I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 17 thưỜng niên năm c



tải về 1.43 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.43 Mb.
#38514
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

GIÁO XỨ TÂN TRANG

NHÀ THỜ THÁNH GIUSE

  



I- SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN NĂM C :

Lời Chúa : Vì hễ ai thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. (Lc 11,10)

Suy niệm : Lời Chúa hứa thật chắc nịch và chúng ta đã nghe rất nhiều lần : “Ai xin thì sẽ được”. Thế nhưng chúng ta cũng có lắm kinh nghiệm về điều này là : không phải lúc nào xin hay tìm hay gõ đều được, đều thấy, đều được mở ra cho. Vậy phải chăng là Chúa chỉ hứa… cho vui ?! Chắc chắn không phải vậy, mà đó là cơ hội để chúng ta khám phá ý Chúa nơi những việc xảy đến ngoài ý muốn của chúng ta, như có người nói :

- Chúng ta xin cho có sức khỏe để làm những việc lớn lao, Chúa lại ban cho ta sự yếu đuối để làm việc cách tốt hơn.

- Chúng ta xin cho được giàu sang để sống hạnh phúc hơn, Chúa lại ban cho ta nghèo khó để sống khôn ngoan hơn.

- Chúng ta xin cho được quyền lực để người đời ca tụng, Chúa lại ban cho ta sự hèn mọn để tôi ý thức cần đến Người hơn.

- Chúng ta xin Chúa ban cho mọi sự để tận hưởng thú vui cuộc sống, Chúa lại cho ta cuộc sống để tận hưởng mọi sự.

- Tuy chúng ta chẳng được tất cả những gì chúng ta xin, nhưng lại nhận được mọi sự chúng ta cần (Vô danh).



Mời Bạn : Bạn đã nhiều lần kinh nghiệm xin Chúa điều này điều kia. Khi không được như ý sở cầu, bạn đã phản ứng thế nào ? Còn khi nhận được điều bạn xin, bạn có ý thức Tạ Ơn Chúa và sử dụng những ơn mình lãnh nhận để phục vụ tha nhân không ?

Sống Lời Chúa : Dâng lên Chúa một lời nguyện Tạ Ơn trước mỗi biến cố dù vui hay buồn xảy đến trong đời bạn.

Cầu nguyện : Lạy Chúa, con cám ơn Chúa đã cho con có cuộc sống này. Xin cho con biết tận dụng những gì con đang có để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho anh chị em mình. Amen.

(Trích từ : www.5phutloichua.net)

II- NĂM ĐỨC TIN :

+ Chủ đề của tháng 7/2013 :

GIÁO HỘI, CỘNG ĐOÀN THỜ PHỤNG – BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH

Anh em là hàng tư tế, dân thánh, dân riêng của Chúa.” (1 Pl 2,9)


+ Chủ đề của tháng 8/2013 :

GIÁO HỘI, CỘNG ĐOÀN TÌNH YÊU – BÍ TÍCH HÔN PHỐI

Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em.” (Ga 15,12)



+ Học Giáo Lý :

(Trích từ : Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo. Bản Dịch của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin thuộc HĐGMVN.) (tiếp theo…)

BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

 313. Trong Cựu Ước, người ta quan niệm thế nào về bệnh tật ?

Trong Cựu Ước, con người, trong khi bị đau yếu, cảm nghiệm được sự hữu hạn của mình, đồng thời cũng nhận ra bệnh tật có liên hệ cách bí nhiệm với tội lỗi. Các tiên tri đã thoáng nhận ra rằng bệnh tật cũng có thể có một giá trị cứu chuộc các tội lỗi cá nhân của mình và của người khác. Vì thế người ta đón nhận bệnh tật trước tôn nhan Thiên Chúa và kêu cầu Ngài  chữa lành. 

314.Lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với các bệnh nhân có ý nghĩa gì ?

Lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với các bệnh nhân và nhiều việc chữa lành Người đã thực hiện là một dấu chỉ chứng tỏ, nơi Người, Nước Thiên Chúa đã đến và như vậy, đã đến lúc chiến thắng tội lỗi, đau khổ và cái chết. Bằng cuộc khổ nạn và cái chết của Người, Chúa  Giêsu đem lại cho đau khổ một ý nghĩa mới, đó là, nếu được kết hợp với sự đau khổ của Người, thì đau khổ có thể trở thành một phương tiện thanh luyện và cứu độ cho chúng ta và cho những người khác. 



315. Hội thánh đối xử thế nào đối với các bệnh nhân ?

Khi nhận nơi Chúa mệnh lệnh chữa lành các bệnh nhân, Hội thánh cố gắng chăm sóc và cầu nguyện cho các bệnh nhân. Đặc biệt, Hội thánh có một Bí tích đặc biệt dành cho các bệnh nhân, do chính Đức Kitô thiết lập và thánh Giacôbê chứng nhận : “Ai trong anh em đau yếu ư ? Người ấy hãy mời các kỳ mục trong Hội thánh đến và họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa.” (Gc 5, 14-15). 



316. Ai có thể lãnh nhận Bí tích Xức dầu bệnh nhân ?

Mọi tín hữu đều có thể lãnh nhận Bí tích này, khi họ bắt đầu lâm cơn nguy tử do bệnh tật hay già yếu. Chính người đó có thể lãnh nhận Bí tích này nhiều lần nữa, khi bệnh trở nặng hay mắc phải một cơn bệnh nặng khác. Nếu có thể được, nên cho bệnh nhân xưng tội riêng,  trước khi cử hành Bí tích này.  


317. Ai ban Bí tích này ?

Chỉ có các tư  tế (Giám mục hay linh mục) mới có thể trao ban Bí tích này. 



318. Bí tích này được cử hành thế nào ?

Việc cử hành Bí tích này chính yếu là việc xức dầu, nếu có thể được là dầu do Giám mục làm phép, trên trán và hai bàn tay của bệnh nhân (trong nghi thức Rôma) và trên các phần thân thể khác (trong các nghi thức khác). Việc xức dầu có kèm theo lời nguyện của vị tư  tế cầu xin ân sủng đặc biệt của Bí tích này. 



319. Bí tích này mang lại những hiệu quả gì ?

Bí tích này mang lại một ân sủng đặc biệt, giúp bệnh nhân được kết hợp chặt chẽ hơn với  cuộc khổ nạn của Đức Kitô, để mưu ích cho bản thân và cho toàn thể Hội thánh. Ân sủng này mang lại cho bệnh nhân sức mạnh, bình an, can đảm và ơn tha thứ tội lỗi nếu bệnh nhân không thể xưng tội được. Đôi khi, nếu Thiên Chúa muốn, Bí tích này cũng đem lại sự chữa lành thân xác. Dầu sao đi nữa, Bí tích Xức dầu bệnh nhân chuẩn bị cho một cuộc vượt qua để tiến về Nhà Cha. 



320. Của Ăn đàng là gì ?

Của Ăn đàng là Bí tích Thánh Thể được trao ban cho những người sắp rời bỏ cuộc sống trần gian và đang chuẩn bị cho cuộc vượt qua tiến vào đời sống vĩnh cửu. Được lãnh nhận vào lúc sắp rời bỏ thế gian để về với Chúa Cha, việc rước Mình và Máu Đức Kitô tử nạn và phục sinh là mầm giống cho đời sống vĩnh cửu và sức mạnh phục sinh.



III- PHỤNG VỤ :

Tháng 7/2013 :

- Ý Chỉ Chung : Cầu cho ngày Quốc tế Giới trẻ tại Brasil : Xin cho ngày Quốc tế Giới trẻ diễn ra tại Brasil khuyến khích mọi người trẻ Kitô hữu trở nên môn đệ và người rao giảng Tin Mừng.

- Ý Chỉ Truyền Giáo : Cầu cho các sứ giả Tin Mừng tại Á Châu : Xin cho các cửa đều mở ra cho các sứ giả Tin Mừng trên toàn thể lục địa Á Châu.

Tháng 8/2013 :

- Ý Chỉ Chung : Cầu cho các cha mẹ và các nhà giáo dục : Xin cho các cha mẹ và các nhà giáo dục giúp đỡ các thế hệ trẻ lớn lên với một lương tâm và một đời sống ngay thẳng.

- Ý Chỉ Truyền Giáo : Cầu cho các Giáo Hội địa phương của lục địa Phi Châu : Xin cho các Giáo Hội địa phương của lục địa Phi Châu trung thành với việc loan báo Tin Mừng, cổ võ việc xây dựng hòa bình và công lý.

Lịch Công Giáo trong tuần :

GIÁO HUẤN SỐ 34

MỘT CUỘC CHIẾN CAM GO

Giáo lý về tội tổ tông, gắn liền với giáo lý về ơn Cứu chuộc nhờ Đức Kitô, mang lại cho ta một cái nhìn để phân định sáng suốt về tình trạng của con người và hành động của họ ở trần gian. Vì tội tổ tông, ma quỷ đã có được một quyền thống trị nào đó trên con người, mặc dầu con người vẫn còn tự do. Tội tổ tông khiến con người “bị cầm giữ dưới quyền của kẻ nắm quyền thống trị của sự chết, tức là ma quỷ” (Công đồng Triđentinô năm 1546). Nếu không biết rằng bản tính nhân loại đã bị tổn thương, bị nghiêng chiều về sự dữ, người ta có thể mắc những sai lầm nghiêm trọng trong các lãnh vực giáo dục, chính trị, hoạt động xã hội và luân lý (x. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus)

Các hậu quả của tội tổ tông và của tất cả các tội cá nhân của con người đã đưa trần gian, trong tổng thể của nó, vào một tình trạng tội lỗi mà Thánh Gioan đã gọi bằng kiểu nói : “tội trần gian” (Ga 1,29). Kiểu nói này cũng được dùng để nêu lên ảnh hưởng tiêu cực mà các thỏa thuận tập thể và các cơ cấu xã hội, là hoa trái của tội lỗi con người, áp đặt lên các nhân vị (x. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Reconciliatio et paenitentia)

Hoàn cảnh bi đát như vậy của trần gian, đang “nằm dưới ách thống trị của Ác thần” (1 Ga 5,19 ; 1 Pr 5,8) làm cho đời sống con người trở thành một cuộc chiến đấu :

“Toàn bộ lịch sử của nhân loại là lịch sử của cuộc chiến cam go chống lại quyền lực của sự dữ, khởi đầu ngay từ lúc bình minh của lịch sử và sẽ kéo dài đến ngày cuối cùng như Lời Chúa phán. Nằm giữa cuộc chiến này, con người phải luôn luôn chiến đấu để gắn bó với điều thiện hảo và chỉ sau khi hết sức cố gắng và với sự trợ giúp của Ơn Chúa, con người mới đạt được sự thống nhất nội tâm” (Công đồng Vaticanô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes).

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 407, 408, 409).

DƯƠNG LỊCH

ÂM LỊCH

ÁO LỄ

CÁC BÀI ĐỌC

Chúa Nhật

28/7/2013



21

Xanh

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM C. Thánh vịnh tuần I. St 18,20-32 ; Cl 2,12-14 ; Lc 11,1-13.

Thứ hai

29/7/2013



22

Trắng

Lễ Nhớ Thánh Matta. 1 Ga 4,7-16 ; Ga 11,19-27 (hay Lc 10,38-42)

Thứ ba

30/7/2013



23

Xanh

Thánh Phêrô Kim Ngôn, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (Tr). Xh 33,7-11 ; 34,5b-9.28 ; Mt 13,36-43.

Thứ tư

31/7/2013



24

Trắng

Lễ Nhớ Thánh Ignatiô Loyôla, Linh Mục. Xh 34,29-35 ; Mt 13,44-46

Thứ năm

01/8/2013



25

Trắng

Thứ Năm đầu tháng. Thánh Anphôngsô Maria Liguôri, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh. Xh 40,16-21.34-38 ; Mt 13,47-53

Lưu ý : Từ trưa hôm nay cho đến nửa đêm ngày mai, ai viếng Nhà Thờ Giáo xứ, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng Ơn Đại Xá “Portiuncula”,với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý của Đức Giáo Hoàng). Ân xá này chỉ được hưởng một lần mà thôi. (Ench. Indulg., ấn bản 1999, concessio 33, Lịch Công Giáo trang 106)

Vậy ơn đại xá "Portiuncula" là gì ? Chính Đức Giáo Tông Biển Đức XVI trong buổi đọc Kinh Truyền Tin chung trưa Chúa Nhật 02/8/2009 đã trả lời cho khách hành hương và Giáo dân tại Rôma như sau :

"Hôm nay chúng ta chiêm ngắm nơi Thánh Phanxicô thành Assisi tình yêu thương nồng cháy đối với ơn cứu rỗi của các linh hồn, mà mỗi linh mục phải luôn luôn nuôi dưỡng. Thật vậy vì trong tháng 8 này cũng là dịp kỷ niệm 'Ơn tha tội Assisi', mà thánh Phanxicô đã xin được cho tín hữu từ Đức Giáo Hoàng Onorio III hồi năm 1216, sau một thị kiến, trong đó thánh nhân thấy mình đang cầu nguyện trong ngôi nhà thờ nhỏ Porziuncola. Chúa Giêsu hiện ra với thánh nhân trong vinh quang, bên phải có Trinh Nữ Maria và nhiều thiên Thần. Chúa xin thánh nhân bầy tỏ một nguyện ước và thánh Phanxicô đã khẩn nài Chúa ban 'ơn tha thứ rộng rãi và quảng đại' cho tất cả những ai đã thống hối xưng tội và đến cầu nguyện trong ngôi nhà nguyện nhỏ này. Được Đức Giáo Tông chấp thuận, thánh Phanxicô không đợi có tài liệu viết nào, mà chạy ngay về Assisi và đến nhà ngyên Portiuncula báo tin vui cho dân chúng. Ngài nói : 'Hỡi anh chị em, tôi muốn gửi tất cả mọi người lên Thiên Đàng !'. Và sau đó ngày 15/5/1892, Đức Giáo Tông Lêo XIII đã phổ biến rộng rãi ban đặc ân 'Portiuncula' (Ơn Đại Xá cho ai viếng nhà thờ) trong lễ này. Kể từ đó, từ giữa trưa ngày mùng 01 cho đến nửa đêm ngày mùng 02/8, tín hữu có thể lãnh ơn toàn xá với các điều kiện thông thường, kể cả cho các tín hữu đã qua đời, bằng cách thăm viếng một Nhà thờ Giáo xứ hay một Nhà thờ do các tu sĩ Phanxicô trông coi."


Thứ sáu

02/8/2013



26

Xanh

Thứ Sáu đầu tháng. Thánh Êusêbiô Vercellêsi (Tr). Thánh Phêrô Julianô Eymard, Linh Mục (Tr). Lv 23,1.4-11.15-16.27.34b-37 ; Mt 13,54-58

Thứ bảy

03/8/2013



27

Xanh

Thứ Bảy đầu tháng. Lv 25,1.8-17 ; Mt 14,1-12.

- Chúa Nhật 28/7/2013 : Kính Thánh Tử Đạo Việt Nam : Thánh Giuse Xuyên (Melchior Garcia Sampedro), Giám Mục (1821-1858) :

Thánh Giuse Xuyên (Melchior Garcia Sampedro) sinh ngày 29/4/1821 tại họ đạo thánh Stêphanô, gần Cienfugos, thuộc vùng Asturio (Tây Ban Nha). Tuy gia cảnh nghèo túng nhưng ngài đã cố gắng theo học tại Oviedo và thâu lượm nhiều thành quả trội vượt. Sau khi tốt nghiệp thần học, ngài được mời dạy môn luân lý, nhưng đã từ chối để gia nhập dòng Ða Minh ở Ocana vào năm 1845. Ngài thụ phong linh mục ở Madrid, và sau đó được gửi qua Manila (Phi Luật Tân) năm 1848. Thể theo nguyện ước, Bề Trên đã chấp thuận cho ngài sang truyền giáo ở Bắc Việt. Ngài đã tới nơi vào tháng 02/1849, đang thời vua Tự Ðức cấm đạo.

Tại Bắc Kỳ, ngài được chỉ định giữ chức phó Giám Tỉnh năm 1852, và ngày 01/9/1855, thụ phong Giám Mục, phụ tá cho Ðức Cha Giuse An (Diaz Sanjurjo) thuộc địa phận Trung. Cũng vào năm này, vua Tự Ðức ra tay tàn sát người Công Giáo thật dữ dội với nhiều sắc chỉ gắt gao nối tiếp.

Ðầu tháng 7/1858, ngài bị bắt tống ngục, ngày 28/7/1858 bị dẫn tới pháp trường tại Nam Ðịnh, chịu lăng trì vì danh Chúa Giêsu.

Ðức Thánh Cha Piô XII đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước cùng với Ðức Thánh Cha Giuse An (Diaz Sanjurjo) và 23 bạn tử đạo vào ngày 29/4/1951.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.



- Thứ hai 29/7/2013 : Lễ Nhớ Thánh Matta Ðồng Trinh (thế kỷ I) : 

Matta đã xuất hiện cả thảy 3 lần qua Phúc Âm : trước hết, thánh nữ cùng với em là Maria đón Chúa vào nhà và mời dùng bữa tại Bêtania ; trước khi Lazarô được sống lại, thánh nữ đã tuyên xưng Chúa là Con Thiên Chúa và sau cùng trong bữa tiệc sáu ngày trước lễ Phục Sinh. Trong hai bữa ăn đó, Matta thường bận rộn với việc bếp núc, trong khi ấy Maria lấy thuốc thơm xức cho Chúa hay ngồi dưới chân nghe Chúa giảng dạy. Matta than phiền với Chúa về việc Maria không giúp đỡ mình. Chúa Giêsu không từ chối sự nhiệt thành vội vã của Matta, nhưng ngài cũng trách thánh nữ quá lo lắng mà quên đi phần chính yếu là nghe lời giảng và ở bên Ngài. Chúa đã mời gọi thánh nữ hãy dẹp bỏ mọi bận tâm để chăm chú nghe lời Ngài, vì "chỉ có một sự cần thiết và Maria đã chọn phần tốt hơn". Matta lấy làm vinh dự được tiếp đón và hầu hạ Chúa. Chúng ta cũng hãy bắt chước thánh nữ niềm nở đón tiếp anh em vì mỗi khi chúng ta hầu hạ anh em, chính là hầu hạ Chúa Kitô.



- Thứ tư 31/7/2013 : Lễ Nhớ Thánh Ignatiô Loyola (1493-1556), Linh Mục

Thánh Ignatiô sinh khoảng năm 1493, tại Loyola miền Cantabria nước Tây Ban Nha, trong một gia đình quý phái.

Ngài nhập ngũ và bị thương khi giao tranh với quân Pháp ở Pampelune. Trong lúc dưỡng bệnh, tình cờ ngài đã đọc những sách đạo đức và ngài cảm thấy một sức mạnh mãnh liệt phải bước theo Chúa. Trở lại Mont Serrat, ngài đã treo khí giới ở bàn thờ Ðức Mẹ, và bắt đầu thời kỳ tu tập (1523). Ngài sống nhịn nhục, nghèo khổ như một hành khất và viết rất nhiều sách thiêng liêng có giá trị. Năm 1534, tại đại học Balê, ngài tụ họp 9 người bạn cùng chí hướng thuộc các nước khác nhau và trên ngọn đồi Montmartre, ngài đã đặt nền móng đầu tiên của dòng Tên, với một nguyện ước là tìm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Ngoài ba lời khấn thông thường, ngài còn thêm lời khấn hiến mình cho công cuộc truyền giáo theo ý hướng của Tòa Thánh (1540). Với một lòng nhiệt thành giảng dạy giáo lý kèm theo việc đạo đức, nước Chúa được mở rộng khắp nơi.

Ngài từ trần năm 1556, hưởng thọ 63 tuổi. Suốt đời, ngài chỉ tìm vinh danh Chúa (Ad Majorem Deigloriam).

Ðức Giáo Hoàng Phaolô V phong ngài lên bậc Chân Phước năm 1609. Mười bốn năm sau, Ðức Thánh Cha Urbanô VIII tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh và năm 1922, Ðức Piô XI phong ngài làm Ðấng Bảo Trợ những tuần tĩnh tâm.

- Thứ tư 31/7/2013 : Kính Thánh Tử Đạo Việt Nam : Thánh Phêrô Ðoàn Công Quý, Linh Mục; Emmanuel Lê Văn Phụng, Giáo Dân (+ 1859) :

 - Thánh Phêrô Ðoàn Công Quý sinh năm 1862 tại họ Búng, hạt Thủ Dầu Một, dưới triều Minh Mạng. Cha ngài là ông Antôn Ðoàn Công Miêng và mẹ là bà Anrê Nguyễn Thị Trường, vốn dòng quyền quý, nguyên quán ở Ðàng Ngoài; nhưng vào cuối đời Gia Long (1802-1820), cả gia đình đã di cư vào Nam và đến lập nghiệp tại họ Búng.

Năm 1847, ngài nhập Chủng Viện thánh Giuse tại Thị Nghè. Sang năm 1848, ngài được gửi học bên Pénang (Mã Lai). Sau bảy năm học tập và tu luyện, ngài trở về quê hương vào năm 1855, giữa lúc vua Tự Ðức cấm đạo gắt gao. Ngài lần lượt lãnh nhận các chức, và đến tháng 9/1858, được phong chức linh mục tại nhà thờ Thủ Dầu Một. Sau một thời gian phục vụ tại các họ Lái Thiêu, Gia Ðịnh, Kiến Hòa, ngài được cử làm phó sở Cái Mơn (Vĩnh Long). Cuối tháng 12/1858, ngài đổi về họ Ðầu Nước, Cù Lao Giêng, họ chính thuộc tỉnh An Giang.

Ngày 07/01/1859, trong một cuộc lùng xét "Tây Dương đạo trưởng", ngài bị bắt cùng với ông Emmanuel Phụng, câu phủ họ Ðầu Nước, và 32 giáo hữu khác. Tất cả bị xiềng xích giải về Châu Ðốc.

- Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng sinh năm 1796. Lúc cha Phêrô Ðoàn Công Quý được cử tới họ Ðầu Nước, ngài đang làm câu phủ, rất nhiệt thành việc đạo và quý mến các linh mục. Ngày 07/01/1859, ngài cùng 32 giáo hữu khác cùng bị bắt với cha Phêrô Quý, và bị điệu về giam ở Châu Ðốc.

Trong tù hai đấng đã chịu nhiều cực hình với một đức tin sắt đá. Ngày 30/7/1859, án tử hình của các ngài được gửi từ kinh về tới Châu Ðốc. Hai ngài đã hiên ngang đổ máu đào để nên chứng nhân nước Trời vào ngày 31/7/1859.



ÐTC ChaPiô X đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước ngày 02/5/1909.

ÐTC Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.



- Thứ năm 01/8/2013 : Thánh Alphongsô Maria Liguori (1696-1787), Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh :

Thánh Alphongsô Maria Liguori sinh ngày 27/9/1696 trong một gia đình quý phái và đạo đức tại Marinella gần Naples.

Nhờ ảnh hưởng gia đình, cậu bé Alphongsô luôn trỗi vượt về học vấn cũng như về đức hạnh. Mười sáu tuổi, sinh viên ưu tú Alphongsô giật được mảnh bằng tiến sĩ giáo luật và dân luật, trở thành một trạng sư danh tiếng. Giữa cảnh giàu sang phồn thịnh và quyến rũ của thế gian, Alphongsô đã nhất quyết nghe theo tiếng gọi của Thiên Chúa, và cậu đã phải trải qua nhiều trở ngại. Trở ngại cam go nhất là của gia đình. Cha cậu không đồng ý để cậu dâng mình cho Chúa. Thế nhưng trước ý chí cương quyết của Alphongsô, người cha cũng đã phải nhượng bộ.

Thầy bắt đầu học thần học và dành nhiều thời giờ để làm việc tông đồ. Thật là cảm động khi thấy một thanh niên con nhà quyền quý từ bỏ cuộc đời nhung lụa đi lang thang khắp phố tìm kiếm trẻ nhỏ dẫn vào nhà thờ dạy giáo lý. Nhìn cách sống khiêm cung với những đồ trang phục đơn sơ của thầy, các bạn cũ trong luật sư đoàn tỏ vẻ khinh khi. Nhiều lần họ còn nói những lời mỉa mai diễu cợt khiến ngài hết sức khổ tâm. Nhưng với ơn Chúa, thầy vui lòng chịu đựng để nên giống Ðức Giêsu hơn.

Thầy thụ phong linh mục ngày 21/12/1726. Suốt cuộc đời, cha Alphongsô chỉ chuyên chú vào việc giảng dạy và khuyên bảo mọi người tiến bước trên đường nhân đức. Chính lời rao giảng của ngài đã đánh động người cha yêu quý. Ông ôm lấy con và nói: "Ôi con yêu dấu, Alphongsô con cha, giờ đây cha rất vui sướng vì thấy con đã ôm ấp được một lý tưởng cao quý. Cha xin lỗi con vì trước kia cha đã làm phiền lòng con và dám chống lại ý Chúa".

Ngài sáng lập dòng Chúa Cứu Thế năm 1732, một dòng đã giúp ích rất nhiều cho Giáo Hội. Các tu sĩ chuyên lo giảng dạy Tin Mừng và truyền bá lòng tôn sùng Ðức Mẹ. Năm 1762, ngài được phong làm Giám Mục giáo phận thánh Agatha Gothorum. Những năm cuối đời, thánh nhân phải chịu rất nhiều thử thách: bị bách hại, bị lo âu..., nhưng sau cùng, ngài tìm lại được bình an và yên nghỉ thánh thiện trong tay Chúa vào ngày 01/8/1787.

Ðức Giáo Hoàng Piô IX đã đặt cho ngài tước hiệu Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1871, và Ðức Piô XII đặt ngài làm quan thầy các cha giải tội và các nhà luân lý.

- Thứ năm 01/8/2013 : Kính Thánh Tử Đạo Việt Nam : Thánh Bênađô Võ Văn Duệ, Linh Mục ; Ða Minh Nguyễn Văn Hạnh, Linh Mục (+ 1838) :

- Thánh Bênađô Võ Văn Duệ sinh năm 1755 tại làng Quần Anh (Nam Ðịnh). Lớn lên, ngài dâng mình cho Chúa và thụ phong linh mục. Ðầu tháng 6/1838, lính triều đình tới vây xứ đạo. Mặc dù giáo dân đã đem ngài đi trốn, nhưng vì sợ liên lụy tới họ nên ngài đã tự nộp mình và bị áp giải về Nam Ðịnh, lúc đó ngài đã 83 tuổi.

- Thánh Ða Minh Nguyễn Văn Hạnh sinh năm 1772 tại Năng A (Nghệ An). Ngài đi tu và nhập dòng Ða Minh. Khi vua Minh Mạng cấm đạo ráo riết, ngài phải trú ẩn tại làng Quần Anh, nhưng rồi cũng bị bắt sau cha Bênađô Duệ mấy hôm vào ngày 07/6/1838, và cũng bị giải về Nam Ðịnh. Tại cổng thành, lính đặt sẵn Thánh Giá cho khách bộ hành dày đạp. Thấy thế, ngài đứng lại phản đối, buộc cất đi thì ngài mới chịu vào thành. Sau một hồi giằng co, lính đã phải nhượng bộ.

Trong tù, hai cha gặp nhau vui mừng vì sắp được đổ máu làm chứng đạo thánh. Hai ngài phải ra trước công đường nhiều lần và chịu đánh đập tàn nhẫn. Dầu tuổi già sức yếu, hai ngài vẫn luôn vui vẻ chịu cực hình và khuyên nhủ các bạn tù trung kiên với đức tin.

Cuối tháng 6, các quan lên án tử hình hai ngài và được triều đình châu phê. Ngày 01/8/1838, vừa khi nhận được bản án từ kinh gửi ra, lý hình đã chém đầu hai ngài tại pháp trường Ba Tòa (Nam Ðịnh).

Ðức Thánh ChaLêô XIII đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước ngày 27/5/1900.

ÐTC Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

IV- THÔNG TIN GIÁO HỘI KHẮP NƠI :

(Trích từ : www.hdgmvietnam.org)

- Đức giáo hoàng Phanxicô gặp Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI trước khi đi Brazil :

Vài ngày trước khi bắt đầu khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới, trước khi lên đường đi Brazil trong chuyến tông du đầu tiên bên ngoài Italia, Đức giáo hoàng Phanxicô đã đến thăm Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI để xin vị tiền nhiệm cầu nguyện cho mình và cho các bạn trẻ tham dự Đại hội.

Lần gần đây nhất hai vị gặp nhau là ngày 05-07, trong buổi lễ làm phép và khánh thành tượng Tổng lãnh thiên thần Micae tại Vườn Vatican.

Trong lần gặp gỡ này vào hôm qua 19/7, hai vị đã cùng cầu nguyện với nhau trong nhà nguyện và sau đó nói chuyện khoảng 30 phút. Đức giáo hoàng Phanxicô đã tặng Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô Tập cẩm nang và huy hiệu chính thức của Ngày Giới trẻ Thế giới.

Chắc chắn Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô cũng sẽ theo dõi một số sự kiện của Ngày Giới trẻ Thế giới được phát sóng trực tiếp từ Rio.



- Đại học Công giáo Louvain (Bỉ) sẽ mở một khoa thần học Hồi giáo vào niên học 2014 :

Thứ sáu 12/7/2013 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Giáo dục, người flamand, Pascal Smet (đảng Xã hội), thông báo văn bằng thạc sĩ về “Các tôn giáo trên thế giới, đối thoại liên tôn và nghiên cứu tôn giáo” do Đại học Công giáo Louvain cấp sẽ có thêm một ngành mới về “thần học Hồi giáo”. Theo tường thuật của nhật báo De Morgen thì Bộ trưởng đã giới thiệu sáng kiến này như một “giai đoạn quan trọng trong việc tạo nên một khuôn khổ học thuật cho Hồi giáo tại Flandre”.

Theo vị Bộ trưởng này, các người Hồi giáo dạy học tại Bỉ đều được gửi tới và được trả lương trực tiếp từ bên ngoài nên thường không nắm được ngôn ngữ và văn hoá của môi trường họ hoạt động. Về mặt luật pháp, Nhà nước lại không thể đứng ra tổ chức việc đào tạo các imam (người hướng dẫn cầu nguyện tại đền thánh Hồi giáo) ; vì thế việc thiết lập văn bằng thạc sĩ này, vốn đặc biệt nhắm đến các sinh viên sẽ là ‘người tư vấn hay tuyên úy’, được xem như một giải pháp cho vấn đề này.

Đại học Công giáo Louvain giới thiệu trên trang mạng của mình nội dung chi tiết của văn bằng thạc sĩ “Các tôn giáo thế giới, đối thoại liên tôn và nghiên cứu tôn giáo” : Không kể phần cốt lõi chung đã được phát triển rộng rãi –gồm các giảng khóa căn bản về “tôn giáo thế giới”, “tôn giáo trong xã hội đương thời” và “đối thoại liên tôn”, - từ nay chương trình sẽ giới thiệu cho các sinh viên ba môn nhiệm ý : “các tôn giáo thế giới và đối thoại liên tôn”, “Hồi giáo” và “nghiên cứu tôn giáo”, nghĩa là nghiên cứu các tôn giáo dưới góc độ các khoa học nhân văn.

Phần giới thiệu cho biết rõ thêm : “Môn nhiệm ý ‘Hồi giáo’ sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về một tôn giáo có tầm quan trọng rất lớn tại Tây Âu, một trong những tôn giáo lớn của thế giới. Sinh viên sẽ không chỉ học về chính Hồi giáo, mà còn về mối quan hệ của tôn giáo này với tính hiện đại, với xã hội châu Âu và với các tôn giáo khác (bao gồm cả Kitô giáo)”. Ngoài ra sinh viên còn được tham dự chuyến đi nghiên cứu một tháng tại Ấn Độ”.

Văn bằng thạc sĩ đòi hỏi sinh viên phải viết một luận văn hay qua một thời kỳ tập sự tại chỗ, ở Bỉ hay ở nước ngoài, và soạn một đề cương nghiên cứu. Với bằng thạc sĩ này, sinh viên được nhìn nhận là có trình độ đại học trong môn thần học Hồi giáo. Hiện tại mới chỉ có văn bằng cử nhân để dạy Hồi giáo tại các trường. Điều bất tiện là bằng thạc sĩ này chỉ dành cho các imam và tuyên úy đã có văn bằng đại học bậc cử nhân chẳng hạn.

Được biết, đầu năm 2012, một dân biểu người Flamand cũng thuộc đảng xã hội, Ludo Sannen, cử nhân ngành khoa học tôn giáo và cựu giáo viên, đã đệ trình Quốc hội Flandre một đề nghị trong chiều hướng này. “Chúng ta cần phải đào tạo ra các imam và các nhà thần học Hồi giáo của chính chúng ta để những người này có thể đề cập đến Hồi giáo từ bối cảnh sống của chúng ta và hội nhập tốt hơn”, nhật báo De Standaart giải thích.

Sau khi nghiên cứu các giải pháp được áp dụng tại các nước lân cận, Ludo Sannen đã nghiêng về “mô hình của Đại học tự do ở Amsterdam”, ở đó, việc đào tạo này thuộc Khoa Thần học. Đây cũng là giải pháp được thực nghiệm gần đây tại 5 đại học ở Đức. Góp nhặt mỗi nơi một chút để tạo nên một phân khoa riêng, theo vị dân biểu, sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều. Theo nhật báo De Standaart, Đại học Louvain cũng tỏ ra quan tâm đến vấn đề này, với một số điều kiện, chẳng hạn “tính độc lập của việc đào tạo này, đặc biệt đối với Giáo hội Công giáo”.



Каталог: sites -> default -> files -> Files -> 2013
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 2 MÙa vọng năm a : Lời Chúa
2013 -> GIÁo xứ TÂn trang nhà thờ thánh giuse
2013 -> BẢn tin hằng tuần số 28/2013 (Chúa Nhật 14/7/2013)
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhật chúa ba ngôi năm c
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 34 thưỜng niên năm c : LỄ chúa giêsu kitô vua vũ trụ Lời Chúa
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 31 thưỜng niên năm c : CỨu những gì ĐÃ HƯ MẤT
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 4 MÙa vọng năm a : Lời Chúa
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 5 phục sinh năm c
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 6 phục sinh năm c
2013 -> BẢn tin hằng tuần số 22/2013 (Chúa Nhật 02/6/2013)

tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương