Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va, và làm điều lành; Khá ở trong xứ, và nuôi mình bằng sự thành tín của Ngài.”



tải về 78.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích78.28 Kb.
#29848
Đấng Thành Tín Trong Lời Hứa Giáng Sinh

(The Faithfulness of God through the Promise of Christmas)

Thi Thiên 37:3

www.vietnamesehope.org
Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va, và làm điều lành; Khá ở trong xứ,

nuôi mình bằng sự thành tín của Ngài.”

(Trust in Jehovah, and do good; Dwell in the land, and feed on his faithfulness.)

Trong mùa Giáng Sinh, một trong những điều thú vị nhất đó là để ý xem coi có những món đồ chơi nào mới ra, để chúng ta mua tặng quà cho nhau. Trong Internet có mục đề ra 12 món đồ chơi được chọn là những món đồ chơi hay nhất dành cho trẻ em trong mùa Giáng Sinh năm nay, từ món hàng Monopoly City, Bakugan Battle pack, Leapfrog Explorer, Kidizoom Spin cho đến Walking dog. Cho những ai thích chơi video thì cũng có 10 cái máy được chọn là những máy game chơi hay nhất từ loại Top Nintendo DS cho đến Sony Playstation 3. Mùa Giáng Sinh là mùa mà các thương mại gia tha hồ hốt bạc, bằng cách đang cố gắng tung ra thật nhiều những món hàng mới của mình, để cho thiên hạ mua sắm làm quà cho nhau.


Nhưng là con cái của Chúa, chúng ta phải hiểu mục đích ưu tiên của mùa Giáng Sinh này không phải là chỉ để tìm xem những món đồ chơi nào hay, mới ra, mà mua tặng quà cho nhau, nhưng mục đích của Giáng Sinh là để thông biết Chúa Giê-su Christ nhiều hơn, vì chính Chúa Christ là ý nghĩa thật của Christ-mas. Mủa Giáng Sinh năm nay chúng ta phải có mục tiêu hiểu biết Chúa Giáng Sinh nhiều hơn năm qua; Mùa Giáng Sinh năm tới chúng ta phải thông hiểu Chúa nhiều hơn năm nay. Lời trăn trối của sứ đồ Phiêrơ trong 2 Phiêrơ 3:18 nhắc nhở chúng ta gì về mục tiêu tối hậu cho đời sống của mỗi con cái Chúa – (But grow in the grace and knowledge of our Lord and Savior Jesus Christ. To him be glory both now and forever!) “Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ.” Khi suy gẫm về ý nghĩa thật của đại lễ Giáng Sinh, một điều chúng ta phải thông biết được về Đức Chúa Trời, đó là Ngài là Đấng Thành Tín; hầu cho đức tin của chúng ta luôn được vững vàng, cho đến ngày Chúa Giáng Sinh, Con Ngài trở lại để ban cho chúng ta món quà quí gía nhất đó là sự sống đời đời trong nước thiên đàng, y như lời Ngài đã một lần hứa.

I. Những Yếu Tố của sự Thành Tín
Học Kinh thánh chúng ta biết Đức Chúa Trời có nhiều những mỹ tánh, chẳng hạn như là Ngài là Đấng Công bình, Yêu thương, Thánh khiết, Thiện lành, Đấng Chủ Tể của muôn loài. Nhưng có một mỹ tánh rất quan trọng chúng ta phải hiểu về Đức Chúa Trời, hầu giúp mỗi người chúng ta có một lòng tin cậy hoàn toàn ở nơi Ngài, đó là Đức Chúa Trời còn là Đấng Thành tín nữa. Theo tự điển thì chữ “thành tín” nghĩa là “thật lòng, đáng tin cậy, thành thật, hay trung tín.” Cũng theo từ điển Việt-nam, hai chữ “trung tín hay trung thành” được định nghĩa là: "một lòng, một dạ, không thay đổi." Chúng ta thấy khi buôn bán người ta thường lấy chữ “Tín” làm đầu. Ở bên Việt-nam có những nhà bank thường dùng 4 chữ "tín nghĩa ngân hàng," để mong câu được nhiều khách. Có những tiệm hàng thường quảng cáo kèm theo cái “thanh danh” (reputation) của tiệm mình, như là đã mở business được 10, 20, 30 năm, hầu để gây lòng tin tưởng của khách hàng. Những người có lòng trung tín là những người có "lời hứa không bị lay chuyển, bị thay đổi theo thời gian hay bất cứ hoàn cảnh nào." Hai yếu tố chính để chúng ta đo lường được sự thành tín của một người đó là:
1) Người đó đã hứa gì, và
2) theo thời gian người đó có giữ được những lời mình đã hứa không?
Cũng vậy, chúng ta biết được Đức Chúa Trời là Đấng thành tín khi chúng ta học biết được Chúa đã hứa gì và Ngài đã giữ những lời hứa đó như thế nào. Một trong những lời tuyệt vời Đức Chúa Trời đã hứa có liên hệ đến sự giáng sinh của Chúa Giê-su, Con Ngài.

II. Sự Rủa Sả
Để hiểu được lời hứa mầu nhiệm này, chúng ta cần hiểu một vài điều căn bản sau đây:
1) Thứ nhất, lời hứa về sự giáng sinh của Chúa Giê-su, Con Ngài có liên hệ đến vấn đề tội lỗi của loài người. Hay nói cách khác, nếu tổ phụ của loài người từ lúc ban đầu đã không phạm tội thì Đức Chúa Trời đã không hứa về sự giáng thế của Con Ngài, và ngày nay chúng ta cũng không có mừng lễ Christmas. Trước hết, chúng ta hãy ôn lại định nghĩa của “tội lỗi” là gì? Trong sách 1 Giăng 3:4 định nghĩa tội lỗi như sau – (Everyone who sins breaks the law; in fact, sin is lawlessness.) “Còn ai phạm tội tức là trái luật pháp; và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp.” và luật pháp chính là những điều răn và mạng lệnh của Chúa. Tổ phụ loài người là Ađam và Êva đã phạm tội vì phạm nghịch lại điều răn và mạng lệnh gì của Đức Chúa Trời mà có chép trong Sáng Thế Ký 2:15-17(The LORD God took the man and put him in the Garden of Eden to work it and take care of it. And the LORD God commanded the man, "You are free to eat from any tree in the garden; but you must not eat from the tree of the knowledge of good and evil, for when you eat of it you will surely die.") “Giê-hô-va Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Ê-đen để trồng và giữ vườn. Rồi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết.”

# Trong vườn Êđen, tổ phụ loài người đã đi theo ý riêng của mình, nghe theo lời quyến rũ của con rắn là ma quỉ mà không vâng lời Đức Chúa Trời, đi ăn trái của cây mà Chúa đã cấm họ không được ăn. Sau khi ăn xong thì Ađam và Êva thấy mình loã lồ, đi trốn khỏi mặt Đức Chúa Trời và từ lúc đó tội lỗi đã bắt đầu lây vào đời sống của cả nhân loại, dòng dõi loài người.


2) Theo lẽ công bình, tội lỗi có hậu qủa theo sau, đó là sự rủa sả và sự phán xét của Đức Chúa Trời. Tại sao Đức Chúa Trời lại phán xét Ađam và Êva? Vì Ngài là Đấng Sáng Tạo nên loài người và cũng là Đấng công bình thánh khiết, đây nghĩa là ở trong Ngài không có một vết tội, và Ngài không thể coi tội lỗi của những tội nhân là hư không được. Trong Sáng Thế Ký 3:16 cho thấy Êva bị Đức Chúa Trời rủa sả sẽ phải mang nặng đẻ đau, và phải phục chồng mình, vì tội của bà đã phạm – (To the woman he said, "I will greatly increase your pains in childbearing; with pain you will give birth to children. Your desire will be for your husband, and he will rule over you.") “Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi.” Còn trong Sáng Thế Ký 3:17-19 thì Ađam bị rủa sả phải làm lụng cực nhọc mới có mà ăn để cung cấp nhu cầu cho gia đình mình, vì nghe theo lời vợ mà phạm tội nghịch cùng mạng lệnh của Chúa - (To Adam he said, "Because you listened to your wife and ate from the tree about which I commanded you, 'You must not eat of it,' "Cursed is the ground because of you; through painful toil you will eat of it all the days of your life. It will produce thorns and thistles for you, and you will eat the plants of the field. By the sweat of your brow you will eat your food until you return to the ground, since from it you were taken; for dust you are and to dust you will return.") “Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.” Sự rủa sả “trở về đất” đây không phải chỉ mang ý nghĩa của sự chết phần thuộc thể thôi, nhưng ám chỉ đến sự chết còn kinh khủng hơn nữa về phần thuộc linh, xa cách khỏi Đấng Tạo Hóa đời đời. Trong Sáng Thế Ký 3:23(So the LORD God banished him from the Garden of Eden to work the ground from which he had been taken.) “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra.” Ađam và Êva bị đuổi ra khỏi vườn của sự sống, bị phân rẽ khỏi sự hiện diện của Chúa, bị cắt đứt đi mối liên hệ tương giao với Ngài, vì nay tội lỗi đã xen vào đời sống của họ.

3) Không phải Ađam và Êva bị rủa sả mà thôi, nhưng kể cả con rắn là ma quỉ mà đã cám dỗ bà Êva cũng bị Đức Chúa Trời rủa, có chép trong Sáng Thế Ký 3:14(So the LORD God said to the serpent, “Because you have done this, “Cursed are you above all livestock and all wild animals! You will crawl on your belly and you will eat dust all the days of your life.) “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời.”



III. Lời Hứa Đầu Tiên
Điều mầu nhiệm là ở trong lời rủa sả con rắn thì Đức Chúa Trời cũng có lời hứa nói trước về sự sanh ra đời của Đấng Cứu Thế qua dòng dõi của một người nữ, có chép trong Sáng Thế Ký 3:15(And I will put enmity between you and the woman, and between your offspring and hers; He will crush your head, and you will strike his heel.”) “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người.” Đây là lời hứa đầu tiên có liên hệ, ám chỉ về sự giáng thế của Đấng Cứu chuộc, chứ không phải cách đây hơn 2,000 năm, vị Cứu Tinh mới tình cờ sanh ra đời.
a) Chữ “dòng dõi” (offspring) theo tiếng Anh dịch ra là chữ “Seed” (tạm dịch là hạt giống) của một người đàn bà. Chú ý chữ “seed” trong nguyên nghĩa của Kinh Thánh thì ở trong thể trạng là số ít, không phải số nhiều (only one Seed – not many seeds). Chữ “seed” trong nguyên nghĩa Kinh Thánh cũng theo thể của “giống đực” (Male – not female). Tiếng Anh thì dùng chữ “He” trong câu 15 để chúng ta thấy rõ điều này. Sau này có thêm lời tiên tri trong Kinh Thánh Êsai 9:5 để giúp cho chúng ta hiểu “dòng dõi” này ám chỉ về một người, một Đấng, qua một đứa bé trai, sanh ra từ một người nữ - (For to us a child is born, to us a son is given, and the government will be on his shoulders. And he will be called Wonderful Counselor, Mighty God, Everlasting Father, Prince of Peace.) “Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an.” Cho nên mỗi lần chúng ta dự đại lễ Giáng Sinh thì nhắc lại lời hứa ban đầu của Đức Chúa Trời, hơn 6,000 năm, về sự Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế sẽ sanh ra từ một đứa bé trai sau này.
b) Lời hứa về “hạt giống/dòng dõi” này được nhắc đi nhắc lại qua nhiều đời, qua nhiều lời tiên tri, từ đời Ápbraham, đời vua Đavít, cho đến đúng thời điểm thì Cứu Chúa Giê-su đã sanh ra đời, trong vòng dân Do Thái, y như lời Đức Chúa Trời đã một lần hứa. Trong Galati 4:4(But when the time had fully come, God sent his Son, born of a woman, born under law,) “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp.” Và ngày hôm nay cả thế giới mỗi năm ăn mừng đại lễ Christmas làm chứng trực tiếp sự ứng nghiệm lời hứa này của Đức Chúa Trời, mà không ai chối cãi được, phải không? Từ ngàn đời xa xưa, ngay sau khi tổ phụ loài người phạm tội thì Đức Chúa Trời đã có lời hứa về Đấng Cứu Thế, và đến đúng thời điểm của Ngài, Cứu Chúa Giê-su sanh ra đời để cứu chuộc nhân laọi, vì Đức Chúa Trời là Đấng Thành Tín; Những gì Ngài đã hứa thì Ngài hoàn tất và thực hiện đầy đủ. Đức Chúa Trời không hề nói dối, vì "Đức Chúa Trời không thể nói dối." (Tít 1:2). Đức Chúa Trời là Đấng thành tín vì Ngài không thay đổi lời hứa của Ngài theo thời gian. Các vị ra ứng cử tổng thống, lúc nào cũng hứa nhiều điều hay lắm, có thể nói hay “hứa bừa,” với mục đích để lấy lòng và được phiếu bầu của nhiều người. Nhưng rất nhiều vị hứa, nhưng rồi sau đó không có khả năng để làm trọn những lời mình hứa, cho nên vặn vẹo đủ thứ lý do bào chữa, lại hay đổ thừa cho người này, đổ lỗi cho hoàn cảnh nọ. Có khi trong vòng con cái Chúa cũng vậy, chúng ta tuyên bố điều này, hứa điều nọ, nhưng theo thời gian, chúng ta thay đổi lập trường, không còn giữ lời mình đã hứa với nhau.

Một lời hứa phải bị thử thách theo thời gian hay hoàn cảnh, thì chúng ta mới biết lời hứa đó có thành thật không, mà đừng vội vã tin ngay? Tại sao trong sách 1 Tim. 5:22 Phaolô dạy dỗ Timôthê đừng vội “đặt tay” nghĩa là đừng vội vã giao trách nhiệm cho bất cứ ai trong Hội Thánh – (Do not be hasty in the laying on of hands,) “Đừng vội vàng đặt tay trên ai…” Vì người lãnh đạo khôn ngoan phải để thời gian thử xem sự trung thành của một người muốn hầu việc trước đã trong những công việc nhỏ, rồi mới hãy “đặt tay.” Thử thách xem khi người đó đối diện với những hoạn nạn, những áp lực, bắt bớ, thì có còn trung tín với lời giao ước của mình đã lập không? Khi "thuận buồm xuôi gió" thì việc giữ được chữ “tín” tương đối là điều dễ làm, ai làm lại hỗng được; nhưng khi hoạn nạn, xui xẻo, thiếu thốn, áp lực, bất đồng ý kiến, bận rộn, cám dỗ kéo đến từ khắp bốn phương trời, thì mới biết sự trung tín đó có "thay lòng đổi dạ" hay không. Trong 2 Ti-mô-thê 2:13 có so sánh sự trung tín của chúng ta với sự thành tín của Chúa như sau – (if we are faithless, he remains faithful, for he cannot disown himself.) “Nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được.” Biết bao nhiêu lần loài người bất tín với Đức Chúa Trời, qua đời Nôe, các đời vua của người Ysơraên, nhưng Đức Chúa Trời vẫn cứu một số còn sót lại, để duy trì dòng dõi loài người. Cho dù con người bất toàn, bất tín, nhưng Đức Chúa Trời luôn là Đấng thành tín, vì không phải Ngài không thay đổi lời hứa của Ngài thôi, nhưng Chúa còn giữ lời Ngài đã hứa, và Giáng Sinh là bằng cớ cụ thể của sự thành tín của Đức Chúa Trời.



IV. Tin Cậy Chúa
Vì Đức Chúa Trời là Đấng Thành Tín, chúng ta có thể tin cậy nơi Chúa hoàn toàn.
1) Chúng ta có thể tin cậy Chúa, bằng cách trao mọi điều lo lắng cho Ngài. Người ta thường than thở “đời là bể khổ” - Tại sao vậy? Một trong lý do là vì cuộc sống con người có biết bao nhiêu điều lo lắng, buồn phiền. Những điều lo lắng này “gặm nhấm” hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Câu chuyện về một người chủ muốn mướn một anh kỹ sư trẻ làm chức vice-president, với lương bổng rất cao, để chăm sóc mọi nỗi lo lắng của mình. Ông chủ đồng ý trả lương cho anh là 200k$ mỗi năm với chức vice-president này. Người kỹ sư trẻ vui và hỏi: “Thế thì làm sao có tiền đâu để công ti này trả lương cho tôi cao như vậy?” Ông chủ trả lời: “Đó là điều lo lắng đầu tiên anh phải thanh toán cho tôi!” Không phải lo thôi, nhưng còn biết bao nhiêu nỗi sợ bao phủ xung quanh mình. Nhìn hiện tại thấy đủ thứ nan đề đáng lo sợ, từ kinh tế, nạn thất nghiệp, tội ác đến những ngòi nổ chiến tranh, tai ương ở khắp nơi; nhìn tương lai chỉ thấy một đám mây mịt mù. Nhưng giữa những sự lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, chúng ta có sự bình an, thỏa lòng và vui mừng, bởi vì Chúa của chúng ta là Đấng thành tín, Ngài hứa và hay chăm sóc chúng ta. Trong Mathiơ 6:25-30 Chúa Giê-su khuyên gì? (“Therefore I tell you, do not worry about your life, what you will eat or drink; or about your body, what you will wear. Is not life more than food, and the body more than clothes? 26 Look at the birds of the air; they do not sow or reap or store away in barns, and yet your heavenly Father feeds them. Are you not much more valuable than they? 27 Can any one of you by worrying add a single hour to your life? 28 “And why do you worry about clothes? See how the flowers of the field grow. They do not labor or spin. 29 Yet I tell you that not even Solomon in all his splendor was dressed like one of these. 30 If that is how God clothes the grass of the field, which is here today and tomorrow is thrown into the fire, will he not much more clothe you—you of little faith?) “Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao? Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không? Còn về phần quần áo, các ngươi lại lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào: chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó. Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi!” Hãy xem chim bay, hoa nở, mặt trời mọc mỗi ngày, để thấy sự thành tín của Ngài là thể nào, mà biết tin cậy Chúa. Điều hay nhất để dẹp tan mọi nỗi lo âu sợ hãi, đó là làm theo lời Kinh Thánh dạy trong 1 Phiêrơ 5:7(Cast all your anxiety on him because he cares for you.) “hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Chúa, vì Ngài hay săn sóc anh em.” Càng trao cho Chúa những lo lắng/buồn phiền thì chúng ta càng nhẹ gánh.
2) Không phải chúng ta tin cậy nơi Chúa những điều Ngài hứa ban cho hiện tại thôi, nhưng kể cả hết lòng tin cậy và chờ đợi những điều Ngài hứa ban cho trong tương lai nữa. Chính Chúa Giê-su đã ban một lời hứa cho những kẻ tin nhận Ngài có chép trong Giăng 14:1-4 như sau: (“Do not let your hearts be troubled. You believe in God; believe also in me. My Father’s house has many rooms; if that were not so, would I have told you that I am going there to prepare a place for you? And if I go and prepare a place for you, I will come back and take you to be with me that you also may be where I am. You know the way to the place where I am going.”) "Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó." Món quá Giáng Sinh quí nhất mà chúng ta phải trông đợi đó chính là trông mong ngày Chúa Giê-su của mình sẽ trở lại trên mây, và ban cho chúng ta phần thưởng của sự sống đời đời, thoát khỏi chỗ tối tăm, đầy nỗi lo lắng và buồn phiền này. Nếu Đức Chúa Trời đã làm trọn lời Ngài hứa qua sự ban cho Con một của mình trong Giáng Sinh đầu tiên, nếu Chúa chăm sóc chúng ta mỗi ngày y như lời Ngài hứa, thì chắc chắn Chúa cũng sẽ giữ lời hứa để Con Ngài là Cứu Chúa Giê-su trở lại để tiếp rước mọi kẻ tin.
3) Không phải tin cậy Chúa là Đấng thành tín mà thôi, nhưng phần mỗi người chúng ta phải sống xứng đáng làm con cái của Đấng Thành Tín.
a) Người ta thường nói: "Con nhà tông, không giống lông cũng phải giống cánh." Cha của chúng ta không bao giờ nói dối, và luôn thành tín, thì mỗi chúng ta là những đứa con của Chúa cũng phải sống giống như vậy! Đọc lời chứng của một vị Mục Sư có lần ngồi trong phòng riêng cầu nguyện, chỉ có ông với Chúa. Ông cúi đầu xuống cầu nguyện, thưa với Chúa là "Chúa ơi, con cám ơn Chúa, vì Chúa là Đấng Thành Tín, những gì Chúa phán hứa với con, thì con hết lòng tin tưởng nơi Chúa và chắc chắn không bao giờ Chúa để cho con thất vọng. Vì sự Thành tín của Chúa là lớn lắm! Con xin cám ơn Ngài." Bỗng có lời Chúa êm dịu nhắc nhở trong lòng vị Mục Sư rằng: "Con tin tưởng Ta, nhưng Ta có tin tưởng con được không?" Vị Mục Sư cúi đầu xuống mà thưa với Chúa rằng: "Lạy Chúa Jêsus, xin Chúa tha tội cho con. Chúa luôn thành tín với các con, nhưng biết bao lần con không luôn trung tín với Ngài. Biết bao lần con đã làm cho Chúa buồn lòng! Con đã thất lời hứa nguyện với Chúa. Xin Chúa tha tội cho con." Bây giờ, Chúa cũng hỏi tôi và anh chị em giống như vậy: "Các con tin tưởng Ta được, vì Ta thành tín với con; nhưng Ta có tin tưởng với các con được không; Ta có thể tin tưởng Hội Thánh của Ta ở đây được không?" Thì chúng ta sẽ trả lời sao với Chúa đây?
b) Chúng ta có trung tín với Hội Thánh của Chúa không? Chúng ta đang giữ những lời cam kết với hội thánh của Chúa như thế nào? Có ai đây còn nhớ những lời hứa nguyện của một người muốn gia nhập thành hội viên của hội thánh này không? Nếu không nhớ thì làm sao biết mà giữ lấy? Xin nhắc lại 7 điều này:
“Vì đã tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa cho mình, đã nhận phép Báp-têm, và đồng ý gia nhập Hội Thánh Báptít Hy-vọng Việt Nam, bây giờ tôi nhờ cậy sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh cam kết với Chúa và với Hội Thánh để nguyện thực hành những điều sau đây:
1) Luôn bảo vệ sự hiệp một của Hội Thánh bằng cách sống nhơn từ, yêu thương nhau, và không nói xấu những người nhà trong Hội Thánh;
2) Thuần phục và hổ trở những người lãnh đạo, như họ phục vụ Chúa;
3) Trung tín trong sự nhóm lại thờ phượng, học Kinh Thánh mỗi Chúa Nhật, sự tĩnh tâm cầu nguyện cá nhân, và dâng hiến 1/10 đều đặn;
4) Cầu nguyện cho Hội Thánh mỗi ngày;
5) Dự phần mời thân hữu đến nhóm, và tiếp đón họ nhiệt thành;
6) Dự phần khám phá, xử dụng và phát triển những ơn tứ thánh linh, khả năng mình có để phục vụ trong những nhóm nhỏ hay công tác chung của Hội Thánh;
7) Nhờ cậy Chúa Thánh Linh cố gắng sống một đời sống thánh khiết theo tiêu chuẩn Thánh Kinh.
Tự xét một điều nhỏ trong 7 điều này thôi. Một năm có tất cả 52 tuần lễ, mỗi tuần có một ngày thánh nhật dành riêng ra để học Kinh Thánh và thờ phượng Chúa. Năm 2011 sắp sửa chấm dứt, Chúa Nhật hôm nay là tuần lễ thứ 50 của năm 2011. Nếu tự xét lấy chính mình, đừng so sánh với người bên cạnh, có bao nhiêu tuần thánh tôi đã trung tín trong sự “giữ ngày nghỉ làm nên ngày thánh” trong năm nay bằng cách đến học Kinh Thánh và thờ phượng đúng giờ thì tự biết sự trung tín của mình đến mức nào, chưa đề cập đến vấn đề dâng hiến.
c) Chúng ta có trung tín trong sự hầu việc Chúa không? Có biết bao nhiêu con cái Chúa chưa trả lời được câu hỏi này, vì họ đâu có nhận biết trách nhiệm gì Chúa đang gọi mình đâu, để trung tín mà làm? Nếu chưa biết trách nhiệm được giao cho thì làm sao nói đến trung tín được? Chúng ta đã tin Chúa rồi, phải nhận biết sự kêu gọi của Chúa cho mình là gì.
i) Sự kêu gọi tổng quát cho mỗi người con cái của Chúa, như là trong Mathiơ 28:19-20(Therefore go and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, and teaching them to obey everything I have commanded you. And surely I am with you always, to the very end of the age.”) “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Trong 1 Têsalôniaca 4:3(It is God’s will that you should be sanctified: that you should avoid sexual immorality.) “Vì ý muốn Đức Chúa Trời, ấy là khiến anh em nên thánh: tức là phải lánh sự ô uế.” Trong Rôma 12:18(If it is possible, as far as it depends on you, live at peace with everyone.) “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.” Trong Hêbêrơ 10:25(not giving up meeting together, as some are in the habit of doing, but encouraging one another—and all the more as you see the Day approaching.) “chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” Đây là những bổn phận chung của mỗi người tín đồ, không chừa một ai, phải trung tín đeo đuổi và vâng lời làm theo. Một hội thánh yếu hay mạnh tùy thuộc vào những tín hữu ở trong hội thánh đó có nhận biết những sự kêu gọi chung này mà trung tín làm theo không?
ii) Ngoài sự kêu gọi chung, mỗi người còn phải nhận biết sự kêu gọi riêng cho mình nữa. Trong Êphêsô 4:11-13 liệt kê một số những sự kêu gọi riêng này, hay gọi là những chức vụ – (So Christ himself gave the apostles, the prophets, the evangelists, the pastors and teachers, to equip his people for works of service, so that the body of Christ may be built up until we all reach unity in the faith and in the knowledge of the Son of God and become mature, attaining to the whole measure of the fullness of Christ.) “Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ, cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ.” Nếu ai được gọi riêng trong những chức vụ này, hãy tự xét xem mình có đang thờ ơ, bỏ lãng công việc không, hay là đang cố gắng trung tín làm trọn chức vụ của mình. Thử tự xét điều này, những công việc hằng ngày ở ngoài đời, trong sở làm, chúng ta chăm lo như thế nào, so sánh với những chức vụ Chúa giao cho mình trong hội thánh của Ngài? Biết bao nhiêu người sẵn sàng thức khuya dậy sớm để lo trọn công việc của ông bà chủ trong sở làm mình với bất cứ gía nào, còn việc Chúa thì lại cứ để “nước đến chân hẵng chạy” chăng? Có lẽ vì việc Chúa không được “trả lương” và cũng chẳng được tiếng tăm gì hết chăng? Tấm gương của một chị em trong Chúa trung tín trong việc dọn dẹp nhà thờ. Nếu chị không đến thứ Bảy mỗi tháng một lần để dọn dẹp thì chị thu xếp đến tối thứ Sáu trước đó làm trọn phần của mình, vì chị biết rõ đối tượng mình trung tín trong những việc nhỏ là ai? Tấm gương của những người mỗi thứ Sáu là lo đưa đón các bạn thanh thiếu niên, nấu nướng, lo chương trình nhóm Friday Life, chở các em về, chẳng có một lời khen hay được để ý. Đây là những tấm gương của những người trung thành với công việc Chúa mỗi tuần, mà chúng ta nên học hỏi để bớt phàn nàn, than phiền hay là lằm bằm. Là con cái của Chúa chúng ta nên xem mỗi cơ hội phục vụ Chúa như một đặc ân. Hầu việc không với tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phục vụ với một tâm tình bình thường và chăm chỉ làm phận sự riêng của mình, vì luôn biết lời Chúa đã hứa trong Kinh Thánh 1 Côr. 15:58(Therefore, my dear brothers and sisters, stand firm. Let nothing move you. Always give yourselves fully to the work of the Lord, because you know that your labor in the Lord is not in vain.) “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.”
Đức Chúa Trời là Đấng thành tín đáng cho chúng ta tin cậy, vì tất cả những gì Ngài đã hứa, và đang làm trọn ngay trước mắt chúng ta, và cho đến đời đời! Giáng Sinh là một trong những bằng cớ rõ rệt về sự thành tín của Ngài. Hãy lắng nghe lời của tác gỉa Thi Thiên 37:3 khuyên chúng ta và cũng là bí quyết để cho chúng ta biết sống trung tín với Chúa – (Trust in Jehovah, and do good; Dwell in the land, and feed on his faithfulness.) “Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va, và làm điều lành; Khá ở trong xứ, và nuôi mình bằng sự thành tín của Ngài.” Anh chị em đang nuôi con người thuộc linh mình bằng những thứ gì? Hãy nuôi nó bằng sự thành tín của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-su Christ. Amen!

--------- Lời Mời Gọi
Bạn đang tin cậy/phó thác linh hồn của mình cho ai, cho đấng nào? Đấng đó có thật sự yêu thương bạn không? Nếu có thì đã hứa bạn điều gì? Đấng đó có thành tín giữ những lời hứa cho bạn không? Chứng cớ ở đâu? Nội việc chúng ta bỏ tiền vào nhà bank, chúng ta cũng phải biết rõ nhà bank đó có khả năng giữ tiền của chúng ta được không, thì mình mới dám trao cho họ; huống gì linh hồn quí báu hơn là của cải vật chất, mà lại trao cho một đấng nào đó, mà không biết họ đã hứa gì cho mình được sao?
Đức Chúa Trời là Đấng thành tín, tất cả những gì Ngài đã hứa, chắc chắn sẽ thành toại, vì Ngài không thể nói dối hay bất hứa được. Đức Chúa Trời đã hứa ban cho một Đấng Cứu Thế từ lúc ban đầu sau khi tổ phụ loài người đã phạm tội, và theo đúng thời điểm, Đấng đó đã sanh ra đời và chu toàn công tác cứu chuộc. Đấng đó chính là Chúa Ngôi Hai, Cứu Chúa Giê-su, sanh ra từ dòng dõi của một người nữ đồng trinh. Đức Chúa Trời là Đấng đáng cho mỗi người chúng ta tin cậy!
Nhưng là con cái Chúa, chúng ta cũng đừng quên về những lời hứa nữa của Chúa Giê-su, đó là Ngài sẽ trở lại để đóan xét thế gian, và ban thưởng cho những kẻ trung tín với Ngài. Trong 2 Tim. 4:1 - sứ đồ Phaolô nhắc nhở Timôthê điều gì? (In the presence of God and of Christ Jesus, who will judge the living and the dead, and in view of his appearing and his kingdom, I give you this charge:) “Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhân sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con.” Chúa Giê-su đã đến y như lời hứa đầu tiên của Đức Chúa Trời, thì chắc chắn Ngài cũng sẽ trở lại lần nữa trong ngày tận thế, y như lời Ngài đã phán, để đoán xét mọi kẻ sống và kẻ chết! Còn phần mỗi người chúng ta thì sao, có đang sống trung tín với Chúa không, trung tín với sự kêu gọi chung và những chức vụ riêng Chúa trao cho không, để khi Chúa Giê-su trở lại, chúng ta được khen là “đầy tớ trung tín và ngày lành” và hưởng được cơ nghiệp đời đời của mình. Hãy trao cả đời sống của mình cho Đức Chúa Trời trong Cứu Chúa Giê-su và hãy nuôi linh hồn của mình bằng sự thành tín của Chúa mỗi ngày.

THE FAITHFULNESS OF GOD IN CHRISTMAS

(Psalm 37:3)


Trust in Jehovah, and do good; Dwell in the land, and feed on his faithfulness.”
One of the great things during the Christmas season is to shop for the new toys. Spiritual speaking, the greatest thing in Christmas is to know God in Christ better. Christmas helps us to know that God is faithful. Faithfulness describes someone who always keeps his unchanging promises no matter what. What did God promise in relating to Christmas? To know God's promise of Christmas, we need to understand the original sin. Sin is breaking the laws of God. In the beginning, Adam and Eve disobeyed God's commandment by eating the forbidden fruit. They were judged and separated from the perfect and holy God. The snake was also cursed. In this verdict, God also promised a "Seed" of a woman that will later be the Savior of the world from the judgment of sin. When the time had fully come, God's Son was born on the first Christmas. God is faithful through times in keeping all His promises. We can trust God by casting all of our burdens and worries on Jesus Christ. Not just what He did in the past, what He is doing in the present, but we also waiting for the promise of Jesus’ return to give us the eternal life. We must live a life worthy to be the children of the faithful God. Can God trust you and me? Do you remember the promises you have made to God and His church? Here it is:
“Because I have accepted Jesus as my Lord & Savior, received baptism, and decided to join the Vietnamese Hope Baptist Church, I now trust the Holy Spirit’s help to make the following commitments:

1) Protect Christ’s church unity by showing compassionate, and love for one another; Commit not to gossiping my brothers & sisters in Christ,

2) Obey and follow my leaders as they follow and serve God,

3) Be faithful in weekly worship, Sunday school, personal daily devotion, and tithing regularly 1/10 of all my profits,

4) Commit to pray for my church each day,

5) Be involved in inviting guests to come to church and show hospitality to them,

6) Discover, use, and develop my spiritual gifts to serve in small groups or general church needs,

7) Ask the Holy Spirit to help me living a holy life and pleasing God according to the Bible standards.”


Are you faithful to God general and specific callings for your life? How do you compare your attitude of serving men versus serving God? The secret of living faithful is to feed on God’s faithfulness.






Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 78.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương