I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 34 thưỜng niên năm c : LỄ chúa giêsu kitô vua vũ trụ Lời Chúa



tải về 357.83 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích357.83 Kb.
#36534
  1   2

GIÁO XỨ TÂN TRANG

NHÀ THỜ THÁNH GIUSE

  



I- SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM C :

LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

Lời Chúa : Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá thưa với Đức Giêsu : “Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi !” Đức Giêsu đáp : “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23,42-43)

Suy niệm : Thánh Athanasiô nói : Thánh giá chính là ngai Đức Giêsu ngồi dạy chúng ta. Ngài dạy ta chống lại cơn cám dỗ muốn rút lui khỏi thập giá. Ngài dạy ta tha thứ cho kẻ thù. Đặc biệt, Đấng hấp hối lại hứa với người trộm lành : “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” Lúc đó, thập giá trở thành ngai của Đức Kitô Vua Vũ Trụ. Khi Ngài yêu thương, tha thứ, đem lại ơn hoán cải cho người trộm lành, mở rộng cánh cửa Vương Quốc Nước Trời, chính là lúc Ngài biểu lộ Vương Quyền của mình hơn cả. Một vị Vua vì yêu nên đến sống với thần dân, vì yêu nên chết cho thần dân, và cũng vì yêu nên sống lại để đưa thần dân đến hưởng hạnh phúc muôn đời với mình.

Mời Bạn : Mừng lễ Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ nào có ý nghĩa gì nếu trước hết, bạn không tôn Ngài là Vua của vũ trụ lòng bạn. Vậy bạn hãy chọn Chúa Kitô làm vua của lòng bạn. Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, bạn hãy là một thần dân tuân phục vị vua nhân lành ấy.

Sống Lời Chúa : Học hỏi tinh thần Vua Giêsu qua Phúc Âm và tìm mọi cách đưa tinh thần ấy vào mọi lĩnh vực của cuộc sống : hôn nhân, gia đình, xã hội, bạn bè, lao động,…

Cầu nguyện : Lạy Chúa Giê-su Vua Vũ Trụ,  nếu Chúa là Vua của hơn bốn trăm ngàn linh mục, là Vua của hơn tám trăm ngàn nữ tu, là Vua của một tỉ người Công giáo, thì thế giới này sẽ đổi khác. Ước gì chúng con chấp nhận để Chúa làm vua đời mình và đưa Chúa đi vào những nơi Chúa chưa hề đến. 

(Trích từ : www.5phutloichua.net)

II- NĂM ĐỨC TIN :

1/ Chủ đề của tháng 11/2013 :

SỒNG THEO GƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

Hạt lúa gieo vào lòng đất phải chết đi, mới sinh bông hạt.” (Ga 12,24)

2/ Học Giáo Lý :

(Trích từ : Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo. Bản Dịch của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin thuộc HĐGMVN.) (tiếp theo…)

CHƯƠNG HAI

NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH”

---------------------

ĐIỀU RĂN THỨ BẢY

NGUƠI KHÔNG ĐUỢC TRỘM CẮP

503.  Điều răn thứ bảy nói lên điều gì ?

Điều răn này nói lên sự xác định và phân phối của cải cách phổ quát, nói về quyền tư hữu, việc tôn trọng con người và tài sản của họ, việc tôn trọng tính toàn vẹn của công trình tạo dựng. Hội thánh nhìn giới răn này là nền tảng cho giáo huấn xã hội của mình, để xét đến hành động đúng đắn trong lãnh vực kinh tế, trong đời sống xã hội và chính trị, trong quyền lợi và trách nhiệm lao động của con người, trong công bằng và tình liên đới giữa các quốc gia, trong tình thương đối với người nghèo.  



504.  Đâu là những điều kiện của quyền tư hữu ?

Người ta có quyền tư hữu với điều kiện là tài sản đó đạt được hay nhận được một cách chính đáng, và việc sử dụng của cải là nhằm thỏa mãn những nhu cầu căn bản của mọi người. 



505.  Mục đích của quyền tư hữu là gì ?

Tài sản riêng có mục đích bảo đảm sự tự do và phẩm giá của các cá nhân, giúp họ thoả mãn những nhu cầu căn bản cho những người mà họ có trách nhiệm, và cho cả những ai đang sống thiếu thốn. 



506.  Điều răn thứ bảy quy định những gì ?

Điều răn thứ bảy buộc phải tôn trọng tài sản của người khác, qua việc thực thi công bằng và bác ái, sống tiết độ và liên đới. Đặc biệt, điều răn này đòi buộc :

-   tôn trọng các lời hứa và các hợp đồng đã cam kết;

-   đền bù những điều bất công đã gây ra và hoàn trả những gì đã trộm cắp;

-   tôn trọng sự toàn vẹn của công trình sáng tạo, bằng cách sử dụng khôn ngoan và chừng mực những tài nguyên khoáng chất, thực vật và động vật trong vũ trụ, đặc biệt quan tâm đến những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. 

507.  Con nguời phải có thái độ nào đối với các động vật ?

Con nguời phải đối xử tốt đẹp với các động vật vì chúng là những thụ tạo của Thiên Chúa, tránh cách yêu thương thái quá hoặc sử dụng mù quáng, nhất là với các thí nghiệm khoa học vượt quá giới hạn hợp lý và gây đau đớn vô ích cho chúng. 



508.  Điều răn thứ bảy cấm những điều gì ?

Điều răn thứ bảy cấm :

-   trộm cắp, đó là việc chiếm đoạt tài sản người khác trái với ý muốn hợp lý của họ.

-   trả lương không công bằng,

-   lũng đoạn giá trị của cải để từ đó rút ra lợi nhuận cho mình mà làm thiệt hại cho người khác,

-   việc giả mạo các thương phiếu hay hóa đơn.

-    trốn thuế hoặc buôn bán gian lận, cố ý phá hoại tài sản cá nhân cũng như công cộng,

-   đầu cơ, tham nhũng, lạm dụng tài sản công làm của riêng, cố ý làm sai trái trong lao động, lãng phí.  



509.  Nội dung Học thuyết xã hội của Hội thánh  là gì ?

Học thuyết xã hội của Hội thánh, là sự khai triển có hệ thống các chân lý của Tin Mừng về phẩm giá con nguời và chiều kích xã hội của con nguời, đề ra những nguyên tắc để suy tư, qui định những tiêu chuẩn để phán đoán, và trình bày những qui luật và định huớng để hành động. 



510.  Khi nào Hội thánh can thiệp vào lãnh vực xã hội ?

Hội thánh can thiệp khi các quyền căn bản của con nguời, thiện ích chung hoặc phần rỗi các linh hồn bị vi phạm. Hội thánh can thiệp bằng việc đưa ra một phán đoán luân lý trong lãnh vực kinh tế và xã hội.  



511.  Đời sống kinh tế và xã hội phải được thực hiện như thế nào ?

Đời sống kinh tế và xã hội phải được thực hiện theo những phương pháp riêng của mình, trong vòng trật tự luân lý, để phục vụ con người trong sự toàn vẹn của họ và phục vụ cho toàn thể cộng đồng nhân loại, trong sự tôn trọng công bằng xã hội. Đời sống kinh tế và xã hội phải lấy con nguời làm đối tượng, trung tâm và cùng đích của nó. 



512.  Điều gì đi nguợc với Học thuyết xã hội của Hội thánh ?

Đi ngược với Học thuyết xã hội của Hội thánh là các hệ thống kinh tế và xã hội chủ trương hy sinh những quyền lợi căn bản của con người, hay coi lợi nhuận là quy luật tuyệt đối và mục đích tối hậu của chúng. Do đó, Hội thánh phi bác các ý thức hệ trong thời đại mới dưới hình thức “chủ nghĩa cộng sản”, hay dưới những hình thức vô thần và độc tài khác của “chủ nghĩa xã hội”. Ngoài ra, trong việc thực hành “chủ nghĩa tư bản”, Hội thánh phi bác chủ nghĩa cá nhân và quan niệm coi luật thị trường có vị trí tuyệt đối trên lao động của con nguời. 



513.  Lao động có ý nghĩa gì đối với con người ?

Đối với con người, lao động vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi, nhờ đó con người cộng tác với Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo. Thật vậy, bằng lao động cách cẩn trọng và tinh thông, con nguời phát huy những khả năng đã được ghi khắc trong bản tính của mình, biểu lộ những hồng ân của Đấng Sáng Tạo và những tài năng mà họ đã lãnh nhận; thỏa mãn những nhu cầu của bản thân và những người thân cận; cũng như phục vụ cộng đồng nhân loại. Ngoài ra, với ân sủng của Thiên Chúa, lao động có thể là một phương tiện để thánh hóa và cộng tác với Đức Kitô để cứu độ những người khác.    



514.  Mọi nguời đều được quyền gì về vấn đề lao động ?

Mọi người đều được quyền có một việc làm ổn định và luơng thiện, không bị kỳ thị bất công, được quyền tự do chọn lựa về mặt kinh tế và được quyền hưởng đồng lương công bằng. 



515.  Nhà Nước có trách nhiệm gì với lao động ?

Nhà Nước có trách nhiệm bảo đảm sự tự do cá nhân và quyền tư hữu, cũng như giá trị tiền tệ ổn định và những việc phục vụ xã hội có hiệu quả, phải trông coi và hướng dẫn việc thực thi các quyền con người trong lãnh vực kinh tế. Thích ứng với hoàn cảnh, xã hội phải trợ giúp các công dân tìm được việc làm.  



516.  Những nguời lãnh đạo xí nghiệp có trách nhiệm gì ?

Những người lãnh đạo xí nghiệp phải chịu trách nhiệm về hậu quả kinh tế và môi sinh do các công việc của họ. Họ phải chú tâm đến thiện ích của con người chứ không chỉ nhắm làm gia tăng các lợi nhuận, mặc dầu lợi nhuận cũng cần thiết để bảo đảm các cuộc đầu tư, tương lai của xí nghiệp, việc làm, và sự phát triển tốt đẹp của đời sống kinh tế. 



517.  Các công nhân có trách nhiệm gì ?

Họ phải chu toàn các công việc của mình một cách có lương tâm, thành thạo và nhiệt tình, tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng đối thoại. Việc sử dụng đình công bất bạo động là hợp pháp về mặt luân lý khi đó là một phương cách cần thiết để đạt được quyền lợi chính đáng, nhưng phải nhắm đến công ích.   



518.  Làm thế nào thực hiện sự công bằng và tình liên đới giữa các quốc gia ?

Trên bình diện quốc tế, tất cả các quốc gia và các cơ chế phải hoạt động trong tình liên đới và nguyên tắc hỗ trợ, nhằm mục đích loại bỏ hay ít là giảm thiểu sự khốn cùng, sự bất bình đẳng về tài nguyên và các phương tiện kinh tế, các bất công kinh tế và xã hội, việc bóc lột con người, sự gia tăng mức nợ của các nước nghèo, những chủ thuyết máy móc bất nhân gây chướng ngại cho sự phát triển của các quốc gia chậm tiến.  



519.  Các người Kitô hữu tham gia vào đời sống chính trị và xã hội như thế nào ?

Các người Kitô hữu giáo dân trực tiếp tham gia vào đời sống chính trị và xã hội bằng cách làm cho tinh thần Kitô giáo thấm nhập vào các thực tại trần thế, cộng tác với mọi người, như những chứng nhân đích thực của Tin Mừng và là những người kiến tạo hòa bình và công lý.  



520.  Tình yêu đối với người nghèo dựa trên nền tảng nào ?

Tình yêu đối với người nghèo dựa trên nền tảng Tin Mừng của các Mối phúc và theo gương của Chúa Giêsu, Đấng luôn quan tâm đến người nghèo. Chúa Giêsu đã nói : “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Tình yêu đối với kẻ nghèo thể hiện qua việc dấn thân chống lại sự nghèo khổ về vật chất và rất nhiều hình thức nghèo đói về văn hoá, luân lý và tôn giáo. Các việc bác ái, tinh thần hay vật chất, và nhiều tổ chức từ thiện đã xuất hiện trải qua bao thế kỷ, là một chứng từ cụ thể về tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo, là nét đặc trưng của các môn đệ Chúa Giêsu.    



III- PHỤNG VỤ : Tháng 11/2013 :

- Ý Chỉ Chung : Cầu cho các Linh mục đang gặp khó khăn : Xin cho các Linh mục đang gặp khó khăn được khích lệ trong đau khổ, được nâng đỡ trong lúc nghi nan và luôn trung thành với nhiệm vụ của mình.

- Ý Chỉ Truyền Giáo : Cầu cho các Giáo Hội tại Nam Mỹ : Xin cho các Giáo Hội tại Nam Mỹ gởi các nhà truyền giáo đến các Giáo Hội khác, như là hoa trái của sứ vụ rao giảng trong lục địa.

Lịch Công Giáo trong tuần : GIÁO HUẤN SỐ 52

CHÚA (tiếp theo)

Ngay từ đầu lịch sử Kitô giáo, việc xác quyết quyền chủ tể của Chúa Giêsu trên trần gian và trên lịch sử (x. Kh 11,15) cũng có nghĩa là nhìn nhận rằng, con người không được để cho tự do cá nhân của mình suy phục một cách tuyệt đối bất cứ quyền bính trần thế nào, nhưng chỉ suy phục một mình Thiên Chúa là Cha và Chúa Giêsu Kitô : Hoàng đế Cêsar không phải là “Chúa” (x. Mc 12,17 ; Cv 5,29). Hội Thánh “tin rằng mình gặp được chìa khóa, trung tâm và cứu cánh của toàn thể lịch sử nhân loại nơi Chúa và Thầy của mình” (x. Công đồng Vaticanô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes.).



Kinh nguyện Kitô giáo được ghi dấu bằng tước hiệu “Chúa”, dù là lời mời gọi cầu nguyện “Chúa ở cùng anh chị em”, dù là câu kết thúc lời nguyện : “Nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con”, hay cả trong tiếng kêu đầy tin tưởng và hy vọng “Maran atha” (“Chúa đến !”) hoặc “Marana tha” (“Lạy Chúa, xin ngự đến !”) (1 Cr 16,22). “Amen. Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến” (Kh 22,20).

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 450, 451).

DƯƠNG LỊCH

ÂM LỊCH

ÁO LỄ

CÁC BÀI ĐỌC

Chúa Nhật

24/11/2013



22/10

Trắng

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lễ Trọng ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ.

2Sm 5,1-3 ; Cl 1,12-20 ; Lc 23,35-43.



Thứ Hai

25/11/2013



23

Đỏ

Lễ trọng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. (Không cử hành Lễ Thánh Catarina Alexandria trinh nữ, tử đạo).

Thứ Ba

26/11/2013



24

Xanh

Thánh vịnh tuần II.

Đn 2,31-45 ; Lc 21,5-11.



Thứ Tư

27/11/2013



25

Xanh

Đn 5,1-6.13-14.16-17.23-28 ; Lc 21,12-19.

Thứ Năm

28/11/2013



26

Xanh

Đn 6,12-28 ; Lc 21,20-28.

Thứ Sáu

29/11/2013



27

Xanh

Đn 7,2-14 ; Lc 21,29-33.

Thứ Bảy

30/11/2013



28

Đỏ

Lễ Kính Thánh Anrê, Tông Đồ.

Rm 10,9-18 ; Mt 4,18-22.



THÁNG 11

THÁNG CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩa lành thánh (2 Mcb 12,45). Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.

- Chúa Nhật 24/11/2013 : Thánh Vinh Sơn Nguyễn Thế Ðiểm và Phêrô Võ Ðăng Khoa, Linh Mục (+ 1838) :

- Cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Ðiểm sinh năm 1761 tại An Do Tây, cửa Tùng, Quảng Trị. Lúc còn nhỏ, ngài học La Tinh tại Hương Phương, rồi triết lý tại Chủng Viện Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị) và thụ phong linh mục. Sau đó, ngài về coi họ Cồn Nam và các họ kế cận thuộc hạt Bố Chánh.

Lúc đó cơn bách đạo càng trở nên đẫm máu. Ngày 02/7/1838, quan quân về vây làng tìm bắt các linh mục ngoại quốc, nhưng chỉ bắt được cha phó Phêrô Võ Ðăng Khoa cùng với người học trò tên Khang. Cũng ngày đó, cha Ðiểm bị bắt đang lúc tìm nơi trú ẩn tại làng Ðơn Sa, rồi bị giải về Ðồng Hới. Trong tù, ngài gặp lại cha phó và ít lâu sau Ðức Cha Cao cũng bị giam ở đó.

- Linh mục Phêrô Võ Ðăng Khoa sinh năm 1790 tại Thượng Hải, Nghệ An. Ông bà thân sinh ra ngài là Võ Ðăng Tân và Nguyễn Thị Hoan. Trước khi được gửi vào Chủng Viện Vĩnh Trị, ngài đã được theo ở với cha Hoan và cha Phượng.

Năm 30 tuổi, ngài chịu chức linh mục, làm cha phó ít lâu và sau đó về giúp cha Ðiểm ở Bố Chánh. Vẻ mặt nghiêm trang nhưng tâm hồn rất cởi mở, vui tươi và đạo đức. Suốt hai năm trong cuộc bách hại, ngài phải lẩn trốn, sống cuộc đời cùng khổ. Ngày 02/7/1838, ngài bị bắt tại làng Lệ Sơn (hạt Bố Chánh) và bị giải về Ðồng Hới. Tại đây, ngài được sống chung trong tù với cha Ðiểm và cố Cao.

Ngày 24/11/1838, hai ngài bị xử giảo lãnh triều thiên tử đạo.

Ngày 27/5/1900, cả hai được Ðức Lêô XIII phong lên bậc Chân Phước.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.



- Thứ ba 26/11/2013 : Thánh Tôma Ðinh Viết Dụ và Ða Minh Nguyễn Văn Xuyên, Linh Mục (+ 1839) :

- Cha Tôma Ðinh Viết Dụ sinh vào khoảng năm 1783 tại làng Phú Nhai, Nam Ðịnh. Ngài gia nhập dòng Ða Minh và tuyên khấn ngày 21/12/1814. Cuộc đời của ngài đầy nhân đức, thánh thiện, nên anh em bạn thường gọi ngài là thánh Brunô Việt Nam. Sau 25 năm phục vụ tại nhiều xứ đạo, ngày 20/5/1839, thời vua Minh Mạng, đang lúc thi hành bổn phận cha sở tại Liễu Ðề, ngài bị một kẻ phản bội tố cáo. Quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh liền đem lính về vây làng. Vì không kịp chạy trốn, ngài phải giả dạng người làm vườn, nhưng cuối cùng bị nhận diện và bị bắt. Quan dẫn ngài lên đình làng tra khảo về nơi trú ẩn của các linh mục khác, nhưng ngài không hề tiết lộ. Bởi đó, ngài bị đánh đòn và mang gông, rồi bị giải về Nam Ðịnh. Suốt thời gian tù đày, ngài luôn trung kiên giữ vững đức tin và ước ao được phúc tử đạo. Tại đây, ngài gặp được cha Ða Minh Xuyên.

- Cha Ða Minh Nguyễn Văn Xuyên sinh vào khoảng 1786 tại Hưng Lấp, Nam Ðịnh. Ngài được cha Ignatiô Delgado nhận vào nhà Ðức Chúa Trời. Năm 1819, ngài thụ phong linh mục, sau đó xin gia nhập dòng Ða Minh và khấn ngày 20/4/1820. Ngài giàu lòng thương yêu kẻ nghèo khó, nhiều lúc nhịn cả phần ăn để bố thí cho họ. Sau 20 năm phục vụ Chúa, cuối cùng ngài bị bắt tại Hà Linh ngày 18/8/1939. Trong tù, ngài bị tra khảo và mang gông rất nặng, đi lại khó khăn.

Tại đây, ngài được gặp cha Tôma Dụ. Cả hai cha đã sốt sắng lãnh nhận bí tích Cáo Giải dọn mình chịu chết.

Thế là ngày 26/11/1839, các ngài đã bị xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu (Nam Ðịnh).

Ðức Thánh Cha Lêô XIII đã tôn phong hai ngài lên hàng Chân Phước ngày 27/5/1900.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

- Thứ năm 28/11/2013 : Thánh Anrê Trần Văn Trông, Quân Nhân (+ 1835):

Thánh Anrê Trần Văn Trông là con duy nhất của một bà góa đạo đức thuộc làng Kim Long (Huế). Lúc 20 tuổi, ngài là thợ dệt lụa trong hoàng cung. Khi có lệnh cấm đạo, tất cả thợ dệt bị ép buộc bước qua Thánh Giá, ai bất tuân, sẽ bị đánh đòn dã man, nhưng chỉ có mình ngài giữ vững đức tin đến cùng. Bị bắt và giam tại Kham Dương, ngài luôn được bà mẹ an ủi và khích lệ. Sau nửa năm trong tù, ngài bị kết án tử. Sáng ngày 28/11/1835, ngài bị xử chém tại pháp trường An Hòa (Huế), hưởng thọ 27 tuổi. 

Ngày 27/5/1900, Ðức Lêô XIII đã phong ngài lên bậc Chân Phước.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.



- Thứ bảy 30/11/2013 : Lễ Kính Thánh Anrê Tông Ðồ :

Anrê theo tiếng Hy Lạp có ý nghĩa là: trượng phu và thanh nhã. Ngài được nhắc tới nhiều lần trong Tân Ước. Thánh Gioa Baotixita đã gioiứ thiệu Anrê và môn đệ khác với Chúa Giêsu. Ðáp lại lời gọi của Chúa: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi thành những kẻ chài lưới người", Anrê và Phêrô đã bỏ mọi sự mà theo Chúa. Khi Chúa Giêsu ở đền thờ ra đi và nói tiên tri về sự tàn phá thành Thánh, Anrê đã hỏi Chúa xem khi nào việc đó sẽ xảy ra.

Sau khi Chúa sống lại, Anrê và các tông đồ khác lên đường rao giảng Tin Mừng. Chúng ta không có được những sử liệu về cuộc hành trình truyền giáo của ngài, trừ một một đoạn văn sau đây đề cập đến cuộc tử đạo của ngài: "Quan lãnh sự Akai bắt trói thánh nhân vào cột đá để cho chết dần chết mòn. Dân chúng nhất quyết can thiệp để xin quan tha cho ngài, nhưng thánh nhân muốn vui lòng chấp nhận cái chết anh dũng vì danh Chúa để nên giống như Chúa". Năm 357, Giáo CHủ thành Alexandrie đem hài cốt ngài về Constantinople.

Nhiều nhà thờ ở La Mã và bên Anh đã được xây cất dâng kính thánh Anrê, Giáo Hội đã ghi tên ngài vào "Lời nguyệ hiệp nhất" trong thánh lễ.



2/ Thánh Giuse Du (Marchand), Linh Mục (+ 1835) :

Thánh Giuse Du tên thật là Joseph Marchand sinh ngày 17/8/1803 tại Passavaut, nước Pháp. Năm 1823, ngài bắt đầu học triết và thần học tại Besancon. Nhưng mãi tới tháng 11/1826, ngài mới xin vào Ðại Chủng Viện với ý định sống đời truyền giáo. Lễ Giáng Sinh năm 1828, ngài thụ phong linh mục, rồi xuống tàu sang Việt Nam. Tới Nam Phần, ngài học tiếng Việt tại Lái Thiêu và đwọc cử đi coi sóc 7,000 giáo dân nằm rải rác trong 25 họ lẻ thuộc tỉnh Bình Thuận. Từ năm 1833, cha bắt đầu phải lẩn trốn vì cuộc bách đạo trở nên gay gắt. Tạ Quang Khôi nổi lên chống lại triều đình, bắt ngài đưa về Chợ Quán xúi lập nhóm giáo dân tham gia cuộc phản loạn. Ngài từ chối và bị giam ở Gia Ðịnh.

Tháng 8/1835, quân triều đình đánh chiếm được thành, ngài bị bắt và bị điệu về Kinh. Tại đây, ngài bị tra khảo về tội theo Tạ Quang Khôi và rao truyền tà đạo. Ngày 30/11/1835, ngài bị điệu ra pháp trường tại Thợ Ðức (Huế) và bị hành hình đau đớn cho đến chết bằng những kìm kẹp nung lửa. Ðầu ngài bị đem treo ba ngày, xác ngài bị chặt làm bốn, ném xuống biển. 

Ngày 27/5/1900, Ðức Lêô XIII đã phong ngài lên bậc Chân Phước.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

IV- THÔNG TIN GIÁO HỘI KHẮP NƠI :

(Trích từ : www.hdgmvietnam.org)

- Đức Phaolô VI : theo bước chân Thánh Phêrô tại Thánh Địa

04 05/01/1964. Đức Phaolô VI hành hương Thánh Địa: một sự kiện lịch sử của Giáo hội Công giáo là chủ đề của một Hội nghị diễn ra hôm qua thứ Sáu 15/11 tại Hội trường San Fedele, Tổng giáo phận Milano. Hội nghị là dịp Đức hồng y Angelo Scola cùng với Tổng giáo phận của ngài tôn vinh một trong những vị Tổng giám mục nổi tiếng nhất của Tổng giáo phận này : Đức hồng y Giovanni Battista Montini, nhân dịp kỷ niệm năm mươi năm ngài được bầu lên Ngai toà Thánh Phêrô, năm 1963.

Hội nghị tập trung vào cuộc tông du của Đức Phaolô VI đến Thánh Địa - cuộc tông du khiến ngài trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên theo bước chân Thánh Phêrô đến nơi thánh này. Chuyến đi lịch sử này được gợi lại qua buổi chiếu phim tài liệu “Trở lại thời khởi đầu – Đức Phaolô VI tại Thánh Địa”, do Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Địa sản xuất năm 1964 và được phục chế để chiếu trong dịp này; bộ phim thể hiện khung cảnh Thánh Địa trước Cuộc chiến tranh Sáu ngày. Trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của bộ phim có cuộc gặp gỡ cảm động giữa Đức giáo hoàng Phaolô VI và Đức Thượng phụ Athenagoras tại Jerusalem.

- Tân Quốc vụ khanh Toà Thánh đã đến Vatican :

Đức Tổng giám mục Pietro Parolin, Tân Quốc vụ khanh Toà Thánh, đã đến Vatican ngày hôm qua, thứ Bảy 16/11 và sẽ đảm nhiệm chức vụ này tại Điện Tông toà kể từ thứ Hai, 18/11.

Đức Tổng giám mục Parolin được bổ nhiệm vào chức vụ Quốc vụ khanh Toà Thánh vào ngày 15/10, nhưng đã vắng mặt vì ngày hôm đó phải phẫu thuật bất ngờ.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã thông báo tin trên và cho biết Đức Tổng giám mục Quốc vụ khanh cảm ơn Đức giáo hoàng và những người đã gần gũi với ngài trong thời gian qua.

Trong thời gian trước mắt, Đức Tổng giám mục Parolin sẽ cư ngụ tại Nhà khách Santa Marta.

- Philippines : Ngày cầu nguyện cho nạn nhân siêu bão Haiyan :

Trong mười ngày qua, kể từ khi siêu bão Haiyan tàn phá miền Trung Philippines, cả thế giới đã hướng về quốc gia này và nhanh chóng bày tỏ tình liên đới và ra tay cứu trợ các nạn nhân thiên tai. Như đã biết, siêu bão Haiyan đổ bộ vào đảo Samar, cách thủ đô Manila (Philippines) 600 km về phía đông nam, lúc 4g40 ngày 08/11, rồi nhanh chóng di chuyển về phía tây bắc, tấn công các tỉnh Leyte và Iloilo. Tính đến nay (18/11), số nạn nhân tử vong, theo ước đoán, đã lên đến hơn 3.600 người. Còn các thiệt hại khác vẫn chưa có con số thống kê chính thức.

Giáo hội Công giáo Philippines đã có mặt rất sớm tại nơi xảy ra thiên tai để cứu giúp, an ủi các nạn nhân. Trang web của Đài VOA (Hoa Kỳ) ngày 17/11 đăng tải bài viết, nhan đề “Giáo hội, tổ chức từ thiện giữ vai trọng yếu để hồi phục Philippines”, nêu bật hình ảnh Giáo hội là chỗ dựa tinh thần và cuộc sống con người trong và sau thảm họa. VOA dẫn lời bà Martha Skretteberg của Tổ chức Caritas Na Uy, như một dẫn chứng khẳng định cho nhan đề bài viết: “Dân chúng chạy đến nhà thờ đầu tiên để tìm sự che chở, để tìm thức ăn, tìm sự trợ giúp”.



tải về 357.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương