I- lý do chọN ĐỀ TÀI



tải về 0.78 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.78 Mb.
#21899
1   2   3   4   5   6   7   8

1. Làng
Làng là một khái niệm để chỉ một cấp hành chính trong hệ thống chính quyền trước đây. Trước đây trong văn bản hành chính của nhà nước Phong kiến gọi "làng" là "hương". Hàng ngày thường gọi nhau là người đồng hương (người cùng làng). Dưới làng còn có thôn, giáp, vạn, nậu, sách, kẻ...Làng là tên gọi nôm, hương là tên chữ .

Theo quan niệm của các nhà văn hoá, làng là một hiện tượng đặc thù của xã hội truyền thống Việt Nam. Nó là cầu nối giữa nhà (gia đình)với nước ; là một trong ba trụ ( gia đình( nhà), làng, nước) của văn hoá truyền thống dân tộc Việt

Nam . Đó là nơi tập trung dân cư cùng sống chung với nhau dưới những mái nhà, quanh mái đình,ngôi chùa, nhà thờ trên một mảnh đất cao ráo, có luỹ tre hoặc không có luỹ tre bao bọc, lấy nền sản xuất nông nghiệp làm chủ yếu. Trong đó cuộc sống đa dạng và phong phú, vừa có tính đẳng cấp phong kiến vừa có tính cộng đồng dân chủ thô sớ đáng quý. Mỗi làng là một đơn vị hành chính cơ sở, một đơn vị kinh tế và là một đơn vị văn hoá xã hội có những đặc điểm riêng về lễ hội, cúng tế,về tập tục, về thiết chế cấu trúc của làng.

Làng của người Việt trước cách mạng Tháng Tám được tổ chức rất chặt chẽ

và có nhiều nguyên tắc khác nhau:
" Tổ chức theo lối huyết thống: Là những người cùng có quan hệ huyết thống gắn bó với nhau thành đơn vị cơ sở là gia đình và đơn vị cấu thành là gia tc (dòng họ) . Gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó với nhau sống quần tụ trong một khu vực gọi là làng. ( làng họ Đặng, làng họ Đậu... như đã nói ở trên). Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất xy cha còn chú, xy mẹ bú gì ; hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần : nhưng chú khôn ; và dìu dắt nhau, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị : mt người làm quan cả h được nhờ

Tổ chức theo địa bàn cư trú : do nhu cầu của nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ, cần đông người để liên kết với nhau , để đối phó với môi trường xã hội

( nạn trộm cướp...) cả làng phải hợp sức với nhau mới có hiệu quả .Chính vì vậy mà người Việt Nam "bán anh em xa mua láng giềng gần" . Người Việt Nam không thể thiếu được bà con hàng xóm nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được anh em họ hàng . Cách tổ chức này là nguồn gốc của tính dân chủ , bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau , muốn có quan hệ lâu dài phải tôn trọng , bình đẳng với nhau . Đó là loại hình dân chủ sơ khai , dân chủ làng mạc .

Tổ chức theo nghề nghiệp : Là do một bộ phận cư dân sống bằng các nghề khác nhau, người ta tụ tập lại , cùng giúp đỡ nhau để làm ra những sản phẩm nuôi sống mình. Sự tụ tập các cư dân sống bằng nghề cũng trở thành một đơn vị cơ sở có khi gọi là phường cũng có khi gọi là làng : Phường Dệt, Phường Nón , Làng Chài , Làng Mộc, Làng Buôn ... " ( Trần Ngọc thêm, 1997 tr.202 )

"Đối vớí người Việt Nam , làng là nơi ý niệm sâu sắc và thiêng liêng , là nơi tượng trưng cho quê cha đất tổ . Làng là nơi thừa nhận địa vị ,thành công và

danh vọng của mỗi người. Ngày xưa dù đi đâu, ở đâu người vẫn tìm về làng , như về cội nguồn , để được sống giữa họ hàng làng mạc, để cuối cùng được chôn ở làng quê, bên cạnh tổ tiên." ( Nguyễn Khắc Viện 1994,tr.168).

Như đã nói ở trên, làng là một đơn vị xã hội của văn hoá Việt Nam, làng của người Việt là môi trường văn hoá, ở đó mọi thành tố, mọi hiện tượng văn hoá được sinh thành và phát triển. Con người Việt Nam trong lịch sử là con người vừa của làng, vừa của nước, mang trong mình ý thức cộng đồng làng và rộng lớn hơn là vùng, miền và nước. Ý thức đó đã tạo nên cái riêng của văn hoá từng làng, từng vùng và cái chung của văn hoá dân tộc.

2. Văn hoá làng
Khi nói về văn hoá làng, một số nhà nghiên cứu đã nêu bật một đặc trưng làng Việt Nam. Đó là ý thức cộng đồng, ý thức tự quản thể hiện trong hương ước của làng. Và tính đặc thù rất riêng của làng trong tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tôn giáo, giọng nói, cách ứng xử. Đứng trên phương diện thể chế chính trị và cơ cấu xã hội hạ tầng, có thể nói trong thời gian Bắc thuộc người Việt mất nước chứ không mất làng. Giáo sư Trần Quốc Vượng dẫn lời một tác giả phương tây rằng: " Qua Bắc thuộc nước Việt Nam như một toà nhà bị thay đổi "mặt tiền"(fa ca de) mà không thay đổi cấu trúc bên trong " ( Trần Quốc Vượng,

1997,146). Cái bên trong ở đây là văn hoá làng.

Văn hoá làng là một bộ phận cơ bản tạo nên những yếu tố của kết cấu văn hoá dân tộc Việt Nam . Nếu văn hoá dân tộc là một đại lượng lớn thì văn hoá làng là một đại lượng nhỏ nhất . Được gọi là Làng không chỉ vì có một địa bàn cư trú riêng mà có một nền văn hoá với những sắc thái riêng. Đó là toàn bộ cuộc sống văn hoá bao gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể với những đặc điểm mang tính truyền thống từ: ăn, ở, đi lại, với các phong tục tập quán trong sinh nở, cưới xin yến lão, ma chay, cổ vũ việc học, tôn trọng người già, tương trợ lẫn nhau, họp làng, cúng tế, lễ hội, các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian... đến các thiết chế, cấu trúc của làng về quyền lợi và nghĩa vụ, các quan niệm về thế giới tâm linh, và xã hội trần tục... của bao thế hệ trước để lại và được thử thách qua thời gian; Là chuẩn mực của toàn thể cộng đồng làng đã được lựa chọn, bảo lưu, gìn giữ và phát triển nó. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nói về làng và văn hoá làng có nhận xét:

"Về cái làng trong lịch sử nước ta, thì có biết bao nhiêu chuyện lý thú đáng nói mà các nhà sử học, xã hội học đã dày công tìm tòi và nghiên cứu nhằm rút ra những bài học có giá trị cho hiện thực ngày nay. Trong lịch sử lâu dài của dân tộc, làng là điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng của mọi người, cuộc sống đa dạng và phong phú, vừa có tính đẳng cấp phong kiến, vừa có tính cộng đồng rất đáng quý. Lúc bấy giờ câu nói: " Phép vua thua lệ làng" Có cái đạo lý chân chính của nó, phần nào thể hiện một dạng dân chủ mà phải biết nhìn với con mắt lịch sử thì mới thấy hết ý nghiã độc đáo. Mặt khác lệ làng bao gồm một số điều tiêu cực đè nặng lên con người và cản trở sự phát triển của các dân tộc, cả quốc gia mà chúng ta cần nhận rõ để không rơi vào sai lầm, khôi phục những cái lỗi thời và lạc hậu".( Phạm Văn Đồng,1994,tr 34)

Văn hoá làng là một thành tố rất quan trọng của nền văn hoá dân tộc, là chất keo đã kết chặt con người với nhau trong những cộng đồng làng bao đời nay để tạo nên bản sắc văn hoá của mỗi làng . Ngày nay tuy những hình ảnh của làng xưa đã có nhiều thay đổi, nhưng vẫn là nơi quê cha đất tổ, nơi chín nhớ mười thương của mỗi người. Những bản sắc văn hoá làng như cây đa, bến nước, sân đình, đường làng ngõ xóm, đồng làng, ao làng , già làng, trai làng gái làng, rồi tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau, các phong tục tập quán, sinh hoạt văn nghệ dân gian hát ví hát giặm... Nói chung tất cả những sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần do người dân trong các làng xây đắp nên, lưu truyền mãi cho đến ngày nay và còn có giá trị về văn hoá đó chính là văn hoá làng.

Tóm lại, văn hoá làng là một hệ giá trị văn hoá truyền thống quý báu ; Là nền tảng để trên cơ sở đó chúng ta xây dựng làng văn hoá tiên tiến đúng hướng theo tinh thần nghị quyết Trung ương V( khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.



3. Làng văn hoá
Nếu nói đến văn hoá làng là biểu hiện về văn hoá thì làng văn hóa được coi là nơi hình thành, xuất hiện và bảo tồn văn hoá làng. Văn hoá làng là chỉ tính chất đặc điểm của làng thì làng văn hoá chỉ địa điểm, chủ thể của văn hoá làng. Nói tới "Làng văn hoá" là nói tới chất lượng sống của làng trên mọi lĩnh vực, cả về vật chất lẫn tinh thần; Từ kinh tế, tổ chức quản lý làng, đến cảnh quan làng và mọi quan hệ của con người với xã hội, với môi trường sống. Nói cách khác là, làng văn hoá là khu dân cư mà yếu tố văn hoá đã thẩm thấu vào mọi hoạt động sống của con người.

Trong phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" do Bộ văn hoá thông tin phát động. Thuật ngữ " Làng văn hoá " là danh hiệu để phong tặng cho những khu dân cư có phong trào văn hoá xuất sắc. Trước đây các triều đại phong kiến đã từng có phong sắc cho các làng có phong tục tập quán, lối sống thuần hậu, là làng có " Mỹ tục khả phong". Làng văn hoá ngày nay là làng, xóm, bản, thôn, ấp, khối phố đạt được 5 tiêu chuẩn như:

- Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển
- Có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú
- Có môi trường cảnh quan sạch đẹp, an toàn
- Có khu vui chơi giải trí và hoạt động văn hoá thể thao
- Thực hiện pháp luật, chủ trương của Đảng và các chính sách xã hội của nhà nước và Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Và được uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh cấp bằng công nhận làng văn hoá.

Phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư " nói chung, xây dựng làng văn hoá nói riêng đang phát triển mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu. Kết quả đạt được ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Năm 1997 ở Nghệ An, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định công nhận: làng Quỳnh xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu), Xóm 4 xã Nghi Liên ( nghi Lộc), thôn Lĩnh Thuỷ xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương), bản Bộng xã Thành Sơn ( Anh Sơn), bản Còn xã Châu Quang (Quỳ Hợp) đạt danh hiệu làng văn hoá cấp tỉnh. Đó là 5 đơn vị văn hoá xuất sắc đầu tiên của tỉnh được phong tặng danh hiệu "Làng văn hoá". Tính đến cuối năm 2001 toàn tỉnh đã có 485 đơn vị được cấp bằng công nhận "Làng văn hoá", "Đơn vị văn hoá".

IV. TIỂU KẾT
Văn hoá được gọi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, quyết định tính cách của một xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật, văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống có giá trị, những tập tục về tín ngưỡng... Chính cái riêng biệt nêu trên của văn hoá đã tạo thành bản sắc văn hoá các dân tộc nói chung và bản sắc văn hoá Việt Nam nói riêng.

Khái niệm văn hoá và bản sắc văn hoá là cơ sở lý luận để hiểu về văn hoá làng - khởi nguồn của văn hoá dân tộc và bản sắc của văn hoá Việt Nam. Khi

nghiên cứu làng Việt Nam chúng tôi phải đặt trong bối cảnh Đông Nam Á, có như thế mới thấy rõ cơ sở tự nhiên, cơ sở kinh tế của làng người Việt.

Làng của người Việt Nam là một đơn vị kinh tế, một đơn vị văn hoá và là một đơn vị hành chính cơ sở của hệ thống chính quyền từ trước tới nay. Là một cộng đồng dân cư gắn bó với nhau về địa vực cư trú bởi một nền văn hoá truyền thống.Văn hoá của làng là bản sắc văn hoá của cộng đồng làng. Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá làng để xây dựng làng văn hoá là một biện pháp triển khai thực hiện Nghị quyết trung ương V( khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng làng văn hoá là xây dựng khu dân cư có đời sống tiến bộ trên cơ sở tiếp thu được những tinh hoa văn hoá mới của nhân loại và kế thừa truyền thống văn hoá tốt đẹp của địa phương.





I. TIỂU DẪN

CHƯƠNG II


VĂN HOÁ LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN NGHỆ AN

Nghiên cứu làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An, không thể không đề cập đến quá trình lịch sử hình thành các đơn vị hành chính nói chung, quá trình hình thành làng xã nói riêng, cũng như môi trường sinh thái của cư dân ở đây. Những sản phẩm lao động sáng tạo của nhân dân chính là những vốn văn hoá truyền thống được hình thành trong quá trình sống thích nghi và biến đổi vùng tự nhiên mà họ sinh sống.

Tỉnh Nghệ An nằm ở vùng bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 16.370 Km2, địa hình rất đa dạng. Tính đa dạng này là kết quả của một quá trình lịch sử kiến tạo lâu dài và phức tạp. Núi, đồi trung du là dạng địa hình chiếm phần lớn đất đai của cả tỉnh. Không chỉ các huyện miền núi, mà các huyện đồng bằng, ven biển cũng có đồi núi xen kẽ, tuy nó làm cho đồng bằng bị chia cắt, nhưng đã tạo ra thế nông lâm kết hợp làm cho cảnh quan đẹp mắt. Nghệ An có điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng, tổng hợp đất đai trồng trọt rất phong phú.

Rng: Nghệ An có hầu hết các loại động vật, thực vật của vùng nhiệt đới và cận ôn đới. Hệ thực vật rừng phong phú về chủng loại, trữ lượng gỗ rất lớn với nhiều loại gỗ quý như Pơ mu, Lát hoa, Lim, Táu, Vàng tâm ... cùng các loại


khác như tre, mét, mây, nứa, luồng ... Về động vật có nhiều loại như Voi, Gấu, Hổ, Bò tót, Khỉ, Vượn v.v.

Biển: Nghệ An có chiều dài 92 km, có nhiều cửa, lạch: Lạch Cờn, Lạch

Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội.


Biển đáy nông tương đối bằng phẳng, biển có các loại hải sản quý như: cá

Chim, cá Thu, Tôm, Mực, Cua ...


Sông ngòi: Nghệ An có con sông lớn nhất là Sông Lam (tức là Sông Cả) bắt nguồn từ Thượng Lào, chảy về theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dài 523km (trong địa bàn Nghệ An có 375 km). Các sông khác đều bắt nguồn từ trong tỉnh, chảy trực tiếp ra Biển, tạo ra các cửa lạch, phần lớn là sông nước lợ: sông Hoàng Mai, sông Dâu, sông Thơi, sông Bùng. Các sông này lòng hẹp, lưu lượng nước thấp nên mùa cạn, nước thuỷ triều lên làm nhiễn mặn vào lòng đất làm bất lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

Khí hậu: Nghệ An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Trong phạm vi khí hậu Việt Nam, Nghệ An nằm trong khoảng trung gian giữa hai miền khí hậu: Miền Bắc và Miền Trung. Ngoài những nét chung do địa hình phức tạp nên đã tạo cho Nghệ An những đặc điểm riêng về khí hậu. Khí hậu ở đây khắc nghiệt hơn ở nhiều vùng khác trong cả nước, với gió Lào, hạn hán gay gắt, giông bão lũ lụt...Tuy nhiên, nhờ lượng nhiệt và lượng mưa dồi dào nên thời gian sinh trưởng của cây trái có thể kéo dài trong cả năm.

Dân số Nghệ An gần ba triệu người, gồm có 6 dân tộc anh em cùng chung sống như: dân tộc Kinh, dân tộcThái, dân tộcThổ, dân tộc H,mông, dân tộc Khơ mú, và dân tộc Ơđu. Trong đó dân tộc Kinh là đa số, dân tộc chủ thể có mặt hầu khắp các địa bàn của tỉnh. Tập trung đông nhất là ở vùng đồng bằng và ven biển. Hiện nay có khoảng 1826028 người bằng 63% dân số của tỉnh

Dân số Nghệ An được phân bổ trên khắp các huyện ,thành phố, thị xã. Hiện nay có 469 xã, phường, thị trấn bao gồm 543 làng, bản, thôn, xóm, khối phố. Trong đó vùng đồng bằng và ven biển có 255 xã, phường, thị trấn, gồm 3134 làng, thôn, xóm, khối phố.

Ngược dòng lịch sử, Nghệ An đã trải qua nhiều thay đổi về đơn vị hành chính với nhiều tên gọi khác nhau. "Thời thuộc Hán , năm 111 (Trước Công nguyên), địa bàn Nghệ An hiện nay nằm trong huyện Hàm Hoan (một trong bảy huyện của quận Cửu Chân). Thời thuộc Tùy (Năm 602) nằm trong huyện Cửu

Đức (một trong tám huyện của quận Nhật Nam). Thời Tiền Lê (980-1009) , Lê Hoàn chia nước Đại Việt ra thành Lộ, Phủ, Châu. Thời nhà Lý, năm Thông Thụy thứ ba (1036), Lý Thái Tông cho đổi Hoan Châu thành Châu Nghệ An, địa danh "Nghệ An" có từ lúc ấy. Năm 1101, Lý Nhân Tông nâng Châu Nghệ An thành Phủ Nghệ An. Năm 1225, nhà Trần đổi phủ Nghệ An thành trấn Nghệ An, 1469, Vua Lê Thánh Tôn định lại bản địa cả nước. Đơn vị hành chính trên phủ, huyện được gọi là Tha Tuyên: Châu Diễn và Châu Hoan được hợp làm Tha Tuyên Nghệ An (bao gồm cả đất Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay).

Đến đời nhà Nguyễn, đơn vị hành chính là trấn bị bãi bỏ, cả nước được chia làm 29 tỉnh trực thuộc triều đình. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà Nguyễn cắt hai phủ Đức Thọ và Hà Hoa, lập thành một tỉnh mới gọi là Hà Tĩnh. Từ đó cho tới nay về cơ bản, địa giới của Nghệ An không thay đổi." (Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, 1998,tr.14).

Cùng với sự tiến triển của Lịch sử, cư dân Nghệ An cũng ngày càng đông đúc. Từ thời văn hoá Đông Sơn, vua Hùng dựng nước đến nay, cư dân Nghệ An đã phát triển lên đến hàng triệu người với hàng trăm họ tộc, có nguồn gốc bản địa hoặc từ nơi khác tới. Với vị trí địa lý như đã nói ở trên. Cư dân Nghệ An sống ở cả ba vùng: núi, đồng bằng,ven biển. Do cuộc sống sinh hoạt và tồn tại, cư dân mỗi vùng có những đặc điểm khác nhau về những phong tục, tập quán, tín ngưỡng ..., mỗi vùng có nét riêng về văn hoá, ngoài những đặc điểm chung của vùng văn hoá Xứ Nghệ.

Trong luận văn này người viết muốn nói về những nét riêng của văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An.

Để khái quát bản sắc văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An, người viết chỉ nêu những đặc trưng cơ bản mà có thể hình dung nó như một bức tranh văn hoá được thể hiện qua những gam màu cơ bản nhất.

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ BỨC TRANH VĂN HOÁ LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN NGHỆ AN


1. Vài nét về diện mạo làng xã Nghệ An vào cuối thế kỷ thứ XIX.
Theo các nguồn tài liệu lịch sử cho ta đoán định được vào thời nhà Trần, các làng xã ở Việt Nam nói chung, ở Nghệ An nói riêng, đã dần dần hình thành; sau đó lại ra đời các hương ước, khoán ước của các làng xã. Đến niên hiệu vua Đồng Khánh ( 1886-1888), vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An có 8 huyện,

38 tổng, 795 xã, thôn, phường , giáp, trại, sách... gọi chung là làng. ( Nguyễn

Cảnh Tộng
1886-1888, Bính tuất ). Theo tài liệu: Địa chí, thư viện Nghệ An số 491
Nhìn chung làng xã của Nghệ An ở thế kỷ XIX cũng như làng xã ở các vùng đồng bằng ở Bắc bộ, vừa có làng chiêm, làng mùa, làng nửa chiêm nửa mùa, làng chài ven sông, ven biển. Các làng đều bố trí " Nội ngõ xóm - ngoại đồng điền". Hệ thống giao thông trong làng mở theo hình xương cá . Từ đường dọc làng, đường mé làng toả về các xóm, ngõ len lỏi tới từng gia đình, thành viên của làng. Trong làng,mọi người cư trú theo địa vực, họ có quan hệ với nhau về hành chính, nghề nghiệp (phường nghề), huyết thống (họ), lớp tuổi (giáp). Họ ràng buộc với nhau qua tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng làng. Mỗi gia đình có tao cho mình một không gian riêng trong khu cư trú của làng. Khuôn viên bé nhất cũng phải có nhà trên, là nơi thờ cúng, tiếp khách, nhà dưới bếp và công trình phụ . Bao quanh kiến trúc thường thường có những mảnh vườn nho nhỏ nằm trong những hàng rào bằng những rặng cây Dưới, luỹ Tre xanh, hàng Chuối...tạo nên sự bình yên cho cuộc sống.

2. Những đặc trưng cơ bản của bức tranh văn hoá làng.
Ngoài những điểm chung nói trên,làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An có những đặc điểm riêng mang tính địa phương như : cấu trúc của làng là cấu trúc mở, không khép kín và cũng không có cổng ra vào như các làng ở Bắc bộ. Đặc trưng của văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An biểu hiện rõ nét nhất ở tín ngưỡng , tôn giáo, phong tục tập quán, ở văn hoá dòng họ, sinh hoạt văn hoá dân gian...

2.1 Ở lĩnh vực tín ngưỡng
Tín ngưỡng được hiểu là sự ngưỡng mộ của con người vào một niềm tin nào đó; những niềm tin mang tính trừu tượng, vô hình , nhưng lại có một sức mạnh tác động đến đời sống của họ và họ rất tôn thờ.

Cư dân vùng đồng bằng và ven biển ở Nghệ An có các tín ngưỡng như:


2.1.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Người dân vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An coi những bậc đã quá cố đều là những bậc tiên tổ. Nhưng các vị tổ tiên chỉ tính được năm đời: cha, ông, cố (cụ),can, kỵ. Để thờ phụng tổ tiên các gia đình thường lập một bàn thờ gọi là bàn thờ gia tiên. Bàn thờ gia tiên có thể chỉ là một tấm ván gác đậu trên bờ vách

nếu là gia đình khó khăn. Còn ở gia đình bậc trung trở lên bao giờ bàn thờ gia tiên cũng được sắp đặt cẩn thận.

Thường thì bàn thờ gia tiên chiếm hẳn một gian nhà. Có thể là gian giữa, cũng có thể là gian cuối cùng của ngôi nhà theo thứ tự từ bên trái khi đứng ngoài sân nhìn vào.

Thông thường người ta chia gian thờ ra làm ba lớp:


* Lớp ngoài cùng là chiếc phản để mọi người lên đó làm lễ. Không đặt phản thì để trống nền nhà , để khi cần thiết có thể bày bàn ghế hoặc trải chiếu.

* Lớp thứ hai là một cái hương án trên mặt có đồ tam sự hay ngũ sự, lư hương cọc sáp bằng đồng, (hoặc 5 cái hoặc 3 cái), lọ độc bình,đèn....Những nhà khá giả còn có đôi hạc bằng đồng.

Hương án này là nơi khi có cúng bái, người ta mời các vị thần trong gia đình về ngự . Thông thường gồm có các vị thần: Long quân chúa mạch, Nhị vị thần môn, Đông trù tư mệnh, Táo phủ quần thân...

* Lớp trong cùng mới thực sự là bàn thờ tổ tiên. Thường là một cái bàn dài, trên đặt ba bộ đồ thờ: phía bên trái ( đứng ngoài nhìn vào)là một cái khám sơn son, kín ba mặt( tả , hữu và mặt sau ), mặt trước có làm cửa nhỏ, có thể khép mở, trong cùng đặt bài vị của vị thần tổ được coi là vị khai sáng ra dòng họ mình

. Vị này đã được thờ ở nhà thờ họ , nhưng các gia đình đều thờ riêng. Ở giữa là một cái ngai ( hoặc một cái ỷ)tượng trưng cho ông vải. Chiếc ngai sơn son thiếp vàng, hai tay ngai mang hình đầu rồng. đầu ngai nhô lên như hình tròn giống như mặt nguyệt. Phía bên phải là một số bài vị không có khám che chắn, chỉ bày lên bàn , cũng không theo một thứ tự nào . Nơi đây là để thỉnh tổ tiên của gia đình thuộc nhiều chi khác : các bà vợ các vị tổ tiên, các bác, chú, cô.

Ngoài bàn thờ ba lớp này, người ta treo một chiếc màn gọi là ỷ môn. Khi cúng lễ xong, màn ấy phải bỏ xuống để che khuất cả bàn thờ , để một lúc sau mới hạ cỗ bàn. Ý nghĩa của hành động này là "sự tử cũng như sự sinh, sự vong như sự tồn".Mời được các vị tổ tiên về, cầu khẩn, báo cáo xong rồi thì để cho các vị ăn uống. Khi các ngài ăn uống phải che màn để người ngoài không nhìn thấy được.

Trường hợp các gia đình khá giả , gian thờ được trang hoàng bằng hoành phi câu đối . Hoành phi là một tấm biển gỗ nằm ngang trên xà nhà chiếu xuống

bàn thờ. Biển được sơn son khắc chữ. Hai bên gian thờ còn treo câu đối . Câu

đối là những biển gỗ dài được sơn son thiếp vàng treo dọc hai bên bàn thờ.
* Ngày lễ thờ cúng gia tiên.
Ngày thờ cúng gia tiên gọi là ngày giỗ. Ngày giỗ còn gọi là kỵ nhật, là ngày kỷ niệm người mất trong gia đình. Có giỗ lớn và giỗ mọn. Nếu là cha hay mẹ thì có những ngày kỷ niệm sau (làm sau khi mất) :

- Cúng ba ngày.


- Cúng thất tuần; sau khi người chết được 49 ngày.
Hai ngày trên không gọi là giỗ mà gọi là ngày lễ.
- Ngày tiểu tường; tức ngày giỗ đầu, một năm sau khi mất.
- Ngày đại tường ; giỗ năm thứ hai sau khi người mất qua đời.
- Ngày trừ phục ; giỗ hết khó.
- Giỗ cát kỵ ; là giỗ lành, ngày giỗ chính hàng năm.
Trước ngày giỗ thường có lễ cúng tiên thưởng, làm vào lúc chiều tối. Ngày giỗ cha mẹ, người con trưởng phải chủ trì, các em đều phải làm mâm mang đến hoặc đến góp giỗ từ hôm trước. Những nhà có vai vế trong làng, nhà thầy học khi có giỗ, người quen cũng mang cau, rượu, vàng, hương đến lễ.

* Thờ cúng tổ họ.


Những dòng họ lớn, con cháu chung nhau làm một ngôi nhà để thờ vị thuỷ tổ của họ mình. Nhà thờ ấy gọi là nhà thờ họ hay nhà thờ tổ, tên chữ gọi là Từ đường.

Việc trang trí Từ đường cũng giống như trang trí bàn thờ gia tiên. Có điều khác là, việc thờ tự ở đây là do ông trưởng họ trông nom. Mỗi năm vào ngày huý nhật ông Thuỷ Tổ, cả họ họp mặt tại nhà thờ để cúng tế. Các chi họ đều mang cỗ bàn, hương hoa đến lễ. Ngày đó cả họ ăn uống vui vẻ, ông trưởng họ đọc lại sự tích của vị Thuỷ tổ. Sau buổi lễ thường kéo nhau đi thăm mộ tổ, đắp thêm cỏ, hoặc tô lại mộ(nếu là mộ gạch).



2.1.2. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng.
Cũng như những vùng nông thôn khác, mỗi làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An đều thờ một hay nhiều vị Thành Hoàng, và đều dành cho Thành Hoàng làng một niềm thiêng liêng kính cẩn.

Thành Hoàng là vị thần bảo vệ làng. Tuy cái tên chữ là mượn của Trung Quốc, nhưng Thành Hoàng Trung Quốc và Thành Hoàng Việt Nam không giống nhau. Thành Hoàng Việt Nam mới có từ ngày ta bị lệ thuộc nhà Đường. Thành Hoàng ở Việt Nam nói chung, ở Nghệ An nói riêng mới bắt đầu được thờ vào cuối thế kỷ XV.

Thành Hoàng ở các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An thường là:
- Thiên thần, Nhiên thần; đó là thần Núi, thần Đá như: Thành hoàng của xã Ngõa Trường cũ là Thạch Tinh linh ứng tôn thần. Thành Hoàng của Yên Dũng Hạ là Miên Sơn đại vương, Thành Hoàng của Linh trường Võ Liệt là Cự Thạch đại vương... là thần Sông, Nước, là thần Cây (Mộc thần), là thần Gió, thần Mưa, thần Sấm, Chớp...

- Nhân thần: là những thần có công đánh giặc cứu nước, dựng nước như: An Dương Vương, Mai Hắc Đế, Lê Lợi, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông. Các tướng lĩnh tài ba có nhiều chiến công hiển hách như Tam Toà Lý Nhật Quang, Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn, Nguyễn Xí, Nguyễn Sư Hồi v.v...

Những người đậu đạt thành danh làm vinh dự cho làng như Bạch Liêu, Hồ

Tông Thốc, Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hoà v.v...


Những người có công khai canh lập làng như Tạ Công Luyện với làng Bút Điền - Lạc Sở, Võ Chính Đạo đối với làng Hậu Luật, Phan Vân đối với làng Tiên Thành v.v...

Những thần xuất thân từ tầng lớp lao động bình thường nhưng đột tử vào giờ thiêng được thượng đế cho làm thần như thần Ăn xin ở Cương Kỹ - Nam Đàn, thần Lặt Phân ở Thanh Chương, thần đi buôn Trâu Bò như bà chúa Nhân ở Yên Lạc - Hoà Sơn, Đô Lương.

Những thần tổ sư các nghề nghiệp như nghề luyện Quánh ở Nho Lâm - Diễn Châu, ông họ Nguyễn đối với nghề đóng thuyền ở Trung Kiên - Nghi Lộc. Trần Chuẩn đối với nghề thợ mộc, Nguyễn Tiên Yên đối với nghề làm muối ở Quỳnh Lưu v.v.

Thần phồn thực ( thần được gọi là dâm thần ) được thờ ở Dị Nậu Quỳnh Dị

, ở Phú Đa Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu )
Thành Hoàng ở các làng vùng đồng bằng ven biển Nghệ An được thờ ở đình làng. Cũng có nhiều nơi lập miếu thờ riêng, nhưng mỗi lần tổ chức lễ bái, họ đều rước Thành Hoàng ra đình. Vì Thành Hoàng là vị thần trụ trì giám sát và

bảo hộ một làng, nên dù ông thuộc vào loại thần gì (Thượng đẳng, Trung đẳng hay Hạ đẳng) cũng vẫn đứng đầu làng. Các vị thần khác vào những ngày lễ hội làng vẫn phải về đình và đứng sau Thành Hoàng.

Hàng năm trong làng nếu tổ chức các ngày lễ như: Lễ Kỳ Yên, lễ Khai Hạ, lễ Hạ Điền... Những ngày đó, Thành Hoàng là vị thần trước nhất được mời về chứng kiến cho dân làng.

Lễ thờ cúng Thành Hoàng được tổ chức trang nghiêm ở đình làng. Các vị Hương chức đều phải mặc áo gấm thụng, đội mũ ra làm lễ, có phân công nhiệm vụ Tiến tửu (dâng rượu), độc chúc (đọc văn khấn). Các phường Bát Âm phục vụ nghi lễ bài bản. Có làng tổ chức vui chơi giữa cuộc tế lễ hoặc ngay sau đó. Vui chơi giữa cuộc có hát Cửa đình, vui chơi sau đó là các trò đu, vật hoặc các tích chèo.

Những làng mà vị Thành Hoàng là một nhân vật có sở trường về một môn nghệ thuật hay võ thuật nào đó thì trong ngày lễ hội, dân chúng càng phải diễn lại sự tích cho thần xem như ở lễ hội đền Mai Hắc Đế thường phải có hội vật, vì Mai Hắc Đế là một đô vật nổi tiếng của dân tộc. Ở các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An trước đây thờ nhiều vị thần, thánh nhưng đối với dân làng quan trọng và thiêng liêng nhất vẫn là thần Thành Hoàng làng. Họ luôn luôn có ý thức đề cao, tôn vinh và bảo vệ thần Thành Hoàng làng của mình.
Ngạn ngữ có câu:
Trống làng nào làng ấy đánh. Thánh làng nào làng ấy thờ.

Thờ mẫu cũng là một tín ngưỡng quan trọng của cư dân vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An, nhất là ở các làng ven biển. Làng Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu) là một trong những trung tâm lớn của tín ngưỡng thờ mẫu của các làng ven biển, ở đây có đền Cờn hiện còn thờ "Tứ vị Thánh Nương".

Sử chép: "Vào năm Thiệu Bảo thứ nhất ( 1279 ), bên Trung Hoa, quân Nguyên đánh úp quân Tống ở cửa Nhai Sơn. Tướng Trương Thế Kiệt, trung thần của nhà Nam Tống đem Đế Bính, gia quyến, bề tôi và quân lính tuỳ tòng hơn 800 người lên thuyền trốn ra biển. Nhưng chẳng may sóng to gió lớn nổi lên

lại bị giặc đuổi theo rất gấp. Trương Thế Kiệt, Đế Bính cùng các bề tôi và quân lính chết sạch.

Hoàng hậu cùng hai cô con gái may sao bíu vào một mảnh ván. Sóng gió đã đưa ba mẹ con dạt vào cửa Cờn ở Quỳnh Lưu. Một nhà sư trụ trì tại một ngôi chùa gần đó, buổi chiều đi dạo chơi trên bãi cát ven biển thấy ba mẹ con đã thập tử nhất sinh liều mình ra cứu. Sư đem ba mẹ con vào ở trong chùa và nuôi cho ăn tử tế.

Được một thời gian ngắn, ba mẹ con lại sức, trở lại béo tốt, nhất là vẻ mặt của Hoàng hậu, coi tuyệt đẹp. Sư động lòng trần tục muốn tư thông. Bị Hoàng hậu cự tuyệt, sư xấu hổ quá, gieo mình xuống biển tự tử.

Hay tin Hoàng hậu than rằng: " Chúng ta nhờ sư mà được sống, nay sư vì chúng ta mà phải chết, sao nỡ yên tâm ". Nói xong Hoàng hậu nhảy xuống biển chết. Mất mẹ, hai cô con gái khóc thảm thiết, nghĩ rằng sống bơ vơ ở nơi đất khách quê người không nơi nương tựa, rồi buồn bã quá, cũng nhảy xuống biển chết theo. Bốn người chết, thi thể nổi lên, một mùi thơm như lan quế toát ra, về sau rất linh thiêng, dân xã lập đền thờ, thường khi vào lộng ra khơi chài lưới hay làm nghề chở thuyền trên biển đến cầu khấn, thấy có linh nghiệm, nhân đấy đặt tên xã mình là Hương Cần (hay còn gọi là Phương Cần ).Vì thờ cả bốn người nên bà con quanh vùng thường gọi là Tứ Vị" (Dẫn theo Ninh Viết Giao,

,2000,tr 90)


Đền Cờn có hai đền : Đền Trong và đền Ngoài . Đền Trong ( đền chính ) có

4 pho tượng: tượng Dương Thái Hậu, tượng Hoàng Hậu và hai công chúa. Đền Ngoài cũng 4 tượng ( 4 tượng trước đã mất, 4 tượng này một số người Thanh Hoá vào hành hương mới cúng ). Đó là các tượng Đế Bính, Văn Thiên Tường , Lục Tú Phu và Trương Thế Kiệt. Trước đây, Đế Bính và ác vị trung thần khác của nhà Tống đã kể trên đều thờ ở đền Trong. Đầu thế kỷ XIX vua Gia Long bảo rằng : nam nữ thụ thụ bất tương thân , thờ chung trong một đền không được. Do đó mới lập đền Ngoài để thờ các vị ở đền này.

Trước cách mạng tháng Tám 1945, ở làng biển này con cái gọi mẹ bằng chị, gọi bà bằng mệ, gọi chị bằng ả. Mẫu, mẹ chỉ được dành riêng trong việc thờ cúng thánh mẫu. Đền Cờn thờ " Tứ vị Thánh Nương" này là một đền thờ bậc nhất nổi tiếng về sự thiêng liêng, về cả quy mô và cả kiến trúc Mỹ thuật của vùng Nghệ An. Phương ngữ có câu:

"Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng"


Trước đây các làng ven biển Nghệ An còn thờ cá Ông. Cá Ông là cá Voi, một loại động vật lớn ở biển chuyên ăn các loại sinh vật nhỏ với một khối lượng lớn, nên các loài cá nhỏ mỗi khi thấy cá Voi là dồn nhau chạy ào ạt từng đàn, dễ sa vào lưới của người đi biển. Khi có sóng to gió lớn, cá Voi thường đến các thuyền lớn để tránh bão, người đi biển lại nghĩ rằng cá Voi đến cứu nạn cho người... Với thân hình to lớn, trên mình lại có nhiều đường vân óng ánh, bơi nhanh nên thường gây ra sóng lớn. Dân chài cho đó là cá thần hay giúp đỡ họ làm ăn trên biển cả. Cho nên họ gọi cá Voi là cá Ông hoặc đức Ông. Và mỗi khi gặp cá Ông họ làm lễ Tống Táng, người nào thấy cá Ông bị nạn phải chịu để tang, nhưng khăn chịu tang cho cá Ông lại là khăn màu đỏ.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương