I- lý do chọN ĐỀ TÀI



tải về 0.78 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.78 Mb.
#21899
1   2   3   4   5   6   7   8
chè xanh xứ Nghệ

Càng chát lại càng ngon ...".


Tập quán uống nước chè xanh tập thể là bản sắc của người dân xứ Nghệ. Những buổi uống nước chè xanh như thế, ngoài trao đổi kinh nghiệm sản xuất nhắc nhở công việc của ngày tới, họ còn bảo nhau giữ gìn thuần phong mỹ tục, nhắc nhau hướng thiện v.v có khi người ta góp ý, phê phán một cách nhẹ nhàng những người có thói hư tật xấu như ích kỷ, bủn xỉn ... Vì vậy tác dụng giáo dục ở đây rất lớn. Tập quán này là một nét đẹp văn hoá truyền thống của các xóm làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An nói riêng xứ Nghệ nói chung. Ngày nay nó còn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển kinh tế, công tác an ninh quốc phòng của cụm dân cư ở Nghệ An. Đồng thời cũng là điều kiện tốt cho các làng, xóm tổ chức xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân theo chủ trương của Đảng và nhà nước hiện nay.

2.4. Lễ hội:

Lễ hội là một sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá truyền thống đã lâu đời của các cộng đồng làng xã Việt Nam. ở các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An có khá nhiều lễ hội truyền thống từ xưa đến nay như:

Lễ hội đền Cuông ở xã Diễn An (Diễn Châu) để tưởng nhớ Thục An Dương

Vương, vị vua đã có công sáng lập nên quốc gia Âu Lạc ( 250-208 TCN).


Lễ hội diễn ra vào các ngày 14,15,16 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ hội đền Cuông có các lễ như: lễ Yết Cáo, lễ Yên vị, lễ rước kiệu thần từ đình Xuân ái (Diễn An) nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra đền Cuông, lễ tạ tại đền, lễ rước kiệu thần từ đền Cuông về đình Xuân ái và nhà thờ họ Cao. Trước đây giữa các ngày lễ hội có các trò chơi như chọi gà, chơi đu, vật, kéo co, cờ người, cờ thẻ. Ngày nay còn có các sinh hoạt thể thao mới như bóng chuyền, bóng bàn, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, leo núi, trưng bày văn hoá phẩm, tham quan thắng cảnh Hồ Xuân Hương, tắm biển cửa Hiền...

Lễ hội đền Mai Hắc Đế ở xã Vân Diên (Nam Đàn). Lễ hội diễn ra trong 4 ngày từ 13-16 tháng 1 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công tích của Mai Thúc Loan - vị vua đã có công lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại ách thống trị hà khắc của nhà Đường, lập nên nhà nước Vạn An độc lập tự chủ ở thế kỷ thứ VIII (722-726). Lễ hội có các lễ : Khai quang tại khu mộ đền thờ và mộ thân mẫu của vua Mai, lễ cáo tại khu mộ có lễ Đại tế, lễ rước kiệu của các làng trong vùng về đền vua Mai để hội tế theo nghi lễ Triều đình, lễ dâng hương tại mộ và lễ tạ tại đền.


Trong thời gian tiến hành các lễ có các trò chời dân gian xưa như: đấu vật, đua thuyền, hát văn, hát đối, hát ví, đánh đu, leo cột mỡ, đi cầu kiều, cướp cờ, đánh cờ... Trong đó đua thuyền trên sông Lam là sôi động và náo nhiệt nhất. Đấu vật, đánh đu, hát đối diễn ra dài ngày nhất.

Ngày nay còn có thêm các hoạt động văn hoá văn nghệ thể thao như: Múa hát, chiếu phim, triển lãm, bóng đá, bóng chuyền, tham quan các di tích lịch sử, danh thắng quanh vùng khu di tích Kim Liên. Di tích tưởng niệm Phan Bội Châu, mộ đồng chí Lê Hồng Sơn, khe Bò đái, bến Sa Nam...

Lễ hội đền Cờn ở xã Quỳnh Phương (quỳnh Lưu) thờ "Tứ vị thánh nương" để tạ ơn các thánh mẫu đã từng báo mộng giúp các vua Trần Anh Tông, Lê Thánh Tông chinh phạt giặc phía nam thắng lợi, phù hộ độ trì cho dân các làng chài làm ăn phát triển.

Trước đây lễ hội diễn ra từ 15 tháng chạp đến 30 tháng giêng âm lịch hàng năm, nay chỉ diễn ra trong 3 ngày 19,20,21 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội có các lễ: Lễ cáo, lễ Yên vị, đặc biệt là lễ rước kiệu thần bằng đường bộ và rước kiệu thần bằng đường thuỷ từ đền trong ra đền ngoài và rước từ đền ngoài về lại đền trong. Lễ tạ tại đền trong là thời điểm mạnh của lễ hội, vừa thiêng vừa tưng bừng, mọi người dự hội đều có những phút thăng hoa trong không khí cộng



cảm.
Lễ hội có các trò chơi như : cờ người, cờ thẻ, chọi gà, đua thuyền truyền thống, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, hát chầu văn, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim, triển lãm, tham quan đền ngoài và tắm biển.

Lễ hội đền Quả Sơn ở xã Bồi Sơn (Đô Lương). Lễ hội được diễn ra trong ba ngày 19,20,21 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ Uy minh vương Lý nhật Quang, vị danh tướng, danh thần của vương triều Lý đã có công lớn trong việc bảo quốc an dân, củng cố nền độc lập thống nhất nước nhà ở thế kỷ XI (1039-

1055). Lễ hội có các lễ: Lễ yết cáo, lễ rước thần (từ đền Quả Sơn đến chùa Bà Bụt), lễ tạ ơn bà Bụt, lễ rước xuôi ( từ chùa Bà Bụt về đền Quả Sơn) , lễ tạ Yên Vị. Các trò chơi diễn ra sau phần lễ có: chơi đu tiên, chọi gà, cờ thẻ, cờ người, đấu vật, múa võ, bơi chải xuôi ngược trên sông Lam, hát chầu văn, diễn tích chèo tuồng cổ. Ngày nay còn có thêm các hoạt động như: cắm trại, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim, triển lãm, trưng bày các loại văn hoá phẩm, bóng đá, bóng chuyền, tham quan các di tích danh thắng trong ngày.

Lễ hội đền Đức Hoàng Mười ở xã Hưng thịnh (Hưng Nguyên). Lễ hội đền Hoàng Mười mỗi năm có hai kỳ lễ hội. Kỳ lễ rước sắc vào ngày 15 tháng 3 âm lịch và kỳ lễ khai điển vào ngày 10 tháng 10 âm lịch, ngày kỵ ông Hoàng Mười. Lễ hội có các lễ: Lễ dâng hương, lễ tạ, lễ yết cáo, lễ đại tế, lễ tưởng niệm. Các trò vui của hội có: hội rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, hát chầu văn, chọi gà, đánh cờ người, rước sắc bằng thuyền từ đền về nhà thờ họ Nguyễn tại làng Xuân An.

Lễ hội đền Hồng Sơn ở phường Hồng Sơn (thành phố Vinh). Xưa kia, đây là đền Võ Miếu (dân địa phương thường gọi là đền Nhà Ông) thờ Quan Vân Trường, một võ tướng thời Tam Quốc (Trung Quốc). Về sau dân rước các bài vị của các vua Hùng, của thánh Mẫu, của Trần Hưng Đạo về hợp tự tại đền và đền được đổi tên theo tên phường (địa danh nơi đền toạ lạc).

Hàng năm tại đền diễn ra 3 lễ hội vào các ngày: ngày 2-3 tháng 3 âm lịch để tưởng niệm đức Thánh Mẫu; ngày 9-10 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ các vua Hùng; Ngày 19-20 tháng 8 âm lịch để tưởng nhớ Trần Hưng Đạo - người đã lãnh đạo nhân dân ta 3 lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông. Lễ hội Thánh Mẫu và lễ giỗ Hùng Vương có các lễ yết cáo, và lễ đại tế tại đền ; lễ giỗ Trần Hưng Đạo có lễ yết cáo, lễ mít tinh kỷ niệm và rước kiệu thần từ địa điểm mít tinh về đền, lễ đại tế tại đền, lễ rước kiệu từ đền về các di tích trong vùng và lễ tạ tại đền.

Trong thời gian làm các lễ giỗ có các trò chơi chọi gà, cờ thẻ, cờ người, hát chầu văn, trưng bày các văn hoá phẩm ở đền và các di tích trong vùng. Tổ chức hoạt động bóng chuyền, bóng bàn...

Lễ hội đền Đức Hoàng ở xã Phúc Thành (Yên Thành). Đền Đức Hoàng xưa kia thờ Hoàng Tá Thốn, một vị tướng đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, thờ Liễu Hạnh, Bạch Y công chúa và thờ thần Rắn.

Trước kia vào ngày 13,14,15 tháng giêng là ngày lễ chính, sau đó lễ thánh thần và vãn cảnh đẹp vì đây là một trong tám cảnh đẹp của Đông thành xưa, gọi là " Đông Thành bát cảnh". Trong mười năm trở lại đây, vào đêm 30 tết hàng năm, chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hoá chào xuân năm mới tại đền và được mọi tầng lớp nhân dân tham dự đông đúc thành những ngày hội xuân rầm rộ.

Lễ hội chùa Cần Linh ở phường Cửa Nam (thành phố Vinh). Chùa Cần linh dân địa phương thường gọi là chùa Sư Nữ vì tăng ni trụ trì toàn là nữ. Đây là chùa thờ Phật, hàng năm có các ngày lễ như sau:

Ngày mồng một tháng giêng âm lịch là ngày Vía đức Phật Di Lặc, ngày 8 tháng giêng là ngày cầu an đầu năm , ngày rằm tháng giêng là lễ thượng nguyên cầu cho Quốc thái dân an. Ngày 8 tháng 2 âm lịch là ngày vía đức phật Thích ca xuất gia, Ngày 15 tháng 2 âm lịch là ngày vía phật Thích ca nhập Niết bàn, ngày

19/2 âm lịch quan thế âm Bồ Tát giáng sinh, ngày 15 tháng 4 âm lịch Phật Thích Ca giáng sinh, ngày 19 tháng 6 âm lịch quan Thế Âm Bồ Tát xuất gia, ngày 15 tháng 7 âm lịch lễ Vu Lang Bồn (Đại lễ cầu siêu, báo hiệu trọng ân) .

Đông vui và náo nhiệt hơn là ngày lễ Phật Thích ca giáng sinh thường gọi là ngày Phật Đản , được coi là ngày đại lễ của lễ hội chùa Cần Linh.

Lễ Noel ở các nhà thờ Thiên Chúa Giáo như ở nhà thờ Xã Đoài (Nghi Diên

,Nghi Lộc), nhà thờ Cầu Rầm (Hồng Sơn , thành phố Vinh) ...
Lễ hội Noel diễn ra vào ngày 24-25/12 dương lịch hàng năm để mừng chúa Giêsu giáng sinh. Lễ hội Noel có các lễ nghi theo Thiên Chúa Giáo như đọc kinh, cầu nguyện. Cầu nguyện diễn tả lại giờ phút ra đời của chúa Giêsu và nơi chúa Giêsu ra đời. Sau các lễ là hội của các bài thánh ca, chúc phúc, cầu nguyện. Lễ hội Noel thu hút ngày càng đông người về tham dự, nhất là tầng lớp trẻ thanh thiếu niên. Là dịp gặp gỡ, giao lưu của tuổi trẻ trong vùng.

Lễ hội rước Hến ở xã Hưng Lam (Hưng Nguyên) Lễ hội được diễn ra tại đền Thanh Liệt nơi thờ các nhân thần: Hoàng Tá Thốn, Nguyễn Biểu và các phu thần như: Long Vương, Liễu Hạnh, Sơn Liêu độc cước.

Lễ hội rước Hến ở đền Thanh Liệt của các cư dân vùng sông nước để tưởng nhớ công lao của các vị danh tướng, lương thần có công đánh giặc giữ nước, có công cứu giúp dân lành thoát khỏi hoạn nan, làm ăn yên ổn, mùa màng bội thu đời sống thịnh vượng. Lễ hội diễn ra trong hai ngày 5-6 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ hội rước Hến có các lễ: lễ khai quang, lễ yết cáo tại đền, lễ rước kiệu thần , các đồ tế khí bằng thuyền trên sông Lam (đây là lễ thiêng liêng nhất của hội), lễ tạ tại đền. Hội của lễ hội rước Hến là các trò chơi: đánh vật, chạy thi, chơi đu, đặc biệt là đua thuyền trên sông Lam rất tưng bừng và náo nhiệt của môt vùng sông nước, biểu diễn nghệ thuật , hát ví, hát giặm , chiếu phim, bóng đá, bóng chuyền ...

Lễ hội đền thờ Trần Trùng Quang ở xã Hưng Lộc (thành phố Vinh). Lễ hội diễn ra trong hai ngày 19-20 tháng 2 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ tới vị vua cuối cùng của vương triều Trần, người đã phất cao lá cờ đánh đuổi quân xâm lược Minh thế kỷ XV (1409-1414). Lễ hội có các lễ: Lễ tiên thưởng, lễ dâng hương tại khu lăng mộ, lễ đại tế tại đền thờ, lễ tạ tại đền thờ. Lễ hội có các trò chơi: đánh cờ, chọi gà, múa lân, hát chầu văn, ca trù, vịnh thơ. Nay còn có thêm các hoạt động văn nghệ thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật quần chúng, đi tham quan các di tích trong vùng...

Lễ hội đền thờ quốc công Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp (Nghi Lộc). Lễ hội diễn ra trong hai ngày 30 và ngày 01 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội có các lễ: lễ khai quang tâỷ uế, lễ yết cáo, lễ chính tế dâng hương tại đền và lăng mộ, lễ tại di tích. Trong lễ hội có các trò chơi: đốt pháo bông, biểu diễn văn

nghệ, hát chầu văn, lễ rước các loại kiệu: kiệu rước phong sắc của vua ban, kiệu rước bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá của Bộ Văn hoá Thông tin cấp, chọi gà, cờ người, cờ thẻ, đấu vật, kéo co, bóng đá, bóng chuyền, đi tham quan lăng mộ Nguyễn Sư Hồi, bãi biển cửa lò, núi Cờ, núi Kiếm, núi Voi.

Lễ hội đền Vạn Lộc ở phường Nghi Tân (thi xã Cửa Lò). Lễ hội diễn ra trong hai ngày 14-15 tháng giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ Nguyễn Sư Hồi- người có công trấn giữ vùng biển và lập ra làng Vạn Lộc ngày nay.Lễ hội có các lễ: Lễ khai Quang tẩy uế, lễ yết cáo, lễ rước phong sắc bài vị của Thái Uý Nguyễn Sư Hồi, lễ rước kiệu ảnh Bác Hồ, rước bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá, lễ tạ. Sau lễ là các trò chơi hoạt động văn hoá như cắm trại, chơi cờ thẻ, cờ người, đu tiên, chọi gà, bóng chuyền, biểu diễn văn nghệ, đua thuyền trên sông, biển.

Lễ hội dòng họ Hồ ở xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Lễ hội diễn ra tại nhà thờ họ Hồ vào các ngày 11-12 tháng giêng âm lịch hàng năm để tưởng niệm các bậc tiên liệt của dòng họ là những vị đại khoa, những người khai cơ làng Quỳnh "tơ lụa thủ khoa ba đời" Hồ Hân, tiến sĩ Hồ Ước, tiến sĩ Đông Các đại học sĩ - thượng thư Duệ quân công Hồ Sỹ Dương, tiến sĩ thượng thư Quận Công Hồ Phi Tích, tiến sĩ Hồ Sỹ Tân, tham đốc ngự sử - ban quận công Hồ Sĩ Đống, nhà yêu nước Hồ Học Lãm, chiến sỹ cộng sản tiền bối Hồ Tùng Mậu...

Đến ngày lễ hội tổ họ, con cháu dòng họ từ mọi miền tổ quốc về làm lễ yết bái tổ tiên. Lễ yết bái được tiến hành theo nghi lễ tế thần truyền thống của dân tộc.Trong lễ hội diễn ra nhiều sinh hoạt văn hoá tốt đẹp như: ôn lại công tích của các vị tổ tiên, cùng nhau noi gương sáng của tổ tiên, và báo công với tổ tiên. Học hỏi trau dồi kinh nghiệm trong công tác, trong học tập, lao động, sản xuất. Động viên nhau phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông. Sinh hoạt của lễ hội đã trở thành những ngày hội văn hóa của dòng họ, làm phong phú thêm văn hóa làng Quỳnh.

Lễ hội dòng họ Nguyễn Cảnh ở Tràng Sơn (Đô Lương). Lễ hội diễn ra tại nhà thờ đại tôn dòng họ vào ngày 15 tháng3 âm lịch của năm Giáp (10 năm một lần) để tưởng nhớ các bậc tiên tổ như thái phó Trấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan và các vị quận công khác cuả dòng họ là những danh tướng đã có công với dân với nước trong sự nghiệp "bảo quốc hộ dân" ở các thế kỷ XV, XVIII.

Lễ hội có các lễ: yết cáo, đại tế , lễ tạ. Sau lễ có các trò chơi: đánh cờ, chọi gà, đánh đu, đấu võ, múa lân...

Lễ hội Làng Sen.


Lễ hội chào mừng ngày sinh Bác Hồ kính yêu (19/5). Lễ hội diễn ra từ 2 đến 5 ngày tuỳ từng năm. Năm lẻ (mỗi năm một lần) có quy mô cả tỉnh ở Nghệ An. Năm chẵn(3 đến 5 năm một lần) quy mô toàn quốc. Lễ chính của lễ hội là dâng hương, hoa và báo công tại nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam đàn. Phần hội có các nội dung: diễu hành từ thành phố Vinh lên quê ngoại, quê nội Bác Hồ ở làng Sen, lễ mít tinh khai mạc, các đơn vị về dự hội biểu diễn văn nghệ, thi nét đẹp làng Sen, thi sắc phục dân tộc. Dạ hội uống rượu cần, múa hát lăm vông, hội cồng chiêng, hát khắp luống, du thuyền trên sông Lam, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm trên di tích danh thắng.

Lễ hội Sông Nước ở thị xã Cửa Lò. Lễ hội có: dâng hương tại đền Vạn Lộc, rước đuốc từ đền Vạn Lộc về công viên Hoa Cúc Biển, lễ khai mạc mùa du lịch biển. Phần hội có các nội dung đua thuyền, giao lưu văn nghệ thể thao, triển lãm trưng bày các văn hoá phẩm...

Ngoài ra còn có các lễ hội đón rước bằng công nhận làng văn hoá của UBND tỉnh Nghệ An tặng và lễ hội đón bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa do Bộ Văn hoá Thông tin cấp cho các làng, các đơn vị, các dòng họ đạt tiêu chuẩn.

Các lễ hội nói trên đều có lễ mít tinh , báo cáo thành tích, lễ trao và nhận bằng. Có vui văn nghệ thể thao sôi nổi, vui vẻ và đầy ấn tượng.

Trên đây là những lễ hội tiêu biểu ở các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An. Đặc điểm của lễ hội ở đây vừa có lễ hội truyền thống vừa có lễ hội mới. Trong lễ hội truyền thống có lễ hội về di tích lịch sử như lễ hội đền Cuông, lễ hội đền Quả Sơn, lễ hội đền Hồng Sơn, lễ hội đền Mai Hắc Đế, đền Đức Hoàng, đền thờ Trần Trùng Quang, lễ hội đền Vạn Lộc. Có lễ hội tín ngưỡng dân gian như: lễ hội đền Cờn, lễ hội rước hến, lễ hội cầu ngư. Có lễ hội dòng họ như lễ hội dòng họ Hồ, lễ hội dòng họ Nguyễn Cảnh, lễ hội đền thờ Nguyễn Xí. Có lễ hội tôn giáo như lễ hội chùa Cần Linh, lễ hội Noel...

Trong lễ hội mới có lễ hội làng Sen, lễ hội Sông Nước ở Cửa Lò, lễ hội đón rước bằng công nhận làng văn hoá, lễ hội đón rước bằng công nhận di tích lịch

sử văn hoá. Phần lớn lễ hội truyền thống ban đầu chỉ có lễ, phần hội rất mờ nhạt. Ngược lại, lễ hội mới chủ yếu là phần hội, phần lễ chỉ là mít tinh, hội họp...

Nhiều lễ hội có quy mô vùng như lễ hội đền Cuông, lễ hội đền thờ Mai Hắc Đế, lễ hội đền quả Sơn, lễ hội đền Cờn, lễ hội đền Hoàng Mười, lễ hội đền Hồng Sơn.


Nhìn chung lễ hội ở các làng đồng bằng và ven biển Nghệ An không nhiều bằng lễ hội ở các vùng đồng bằng Bắc bộ và không có những lễ hội kéo dài ngày như một số lễ hội của vùng đồng bằng Bắc bộ. Nhưng tính cộng cảm, cộng mệnh ở các lễ hội ở đây nói chung rất mạnh, rất cao. Đó cũng là những đặc trưng tiêu biểu của văn hoá lễ hội ở Nghệ An.

2.5. Dòng họ và văn hoá dòng họ
2.5.1. Dòng họ
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn thì dòng họ của người Việt có từ khi xã hội Việt Nam phân chia thành giai cấp.

Dòng họ của người Việt Nam là một gia đình mở rộng ; một đại gia đình

(gồm nhiều gia đình) cùng huyết thống .
Về mặt sinh học, họ là những người xuất phát từ một bào thai sinh ra, thường gọi là "đồng bào".

Nói một cách cụ thể là: Gia đình, cha mẹ sinh ra các con để thành gia đình hai thế hệ. Đến khi các con lấy vợ sinh con mà cha mẹ còn sống lên chức ông bà, đó là gia đình ba thế hệ và cứ tiếp tục đến gia đình 4,5,6,7,... thế hệ tức là họ (dòng họ).

Về mặt lịch sử xã hội: dòng họ là một thành tố xây nên làng xã Việt Nam. Vì vậy lịch sử dòng họ cũng là lịch sử hình thành của làng xã. Nói cách khác, văn hoá gia đình, văn hoá dòng họ là cội nguồn của văn hoá Việt Nam.

Về mặt văn hoá tâm linh: họ là đơn vị cộng cảm mà đỉnh cao là tục thờ phụng tổ tiên với nhiều ràng buộc lại với nhau. Vì thế, họ Việt Nam gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên.



2.5.2 Văn hoá dòng họ và những dòng họ tiêu biểu ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An.

Nói đến văn hoá dòng họ là phải nghĩ đến những truyền thống về trình độ

học vấn, học vị, bằng cấp dưới các chế độ thi cử của các hình thái xã hội .Đồng

thời cũng phải nghĩ rằng dòng họ đó đã xây dựng được một đời sống tinh thần, đạo đức mang tính truyền thống, kể cả truyền thống giáo dục bao gồm giáo dục đạo đức và giáo dục văn hoá. Truyền thống ở đây là truyền thống thờ phụng, tri ân, tri đức, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Truyền thống đoàn kết, coi "giọt máu đào hơn ao nước lã". Cái gọi là gia đạo, gia phong, gia thế, gia truyền, gia huấn ... vốn được coi là thiêng liêng trong nếp sống của người Việt Nam xưa. Chính những thứ đó là thành tố quan trọng bậc nhất của văn hoá dòng họ. Có thành tố đó làm nền, mới tạo ra truyền thống học vấn, truyền thống đậu đạt, có học vị lừng danh cho dòng họ.

Vùng biên viễn Hoan Châu xưa, Nghệ An ngày nay là vùng có quá trình phát triển lịch sử nói chung, quá trình hình thành làng xã nói riêng muộn hơn ở Bắc bộ.

Một đặc điểm cần lưu ý nữa là vùng phân dậu này cũng là nơi các triều đại Phong Kiến thường lấy đất phong thưởng cho các vương hầu tước bá có công lớn làm trang trại, mở các điền trang thái ấp và khi phong thưởng thường cho họ mang theo họ vua (quốc tính). Đây cũng là vùng lẩn tránh chờ thời cơ của nhiều quan lại, tướng lĩnh có chính kiến bất đồng với Triều đình và để tránh sự truy đuổi nên phải đổi họ. Đây cũng là nơi dừng chân cuối cùng của các dân tộc thiểu số của tỉnh Nghệ An.

Những đặc điểm lịch sử xã hội nói trên đã góp phần tạo nên những đặc

điểm của các dòng họ ở Nghệ An.


Theo tập tài liệu " Dân cư và xã hội Nghệ An" công bố năm 1990 Nghệ An có 341 họ, kể cả những họ của các dân tôc thiểu số ở miền núi. Họ ở Nghệ An vừa có họ bản địa vừa có họ từ ngoài Bắc vào, họ từ phía Nam ra.

Ngoài nguyên nhân một số họ thay đổi tên họ theo họ vua, thay đổi họ để tránh sự truy nã, một số thay đổi tên họ theo họ dân tộc bản địa, thay đổi tên họ theo họ cha nuôi (dưỡng phụ), và một số họ khác để sống chung trên một lãnh thổ. Vì vậy ngoài dòng "chính thống" ở Nghệ An có dòng "Giả tá". Và như vậy một số dòng họ không đồng nghĩa với huyết thống.

Nhưng nổi bật hơn của dòng họ ở Nghệ An là có nhiều cá nhân đột khởi được cả vùng hay cả nước biết đến như: Trạng nguyên Bạch Liêu của dòng họ Bạch ở Đông Thành, Hồ Tông Thốc, Hồ Tông Lại, của dòng họ Hồ ở Yên Thành. Hồ Sĩ Dương, Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Đống, Hồ Xuân Hương của dòng họ

Hồ ở Quỳnh Lưu. Hoàng Tá Thốn của dòng họ Hoàng ở Vạn Phần Diễn Châu, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Cảnh Mô của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Đô Lương; Nguyễn Xí, Nguyễn Sư Hồi, Nguyễn Sương, Nguyễn Kế Sài của dòng họ Nguyễn Đình ở Nghi Lộc; Phan Công Tích của dòng họ Phan ở Hào Kiệt Yên Thành; Đinh Bạt Tuỵ của dòng họ Đinh ở Hưng Nguyên; Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hoà của dòng họ Ngô ở Lý Trai Diễn Châu; Nguyễn Đức Đạt của dòng họ Nguyễn Đức ở Hoành Sơn; Nguyễn Văn Gia của dòng họ Nguyễn Văn ở Trung Cần; Nguyễn Trọng Đương, Nguyễn Trọng Đường, Nguyễn Trọng Thường của dòng họ Nguyễn Trọng ở Trung Cần Nam Đàn; Đinh Hồng Phiên, Đinh Văn Phác, cuả dòng họ Đinh ở Kim Khê Nghi Lộc; Phan Bội Châu của dòng họ Phan ở Đan Nhiễm Nam Đàn; Phạm Nguyễn Du ở Thạch Động Nghi Lộc. Các họ Tôn ở Võ Liệt, họ Đặng ở Lương Điền, họ Đinh ở Thanh Liên, họ Nguyễn ở Đô Lương, họ Lê Doãn ở Tràng Thành, họ Nguyễn Xuân ở Cồn Sắt, họ Đặng ở Nho Lâm, họ Cao ở Thịnh Mỹ, họ Lê ở Xuân Hồ... đều có những nhân vật đột khởi. Nhưng rực rỡ hơn cả là chủ tịch Hồ Chí Minh của dòng họ Nguyễn Sinh Nam Đàn.

Nhiều tên tuổi của một số cá nhân các dòng họ trở thành tên của các làng, các xã, thậm chí là tên của một tổng như: Cao Xá Tổng, Thái Xá Tổng, Đặng Xá Tổng, thôn Chánh sứ, Cụ thượng ngọc Lâm, cụ Tế Đặng Nho Lâm, cụ Nghè Cồn Sắt, cụ Nghè Yên Mã... Người ta biết đến làng, xã, tổng trước hết là biết đến tên tuổi của những cá nhân đột khởi của các dòng họ đó.

Có những họ ở Nghệ An nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như dòng họ Hồ, anh em Nguyễn Huệ (dòng họ Hồ Thơm) nổi danh về những chiến công hiển hách lẫy lừng, Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng nổi tiếng về cải cách.

Điều mà làm cho cả dân tộc Việt Nam biết đến và kính nể các dòng họ ở Nghệ An, đó là truyền thống khổ học, hiếu học để thành đạt trên con đường khoa bảng. Có những dòng họ đời nối đời đều có người đậu đại khoa, có lúc có hai trạng nguyên liên tiếp như Hồ Đốn, Hồ Thành và đã được nhà vua khen là: "phụ tranh nguyên, tử diệu tranh nguyên". Có nơi hai chú cháu đậu đồng khoa. Hơn thế nữa có nhà gia cảnh rất bần hàn phải ăn khoai trừ bữa, phải thế mà cả ông, cả con, cả cháu cùng đậu bảng vàng:

"Sớm khoai, trưa khoai, tối khoai


Ông đậu, con đậu, cháu đậu, đậu cả nhà"

Ca dao xưa ở Nghệ An đã có câu:


"Bao giờ Rú Cấm hết cây

Hồ sen hết nước, họ này hết quan" Chính là nói về dòng họ Nguyễn Cảnh ở Đô Lương Hoặc:


"Khen cho thiên hạ người ta
Đã Ngô Trí Hoà, lại Ngô Trí Tri" Là nói về dòng họ Ngô ở Diễn Châu.

"Làng Quỳnh lắm kẻ đăng hoa


Ông Nghè, ông Cống như hoa làng Quỳnh" Là nói về các dòng họ ở Quỳnh Lưu

Phải nói rằng văn hoá dòng họ ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An là điểm sáng lấp lánh cho văn hoá làng, văn hoá dân tộc. Không những các dòng họ khoa bảng như họ Hồ, họ Ngô, họ Đinh ... đến các dòng họ có đột khởi cá nhân như Nguyễn Xí, Nguyễn Sư Hồi, Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chủ Tịch) thì những dòng họ tiêu biểu về nghề truyền thống như họ Cao ở Nho Lâm với nghề Rèn ; họ Trần ở Nam Hoa (Nam Đàn) với nghề Mộc, họ Phạm ở Trung Kiên với nghề đóng Thuyền v.v. Các dòng họ tiêu biểu này tô đậm nét văn hoá truyền thống của vùng quê xứ Nghệ nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung.



2.6. Nghề, làng nghề thủ công truyền thống.

Nói đến văn hoá vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An thì không thể không nhắc đến nghề thủ công truyền thống. Trên cơ sở nông nghiệp là chính, cứ một làng lại có vài ba nghề, có khi cả làng đều làm một nghề.



2.6.1: Nghề thủ công truyền thống

Nghề thủ công truyền thống có ở đây rất sớm. Từ thời văn hoá Bắc Sơn, theo các nhà khảo cổ học thì ở Nghệ An tiêu biểu là nền văn hoá Quỳnh Văn- miền biển Quỳnh Lưu (cách đây khoảng 5000 năm). Những di chỉ tìm được ở đây như Rìu, Đục, làm bằng xương bằng đá, nhưng nhiều hơn cả là những đồ gốm, tất cả gốm này đều nặn bằng tay, còn khá thô. "Những chiếc nồi đất có thành miệng đứng thẳng và có đáy nhọn, mặt ngoài có hoa văn chải, mặt trong có dấu in thành rãnh nhỏ song song. Các nhà khảo cổ gọi đó là loại gốm có hoa văn hai mặt" (32,1998tr.14)

Không những ở Quỳnh Văn Quỳnh Lưu mà còn một số di chỉ được tìm thấy ở những nơi khác như đồ Gốm, đồ Đồng, đồ Đá ở Trại Ổi (Quỳnh Hồng), (cách đây khoảng 4000 năm). Đồ Gốm (Quỳnh Hậu), Rú Trăn , Rú Cật (Nam Đàn) ...

Đến thời đại các Vua Hùng với nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng, ở vùng này có di chỉ Đồng mỏm (Diễn Châu), người ta tìm thấy những lưỡi cày, chõ xôi bằng đồng ... ngoài ra còn tìm thấy những lò luyện Sắt. Nghệ An vốn nổi tiếng về nghề luyện Sắt ở Nho Lâm. "Khi nghiên cứu tính chất của xỉ và cơ cấu của lò, các nhà khảo cổ học cho rằng, phương pháp luyện sắt thời đó là phương pháp hoàn nguyên trực tiếp, tức là phương pháp dùng than để khử dần ôxy của quặng sắt. Việc sáng tạo được các lò luyện Sắt như vậy là một thành công lớn của tổ tiên chúng ta trong thời đại các Vua Hùng" (32,1998,tr.22). Từ luyện Sắt, các thợ thủ công lại làm ra các công cụ về vũ khí như dao, kéo, thuổng... để phục vụ cho cuộc sống của con người trong lao động sản xuất, nhờ vậy mà nông nghiệp cũng phát triển làm cho đời sống người dân xứ Nghệ thời đó sung túc hơn, đời sống tinh thần cũng phong phú hơn.

Trong đêm trường Bắc thuộc, các nghề thủ công ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An trên cơ sở nông nghiệp lúa nước cũng tiếp tục phát triển. Nghề luyện sắt và rèn sắt ở Nho Lâm tiến bộ thêm , để có nhiều công cụ phục vụ nông nghiệp và một số đồ dùng trong nhà. Nghề đúc Đồng chuyển sang phục vụ nhu cầu hàng ngày cho nhân dân, làm nồi niêu, lư hương, khánh, đồ trang sức như ở Bố Đức ở (Nam Đàn), Cồn Cát (Diễn Châu). Nghề gốm không những phát triển ở Bộng Vẹo, Trù Ú. Nồi đất được giao lưu rộng rãi ở khắp vùng. Nghề kéo sợi dệt vải, nuôi tằm dệt tơ lụa là những nghề thủ công gia đình cũng phát triển nhiều nơi, như ở Nam Đàn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, nghề đan lát rổ rá v.v. Trong khi đó, ngư dân ven biển đã biết chắp gai đan lưới, dùng thuyền ra khơi đánh bắt cá đông đảo hơn. Nghề làm muối, làm nước mắn để phục vụ sinh hoạt hàng ngày cũng xuất hiện.

Đến thời kỳ xây dựng nền độc lập tự chủ dân tộc. Với chiến thắng Bạch Đằng 938, cả nước bước sang thời kỳ mới. Theo đà thay đổi về chính trị, kinh tế, văn hoá nói chung, nghề thủ công có đủ điều kiện phát triển. "Nghề luyện sắt ở Nho Lâm lúc phát triển nhất có tới 400 lò hông (lò luyện sắt) với hàng nghìn "dạ luyện cục tượng" (thợ luyện sắt). Đó là công trường náo nhiệt, người làm việc vất vả, rộn rã ngày đêm." (32,1998,tr.26).

Không những nghề luyện sắt ở Nho Lâm mà các nghề khác cũng phát triển như : Nghề gốm ở Bộng Vẹo đã phát triển sang vùng Yên Thành, và lên cả vùng núi Tương Dương. Nghề trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm không chỉ co cụm một số làng như Quỳnh Đôi, Phượng Lịch mà toả đi khắp vùng. Nghề thợ mộc ở Nam Hoa, Phú Nghĩa, Tràng Thân (Nam Đàn) cũng vậy.

Theo tài liệu của PGS Ninh Viết Giao, ở Nghệ An cho đến đầu thế kỷ XX có gần 100 nghề thủ công, không những có nghề thủ công truyền thống mà ở vùng này còn hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.



2.6.2. Làng nghề thủ công truyền thống

Nếu gọi "Một làng nghề là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt, chăn nuôi và nhiều nghề phụ ... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một lớp thợ thủ công ít nhiều chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, phó cả ,... với một cơ cấu nào đó, về mặt hàng thủ công của họ đã là những sản phẩm hàng hoá, có quan hệ tiếp thị với một thị trường, là vùng rộng, đô thị, thủ đô, hay cả nước ... Những làng ấy đã ít nhiều nổi tiếng từ lâu (có một quá khứ) dân biết mặt, nước biết tên, tên tuổi đi vào ca dao tục ngữ, truyền thống dân gian, ... trở thành di sản văn hoá dân gian" (32,1998,tr.28) thì ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An có: Làng luyện quánh (quặng sắt) và rèn Nho Lâm; Làng gốm Trù Ú, Bộng Vẹo; Làng dệt tơ lụa Quỳnh Đôi; Làng thợ mộc Phú Nghĩa, Tràng Thân, Nam Hoa; Làng dệt vải Phương lịch; tơ lụa Xuân Hồ, Xuân Liễu; Làng làm nước nắm Vạn Phần, Thanh Đoài; Làng làm muối Quí Hoà, Thanh Đàm, Quý Đức; Làng đúc đồng Cồn Cát, Bố Đức; Làng đúc lưỡi cày Mỹ Lý(Si); Làng bện võng Hoàng La, Phú Hậu; Làng dệt chiếu Yên Lưu,Văn Trai.v.v

Nghề , làng nghề thủ công ở vùng này có rất sớm và nhiều nghề trở thành nghề truyền thống, nhiều làng nghề trở thành làng nghề thủ công truyền thống. Nó có thành tựu về việc khẩn hoang lập làng mới, đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp, sự giao lưu kinh tế văn hoá, không ở trong vùng và cả nước. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở đây đã có tiếng vang trong kho tàng văn học dân gian xứ Nghệ. Biết bao câu ca dao ca ngợi, tôn vinh nghề thủ công truyền thống của làng.

Nói về Đô Lương và Quỳnh Lưu

"Đô Lương dệt gấm thêm hoa

Quỳnh Đôi tơ lụa thủ khoa muôn đời" Hay nói về hai làng Xuân Hồ, Xuân Liễu ở Nam Đàn

Ai về Hồ,Liễu mà xem

Chợ tro một tháng chín phiên họp đều Trai Mỹ miều bút nghiên đèn sách, Gái thanh tân chuyên mạch cửu danh, Trai mong chiếm đề danh

Gái thì dệt vải vừa lanh vừa tài

Nói về làng làm nước mắn Vạn Phần

Hỡi cô gánh nước quang mây Có về làng Vạn đi đây cùng về Làng Vạn nước mắn ngon ghê

Sông Bùng tắm mát, nốc nghề cá tôm

Hay nói về làng Nho Lâm:

Nho Lâm than quánh nặng nề

Những ông làm quánh kém chi học trò

Quánh này xây dựng cơ đồ

Nhà Lê nhà Nguyễn cũng dụng quánh để điểm tô Sơn Hà.

Hay có thể nói "Kẻ Si đúc cày, xa quay Phượng Lịch", "Bánh đúc cháo kê là nghề làng Trại, đánh tranh mãi mãi là thói làng Vinh, làm nhà làm đình là dân Phú Nghĩa" hoặc "Rượu Hưng Nguyên, thuyền Châu Phúc", "Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn" v.v.

Phải nói rằng : Nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An rất phong phú. Bức tranh về mặt bằng văn hoá mang tính chất sinh thái nhân văn của vùng. Chính nhờ những câu ca dao, tục ngữ ấy mà các nghề thủ công truyền thống của bao làng đã vang rộng , vang xa gieo vào tâm khảm của người dân với tình yêu thương làng quê tha thiết. Nghề thủ công và sản phẩm thủ công đều do trí tuệ và bàn tay con người tạo ra, nó là sản phẩm của văn hoá. Có được một nghề thủ công, một sản phẩm thủ công, bao giờ cũng là kết quả của khoa học (dù là khoa học sơ khai) và của nghệ thuật (dù là nghệ thuật đơn giản). Nghề và làng nghề thủ công ở đây đã tô đậm bản sắc văn hoá làng vùng quê xứ Nghệ nói riêng, văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung

2.7. Văn hoá dân gian

Xứ Nghệ dù là mảnh đất "viễn trấn" "phên dậu", song ở đây lại được liệt trong những vùng "Đất văn vật". Tại đây có một kho tàng văn hoá văn nghệ rất phong phú, mang tính thống nhất trong toàn vùng, thể hiện tính hoàn chỉnh và

đậm đà bản sắc địa phương. Không những bao quát trong toàn bộ gia tài văn hoá dân gian mà còn ở từng loại hình như ca dao, dân ca, hò, vè, truyện kể dân gian, hát ví, giặm v.v. đều có tính hoàn chỉnh, đậm đà nét riêng biệt của nó. Ở đây chúng tôi chỉ nêu đặc trưng của một số loại hình văn nghệ dân gian ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An.

Cho đến nay, cứ bước chân vào làng nào vẫn được nghe dân làng kể lại những câu chuyện dân gian, truyền thuyết, cổ tích về các nhân vật, huyền thoại trong làng, trong vùng. Những làng có thêm nghề thủ công gắn với sinh kế của họ đều có sinh hoạt theo nghề đó. Nghề dệt vải có hát phường vải, nghề đi thuyền đánh cá trên sông có hát ví đò đưa theo nhịp mái chèo, nghề luyện quánh có vè, chuyện kể về nghề luyện quánh. Nghề thợ mộc có vè, chuyện kể về anh thợ mộc ... Tất cả các hình thái văn nghệ dân gian đều xuất phát từ cuộc sống lao động của con người ở đây. Nhiều câu chuyện kể, hát ví, hát giặm ... chỉ có người dân ở vùng này mới có, nhưng giá trị của nó không chỉ bó hẹp trong vùng mà có cả trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam

Hát ví hát giặm trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với người dân Xứ Nghệ. Hò ,vè cũng là món ăn thường nhật của mọi người. Trong làng đã có chuyện to, chuyện nhỏ đều xuất hiện một vài bài vè . Có những làng có truyền thống về kể chuyện cười.

Văn nghệ dân gian được sáng tác để phục vụ cuộc sống sản xuất, sinh hoạt , chiến đấu. Nó phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người bằng những phương thức tư duy, phương tiện của người dân vùng này làm nên bản sắc văn hoá riêng. Và từ đó nó phục vụ trở lại cuộc sống của con người. tất cả đều toát lên vẻ đẹp bên trong tâm hồn con người từ đời này qua đời khác, làm phong phú thêm văn hoá làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An nói riêng, xứ Nghệ nói chung.


2.7.1 Chuyện kể dân gian

Nghệ An nói riêng, Nghệ Tĩnh nói chung có cả một kho tàng chuyện kể dân gian mà Nguyễn Đổng Chi, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đã sưu tầm. Bên cạnh, Hội văn nghệ dân gian Nghệ An cũng cho ra mắt bốn tập "Kho tàng chuyện kể dân gian xứ Nghệ" do Phó giáo sư Ninh Viết Giao chủ biên đã chứng tỏ vùng đất này có một kho tàng truyện kể dân gian phong phú và đồ sộ. Vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An cũng đóng góp không nhỏ vào kho tàng quý báu đó. Dù đi đến đâu cũng nghe nhân dân kể truyện, không thần thoại thì

truyền thuyết, không cổ tích thì truyện cười. Nội dung của truyện hầu hết liên quan đến thắng cảnh núi sông, đền chùa, miếu mạo, đến danh nhân, kỳ tích về cuộc sống lao động, sinh hoạt v.v ở quê mình. Nhiều địa danh có truyện kể chồng lên nhau, lớp nọ kế tiếp lớp kia. Như Lèn Hai Vai ở Diễn Châu, ở đây có truyện ông Đùng gánh núi, ông Đùng dùng hai cánh tay dài với tới tận các vì sao xa xăm lấy những mảnh thiên thạch đem về nấu thành sắt, có truyền thuyết về tướng cụt đầu, có truyền thuyết về hang Gươm, hang Khòm v.v. Ngay dáng núi cũng có nhiều chuyện. Họ kể vùng Diễn Minh, Diễn Bình làm ăn vất vả, gánh vác nặng nề, gọi đó là núi Hai vai, vùng Diễn Thái nhiều ruộng nên trông nó như một ông Khổng Lồ gánh thóc. Vùng Nho Lâm nhiều người làm thợ rèn, trông núi như một cái đe, vùng Diễn Trung, Diễn Thịnh lắm thầy thuốc bắc, nhìn núi tựa con dao cẩm. Vùng Diễn Hoa, đàn bà thanh lịch, ngó núi như một người con gái để tóc xoã ...

Nhiều chuyện kể về đền chùa như đền Cờn, đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng. Các đền khác được nhân dân thờ những người có công với nước như đền Cuông ở Diễn Châu thờ An Dương Vương, đền Vua Mai ở Nam Đàn, đền Cương Quốc (Nghi Lộc) thờ Nguyễn Xí v.v. Truyện kể dân gian ở vùng này có những chuyện được lan ra các tỉnh trong nước như những giai thoại về Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, An Dương Vương ... thì bên cạnh có những chuyện chỉ trong vùng biết với nhau. Như chuyện Cố Bợ, chuyện ông Đùng, chuyện Mân Nhụy v.v. Ngay trong vùng cũng có nét khác nhau về loại hình, song nó vẫn đan xen với nhau tạo thành nét văn hoá làng ở vùng quê Xứ Nghệ.

Nói về chuyện kể dân gian vùng này, ta có thể khái quát chung về các hình tượng hay còn gọi mô típ khá phổ biến như: ông Khổng Lồ, Con rắn xanh, người đàn bà, giọt máu. Dĩ nhiên vẫn có nhiều truyện có những hình tượng khác như các nhân vật có sức khoẻ, các nhà Nho, Khoa bảngv.v. Chuyện ông Khổng Lồ hay ông Đùng. Nào là ông Đùng dắt những hòn núi đứng lẻ tẻ xếp thành dãy, nhờ đó mà chúng ta có dãy Đại Huệ, dãy Mồng Gà, nào là ông Khổng Lồ gánh núi lấp biển, hòn cao, hòn thấp, hòn cao thì nổi, hòn thấp thì chìm nên nay có hòn Mắt, hòm Ngư ngoài cửa Hội. Rồi ông Khổng Lồ đi đánh nhau với biển, ông Khổng Lồ tạo nên Rú Đáy, Rú Đất ... Bước chân ông Đùng- ông Khổng Lồ còn để lại nhiều nơi trên đất Nghệ An. Tại ngọn Đại Huệ ở Nam Đàn, ngọn Đông Kẹ ở Vân Tụ Yên Thành, dãy Hoành Sơn... đều có dấu chân ông Đùng. Rồi con đường vắt từ Lèn Hai Vai qua hòn Hổ Lĩnh ở Diễn Châu là

đòn gánh của ông Đùng, sự tích hòn núi Thông, sự tích ông tổ nghề rèn ở Nho Lâm Diễn Châu cũng là nhân vật ông Đùng. Trong những người thợ Quánh ở Nho Lâm thì ông Đùng trong trí tưởng tượng của họ chính là núi Hai Vai. Ông đã với cánh tay dài tới tận các vì sao xa xăm lấy những mảnh thiên thạch về nấu thành sắt. Khi ông ngồi xuống hai đầu gối nhô lên vững chãi thành cái đe, nắm tay ông làm cái búa hàng ngàn cân gõ xuống đe, những mảnh vụn văng đi một số nơi thành những mỏ sắt. Hình tượng núi Hai Vai là hình tượng ông Đùng. Người dân ở đây dùng hình tượng ông Đùng để muốn gửi gắm vào đó lòng mong mỏi muốn chế ngự thiên nhiên. Ở vùng đất Nghệ An ở đâu cũng thấy núi, núi lượn ra sông ra biển. Khí hậu lại khắc nghiệt, mùa hè nắng gió ... Hiểu như vậy ta càng thấy hình tượng ông Đùng trong truyện kể dân gian vùng này là tinh thần khai phá thiên nhiên, bền bỉ chế ngự thiên nhiên, cần cù lao động, chịu khó, chịu khổ. Đức tính con người ở đây nằm gọn trong hình tượng ông Đùng- ông Khổng Lồ. Sức mạnh của ông Đùng là biểu tượng cho sức mạnh của cộng đồng dân cư đã ngàn năm trên đất Hoan Diễn. Đó là sức mạnh khổng lồ của người dân vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An nói riêng Xứ Nghệ nói chung trong trường kỳ đọ sức với thiên nhiên. Đã được khái quát lại cho chúng ta một biểu tượng kỳ vĩ, hùng tráng về khí phách của quê hương, xóm làng, tô đậm nét văn hoá của một vùng quê xứ Nghệ.

Nếu ông Đùng là hình tượng của núi thì chuyện kể những vùng có sông ngòi, kênh rạch, đầm, lại có cả những chuyện kể về con rắn xanh.

Rắn với tính cách của nó độc dữ là phổ biến. Nhưng rắn đến với người ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An trong truyện kể dân gian là hiền từ, biết điều và có ích. Rắn cũng lam lũ, vất vả, cần cù trong việc đồng áng. Cùng với người chinh phục thiên nhiên. làm nương, phát rẫy, cày bừa đồng ruộng. Đó là muốn biểu thị tính cách của con người ở vùng này từ xưa cũng vốn chất phát, cần cù, lam lũ. Hình tượng con rắn xanh được lặp đi lặp lại trong truyện là cách nhìn của cư dân vùng văn hoá luá nước có bề dày về Lịch sử làm phong phú thêm truyền thống văn làng.

Hơn thế nữa, hình tượng người đàn bà trong truyện kể dân gian ở vùng này khá tiêu biểu, nó có nét văn hoá riêng. Mặc dù trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam nói nhiều về người đàn bà, người mẹ. Đó là người dịu hiền, có tình sâu, nghĩa nặng, có lòng độ lượng, dễ thương cảm v.v Nhưng người đàn bà trong truyện kể dân gian vùng này có điều khác biệt. Đó là người đàn bà mạt cùng của

xã hội như truyện người ăn mày cứu Lý Nhật Quang, người đầy tớ già khuyên Hồ Quý Ly, người cố nông bán hàng nước ở chợ Nồi ...Hình tương người đàn bà, xả thân vì nghĩa lớn như Nguyễn Thị Bích Châu hay còn gọi là Loan Nương hy sinh thân mình cho gian thần để cứu chồng và thủ đội nhà Trần; Như Trần thị Ngọc Trần hay còn gọi là Cung Từ Hoàng Hậu cũng hy sinh mình cho nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng.

Ngoài ra có những người đàn bà chiêu lập ấp được thờ làm Thành Hoàng như bà chúa Ngựa ở Diễn Quảng (Diễn Châu); Trồng dâu nuôi Tằm như nữ thần Tầm Tang ở đền Tam Tạnh ở Thịnh Lạc (Nam Đàn); Rồi truyện người đàn bà nuôi chồng ăn học như Chương Thị Thành đối với Hồ Sĩ Dương; người vợ ba của Hầu Thương Ngật; Người mẹ Mai Hắc Đế với những ngày vất vả, nhục nhã sinh con, nuôi con ăn học. truyện bà Hoàng thị Vạn ở Nguyệt Ao với tấm lòng sắt đá, nhịn nhục vừa bảo toàn được đứa con yêu quí vừa giữ trọn được tiết nghĩa với chồng v.v Ngoài ra trong phong trào Cần Vương, cao trào xô viết Nghệ Tĩnh . Hình tượng người đàn bà trong truyện kể dân gian còn tô thắm cho bản sắc văn hoá làng của vùng quê xứ Nghệ.

Người dân vùng này còn có loại truyện cười . Tiếng cười trong truyện là tiếng cười đả kích, chế diễu mang ý nghĩa phê bình giáo dục những hiện tượng xấu, những hành vi trái với lẽ thường, trái với tiêu chuẩn đạo đức và thuần phong mĩ tục của nhân dân. Nhiều chuyện còn được gọi là chuyện trạng , chuyện trạng xuất phát từ nói trạng , thường lấy những việc xẩy ra trong đời sống . Người nói chuyện nói câu nói trệch đi, pha trộn, nhào nặn ... lái câu chuyện theo ý của mình, có thể bằng cách chơi chữ để câu nói sai ngữ nghĩa để gây cười . Cũng có thể là câu nói phóng đại , khoác lác một chút và dí dỏm để người nghe cười thoả thích , làm quên đi nỗi mệt nhọc trong lao động và để vui xóm vui làng trong sinh hoạt. Truyện trạng truyện cười thường thể hiện tính vui vẻ , thông minh nhanh trí, dí dỏm, nghịch ngược của con người ở vùng này . Ví dụ truyện " Ai bán râu không", truyện " Anh giỏi thật đó ", truyện " Băm lăm một lạng "v.v.

Phải nói rằng: Chuyện kể dân gian của người dân vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An khá phong phú, có sắc thái riêng. Tất cả đều thể hiện con người ở đây có sức mạnh, lạc quan, hiếu học,cần cù chịu khó , dí dỏm thông minh... Nó góp phần không nhỏ cho kho tàng chuyện kể dân gian Xứ Nghệ thêm phong phú và đa dạng.

2.7.2- Hát Ví, hát Giặm.

Ai đã vào vùng đất xứ Nghệ, hoặc ở lại vùng đất này chỉ với thời gian ngắn ngủi nhất cũng đều được thưởng thức hai thổ sản đặc biệt đó là Hát Ví và hát Giặm. Đây là hai thổ sản đặc biệt nhất của người dân xứ Nghệ nói chung vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An nói riêng. Cũng như các loại hát dân ca khác của các vùng trong cả nước, hát Ví, hát Giặm được người dân ở đây sáng tạo từ trong lao động, sản xuất, sinh hoạt. Nó có từ lâu, được lưu tuyền từ đời này sang đời khác theo lịch sử, được nâng cao dần đến một lúc nào đó là ổn định như cuộc sống của người dân ở đây. Không một địa phương nào trong cả nước có hát Ví, hát Giặm như ở Nghệ An và Hà Tĩnh kể cả tên gọi chứ chưa nói đến khúc thức và điệu thức âm nhạc. Cả một vùng đất dài từ Khe Nước Lạnh đến Đèo Ngang đều chứa đựng âm hưởng của Hát Ví hát Giặm trong cuộc sống sinh hoạt và lao động. Từ khi xuất hiện tên làng, tên xã đến nay, người dân vùng quê xứ Nghệ quanh năm lúc nào cũng có tiếng hát. Hát Ví hát Giặm là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với người dân vùng này. Phải nói rằng nó được ngấm vào máu vào xương vào thịt của mỗi con người. Vì vậy mà họ rất thích hát, càng hát càng thấy gần quê hương xóm làng, đồng thời cũng gợi lên sức mạnh của con người đã bao phen đứng dậy cứu dân cứu làng, họ muốn hát cho rung đất chuyển trời:

"Hát cho đổ quán xiêu đình,

Cho long lanh nước, cho rung rinh trời. Hát đàn cho rạng đông ra,

Mai về quan bỏ nhà pha cũng đành.

Đưa lên câu ví cho hay

Cho Tàu giật chắc, cho Tây rùng mình.

Đưa lên ta ví cho tình

Cho duyên đằm thắm, ngãi mình say sưa"

(Cadao xứ Nghệ 1996 tr.28)

Rõ ràng con người Xứ Nghệ không đi hát Ví hát Giặm một bữa thì ăn không ngon, ngủ không yên. Cuộc sống cảm thấy thiếu vắng một cái gì đó. ở đây càng thấy rõ việc sinh hoạt văn nghệ dân gian là một nhu cầu tất yếu của người dân, nó càng nêu bật đặc trưng văn hoá làng của vùng quê xứ Nghệ.


2.7.2.1: Hát Ví.

Nói tới hát Ví là nói tới một loại dân ca mà làn điệu dân ca này chỉ ở Nghệ Tĩnh mới có. Về tên gọi , còn có nhiều ý kiến giải nghĩa khác nhau. Trong cuốn " Hát ví Nghệ Tĩnh"(Nhà xuất bản Văn sử địa, 1958) ông Nguyễn Chung Anh cho rằng " ví" là ví von. Nhạc sỹ Đào Việt Hưng trong cuốn " Hát ví Nghệ Tĩnh "( Nhà xuất bản Âm nhạc, 1998)cho rằng "ví" là "với", "tui ví anh". Cũng có ý kiến cho rằng "ví " là "vói", nghĩa là giữa người hát và người nghe có khoảng cách như trong nhà ngoài ngõ, trên bến dưới thuyền, phải vói sang, vói ra mới nghe được. Theo chúng tôi ví chỉ là tên gọi của một kiểu hát vừa có tính ví von so sánh vừa nói lên quan hệ bạn phường, quan hệ nam nữ được người dân lao động sáng tạo ra.

Nói hát Ví là nói chung, ở Hà Tĩnh và Nghệ An có nhiều loại hát Ví, các loại Ví này xuất phát từ lao động mà ra, như những người làm nghề dệt vải ở Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có Ví phường vải, Những người đánh cá trên sông, như sông Lam thì có Ví đò đưa, Những người chuyên làm ruộng có Ví đồng ruộng, những người hay đi chặt củi có Ví trèo non, Ví phường củi v.v Như vậy, ngay tên gọi cũng gắn với lao động nghề nghiệp, quả đúng là một sinh hoạt văn hoá của nhân dân lao động. Hát Ví ở đây không như Hát Quan Họ ở Bắc Ninh, Hát Ghẹo ở Phú Thọ, hát trống quân, hò sông mã ở Thanh Hoá, hò mái nhì, mái đẩy ở Thừa Thiên Huế, hát bài chòi ở Liên Khu V , lý ngựa ô , lý con sáo, lý quạ kêu như ở Nam bộ v.v.

Ví là để hát đơn, hát trên thể thơ lục bát, song thất lục bát hoặc biến thể. Song đến khi hát có hội có phường thì có thể cả tập thể cùng hát theo, hoặc 2, 3 người cùng hát để hỗ trợ cho nhau. Phường ở đây là phường những người cùng nghề giống nhau, chứ không phải phường là nơi cư trú. Trong lao động có các nghề khác nhau nên ngôn từ, giọng ví cũng khác nhau về âm sắc tạo nên sự phong phú trong hát Ví.

Ví dụ Ví đò đưa sông La, khi thuyền bè ngược xuôi dòng sông , giữa thuyền này với thuyền kia khi xuôi khi ngược, với mênh mông trời nước, sự cách trở đó khó để hai thuyền tâm tình với nhau, muốn giao duyên người bạn, thuyền bên này Ví để thuyền kia biết có người muốn giao duyên tỏ tình. Chính trong không gian đó mà giọng ví cũng vút cao, trong sán, cấu trúc âm nhạc quãng 2 trưởng ở vị trí quãng 8 hai.

Người ơi , thuyền anh xuôi chế sáu chèo

Thuyền em ngược lạng cheo leo một mình.

Ví đò dưa sông Lam chỉ khác ví đò đưa sông La ở chỗ bắt đầu vào, cấu tạo giai điệu âm nhạc ở quãng 3 thứ đi lên ở âm khu trung bình. Đặc điểm của hát ví sông Lam là hát khi đò đang đi xuôi hoặc ngược dòng trên sông, người chống đò đi lên phía mũi thuyền, rồi lấy sức chống con sào đi ngược với con thuyền, lúc nhổ sào người chống sào đi thong thả về vi trí cũ là hết một cội sào , lúc đó họ nghỉ ngơi và cất lên tiếng hát tâm tình, có tính tự sự. Âm điệu của ví đò đưa sông Lam man mác, bao la sâu lắng.

Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh Thuyền em lên thác xuống ghềnh

Nước non là nghĩa là tình ai ơi

Còn Ví phường vải trong hoàn cảnh chị em kéo sợi quay xa trong làng, tay quay lên quay xuống, đưa ra đưa vào êm ả, nhịp nhàng ngôn ngữ lời ca đằm thắm, ấm sắc âm nhạc ở âm khu trung bình, nghe thiết tha, trữ tình, bắt đầu cấu tạo bằng quãng ba thứ sau chuyển quãng 2 trưởng.

Người ơi! bốn mùa xuân hạ thu đông

Thiếp ngồi canh cửi chỉ trông bóng chàng.

Hát Ví ở đây không tính thời gian, có khi hát thâu đêm như hát Ví phường vải, các câu hát vừa được sáng tác ngay tại chỗ, vừa sử dụng những câu đã được lưu truyền. Trong các cuộc hát có nam và có nữ hát đối đáp với nhau, ngày trước thường có những Nho sĩ tham gia, nên các câu Ví thường mượt mà, óng ả.



Ví dụ:

Đi qua nghe tiếng em đàn,

Lá vàng xanh lại, sen tàn trổ hoa...

Đi qua thấy ngọn đèn trao,

Thấy em còn thức mừng sao hỡi mừng.

Đồn đây là chốn đào nguyên,



Trăng thanh gió mát cắm thuyền dạo chơi.

Hát Ví phường vải có đặc điểm là có thủ tục hẳn hoi, thông thường có ba chặng. Chặng một là các bước hát dạo, hát chào, hát mừng, hát hỏi. Chặng hai là hát đố hát đối. Chặng ba là chặng quan trọng nhất gồm: hát mời, hát xe kết và hát tiễn.

Chng th nhất: Hát Dạo.

Đồn đây có gái hát tài,

Để ta đối địch một vài trống canh. Dẫu thua dẫu được cũng đành,

Bõ công đèn sách học hành bấy lâu.


Hát chào- hát mừng:

Chào chàng bước tới vườn đào,

Sấm ran dưới biển, gió trào lên cây.

Hát hỏi:

-Hỏi chàng quê quán ở đâu,

Mà chàng thả lưới buông câu chốn này?

- Quê anh ở phủ Hưng nguyên,

Phù Long là tổng , Liệu Xuyên là làng

Chặng thứ nhất, như tên gọi của nó, mở đầu cuộc hát bằng các thủ tục chào hỏi, xưng tên tuổi quê quán, nêu mục đích nguyện vọng của mình.Ở đây khi hát dạo, bên nam là khách trao lời trước" đánh tiếng" để bên nữ "chủ nhà " biết để đón khách. Khi đã hoà nhập, thống nhất, hai bên giao tiếp chuyển qua hát chào mừng và hát hỏi. Trình tự các chặng trong cuộc hát cho ta thấy những quy tắc , tập quán văn hoá và cách ứng xử biểu hiện tình cảm của con người xứ Nghệ. Chào hỏi là một tập quán mang nét văn hoá riêng của người Việt. Nó không đơn thuần chỉ là nghi thức xã giao thông thường mà là một hình thức chia sẻ trách nhiệm, bày tỏ và sự quan tâm lẫn nhau. Bởi vậy"chào" luôn luôn gắn



với "hỏi", gắn với "mừng" với "mời". Đây cũng là nét riêng trong văn hoá ứng xử , lời hỏi càng tỉ mỉ càng thể hiện sự chân thành quý mến nhau.

Nếu chặng thứ nhất bên nam hát trước thì ở chặng thứ hai bên nữ trao lời trước , lời đối đáp thường thử tài thử trí của nhau.



Chng thứ hai: t đố- hát đối

- Đố anh chi sắc hơn dao,

Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời.

- Em ơi mắt sắc hơn dao

Bụng sâu hơn bể , trán cao hơn trời.

Chng thứ ba : Hát mời

- Anh ơi mời anh vô( vào ) nhà

Võng đào ra rước, chiếu hoa trải rồi.

- Vào nhà cũng muốn vào nha,

Sợ ông nghiêm cấm , sợ bà cấm nghiêm.

-Cấm nghiêm em đã thưa lời,

Mời chàng quân tử vào chơi hát đàn.



Hát xe kết.

- Anh quen em năm ngoái lại giừ ( giờ )

Cơi trầu anh mang đến, em chối từ không ăn.

- Có phải mô anh, có rứa mô anh

Năm qua bé nhỏ, chưa dám ăn trầu người.

Hát tiễn.

- Anh về mai đã lên chưa,

Để em bưng bát cơm trưa em chờ .

- Cơm trưa em cứ ăn đi,

Còn lưa cơm túi ( tối ) em thì đợi anh.

Có biết bao nhiêu người qua các cuộc hát mà nên vợ nên chồng , đôi lứa. Bởi qua việc cùng nhau hát, họ đã hiểu nhau về tâm tư, nỗi lòng, nỗi niềm đến cả trí tuệ của nhau, cả cách ứng xử của nhau

Trên đất nước Việt Nam, có nhiều làng có nghề kéo tơ dệt vải, có làng chài trên sông nhưng tại sao không có những điệu hát Ví đò đưa, Ví phường vải v.v. Mà chỉ ở vùng Nghệ An Hà Tĩnh mới có. Phải chăng từ cuộc sống lao động, con người Xứ Nghệ đã sáng tạo ra những điệu Ví để quên đi nỗi vất vả, nhọc nhằn

để tâm hồn gửi gắm tình cảm với nhau. Chính cái sáng tạo ấy, những điệu Ví ấy, cách sinh hoạt ấy là nét văn hoá riêng của người dân vùng này.



2.7.2.2. Hát Giặm.

Hát Giặm cũng là một thổ sản đặc biệt của người dân Nghệ Tĩnh nói chung và Nghệ An nói riêng. Giặm có người hiểu là đem một cái gì điền vào chỗ thiếu, thêm vào, cắm vào, đế vào nơi thiếu, có người hiểu Giặm là từ hiện tượng điệp câu, vì cứ 4,5 câu lại có một câu láy. Nhưng theo chúng tôi thì hiểu theo cách trên có lý hơn. Hát Giặm là một điệu hát dân ca riêng biệt của người Nghệ Tĩnh, nó được sáng tạo từ cuộc sống lao động của nhân dân vùng này, hát Giặm dùng để bày tỏ tình cảm, tình yêu trai gái, phản ánh cuộc sống lao động, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội , đồng thời cũng nêu những gương tốt trong cuộc sống sinh hoạt của người dân trong làng. Hát Giặm là điệu hát nghe gọn, chắc khoẻ, hì hục. Phải chăng ở làn điệu này bắt nguồn từ tính chất của một thứ lao động còn mệt nhọc, đều đều như xay lúa, giã gạo ... Ca dao Nghệ Tĩnh có câu:

Dại nhất là thổi tù và

Thứ hai hát Giặm, thứ ba thả diều.

Ý muốn nói trong các lối hát dân ca ngày xưa thì hát Giặm là mệt nhọc hơn cả. Hát Giặm cũng như hát Ví. Có phường, có cuộc, song thủ tục của một cuộc hát Giặm không chặt chẽ như thủ tục hát Ví. Nó chỉ có ba chặng cơ bản là chặng hát dạo, chặng hát đố hát đối, và chặng hát xe kết. Các bước trong mỗi chặng không nhất luật phải tuân theo, mà tuỳ thuộc vào phường hát, người đi hát và cuộc hát mà ứng biến, gia giảm. Hát Giặm có hát Giặm nam nữ , hát Giặm vè, hát Giặm nam nữ là hát cả trai gái trong khi trao đổi tình cảm với nhau, nội dung và chất liệu âm nhạc nghe trữ tình, mỗi khi hát không phải vài ba câu như các loại câu ca vùng khác mà nó hát tới mười lăm câu, có khi đến ba bốn chục câu, hát theo vần, tiết của thơ năm chữ và thêm những chữ đệm để làm đà hoặc lót như: Ra mới, ri, ni, a ơ ... Câu hát Giặm vè về lời ca thường mộc mạc chân thành, nội dung miêu tả sự việc có thực, là phương tiện để giáo dục, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội, có tính đả kích và trào phúng. Đồng thời cũng phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân ở đây.

Đất Đồng Môn dệt vải

Đất Cổ Đạm vắt nồi

Đất Xuân Liệu bầy tui (tôi)



Biến thể:

Bắt một nem cáy hôi

Về đâm đâm phơi phơi

Miệng tui múc, tay tui mời

Ruốc tui ngọt lắm bà ơi

Ngọt bằng năm ruốc bể (biển) Ngọt bằng mười ruốc bể.



Qua đây ta thấy màu sắc địa phương rất đậm đặc, rõ chân dung của người nông dân được phản ánh trong lối hát Giặm.

Phải chăng đi sâu vào nghiên cứu hát Giặm thì nó cũng là tinh hoa của văn hoá làng. Nó vừa mộc mạc, chân chất như con người ở đây. Nó được sáng tạo từ cuộc sống lao động, rồi trở lại phục vụ cuộc sống lao động . Lối hát Giặm không cầu kỳ, không vay mượn, ai cũng có thể sáng tác được và sử dụng một cách dễ dàng, dễ nhớ, bền chặt với mỗi con người, với xóm làng ở vùng quê Xứ Nghệ.

Nói về văn hoá văn nghệ dân gian thì vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An và vùng quê Hà Tĩnh có nét tương đồng với nhau. Chưa ai nói dân ca Nghệ An, dân ca Hà Tĩnh, mà chỉ nói dân ca Nghệ Tĩnh , truyện kể dân gian Nghệ Tĩnh, ca giao Nghệ Tĩnh. Phải chăng mảnh đất "phên dậu"này có vị trí địa lý, khí hậu, môi trường sống cũng tương đồng với nhau, tác động đến con người, nên có nét chung về sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian. Tuy nhiên mức độ thể hiện và cách biểu đạt có thể đậm nhạt khác nhau ở làng Nghệ An hay làng Hà Tĩnh. Như vậy làng quê ở vùng đất này chính là cái nôi sinh sản và nuôi dưỡng cho văn hoá văn nghệ dân gian phát triển. Dù vùng đất có thời kỳ dài là nơi trận mạc nhưng nó không phai nhạt mà vẫn còn đậm sắc màu Nghệ Tĩnh trong kho tàng văn hoá văn nghệ dân gian Việt Nam.

III . TIỂU KẾT

Văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An đã có từ ngàn năm. Đó là văn hoá của chính những con người lao động sáng tạo ra, từ phong tục tập quán, tín ngưỡng đến văn hoá các gia đình, dòng họ với những con người hiếu học, những cá nhân khởi đột thành danh đã làm rạng rỡ cho làng, cho dân tộc. Sức sống lâu bền của làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An chính là do những con người của làng đã sáng tạo ra văn hoá từ trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt mà trong kho tàng văn hoá văn nghệ dân gian đã chứng minh rất rõ điều đó. Từ ý niệm về trời đất, thần linh rồi những tập tục trong sinh hoạt ...


được thông qua trí tưởng tượng tạo nên cho người dân làng xã ở đây một đời sống, tâm hồn phong phú. Qua việc ứng xử giữa con người với con người, con người với vạn vật thể hiện trong lễ hội lại càng thấy rõ hơn về giá trị văn hoá làng của một vùng quê xứ Nghệ. Làng ở đây là một thể chế quản lý vừa ràng buộc, vừa dân chủ bằng một hệ thống hương ước, khoán ước. Nhờ vậy mà phong tục của làng không bị mất đi mà chỉ biến đổi theo lịch sử phát triển của xã hội. Chưa có thể nói chính xác làng và văn hoá làng ở đồng bằng và ven biển Nghệ An có từ thời gian nào. Chỉ biết rằng nó được hình thành từ rất lâu, không bị phong hoá bởi thời gian. Nó trường tồn trong văn hoá dân tộc Việt Nam , làm cho văn hoá Việt Nam càng thêm phong phú và đa dạng.

CHƯƠNG III



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương