I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 17 thưỜng niên năm a : NƯỚc trờI, viên ngọc quý Lời Chúa



tải về 75.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích75.15 Kb.
#30876

GIÁO XỨ TÂN TRANG

NHÀ THỜ THÁNH GIUSE

  




I- SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN NĂM A :

NƯỚC TRỜI, VIÊN NGỌC QUÝ

Lời Chúa : “Nước Trời giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.” (Mt 13,45-46)

Suy niệm : Người thương gia bán hết tài sản để mua viên ngọc quý vì tất cả những gì ông có chẳng là gì, chẳng đáng giá chi cả so với viên ngọc quý ấy. Chắc chắn ông phải thật sáng suốt và am hiểu về ngọc mới có thể nhận ra đâu là ngọc quý. Cũng thế Đức Ki-tô là viên ngọc nhưng chỉ những ai sáng suốt mới nhận ra và mới dám bán đi những viên ngọc giả là của cải, danh vọng và khoái lạc trần gian để mua lấy Ngài. Chỉ những ai xác tín rằng Nước Trời chính là kho báu vô giá, tồn tại mãi mới vui mừng bán đi tất cả những kho tàng phù vân để mua lấy kho báu bất diệt là Nước Trời.

Mời Bạn : Bạn đã biết viên ngọc quý Nước Trời là gì, vậy bạn chẳng dại khờ sao khi chỉ biết cả đời săn lùng tìm kiếm danh vọng, chức quyền là những viên ngọc giả sẽ có ngày vỡ tan? Bạn không khờ dại sao khi coi tiền bạc, của cải là kho báu duy nhất trên đời để rồi bôn ba vất vả thu tích cho thật nhiều mà chẳng nghĩ đến chia sẻ cho người, và khi nhắm mắt xuôi tay chẳng mang được một xu về bên kia thế giới?

Chia sẻ : Bạn có đi tìm và tìm được viên ngọc quý Nước Trời chưa? Bạn có xác tín nào về viên ngọc quý ấy ?

Sống Lời Chúa : Có khi tình cờ qua một biến cố, một người bạn, một đoạn Lời Chúa hay một kỳ tĩnh tâm bạn chợt gặp Đức Giê-su như một viên ngọc ngời sáng. Bạn hãy bán nỗi đam mê ích kỷ để mua lấy tình bạn với Ngài.

Cầu nguyện : Lạy Chúa, xin cho con niềm vui nhận ra Chúa là viên ngọc quý con đang cần có trong cuộc sống.

(Trích từ : www.5phutloichua.net)

II- NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH :

Chủ đề của tháng 07/2014 :

GIA ĐÌNH - ‘ĐỀN THÁNH SỰ SỐNG’- THAM GIA SỨ VỤ PHÚC ÂM HÓA QUA VIỆC TRUYỀN SINH CÓ TRÁCH NHIỆM

Nước Trời là của những ai giống như chúng” (Mt 19, 14)

III- PHỤNG VỤ :

Tháng 7/2014

- Ý Chung : Cầu cho thể thao : Xin cho việc thực hành các môn thể thao luôn là dịp tạo nên tình huynh đệ và giúp thăng tiến con người.

- Ý Truyền Giáo : Cầu cho các giáo dân truyền giáo : Xin Thánh Thần nâng đỡ công việc của những người giáo dân loan báo Tin Mừng trong những nước nghèo khổ nhất.

Lịch Công Giáo trong tuần


NGÀY

CÁC LỄ

Chúa Nhật

27/07/2014



CN 17 THƯỜNG NIÊN A.

Thứ Hai

28/07/2014






Thứ Ba

29/07/2014



Lễ nhớ Thánh nữ Matta

Thứ Tư

30/07/2014






Thứ Năm 31/07/2014

Lễ nhớ Thánh Ignatiô Loyôla, Linh mục.

Thứ Sáu

01/08/2014



Thứ sáu đầu tháng.

Lễ nhớ Thánh Alphongsô Maria Liguori, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh.

Thứ Bảy

02/08/2014



Thứ bảy đầu tháng

Chúa Nhật

03/08/2014



CN 18 THƯỜNG NIÊN A.

Giáo huấn số 35

CÁC MẦU NHIỆM CỦA THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU (tiếp theo)

Việc dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ (x. Lc 2,22-39) cho thấy Người có tư cách là “con đầu lòng” thuộc về Thiên Chúa như sở hữu riêng của Ngài (x. Xh 13,12-13). Cùng với ông Simêon và bà Anna, toàn thể dân Israel đến gặp gỡ Đấng Cứu Độ mà họ trông chờ (truyền thống Byzantin gọi biến cố này như vậy). Chúa Giêsu được nhìn nhận là Đấng Messia được mong đợi đã quá lâu, là “ánh sáng muôn dân”, là “vinh quang của Israel”, nhưng cũng là “dấu hiệu cho người chống báng”. Lưỡi gươm của đau khổ được tiên báo cho Đức Maria, loan báo một việc dâng hiến khác, hoàn hảo và duy nhất, là việc dâng hiến trên thập giá, việc dâng hiến này sẽ mang lại ơn cứu độ mà Thiên Chúa “đã dành sẵn cho muôn dân”.

Việc trốn sang Ai Cập và sự kiệnt àn sát trẻ vô tội (x. Mt 2,13-18) cho thấy sự chống đối của bóng tối đối với ánh sáng : “Người đã đến nhà mình, nhưng người mà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,11). Cả cuộc đời của Đức Kitô sẽ được ghi dấu bằng sự bách hại. Những ai thuộc về Người, đều tham dự vào điều đó với Người (x. Ga 15,20). Việc Người rời bỏ Ai Cập để trở về (x. Mt 2,15) gợi nhớ cuộc Xuất Hành (x. Hs 11,1) và giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng giải phóng tối hậu.

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 529, 530)



- Thánh Matta Ðồng Trinh (thế kỷ I) 29/07 :

Matta đã xuất hiện cả thảy 3 lần qua Phúc Âm: trước hết, thánh nữ cùng với em là Maria đón Chúa vào nhà và mời dùng bữa tại Bêtania; trước khi Lazarô được sống lại, thánh nữ đã tuyên xưng Chúa là Con Thiên Chúa và sau cùng trong bữa tiệc sáu ngày trước lễ Phục Sinh. Trong hai bữa ăn đó, Matta thường bận rộn với việc bếp núc, trong khi ấy Maria lấy thuốc thơm xức cho Chúa hay ngồi dưới chân nghe Chúa giảng dạy. Matta than phiền với Chúa về việc Maria không giúp đỡ mình. Chúa Giêsu không từ chối sự nhiệt thành vội vã của Matta, nhưng ngài cũng trách thánh nữ quá lo lắng mà quên đi phần chính yếu là nghe lời giảng và ở bên Ngài. Chúa đã mời gọi thánh nữ hãy dẹp bỏ mọi bận tâm để chăm chú nghe lời Ngài, vì "chỉ có một sự cần thiết và Maria đã chọn phần tốt hơn". Matta lấy làm vinh dự được tiếp đón và hầu hạ Chúa. Chúng ta cũng hãy bắt chước thánh nữ niềm nở đón tiếp anh em vì mỗi khi chúng ta hầu hạ anh em, chính là hầu hạ Chúa Kitô.



- Thánh Ignatiô Loyola, Linh Mục Sáng Lập Dòng (1493-1556) 31/08 :

Thánh Ignatiô sinh khoảng năm 1493, tại Loyola miền Cantabria nước Tây Ban Nha, trong một gia đình quý phái.

Ngài nhập ngũ và bị thương khi giao tranh với quân Pháp ở Pampelune. Trong lúc dưỡng bệnh, tình cờ ngài đã đọc những sách đạo đức và ngài cảm thấy một sức mạnh mãnh liệt phải bước theo Chúa. Trở lại Mont Serrat, ngài đã treo khí giới ở bàn thờ Ðức Mẹ, và bắt đầu thời kỳ tu tập (1523). Ngài sống nhịn nhục, nghèo khổ như một hành khất và viết rất nhiều sách thiêng liêng có giá trị. Năm 1534, tại đại học Balê, ngài tụ họp 9 người bạn cùng chí hướng thuộc các nước khác nhau và trên ngọn đồi Montmartre, ngài đã đặt nền móng đầu tiên của dòng Tên, với một nguyện ước là tìm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Ngoài ba lời khấn thông thường, ngài còn thêm lời khấn hiến mình cho công cuộc truyền giáo theo ý hướng của Tòa Thánh (1540). Với một lòng nhiệt thành giảng dạy giáo lý kèm theo việc đạo đức, nước Chúa được mở rộng khắp nơi.

Ngài từ trần năm 1556, hưởng thọ 63 tuổi. Suốt đời, ngài chỉ tìm vinh danh Chúa (Ad Majorem Deigloriam).

Ðức Giáo Hoàng Phaolô V phong ngài lên bậc Chân Phước năm 1609. Mười bốn năm sau, Ðức Thánh Cha Urbanô VIII tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh và năm 1922, Ðức Piô XI phong ngài làm Ðấng Bảo Trợ những tuần tĩnh tâm.

- Thánh Alphongsô Maria Liguori, Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (1696-1787) 01/08 :

Thánh Alphongsô Maria Liguori sinh ngày 27/9/1696 trong một gia đình quý phái và đạo đức tại Marinella gần Naples.

Nhờ ảnh hưởng gia đình, cậu bé Alphongsô luôn trỗi vượt về học vấn cũng như về đức hạnh. Mười sáu tuổi, sinh viên ưu tú Alphongsô giật được mảnh bằng tiến sĩ giáo luật và dân luật, trở thành một trạng sư danh tiếng. Giữa cảnh giàu sang phồn thịnh và quyến rũ của thế gian, Alphongsô đã nhất quyết nghe theo tiếng gọi của Thiên Chúa, và cậu đã phải trải qua nhiều trở ngại. Trở ngại cam go nhất là của gia đình. Cha cậu không đồng ý để cậu dâng mình cho Chúa. Thế nhưng trước ý chí cương quyết của Alphongsô, người cha cũng đã phải nhượng bộ.

Thầy bắt đầu học thần học và dành nhiều thời giờ để làm việc tông đồ. Thật là cảm động khi thấy một thanh niên con nhà quyền quý từ bỏ cuộc đời nhung lụa đi lang thang khắp phố tìm kiếm trẻ nhỏ dẫn vào nhà thờ dạy giáo lý. Nhìn cách sống khiêm cung với những đồ trang phục đơn sơ của thầy, các bạn cũ trong luật sư đoàn tỏ vẻ khinh khi. Nhiều lần họ còn nói những lời mỉa mai diễu cợt khiến ngài hết sức khổ tâm. Nhưng với ơn Chúa, thầy vui lòng chịu đựng để nên giống Ðức Giêsu hơn.

Thầy thụ phong linh mục ngày 21/12/1726. Suốt cuộc đời, cha Alphongsô chỉ chuyên chú vào việc giảng dạy và khuyên bảo mọi người tiến bước trên đường nhân đức. Chính lời rao giảng của ngài đã đánh động người cha yêu quý. Ông ôm lấy con và nói: "Ôi con yêu dấu, Alphongsô con cha, giờ đây cha rất vui sướng vì thấy con đã ôm ấp được một lý tưởng cao quý. Cha xin lỗi con vì trước kia cha đã làm phiền lòng con và dám chống lại ý Chúa".

Ngài sáng lập dòng Chúa Cứu Thế năm 1732, một dòng đã giúp ích rất nhiều cho Giáo Hội. Các tu sĩ chuyên lo giảng dạy Tin Mừng và truyền bá lòng tôn sùng Ðức Mẹ. Năm 1762, ngài được phong làm Giám Mục giáo phận thánh Agatha Gothorum. Những năm cuối đời, thánh nhân phải chịu rất nhiều thử thách: bị bách hại, bị lo âu..., nhưng sau cùng, ngài tìm lại được bình an và yên nghỉ thánh thiện trong tay Chúa vào ngày 01/8/1787.

ÐGH Piô IX đã đặt cho ngài tước hiệu Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1871, và Ðức Piô XII đặt ngài làm quan thầy các cha giải tội và các nhà luân lý.

IV- THÔNG TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ :

- Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham với quyết định của Giáo hội Anh giáo cho phép phụ nữ làm giám mục :

Ngày 14 tháng 07 năm 2014 vừa qua, Công nghị Giáo hội Anh giáo tại Anh quốc họp tại York đã biểu quyết tán thành đề nghị phong chức giám mục cho phụ nữ.

Ngay lập tức trong cùng ngày, Đức ông Keith Newton, Bản quyền Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham đã ra tuyên bố sau đây :

Đối với nhiều người trong Giáo hội Anh giáo, đây là một ngày rất vui mừng. Khi đã cho phép phụ nữ làm linh mục vào năm 1992, việc hôm nay Giáo hội Anh giáo lại quyết định cho phép phụ nữ làm giám mục là bước kế tiếp phải đến theo lôgích. Điều không thể phủ nhận là cả hai quyết định này đều khiến cho những người ở trong Giáo hội Anh giáo nhưng vẫn mong muốn hiệp nhất với các Giáo hội Công giáo và Chính thống giáo rơi vào vị thế ngày càng khó khăn hơn.

Quyết định của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVl thiết lập các giáo hạt tòng nhân –nhằm cho phép các cựu tín hữu Anh giáo hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo, mà vẫn giữ lại di sản và truyền thống của mình– đã được thi hành để đáp ứng yêu cầu của các tín hữu Anh giáo đã nhiều lần bày tỏ mong muốn hiệp nhất với Giáo hội Công giáo. Đó là một cử chỉ đại kết quảng đại mang tính ngôn sứ vì nó chứng tỏ khả năng hiệp nhất đức tin với nhiều hình thức diễn tả khác nhau.

Vào ngày 6 tháng Chín 2014, Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham sẽ tổ chức một ngày tìm hiểu với chủ đề “Được kêu gọi nên một”, nhằm giúp cho Giáo hạt tòng nhân được nhiều người biết đến hơn và hiểu rõ hơn, cũng như để đến với những ai mà Thiên Chúa kêu gọi gia nhập Giáo hạt tòng nhân. Trong ngày này sẽ có nhiều nhóm tổ chức các sự kiện trên khắp đất nước. Các sự kiện sẽ rất đa dạng –có thể là hát Kinh Chiều, sau đó là giải lao và giới thiệu về Giáo hạt tòng nhân hoặc có thể là một cuộc tranh luận hay một cuộc nói chuyện– nhưng tất cả đều tập trung vào viễn tượng hiệp nhất Kitô giáo nơi chính Giáo hạt tòng nhân. Mọi người quan tâm –cho dù bởi đang cân nhắc tương lai của mình hoặc chỉ vì muốn biết thêm chúng tôi là ai và chúng tôi làm gì– đều được hân hạnh đón tiếp.

Về phía Giáo hội Công giáo, Đức cha Bernard Longley, Tổng giám mục Birmingham, Chủ tịch Uỷ ban Đối thoại và Hiệp nhất của Hội đồng Giám mục Công giáo Anh quốc và xứ Wales, đã nêu rõ: “Quyết định của Giáo hội Anh giáo về việc chấp nhận cho phụ nữ được gia nhập hàng giám mục đã gây thêm cản trở trên con đường đi đến hiệp nhất, nhưng chúng ta vẫn cứ theo đuổi việc dấn thân vào cuộc đối thoại đại kết, nhằm tìm kiếm sự hiểu biết nhau ngày một sâu sắc hơn và cộng tác với nhau trong phạm vi có thể”.

- Đức hồng y Sandri với các tín hữu Đông Phương: “Nước mắt và hy vọng của anh chị em cũng là của chúng tôi” :

Hôm Chúa nhật 20-07, Đức hồng y Leonardo Sandri, Bộ trưởng Bộ các Giáo hội Đông Phương, đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ chính toà Đức Mẹ Liban (nghi lễ Maronite) tại Los Angeles, Hoa Kỳ, nhân dịp lễ kính hai thánh Charbel và Elias, được các tín hữu Công giáo Liban theo nghi lễ Maronite trên toàn thế giới mừng kính vào Chúa nhật thứ ba trong tháng Bảy. Khoảng bốn trăm tín hữu của các Giáo hội Đông Phương đã tham dự Thánh lễ này.

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức hồng y Sandri đã nói về những đau khổ lớn lao và số phận tuyệt vọng của nhiều người vô tội. Ngài nhận định: trong khi các Kitô hữu ở Mosul, Iraq và ở Aleppo, Syria là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất, toàn bộ khu vực này ở trong tình trạng bất ổn kéo dài vì ít được ai quan tâm. Ngài cũng nhắc đến những người bị ảnh hưởng bởi các biến cố đang diễn ra ở Palestine, “họ đang than khóc, vì không được an tâm làm người và làm Kitô hữu xứng với phẩm giá. Chúng tôi xin nói với họ rằng nước mắt của họ là cũng là của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng ta chia sẻ cùng một niềm hy vọng, niềm hy vọng ấy là Chúa Kitô; và Chúa Giêsu Kitô là Đấng trung tín. Vì thế, chúng ta cùng nhau kiên trì trong cuộc hành trình chung”.

Sau khi đọc lời kêu gọi trợ giúp các Kitô hữu bị bách hại, do Đức giáo hoàng Phanxicô đưa ra trong buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa nhật, Đức hồng y Sandri mời các tín hữu thinh lặng cầu nguyện và ngài nhấn mạnh Giáo hội luôn gần gũi với các vị Thượng phụ, các giám mục và các tín hữu của các Giáo hội Công giáo Syro và nghi lễ Canđê. Ngài cũng khẳng định Giáo hội cùng chịu đau khổ với họ và thúc đẩy họ kiên trì trong việc bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo, “đặc biệt tại nơi các Kitô hữu đã sống hai ngàn năm nay từ khi có Kitô giáo” để đem lại phúc lợi cho xã hội, và tại nơi họ có thể tiếp tục đóng góp cho cộng đồng nhân loại.



- Sứ thần Toà Thánh tại Thánh Địa kêu gọi đối thoại để chấm dứt cuộc xung đột Israel-Gaza :

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Cairo vào hôm thứ Hai 21-07 để kêu gọi ngừng bắn nhằm chấm dứt cuộc xung đột đang leo thang giữa Hamas và Israel. Đây là những nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc chiến khi con số thương vong tại đây vẫn tiếp tục gia tăng.

Trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 20-07, Đức giáo hoàng Phanxicô cũng lặp lại lời kêu gọi đối thoại và chấm dứt bạo lực.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành cho Đài phát thanh Vatican mới đây, Đức Tổng giám mục Giuseppe Lazzarotto –Sứ thần Toà Thánh tại Israel và Khâm sứ Toà Thánh tại Giêrusalem và Palestine– nói: “Những lời của Đức giáo hoàng đã có một tác động lớn tại đây và được tất cả các phương tiện truyền thông chính thức –cả báo chí cũng như đài phát thanh và đài truyền hình– trích dẫn. Tất cả đều lặp đi lặp lại lời kêu gọi của Đức giáo hoàng. Đó là điều mọi người chúng ta hy vọng ở đây vì tình hình đang trở nên thực sự bi đát. Nhiều sinh mạng bị huỷ diệt: điều đó không thể chấp nhận được; chúng ta phải chấm dứt bạo lực vì bạo lực lại tạo ra những tình huống xung đột khác. Chúng toác ra những vết thương mới và gây thêm nhiều chết chóc. Những người có trách nhiệm phải hiểu rằng không có con đường nào khác hơn là đối thoại và đàm phán; phải giúp cho các bên liên quan và đưa họ vào bàn đàm phán.

Tháng trước tại Vatican, Đức giáo hoàng đã tổ chức một ngày cầu nguyện cho hoà bình cùng với Tổng thống Israel Shimon Peres và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Cuối tuần qua Đức giáo hoàng lại tiếp nối cuộc gặp gỡ này khi gọi điện thoại cho hai nhà lãnh đạo để kêu gọi họ thúc đẩy hoà bình. Điều Đức giáo hoàng đã làm, Đức Tổng giám mục Lazzarotto nói, là “gieo” hạt giống đầu tiên của đối thoại.

“Bây giờ, chúng ta hãy chăm sóc hạt giống này, làm cho nó phát triển và sinh hoa kết quả; hiểu ý nghĩa các cử chỉ của Đức giáo hoàng và chuyển nó thành hành động cụ thể như ngài không ngừng kêu gọi. Điều đó đòi hỏi hành động cụ thể và can đảm. Đức giáo hoàng đã nhiều lần nêu rõ: hoà bình cần có những cử chỉ can đảm. Đây là lúc các nhà lãnh đạo chính trị của tất cả các bên hiểu điều này và đi theo chiều hướng này”.

Đức Tổng giám mục nói tiếp: “Mọi người đều mệt mỏi vì cuộc xung đột đã kéo dài quá lâu. Tất nhiên các cuộc xung đột cứ tái diễn sẽ càng gây thêm thất vọng, nhưng đa số người dân đều muốn có hoà bình”.

“Với những gì đang có, Giáo hội tại Thánh Địa làm mọi chuyện có thể làm được trong tình huống này để trợ giúp. Chẳng hạn sự cứu trợ tại chỗ mà các cơ quan cứu trợ Công giáo địa phương như Caritas có thể cung cấp “để giúp đỡ tức thời những người bị ảnh hưởng trực tiếp”.

Cuối cùng, Đức Tổng giám mục Lazzarotto kêu gọi đừng huỷ bỏ các chương trình hành hương đến Thánh Địa: “Nhiều người đã huỷ chuyến hành hương. Nhưng tôi nói rằng đến Thánh Địa cũng là một cử chỉ đẹp của tình liên đới. Điều đó giúp cho mọi người biết rằng các Kitô hữu khác - dù bất cứ điều gì xảy ra - họ vẫn đến đây”.

- Giêrusalem : các Kitô hữu họp nhau cầu nguyện cho hoà bình :

Tối 22-07, một buổi cầu nguyện đại kết cho hoà bình do Trung tâm nghiên cứu thần học Sabeel tổ chức đã diễn ra tại nhà thờ Thánh Têphanô ở Giêrusalem. Hơn 240 người sốt sắng tham dự buổi cầu nguyện này trong hơn một giờ để tha thiết cầu nguyện cho cuộc chiến giữa Israel và Hamas sớm chấm dứt.

Trong số các tín hữu tham dự buổi cầu nguyện, có Nguyên Thượng phụ Giêrusalem Sabbah Michel, giám mục Munib Younan (Giáo hội Luther), giám mục Atallah Hanna (Giáo hội Chính thống), giám mục William Shomali (phụ tá Toà thượng phụ Công giáo Latinh Giêrusalem), nhiều linh mục và đại diện của các Giáo hội tại Giêrusalem, cũng như các nhân vật dân sự và ngoại giao, đặc biệt có năm vị bộ trưởng, một vị là cựu bộ trưởng của chính quyền Palestine.

Các lời cầu nguyện được đọc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những ngọn nến được thắp lên, ánh lửa mong manh nhưng bừng sáng, cũng như hoà bình là điều khó khăn nhưng khát vọng hoà bình của những người đang cầu nguyện thật mãnh liệt.

Buổi cầu nguyện được xen kẽ bằng những bài hát của ca đoàn Ar-Rajaa và mười sáu ý cầu nguyện, trong bầu khí sốt sắng trang nghiêm, để khẩn cầu cho công lý, hoà bình, sự an ủi và ổn định ở Gaza và toàn khu vực. Tiền quyên góp trong buổi cầu nguyện dành để trợ giúp các gia đình túng thiếu nhất ở Gaza.

Trong bài giảng, Đức Thượng phụ Sabbah nhấn mạnh “sự phi lý của chiến tranh” và kêu gọi tìm kiếm “một giải pháp toàn cầu và thoả đáng cho vấn đề”. “Đây thực sự là một cuộc chiến tranh xung đột mà bên này chống lại bên kia, nhưng chẳng giải quyết được gì”.



Ngài nói tiếp: “Chúng ta đến đây để cầu nguyện với Cha trên trời của chúng ta, Ngài nghe tiếng chúng ta kêu cầu và Ngài biết mọi sự. Ngài là Cha của mọi người, là Cha của kẻ giết người và là Cha của người bị giết. Lời cầu nguyện của chúng ta nhắc nhở cả hai –kẻ giết người cũng như nạn nhân– rằng Thiên Chúa là và vẫn luôn là Tình yêu. Cách nói này cả thủ phạm và nạn nhân của họ đều không thể hiểu được, đôi khi chính chúng ta cũng không hiểu, nhưng đó là điều duy nhất đem lại cho chúng ta Ơn cứu rỗi”.

(Trích từ : www.hdgmvietnam.org)

I- THÔNG TIN GIÁO XỨ :

- Thứ Sáu 01/8/2014 : Thứ Sáu đầu tháng :

+ Buổi sáng : Trao Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân.

+ 15g00 : Cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót.

+ 15g30 : Thánh Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót. Kính mời Quý Ông Bà và Anh Chị Em tham dự đông đủ.

+ 17g15 : Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu chầu Mình Thánh Chúa. Sau Thánh Lễ, có họp.

- Thứ Bảy 02/8/2014 : Thứ Bảy đầu tháng.

+ 11g00 : Đọc kinh ở Đài Đức Mẹ Fatima.

- Chúa Nhật 03/8/2014 :

+ Chiều thứ bảy 02/8 và Chúa Nhật 03/8/2014, chúng ta lắc giỏ tiết kiệm cho Quỹ Xây Dựng Và Phát Triển Giáo Xứ. Đây là công việc chung của Giáo xứ chúng ta, xin Quý Ông Bà và Anh Chị Em rộng tay đóng góp.

+
LƯU HÀNH NỘI BỘ
08g00 : Có Rửa tội cho các trẻ em. Xin đăng ký nơi Trưởng Giáo khu.


Каталог: sites -> default -> files -> Files -> 2014
2014 -> CHÚa nhậT 6 thưỜng niên a 2014 Dân Do Thái” có Một bộ Luật
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhật chúa thánh thần hiện xuống : LỬa thánh thầN, LỬa tình yêu lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 24 thưỜng niên năm a : 14/9 – LỄ suy tôn thánh giá TÌnh yêu chúa qua thánh giá
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 3 thưỜng niên năm a : kiếm tìM – rao giảng – chữa lành lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 2 MÙa chay năm a : hiến mình đỂ biến hình lời Chúa
2014 -> Con đường Giêsu, Con đường tình yêu Theo Báo Thanh Niên số 69, ra ngày thứ ba 30 1996
2014 -> I- suy niệm tin mừng lễ chúa giêsu chịu phép rửA : Lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 3 thưỜng niên năm a : kiếm tìM – rao giảng – chữa lành lời Chúa

tải về 75.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương