáo hội Chính thống Trung Quốc thiểu số là một trong những tôn giáo chính thức của nước này cùng với Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Lão giáo và Phật giáo.

Chuyến viếng thăm của Đức Thượng phụ Kirill diễn ra sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Matxcơva là điểm đến đầu tiên của mình ở nước ngoài sau khi lên cầm quyền. Mục đích của chuyến viếng thăm này là nhằm tăng cường quan hệ Trung-Nga, để cân bằng mối quan hệ đang lạnh nhạt dần giữa hai nước này và Mỹ.

Đối với chính phủ Trung Quốc, làm ngơ cho Giáo hội Chính thống Nga là một cách xua tan những lời chỉ trích của phương Tây về việc nước này đàn áp Công giáo và Tin lành, và cho thấy rằng Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với các Kitô hữu miễn là họ không tìm cách can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc. Trong cuộc họp với Chủ tịch Tập Cận Bình, Đức Thượng phụ Kirill nhấn mạnh rằng “chủ quyền và độc lập dân tộc là hai chuyện” rất thiết thân với người Nga và người Trung Quốc.

Đức Thượng phụ Matxcơva nhìn nhận rằng Trung Quốc và Nga những trách vụ luân lý chung” trước “sự suy đồi đạo đức nhanh chóng của nền văn minh phương Tây” một cách đặc biệt. Sự suy đồi này “sẽ dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống quan hệ giữa người với người và đưa nhân loại đến chỗ tự sát”.

Hôm thứ hai 13-05, Đức Thượng phụ Kirill đã nói với các nhà lãnh đạo tôn giáo Trung Quốc: “Trong khi phương Tây đang có dấu hiệu suy đồi đạo đức như hôn nhân đồng giới và thực hành an tử, thì nhờ có Giáo hội Chính thống, Nga và Trung Quốc lại hành động như một mặt trận để bảo vệ nền đạo đức bởi vì không nước nào “vi phạm các nguyên tắc đạo đức của sự sống, trái lại, cả hai đều cố gắng thăng tiến đời sống tinh thần của dân tộc mình”.

Phát biểu này làm hài lòng các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Và cuộc gặp gỡ của Đức Thượng phụ Kirill với các nhà lãnh đạo các cộng đồng Kitô giáo chính thức cũng như với các vị đứng đầu cơ quan Tôn giáo vụ sẽ khơi mào cho việc xích lại gần nhau giữa chính quyền Trung Quốc và các cộng đồng tôn giáo của đất nước này.

Người Nga đã đến Trung Quốc truyền giáo từ thế kỷ thứ mười bảy. Vào năm 1949 đã có hơn 100 nhà thờ Chính thống ở Trung Quốc. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Liên Xô đã ký thỏa thuận với chính quyền cộng sản mới, chuyển giao cho Trung Quốc thẩm quyền đối với các nhà thờ Chính thống giáo này. Năm 1956 Giáo hội Chính thống Trung Quốc trở thành Giáo hội tự trị, chấm dứt sứ vụ của Giáo hội Chính thống Nga tại quốc gia này. Hiện nay Giáo hội Chính thống tại Trung Quốc có 13 giáo xứ với 15.000 tín hữu, nhưng không có linh mục nào.



Каталог: sites -> default -> files -> Files -> 2013
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 2 MÙa vọng năm a : Lời Chúa
2013 -> GIÁo xứ TÂn trang nhà thờ thánh giuse
2013 -> BẢn tin hằng tuần số 28/2013 (Chúa Nhật 14/7/2013)
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 34 thưỜng niên năm c : LỄ chúa giêsu kitô vua vũ trụ Lời Chúa
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 31 thưỜng niên năm c : CỨu những gì ĐÃ HƯ MẤT
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 4 MÙa vọng năm a : Lời Chúa
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 5 phục sinh năm c
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 17 thưỜng niên năm c
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 6 phục sinh năm c
2013 -> BẢn tin hằng tuần số 22/2013 (Chúa Nhật 02/6/2013)

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương