Hãy hành động để ngăn nước biển dâng” (Raise your voice, not the sea level) “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng”



tải về 186.94 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích186.94 Kb.
#32060
  1   2
Hãy hành động để ngăn nước biển dâng”

(Raise your voice, not the sea level)

Hãy hành động để ngăn nước biển dâng”



Đó là thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2014. Xin giới thiệu toàn văn nội dung thông điệp.

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tuyên bố Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 nằm trong Năm Quốc tế về các quốc đảo nhỏ đang phát triển 2014, nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết lưu tâm đến nhóm các quốc gia trên trong các buổi thảo luận toàn cầu về cách thức đạt được một tương lai bền vững cho tất cả các quốc gia.

Các quốc đảo nhỏ trên thế giới là nơi sinh sống của hơn 63 triệu người, nổi tiếng với những điểm đến được đánh giá cao, với vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ, cùng với các nền văn hóa độc đáo. Hầu hết trong các quốc đảo này, giá trị quan trọng và sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên đều vượt ra ngoài quy mô diện tích của chúng. Các quốc đảo đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đại dương và nhiều hệ sinh thái - nơi chứa các khu lưu trữ động, thực vật đa dạng nhất hành tinh.

Mặc dù nguồn vốn tài nguyên có giá trị, nhưng các đảo nhỏ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Đối với phần lớn các đảo, sự ngăn cách về địa lý ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng chi phí nhập khẩu, đặc biệt là các chi phí về năng lượng, hạn chế khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp du lịch. Các quốc đảo ngày càng dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự tàn phá của các cơn bão và nước biển dâng.

Các đảo nhỏ đóng góp rất ít cho sự biến đổi khí hậu với tổng lượng khí nhà kính nhỏ hơn 1% so với toàn cầu. Nhưng các quốc đảo có vai trò quan trọng và là trọng tâm các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận pháp lý toàn cầu mới về khí hậu vào năm 2015.

Các quốc đảo nhỏ chỉ ra rằng, chúng ta cần phải xây dựng hành tinh theo con đường bền vững. Điều này đòi hỏi sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội và của tất cả các quốc gia. Vào Ngày Môi trường thế giới, hàng triệu cá nhân, các nhóm cộng đồng và các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới tham gia vào các các hoạt động môi trường địa phương, từ các chiến dịch làm sạch môi trường đến các triển lãm nghệ thuật và các chương trình trồng cây. Năm nay, tôi kêu gọi mỗi người hãy suy nghĩ về hoàn cảnh của các đảo nhỏ , lấy cảm hứng từ những nỗ lực của họ để giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng phục hồi và xây dựng tương lai bền vững. “Hãy lên tiếng, đừng để nước biển dâng” - Trái đất là hòn đảo chung của tất cả chúng ta, hãy chung tay bảo vệ trái đất.



Ngày Môi trường thế giới 2014: Hãy hành động để ngăn nước biển dâng

Hưởng ứng Năm Quốc tế các tiểu quốc đảo đang phát triển 2014 (International Year of Small Island Developing States -SIDS), chủ đề Ngày Môi trường thế giới 05/6 (tạm dịch là):“Hãy hành động để ngăn nước biển dâng” (Raise your voice, not the sea level) hướng tới chủ đề rộng lớn là biến đổi khí hậu và tác động của nó. Thông qua đó hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho chủ đề Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về tiểu đảo diễn ra vào tháng 9 tới và sự cấp bách phải bảo vệ các hải đảo khi phải đối mặt với các rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu.



Tổng Thư ký Ban Ki-moon trồng rừng ngập mặn ngăn nước biển dâng tại đảo Kiribati (Ảnh: Eskinder Debebe)

Quốc đảo là nơi lưu giữ các nền văn hóa và các di sản độc đáo và đang dạng cũng như là nơi có hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Tuy nhiên, các quốc đảo đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, tiêu thụ không bền vững, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, thiên tai khắc nghiệt, là nạn nhân của sự gia tăng ô nhiễm và công nhgiệp hóa trên toàn cầu.

Trong đó, biến đổi khí hậu là thách thức hàng đầu, mặc dù các quốc đảo nhỏ chỉ phát thải CO2 hằng năm ít hơn 1% lượng phát thải trên toàn thế giới nhưng họ lại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và nước biên dâng. Ủy ban Quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC, năm 2007) đã ước tính rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ khiến mực nước biển dâng lên từ 180 - 590 mm vào năm 2100. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy những ước tính trên có khả năng tăng lên ít nhất hai lần.

Tính dễ bị tổn thương do sự biến đổi khí hậu, hạn chế về khả năng phục hồi sau thiên tai và sự đe dọa của đa dạng sinh học độc đáo trên các đảo. Trong 400 năm qua, đã có 724 loài động vật bị tuyệt chủng, khoảng một nửa trong số đó là các loài ở hải đảo, và có ít nhất 90% số loài chim đã tuyệt chủng trong cùng thời gian ở các đảo trên.

Cộng đồng ven biển ở mọi quốc gia sẽ bị đe dọa do lũ lụt và triều cường, trong đó các hải đảo nhỏ là những nơi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhiều quốc đảo với dân cư và các nền văn hóa sẽ bị nước biển nhấn chìm.

Tổng Thư ký LHQ Ban-Ki-moon phát biểu tại sự kiện công bố sự kiện “Trái Đất chính là hòn đảo chung của tất cả chúng ta, vì vậy hãy cùng nhau bảo vệ nó”.

Theo nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), việc chuyển đổi này sẽ tạo cơ hội cho các tiểu quốc đảo quản lý vốn tự nhiên tốt hơn, bảo vệ môi trường, tạo ra các việc làm xanh để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.



Sự kiện môi trường lớn nhất toàn cầu

Thông qua sự kiện hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Liên hợp quốc khuyến khích, thúc đẩy nâng cao nhận thức cộng đồng và hành động vì môi trường trên toàn cầu. Trong những năm qua, Ngày Môi trường thế giới đã trở thành sự kiện môi trường được hưởng ứng rộng rãi và có quy mô lớn nhất toàn cầu, thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người thuộc hơn 150 quốc và vùng lãnh thổ. Đó là sự kiện “của người dân” thể hiện những hành động tích cực cho môi trường, bắt đầu từ những hoạt động cá nhân sẽ tạo thành một sức mạnh tập thể theo cấp số nhân trên khắp hành tinh.

Hưởng ứng Năm Quốc tế các tiểu quốc đảo đang phát triển 2014 (International Year of Small Island Developing States -SIDS), chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay (tạm dịch là):“Hãy hành động để ngăn nước biển dâng” (Raise your voice, not the sea level) hướng tới chủ đề rộng lớn là biến đổi khí hậu và tác động của nó. Thông qua đó hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho chủ đề Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về tiểu đảo diễn ra vào tháng 9 tới và sự cấp bách phải bảo vệ các hải đảo khi phải đối mặt với các rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu. Liên hợp quốc tin rằng, Ngày Môi trường thế giới sẽ là cơ hội tuyệt vời để nâng cao lời kêu gọi chung tay bảo vệ các quốc đảo.

Tổng Thư ký LHQ Ban-Ki-moon phát biểu tại sự kiện công bố Năm Quốc tế SIDS: “Trái Đất chính là hòn đảo chung của tất cả chúng ta, vì vậy hãy cùng nhau bảo vệ nó”.

Ngày Môi trường thế giới không chỉ là cơ hội cho bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, mà chính bạn cũng sẽ là tác nhân cho sự thay đổi. Hãy lên tiếng vì môi trường. Nhận ra những thách thức chúng ta đang phải đối mặt để xây dựng mục tiêu chung là sự bền vững và thịnh vượng trên khắp hành tinh này. Mọi người hãy cùng nâng cao tiếng nói, theo tinh thần đoàn kết, đặc biệt là chia sẻ với những quốc đảo nhỏ. Dù là tổ chức các hoạt động làm sạch môi trường, giảm thiểu chất thải sinh hoạt, đi bộ, hay các sáng kiến về triển lãm nghệ thuật, hòa, nhạc, dạ hội môi trường, tái chế chất thải, tổ chức chiến dịch trồng cây, các chiến dịch truyền thông xã hội hay các cuộc thi về môi trường khác nhau... là bạn đã góp phần cùng với các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới trở thành cấp số nhân hành động tích cực vì môi trường.

Tiểu quốc đảo và biến đổi khí hậu

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã công bố lấy năm 2014 là Năm Quốc tếcác tiểu quốc đảo đang phát triển (International Year of Small Island Developing States -SIDS). Sự kiện này không chỉ quảng bá hình ảnh các bãi biển đẹp nhất trên thế giới, mà còn là cơ hội để giải quyết vấn đề môi trường, kinh tế và xã hội đe dọa sự phát triển của các hải đảo.

Các tiểu quốc đảo là nơi lưu giữ các nền văn hóa và các di sản độc đáo và đang dạng cũng như là nơi có hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp

Tuy nhiên, những thách thức mà các tiểu quốc đảo đang phải đối mặt rất nhiều. Từ Trinidad&Tobago đến Tonga, từ Samoa đến Surinam, những vấn đề như biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, tiêu thụ không bền vững, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, thiên tai khắc nghiệt, là nạn nhân của sự gia tăng ô nhiễm và công nhgiệp hóa trên toàn cầu. Đó là những vấn đề mà các quốc đảo đang phải đối mặt.

Trong đó, biến đổi khí hậu là thách thức hàng đầu. Theo Ủy ban Quốc tế về Biến đổi khí hậu (IPCC), mực nước biển toàn cầu đang tăng với tốc độ tăng được dự báo còn lớn hơn trong Thế kỷ 21. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên dẫn đến tan băng tan nhiều hơn, mực nước biển sẽ dâng cao hơn. Cộng đồng ven biển ở mọi quốc gia sẽ bị đe dọa do lũ lụt và triều cường, trong đó các hải đảo nhỏ là những nơi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhiều quốc đảo với dân cư và các nền văn hóa sẽ bị nước biển nhấn chìm.

Tuy nhiên, nhiều quốc đảo đã thành công trong việc khắc phục những vấn đề môi trường của họ. Từ Palau đến Puerto Rico là những câu chuyện về khả năng phục hồi và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ví dụ, Tokelau gần đây đã bắt đầu sản xuất 100% năng lwọng từ nguồn năng lượng mắt trời. Ở Fiji, mặc dù còn thiếu nguồn lực để làm thống thoát nước và đê biển, người dân địa phương đã khôi phục rừng ngập mặn, rạn san hô để giúp ngăn ngữa bão lũ và xói mòn. Những câu chuyện và giải pháp này có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề môi trường trên toàn thế giới.

Năm Quốc tế các tiểu quốc đảo đang phát triển 2014 cũng là cơ hội để nâng cao nhận thức cộng đồng chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về các tiểu quốc đảo đang phát triển tổ chức vào tháng 9 năm nay tại Samoa với nội dung tập trung vào xây dựng mối quan hệ đối tác cho phát triển bền vững.

Thông tin về các tiểu quốc đảo trên thế giới

Tổng quan

Các tiểu quốc đảo đang phát triển (SIDs) có nền văn hóa đa dạng và độc đáo, đặc biệt là sự đa dạng sinh học. Các quốc đảo này nếu muốn tiến tới phát triển bền vững thì cần giải quyết nhiều vấn đề. Nhóm này được phân bố ở ba khu vực: vùng biển Caribê, vùng Thái Bình Dương, và vùng Đại Tây Dương, Biển Ấn, Địa Trung Hải và vùng biển Nam Trung Quốc (AIMS). Trong nhóm có 38 quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc, 14 quốc gia khác chưa gia nhập. Các nước này có đặc điểm chung là dễ bị tổn thương về kinh tế, môi trường và xã hội trước những cú sốc ngoại ứng nằm ngoài tầm kiểm soát, đặt các nước này trong bối cảnh bất lợi khác biệt so với các nhóm nước khác.

Tính dễ bị tổn thương về mặt hệ sinh thái là liên quan đến các quan hệ tương hỗ: diện tích, tính phân tán (hay các vùng hẻo lánh), hạn chế về khả năng phục hồi sau thiên tai và tính đa dạng sinh học độc đáo trên các đảo.

Về khía cạnh kinh tế, thị trường nội địa của các nước này rất giới hạn và bị phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu. Các quốc đảo này cũng phải chi trả rất cao cho năng lượng, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và truyền thông.

Mật độ dân số cao và tăng nhanh ở nhiều nước thuộc SIDs đã làm tăng áp lực lên tài nguyên đất và môi trường tự nhiên, đồng thời tăng áp lực lên quản lý chất thải rắn và nước thải. Sự suy thoái ở khu vực ven biển là do sự xâm hại các bãi biển, rừng ngập mặn, các rạn san hô, sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên nước ngọt vốn đã rất khan hiếm trên đảo. Trong khi đó, ven biển lại là nơi tổ chức nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp, ví dụ như nuôi trồng thủy hải sản, là ngành này đặc biệt dễ bị tổn thương. Du lịch và bảo hiểm cũng là những ngành đang phải chịu nhiều rủi ro và nguy cơ. Các ngành này đã bị thua lỗ ở mức kỷ lục do các hiện tượng khí hậu cực đoan trong vài năm gần đây.

Bản chất của phát triển kinh tế, xã hội ở SIDs là xóa đói giảm nghèo và thực hiện quản lý và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và môi trường mang tính bền vững. Hệ sinh thái đảo là duy nhất và các cư dân trên đảo đang hướng nhiều vào việc sử dụng bền vững, quản lý an ninh lương thực và phát triển bền vững. Do đó, cách thức tiếp cận để quản lý tài nguyên môi trường trên cơ sở tính đến vai trò của tất cả các nguồn lực đất nước là rất quan trọng nếu muốn đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.



  • Hiện nay có hơn 32 quốc đảo nhỏ, phân bố ở 3 khu vực khác nhau: vùng biển Caribê, vùng biển Thái Bình Dương, vùng biển Phi- Ấn và Nam Trung Quốc.

  • Số dân của các quốc đảo này khoảng 63,2 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là khoảng 575,3 triệu USD.

  • Các quốc đảo này đang phải đối mặt với nguy cơ thu hẹp diện tích, đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và thiên tai.

  • Các nước này có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những sự khác biệt nhất định, đặc biệt là khoảng cách về mức sống. Ví dụ, GDP bình quân đầu người ở Singapor là 51.000 USD trong khi ở Coromos chỉ là 830 USD.

Về kinh tế

  • Kinh tế các quốc đảo nhỏ này, theo nhiều cách khác nhau, đều có liên hệ chặt chẽ với đại dương. Ví dụ, Singapor đã sử dụng vị trí địa lý chiến lược của mình để thiết lập hệ thống thương mại toàn cầu. Các quốc gia khác như quần đảo Marshall hay Tuvalu thì phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển của họ.

  • Các tiểu đảo ở Thái Bình Dương, ngành thủy sản mang lại hơn 10% GDP, ở một vài đảo, ngành này đóng góp đến 50% doanh thu xuất khẩu. Sản lượng cá chiếm ít nhất một nửa tổng số các loài cung cấp nguồn protêin ở các đảo này.

  • Ở Samoa và Fiji, cây dừa và các sản phẩm từ dừa chiếm khoảng 30% GDP và sinh kế của phần lớn hộ gia đình phụ thuộc vào cây này.

  • Nguồn tài nguyên từ các rạn san hô đóng góp khoảng 375 tỷ USD mỗi năm trong lượng hàng hóa và dịch vụ trên thế giới. Đặc biệt là thủy sản từ đại dương là nguồn cung cấp protêin chính cho dân cư trên các đảo.

  • Du lịch cũng là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của các quốc đảo nhỏ này. Du lịch đóng góp hơn 30% tổng lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, trong khi ở bình diện toàn cầu thì du lịch chỉ đóng góp khoảng 5%.

  • Các nước vùng Caribê tiếp đón hơn 21 triệu du khách mỗi năm, đứng thứ 3 trong khu vực châu Mỹ, sau Mỹ và Mê-xi-cô, đứng thứ 14 trên toàn thế giới.

  • Các quốc đảo này còn có hệ sinh thái rất đa dạng, từ rừng trên núi cao đến đất ngập nước. Đây là nguồn cung cấp thức ăn, nước ngọt, gỗ, các loại thuốc, nguyên nhiên liệu sống phục vụ cho đời sống sinh hoạt, văn hóa và kinh tế của người dân trên đảo.

  • Các quốc đảo nhỏ này nắm giữ khoảng 15 - 30% trong số 50 khu đặc quyền kinh tế lớn nhất thế giới. Ví dụ như các quốc đảo nhỏ này nổi tiếng với các vùng đặc quyền kinh tế. Vùng đặc quyền kinh tế Quần đảo Cook- bao gồm cả vùng lãnh hải xung quanh nó - có diện tích gần 2 triệu km2, gần bằng diện tích của Ấn Độ. Vùng biển này cũng bao gồm khu bảo tồn cá voi và các loài cá mập lớn nhất trên thế giới. Kiribati là một quốc đảo có lãnh hải lớn nhất, có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới.

Về môi trường:

  • Mức độ đa dạng sinh học ở các quốc đảo là rất cao. Nơi đây là sinh sống của rất nhiều loài đặc hữu ví dụ như nhện Nephila ở Seychelles.

  • Các quần đảo Seychelles, Comoros và Mascarene vùng biển Ấn có lượng đáng kể các loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng.

  • Seychelles cũng là nơi sinh sống của nhiều quần thể lưỡng cư và loài bò sát đặc hữu. Ví dụ như loài Sooglossidae hay rùa khổng lồ Aldabra.

  • Kiribati có Khu bảo tồn quần đảo Phoenix (PIPA), nơi làm tổ của các loài chim biển đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng, các loài cua dừa, thực vật đặc hữu và những bãi biển cho rùa lên làm tổ vào mùa sinh sản. Đây cũng là một trong những nơi lưu giữ được hệ sinh thái san hô đại dương nguyên vẹn cuối cùng của thế giới, là đích đến du lịch đầu tiên của du khách.

  • Bahamas có rạn san hô dài thứ 3 thế giới, trữ lượng san hô chiếm 14,5% tổng số tìm thấy trên thế giới.

  • Diện tích nhỏ nhưng mức đa dạng sinh học ở khu vực này lại rất đáng kể. Đây có thể coi là những “điểm nóng” của đa dạng sinh học, quần tụ nhiều loài thực vật vầ động vật trên Trái Đất.

  • Tuy nhiên, nguy cơ tuyệt chủng đang đe dọa sự đa dạng sinh học trên đảo. Trong 400 năm qua, đã có 724 loài động vật bị tuyệt chủng, khoảng một nửa trong số đó là các loài ở hải đảo, và có ít nhất 90% số loài chim đã tuyệt chủng trong cùng thời gian ở các đảo trên.

  • Các quần đảo này la kho thông tin di truyền về đa dạng sinh học của hàng triệu năm tiến hóa. Việc này không chỉ có giá trị đối với cư dân trên đảo mà đối với toàn nhân loại.

Biến đổi khí hậu

  • Với một vài nước thì chỉ có ít tác động của biến đổi khí hậu nhưng các quốc đảo nhỏ lại phải chịu ảnh hưởng rất lớn, sự dâng lên của mực nước biển có thể nhấn chìm các đảo nhỏ ở vùng trũng thấp, làm gián đoạn nền kinh tế và đời sống cư dân. Ví dụ, nếu mực nước biến tăng thêm 50cm, Grenda sẽ mất 60% số bãi biễn của mình và nước dâng cao đến 1m thì sẽ xóa sổ Maldives.

  • Biến đổi khí hậu là nguyên nhân của việc tẩy trắng san hô thường niên, dẫn đến những tổn thất cả về mặt môi trường và kinh tế. Ví dụ, một nửa số san hô của Dominica đã bị tẩy trắng, và chỉ riêng trong năm 2005, lượng san hô bị tẩy trắng ở Trinidat&Tobago đã làm ảnh hưởng đến trung bình 66% lượng san hô cứng của nước này.

  • Một vài quốc đảo nhỏ đang phát triển như Maldives, Tuvalu và vùng Caribê đang đạt được thành tựu trong việc bảo vệ khí hậu thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và tiếp cận năng lượng thay thế khác.

Phát triển xã hội

  • Các quốc đảo nhỏ đang phát triển đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong các mục tiêu chính về phát triển xã hội, bao gồm: vấn đề sức khỏe, giáo dục, cân bằng giới tính, tiếp cận với nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, xóa đói giảm nghèo vẫn là vấn đề cần lưu tâm của hầu hết các nước này.

  • Tỷ lệ tử vong của trẻ em ở các nước như Maldives, Haiti và Comoros đã giảm nhưng vẫn giữ ở mức cao.

  • Tỷ lệ dân suy dinh dưỡng đã giảm trên tổng thể nhưng để đủ dinh dưỡng vẫn còn rất khó khăn do đô thị hóa làm tăng tiêu dùng và phụ thuộc nhiều vào thực phẩm đã chế biến sẵn, dẫn đến tỷ lệ bệnh béo phì, bệnh tim và tiểu đường tăng cao.

  • Tỷ lệ biết chữ nhìn cung là khá cao nhưng đối với một số nước như Haiti, Papua New Guinea và Belize vẫn là mối quan tâm lớn nhất.

  • Một thách thức khác đối với sự phát triển xã hội là do nguồn nhân lực hạn chế, nhân lực có trình độ cao có xu hướng di dân đến các khu vực khác.

Về mặt văn hóa

  • Có 28 di sản thế giới ở các quốc đảo nhỏ này, 9 trong số đó là di sản văn hóa, 8 di sản thiên nhiên và 1 di sản văn hóa tự nhiên.

  • Một trong những kỹ thuật được ghi vào Di sản thế giới là gia công ngọc trai. Kỹ thuật sử dụng ngọc trai biển chính thống được thu hoạch từ đại dương, điều này đã đóng vai trò trụ cột cho nền kinh tế của Bahrain trong cả thiên niên kỷ.

  • Các Di sản thế giới khác về các tích thuộc địa trong quá khứ ở Barbados và Fiji, cảnh quan văn hóa Le Morne ở Mauritius là một minh chứng cho khả năng chống chế độ nô lệ. Một ví dụ khác là các bằng chứng cụ thể hoặc truyền miệng về các vật dụng hỗ trợ cho việc trú ẩn trên núi để thoát khỏi các cuộc vây bắt nô lệ.

  • Mặc dù có diện tích không lớn nhưng các quốc đảo này lại có sự đa dạng trong văn hóa và ngôn ngữ với các di sản bản địa (trên Thái Bình Dương) như chịu ảnh hưởng từ châu Âu, châu Phi, Ả rập và châu Á.

  • Thế giới cũng được thưởng thức những thể loại âm nhạc khác nhau ở đây như reggae, Zouk, mambo, danzon, bouyon, calypso, soca, reggaeton và punta. Các nhạc sĩ nổi tiếng ở các hòn đảo này bao gồm Bob Marley (Jmaica), Compay Segundo (Cuba), Omara Portuondo (Cuba), Celia Cruz (Cuba), Silvio Rodriguez (Cuba), Harry Belafonte (Jamaica), Tito Puente (Puerto Rico), Rihanna (Barbados), Nicki Minaj (Trinidad và Tobago).

  • Các nước vùng Caribê có hàng chục lễ hội hàng năm để trình diễn những văn hóa dân gian và âm nhạc truyền thống. Lễ hội vùng Caribê cũng được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. Một trong những lễ hội nổi tiếng nhất là diễu hành Notting Hill ở London và diễu hành Tây Ấn ở New York.

Chuyển đổi nền kinh tế xanh mang lại nhiều lợi ích cho các tiểu quốc đảo

Thông qua nâng cao đầu tư công cùng với sử dụng các công cụ thị trường đáng tin cậy và hệ thống quản lý tốt hơn, các điều kiện cơ bản cho sự chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở các tiểu quốc đảo đang phát triển (SIDs) được thiết lập; giúp khoảng 50 triệu dân ở SIDs xây dựng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu, đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng kinh tế và có mức sống tốt hơn.

Theo nghiên cứu của UNEP, việc chuyển đổi này sẽ tạo cơ hội cho SIDs quản lý vốn tự nhiên tốt hơn, bảo vệ môi trường, tạo ra các việc làm xanh và hướng tới phát triển bền vững.

Giám đốc điều hành của UNEP, ông Achim Steiner cho biết: “Đối với nhiều tiểu quốc đảo đang phát triển, việc phát triển trong tương lai phục thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên hạn hẹp, liên tục bị thách thức bởi nguy cơ phải chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và thiên tai. Trong thời gian tới, các nước này còn có khả năng biến mất khi mực nước biển dâng cao. Từ tăng trưởng kinh tế tới biến đổi khí hậu và an ninh lương thực, SIDs đang phải đối mặt với các vấn đề mang tính đa chiều, cần có những cách thức tổng hợp để giải quyết. Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ giúp SIDs có thể quản lý tốt hơn nguồn vốn tự nhiên, bảo vệ môi trường, tạo việc làm xanh và hướng tới phát triển bền vững. Muốn vậy, điều quan trọng là tạo điều kiện pháp lý thích hợp để kích thích đầu tư tại cả khu vực đầu tư công và tư nhân, kết hợp hài hòa các chỉ tiêu về môi trường và xã hội.”



Giải quyết vấn đề dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu

SIDs được biết là nhóm nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu do diện tích nhỏ, nguồn tài nguyên nghèo nàn, nhạy cảm cao với thiên tai, năng lực phục hồi kinh tế thấp và đặc biệt hạn chế nhiều về nhân lực và năng lực công nghệ.

Năm 2007, IPCC đã ước tính rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ khiến mực nước biển dâng lên từ 180 đến 590 mm vào năm 2100. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy những ước tính trên có khả năng tăng lên ít nhất hai lần.

Theo kịch bản trên, các quốc gia như Kiribati, Maldives, quần đảo Marshall và Tuvalu sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn trong khi phần lớn dân số ở các quốc đảo khác sẽ phải di dời hoặc chịu những ảnh hưởng bất lợi.

Các tác động xấu này vẫn xảy ra cho dù nhóm này không đóng góp đáng kể vào sự biến đổi khí hậu, tổng lượng phát thải CO2 hằng năm của nhóm SIDs ít hơn 1% lượng phát thải trên toàn thế giới. Tuy nhiên, lượng phát thải của nhóm SIDs đang gia tăng, từ năm 1990 đến năm 2006, phát thải CO2 của nhóm SIDs đã tăng trung bình mỗi năm khoảng 2,3%.

Biến đổi khí hậu gây ra các tác động xấu đến nguồn nước ngọt và sản xuất nông nghiệp, khiến cho các tầng nước ngầm ven biển bị xâm nhập mặn. Các rạn san hô và đời sống của các loài thủy sinh cũng bị ảnh hưởng do nhiệt độ và axit hóa đại dương gia tăng.

Các tác động khác của biến đổi khí hậu bao gồm sự phá hủy cơ sở hạ tầng và thành tựu của sự phát triển do ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới ngày càng mạnh hơn, như trong năm 2004 là bão ở Grenada, Haiti và Niue; năm 2005 có bão Quần đảo Cook; năm 2008 có ở Cuba, Fiji và Haiti.

Ví dụ: theo Tổ chức các quốc gia Đông Caribê, cơn bão Ivan, đã làm hư hỏng 90% nóc nhà ở đảo Grenada, gây thiệt hại khoảng 527 triệu USD, tương đương 38% tổng GDP của cả nước.

Vì lẽ đó, thích ứng với biến đổi khí hậu được xác định là ưu tiên hàng đầu của nhóm SIDs. Điều đó cũng có nghĩa cần một chi phí kinh tế lớn. Theo một kịch bản, để hoạt động kinh doanh được bình thường, Cộng đồng các quốc gia vùng Caribê sẽ phải chi khoảng 187 tỷ USD cho khắc phục vấn đề nước biển dâng.

Thích ứng

Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu của UNEP đã làm việc với nhóm SIDs, từ các quốc gia vùng Caribê, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và cả Thái Bình Dương, về việc hỗ trợ cho họ trong việc giảm sự tổn thương và xây dựng khả năng phục hồi do các tác động của biến đổi khí hậu.

UNEP đang làm việc vói SIDs để có thể hiểu rõ hơn các tác động và khả năng bị tổn thương liên quan đến biến đổi khí hậu, và để xác định, lựa chọn và thực hiện các biện pháp thích ứng, bao gồm phương pháp tiếp cận thích ứng dựa trên hệ sinh thái (EBA)- nghĩa là sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi hệ sinh thái.

Thông qua Chương trình hỗ trợ toàn cầu cho kế hoạch thích ứng của các quốc gia, UNEP cũng đang hỗ trợ cho SIDs trong việc xây dựng các kế hoạch thích ứng trong dài hạn. Hơn nữa, để tạo điều kiện cho các nước tiếp cận với nguồn tài chính cho thích ứng, UNEP cũng hỗ trợ một số nước SIDs trong quá trình hướng tới tiếp cận trực tiếp với Quỹ thích ứng.

Thông qua liên kết mạng lưới vùng và Mạng lưới thích ứng toàn cầu (GAN), UNEP tạo điều kiện cho các nước trong việc chia sẻ và học hỏi các kiến thức về sự thích ứng. Để cung cấp nền tảng cho giao lưu khu vực giữa các nhóm nước thuộc SIDs, UNEP đang dò xét các quốc gia và các tổ chức liên quan về việc đưa ra một GAN liên kết chuyên đề liên khu vực giữa nhóm SIDs tại hội nghị thứ 3 về SIDs ở Samoa.

Sự cần thiết chuyển đổi sang năng lượng bền vững

Rất nhiều SIDs có ít hoặc hầu như không tiếp cận với các nguồn năng lượng hiện đại và giá cả phải chăng, nên giá năng lượng ở đây cao nhất trên thế giới. Trong một vài trường hợp, chi phí điện năng ở đây lớn hơn 500% ở Mỹ. Đây là kết quả của việc quá lệ thuộc vào dầu khí.

Do đó, các ngành năng lượng là nguồn phát thải CO2 chính và dễ bị tổn thương kinh tế nhất trong đại đa số các nước nhóm SIDs. Cần đến quá 50 triệu thùng dầu mỗi năm để cung cấp được 90% năng lượng cơ bản trong nước.

Cải thiện lĩnh vực năng lượng hóa thạch của SIDs cần giảm một nửa sự phụ thuộc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch vào năm 2035 thông qua chuyển đổi sang tiêu dùng nguồn năng lượng có khả năng tái tạo (năng lượng từ đại dương, năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời, gió và nhiên liệu sinh học). Cộng đồng các nước Caribê ước tính sự chuyển đổi này cần đến hàng chục tỷ USD.

Trong khi đó, lĩnh vực giao thông vận tải tiêu thụ trên 100 triệu thùng nhiên liệu mỗi năm. Để giảm xuống còn 25% lượng kể trên vào năm 2035 sẽ cần hỗ trợ rất nhiều về công nghệ mới, cơ sở hạ tầng và tài chính.

Đồng thời, từng quốc gia phải bắt tay bào thực hiện các dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng:



  • Ở Thái Bình Dương, chính sách năng lượng quốc gia của Fiji và Vanuatu đã thúc đẩy sản xuất nhiên liệu sinh học thông qua việc trồng trọt trên các vùng đất bị suy thoái;

  • ở Fiji, quần đảo Solomon, Samoa và Vanuatu đang tăng việc sản xuất điện bằng thủy điện;

  • Ở Barbados và Antigua, chính phủ đã trợ cấp để khuyến khích việc sử dụng hệ thống nước nóng bằng năng lượng mặt trời;

  • Sinh khối thương mại đã trở thành một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng của nhiều nước thuộc SIDs, sinh khối này chủ yếu là từ phần thừa của sản xuất mía.

Thủy, hải sản quy mô nhỏ

Thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, sinh kế và an ninh lương thực của SIDs, diện tích vùng nước và vùng biển ven bờ ngư dân nắm quyền khai thác lớn gấp nhiều lần diện tích đất của họ. Ở vài nước thuộc SIDs, GDP ngành thủy sản tạo ra mỗi năm ước tính bằng khoảng 12% tổng GDP.

Cá chiếm từ 50 đến 90% trong số các loại động vật cung cấp protein trong chế độ ăn uống của cộng đồng ven biển ở nhóm SIDs Thái Bình Dương, trong khi mức tiêu thụ cá quốc gia của các nước này có thể cao hơn so với bình quân đầu người toàn cầu từ 3 đến 4 lần.

Biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thủy sản của SIDs, thông qua tác động tiêu cực do thay đôi nhiệt độ của nước trên các rạn san hô và rừng ngập mặn- nơi có chức năng như vườn ươm và là môi trường sống, kiếm ăn của các loài cá. Các thay đổi liên quan trong chu trình di cư của các loài cá sẽ ảnh hưởng đến tính sẵn có của chúng.

Các nguy cơ khác đối với nghề cá bao gồm sự ô nhiễm, thay đổi và mất môi trường sống, các phương pháp đánh bắt hủy diệt, khai thác quá mứ, các loài xâm lấn và thiên tai. Trong bối cảnh những thách thức nêu trên, ngành thủy sản lại được dự đoán sẽ đáp ứng được nhu cầu của việc tăng dân số.

Một ngành thủy sản kinh tế xanh sẽ là một yếu tố sinh thái bền vững, gia tăng cung hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế với chi phí môi trường thấp hơn và phân phối lợi ích công bằng hơn.

Việc chuyển sang nền kinh tế xanh cần có các biện pháp cụ thể về hoạch định chính sách và cải cách thể chế, nền tài chính bền vững, đầu tư công nghệ và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Xanh hóa ngành du lịch

Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, trong hơn một nửa số nước thuộc SIDs, du lịch là đầu mối giao dịch với ngoại quốc lớn nhất và chiếm hơn 30% trong tổng “hàng” xuất của các nước này so với mức trung bình thế giới chỉ khoảng 5%.

Biến đổi khí hậu là thách thức đáng kể nhất đối với ngành này. Mức nước biển dâng cao là nguyên nhân mất các vùng đất và đường bờ biển ở các đảo thấp trũng, gây gián đoạn cho nền kinh tế và sinh kế của người dân.

Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng tẩy trắng các rạn san hô mỗi năm, gây thiệt hại thêm về mặt doanh thu du lịch. Dominica đã đưa ra báo cảo rằng 50% rạn san hô của họ bị tẩy trắng và san hô bị tẩy trắng ở Tobago chỉ riêng năm 2005 đã ảnh hưởng trung bình 66% san hô cứng ở đây.

Ngành công nghiệp du lịch là nguồn tiêu dùng chính của ngành nước và năng lượng. Khi mà hầu hết các nước nhóm SIDs phải nhập khảu năng lượng và đối mặt với thách thức về tính sẵn có và chất lượng của nguồn nước, đầu tư và du lịch xanh là rất quan trọng, góp phần giảm gánh nặng đặt lên các ngành liên quan.

Ngành du lịch nên là một trong những ngành dẫn đầu trong việc thúc đẩy các sáng kiến xanh, vừa là ngành phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, vừa đóng góp lớn về việc làm và tăng trưởng cho nền kinh tế.

Xanh hóa du lịch đòi hỏi một sự thay đổi trên toàn ngành công nghiệp, từ việc thực hiện chính sách, thực tiễn và các chương trình trọng tâm phát triển bền vững, tập trung vào việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, chuyển hướng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, giảm tiêu thụ nước và tạo ra thu nhập cho cộng đồng địa phương.

Hướng tới nền kinh tế xanh

Mục tiêu chung của kinh tế xanh là bổ trợ cho khái niệm phát triển bền vững, trong đó bao gồm các mục tiêu về phát triển, xóa đói giảm nghèo và sử dụng bền vững tài nguyên môi trường.

Điều quan trọng là cung cấp điều kiện pháp lý và tạo điều kiện để kích thích tăng đầu tư cong và tư nhân trong việc kết hợp các tiêu chí môi trường và xã hội lớn hơn.

Một số kiến nghị được đưa ra cho phép chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh bao gồm: tăng đầu tư công vào các hoạt động kinh tế xanh, phát triển các công cụ thị trường, điều chỉnh khuôn khổ pháp lý, quy định và tăng cường năng lực thể chế.

Giá trị kinh tế của vốn môi trường và công bằng xã hội là nền tảng cho các nhà hoạch định chính sách có những lựa chọn chính sách cân bằng trong việc theo đuổi phát triển bền vững.

Gần đây UNEP cũng đưa ra một quy trình dự đoán độc đáo để xác định và định ra ưu tiên vè các vấn đề môi trường và bền vững nổi cộm theo quan điểm của SIDs.

Quá trình Dự đoán này sẽ được đưa ra vào Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về SIDs vào năm 2014.

UNEP cũng đang làm việc với các đối tác để xây dựng một Hướng dẫn cơ bản về định giá và hạch toán các dịch vụ sinh thái ở các tiểu quốc đảo đang phát triển, nhằm mục đích nâng cao năng lực của chỉnh phủ trong việc tích hợp lượng giá kinh tế vốn môi trường vào quy hoạch và thực hiện phát triển bền vững.





Tổng Thư ký Ban Ki-moon trồng rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại đảo Kiribati (Ảnh: Eskinder Debebe)



Thông điệp của một số cơ quan, tổ chức nhân sự kiện
Ngày Môi trường thế giới 2014

Thông điệp từ bà Chiristiana Figueres, Tổng thư ký của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhân sự kiện Ngày Môi trường thế giới 2014: “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng”.

Năm quốc tế về các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDs) tới đây là một khoảnh khắc quan trọng trong sự tiến triển của tiến trình quốc tế về biến đổi khí hậu.2014 là năm mà các quốc gia cần mở to mắt để bỏ qua những lợi ích kinh doanh bình thường để đạt tới một tham vọng lớn hơn là một thỏa thuận khí hậu mới có ý nghĩa vào năm 2015.

Các hòn đảo nhỏ cùng với Bắc Cực và nhiều vùng ven biển đang ở trên tuyến đầu chống chịu ảnh hưởng của khí hậu cực đoan, nước biển dâng và nguy cơ về cuộc sống, sinh kế thậm chí là mạng sống của toàn bộ quốc gia. Các hòn đảo nhỏ cũng là những người đi đầu theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (ÙNFCCC) cả về mặt đạo đức và thực tế trong trường hợp nhắc nhở các quốc gia về sự rủi ro và các trách nhiệm tập thể để đạt được hành động thiết thực đầy tham vọng của quốc gia và quốc tế- ít nhất là trong đấu tranh thành lập trong năm cuối cùng của cơ chế quốc tế Warsaw về mất mát và thiệt hại.

SIDs cũng đang tích cực tận dụng nhiều cơ hội và các cơ chế có lợi mà Liên Hợp Quốc đã đặt ra về biến đổi khí hậu để hướng tới một tương lai bền vững hơn. Từ một nền kinh tế hội nhập và thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai ở Samoa đến sự cải thiện thích ứng của tài nguyên nước ở Comoros, nhiều quốc gia đã thực hiện Chwowgn trình hành động thích ứng quốc gia dựa theo Công ước đã nêu ở trên.

Tương tự, từ các dự án về năng lượng gió ở Cape Verde, Cộng hòa Dominica và Jamaica tới dự án sử dụng khí metan thay thế ở Papua New Guinea và Cuba, các quốc đảo đang tận dụng các cơ chế phát triển sạch của Liên Hợp Quốc để xây dựng cho mình ngành năng lượng sạch trong tương lai.

Tuy nhiên, các nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn chưa đủ , nồng độ khí nhà kính trong khí quyển vẫn ở mức cao nhất trong 800 000 năm. Nhưng có thể thấy rằng nỗ lực kết hợp chống biến đổi khí hậu của chính phủ và doanh nghiệp, thành phố và người dân thì chưa bao giờ cao như hiện nay.

Đây là thời điểm để nhanh chóng thúc đẩy làn sóng tinh thần trên tới một thỏa thuận, cam kết toàn cầu nhằm giảm lượng khí nhà kính, đủ để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 20C trong thế kỷ này. Đây là câu trả lời mà các nước trên thế giới phải có cho các quốc đảo.

Đường đi đã rõ ràng. Các nền kinh tế sản xuất năng lượng sạch sẽ tạo ra lợi nhuận mà không gây ô nhiễm, tạo ra các sinh kế ổn định và tốt hơn trong công nghiệp, bảo đảm sức khỏe và bảo tồn nguồn nước và các nguồn lực cần thiết. Tôi kêu gọi tất cả hãy nói lên tiếng nói, khát vọng của mình ngay bây giờ, vào cả Ngày Môi trường thế giới 5/6 và cả trong suốt cuộc hành trình đạt đến thỏa thuận vào năm 2015.



Chúng ta có thể học rất nhiều từ các quốc đảo nhỏ

Bạn có biết các quốc đảo nhỏ đang phát triển trên thế giới là những điểm đến được đánh giá rất cao nhờ vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, văn hóa sôi động và nền âm nhạc độc đáo so với các vùng khác trên toàn cầu.

Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của các quốc gia này, quê hương của hơn 63,2 triệu người trên hành tinh. Khu vực Caribe là một trong những điểm có lượng khách đến đông nhất trên thế giới với hơn 21 triệu du khách mỗi năm.

Tuy nhiên, trên cương vị là Tổng thư ký, tạo ra nhiều hơn liên minh các quốc gia đa dạng trên toàn cầu là một trong những ưu tiên của tôi. Nhiều thách thức mà họ đang phải đối đầu cũng sẽ ảnh hưởng tới tất cả chúng ta, vì vậy cần phải có hành động mang tính chất tập thể của mọi người.

Với diện tích nhỏ bé nhưng chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của các quốc đảo này về sự giàu có về thiên nhiên, cả trên biển lẫn ở đất liền. Các đảo này nắm giữ hơn 30% trong số 50 vùng đặc quyền kinh tế lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong việc vảo vệ đại dương.

Trên thực tế, nhóm các quốc gia này đóng góp rất lớn vào đa dạng sinh học trên toàn cầu.Nhiều vùng là “điểm nóng”, chứa các quần thể thực vật và động vật giàu có nhất trên hành tinh.Đây cũng là quê hương của nhiều loài đặc hữu trên Trái Đất.

Tuy vậy, bất chấp sự giàu có về văn hóa truyền thống và tài nguyên thiên nhiên, các quốc đảo này đang phải đối mặt với một loạt thách thức. Do sự cách xa đất liền và khả năng tiếp cận hạn chế đã ảnh hưởng đến vai trò của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí nhập khẩu tăng, đặc biệt là năng lượng và hạn chế khả năng cạnh tranh của các quốc đảo này trong ngành du lịch

Rất nhiều quốc đảo đang rất dễ chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu như bão, lốc xoáy và sự dâng cao của mực nước biển.

Tôi đã viết ở đay rất nhiều lần về sự cần thiết phải chống lại biến đổi khí hậu, mỗi người cần nhìn ở mức xa hơn tác động ở các quốc đảo nhỏ để dự đoán các trường hợp tác động của khí hậu.

Năm 2011, tôi đi du lịch đến Kiribati, một quốc đảo ở vùng trũng Thái Bình Dương, tôi đã gặp một cậu bé. Cậu chia sẻ cho tôi sự sợ hãi về nỗi lo bị chết đuối do nước biển dâng lên lúc mọi người ngủ vào ban đêm. Điêu này gióng lên hồi chuông cảnh báo vì thực sự nơi cao nhất của Kiribati chỉ có trên 2m so với mực nước biển.Đất nước này là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất đối với việc dâng lên của mực nước và xói mòn bờ biển.Những nước khác cũng đang trong số phần tương tự. Ví dụ nước biển dâng lên 1m sẽ làm Maldives biến mất trong khi dâng lên 50cm sẽ làm Grenada mất 60% diện tích bờ biển của nó.



Tuy nhiên, người dân ở các nước này đã không bị đánh bại bởi sự sợ hãi.Thay vào đó, họ đã tiến lên và thể hiện sự dẫn đầu phi thường về khả năng phục hồi.Mặc dù không đáng kể nhưng họ đã có những giải pháp tiên phong hướng tới một tương lai bền vững hơn. Họ đã sử dụng khéo léo, sáng tạo và vận dụng tri thức truyền thống để chống lại biến đổi khí hậu, không chỉ bảo vệ chính mình mà họ còn bảo vệ được thế giới của họ, thế giới đại dương và sự đa dạng sinh học của chúng ta.

Một số nước, chẳng hạn như Cuba dẫn đầu trong phòng ngừa và phòng chống thiên tai. Những nước khác như Maldives, Tuvalu và một số nước vùng Caribe đang làm việc để đạt được mức “trung lập khí hậu” thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo và các cách tiếp cận khác.

Các quốc đảo nhỏ đang phát triển đang trên đường chống lại biến đổi khí hậu nhưng họ không hề đơn độc. 40% dân số thể giới sống ở 150km gần bờ biển đều là những nơi đông dân dễ bị ảnh hưởng của bão và triều cường. Gần đây nhất, chúng ta đã thấy sự tàn phá khắc nghiệt của cơn bảo Haiyan, hay Yolanda, giết chết hơn 6 000 người ở Philippines.

Theo cách này hay cách khác, chúng ta đều đang chịu những tác động của biến đổi khí hậu, và các tác động này sẽ tăng lên theo nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Đó là lí do tại sao tôi luôn kêu gọi hành động khẩn cấp và cũng là lí do tôi triệu tập Hội nghị thượng đỉnh khí hậu vào ngày 23/9 tới ở New York để huy động sự chú ý chính trị về một thỏa thuận pháp lý về biến đổi khí hậu vào năm 2015, cung cấp cam kết chắc chắn mới và tạo tiền đề cho một cuộc chạy đua trong hành động chống biến đổi khí hậu.

Tuần trước, Liên Hợp Quốc đã phát động Năm Quốc tế về các quốc đảo nhỏ đang phát triển- một cơ hội để đánh giá khả năng phục hồi của các nước này, những di sản văn hóa phong phú và đóng góp của họ trên toàn cầu. Với sự đa dạng đó, các quốc gia này chia sẻ cùng cam kết để đảm bảo tương lai tương sáng cho chúng ta và cho các thế hệ sau.

Chúng ta hãy cùng nhìn vào các nước này để lấy cảm hứng. Chúng ta hãy làm theo các kinh nghiệm của họ để có hành động phù hợp thiết lập con đường phát triển bền vững của chính chúng ta. Chúng ta có thể không sống trên các đảo này nhưng chúng ta là một phần của hành tinh và mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ nó.

Cách để tất cả mọi người, ở mọi nơi giành thắng lợi với biến đổi khí hậu



Tổng thư ký Ban Ki-moon và cựu thị trưởng thành phố New York- ông Michael Bloomberg . Ảnh Eskinder Debebe- Liên Hợp Quốc

Tuần trước tôi đã có cuộc gặp chính thức với cựu Thị trưởng thành phố New York- Michael Bloomberg, đặc phái viên đặc biệt về các thành phố và biến đổi khí hậu.Ông giúp chúng tôi tiếp cận với thị trưởng các thành phố để làm nổi bật vai trò quan trọng của các thành phố đối với giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thúc đẩy các giải pháp cho biến đổi khí hậu.Nhiều giải pháp đã được thực hiện tại nhiều khu đô thị trên thế giới.

Tôi cũng đã bổ nhiệm ông John Kufuor, cựu Tổng thống Ghân và Jens Stoltenberg, cựu Thủ tướng Na Uy làm đặc phái viên về biến đổi khí hậu, thay đổi tư duy chính trị và khuyến khích các nhà lãnh đạo toàn cầu có hành động cụ thể trong Hội nghị thượng đỉnh khí hậu 2014 được tổ chức vào ngày 23/9 ở New York.

Tôi đang tìm kiếm các nhà lãnh đạo khác và truyền cảm hứng cho tất cả mọi người để họ cùng hành động vì biến đổi khí hậu.Trong năm nay, một năm rất quan trọng cho hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta, tất cả mọi người, ở mọi nơi đều trở thành các nhà vô địch chống lại biến đổi khí hậu.

Hơn bao giờ hết, nhiều người đã hiểu biến đổi khí hậu là một thực tế và muốn góp sức để đảm bảo tạo ra một hành tinh lành mạnh cho thế hệ tương lai.Có rất nhiều cách mà các nhân có thể làm để tạo ra sự khác biệt. Từ tăng hiệu quả năng lượng ở nhà đến mua các sản phẩm địa phương và sản phẩm xanh, giảm lượng khí thải các bon và xanh hóa danh mục đầu tư của mình.

Trong vài tháng tới, hãy cùng tìm ra những cách thức mới liên kết với nền tảng truyền thông xã hội của Liên Hợp Quốc.

Là một nhà vô địch chống biến đổi khí hậu, bạn hãy cập nhật và lan truyền thông tin rằng biến đổi khí hậu không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để chúng ta xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Ý tưởng lớn 2014- Năm hành động cho khí hậu



Bài viết này là một phần trong loạt bài về ảnh hưởng liên kết cho ý tưởng lớn 2014. Các ý tưởng đều được chia sẻ dưới đây.

Ý tưởng này của tôi không phải là mới.Nhưng với riêng tôi nó lại là điều mới. Tôi tin tưởng sâu sắc ý tưởng này sẽ là một trọng tâm chính trong các công việc của tôi vào năm tới. Trong năm 2014, chúng ta phải biến các thách thức lớn nhất của nhân loại hiện nay- là biến đổi khí hậu –thành cơ hội lớn nhất cho sự tiến bộ chung hướng tới một tương lai bền vững.Năm tới sẽ là Năm hành động cho khí hậu.

Chúng ta không thể trì hoãn lâu hơn nữa. Hy vọng của chúng ta về xóa đói giảm nghèo, đạt được các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015 và thực hiện một chương trình nghị sự phát triển đầy thảm vọng sau năm 2015 sẽ phải dựa trên việc giải quyết các thách thức từ bây giờ. Nếu không chi phí cho hành động sẽ tăng lên.

Các nước đã đồng ý sẽ hoàn tất một thỏa thuận pháp lý toàn cầu đầy tham vọng về biến đổi khí hậu vào năm 2015. Nhưng quá trình chuẩn bị trước và năm 2014 sẽ là năm bản lề để tạo ra các hành động và động lực thúc đẩy chúng ta về phía trước đến mục tiêu đề ra.

Sự tan băng ở hai cực, dâng lên của mực nước biển và axit hóa đại dương. Phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng. Chúng tôi e ngại rằng con người sẽ khó mà hít thở với 400 phần triệu khí các bon níc ở trong khí quyển. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như sóng nhiệt, lũ lụt, hạn hán và bão nhiệt đới xảy ra thường xuyên hơn với mức độ nghiêm trọng hơn.

Đâu cần đâu xa, ta có thể nhìn thấy qua thảm họa vừa qua ở Philippines. Trên toàn thế giới, nhiều người đang phải đối mặt và lo sợ trước cơn thịnh nộ vì hành tinh nóng lên.

Khoa học đã chỉ rõ. Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu cho sự biến đổi khí hậu. Chúng ta không thể đổ lỗi cho tự nhiên.

Tôi sâu sắc lo ngại rằng quy mô các hành động của chúng ta là chưa đủ để hạn chế mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 20C, điểm mà dự kiến là có các tác động nguy hiểm nhất của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng bởi vì tôi nhìn thấy lợi ích trên nhiều phương diện hướng tới một tương lai các bon thấp.Nhiều chính phủ, doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng, phụ nữ, thanh niên và lãnh đạo bản địa đã đổi mới và rèn luyện các giải pháp.



Pin mặt trời và lều truyền thống của Mông Cổ

Chương trình mới về các thành phố bền vững cà nông nghiệp khí hậu thông minh đang tạo ra nhiều lợi ích. Nhiều sáng kiến làm việc đã giảm lượng phát thải và ô nhiễm không khí trong khí tăng năng lực phục hồi. Các quốc gia và công ty đang nhận ra những lợi thế kinh tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nhu cầu cho năng lượng sạch, năng lượng mặt trời và gió, tiếp tục tăng mạnh và đầu tư năng lượng sạch đã tăng gấp 4 lần trong thập kỷ vừa qua.

Bây giờ chúng ta có thể thu hẹp khoảng phát thải và tiếp tục trên theo đà này.

Để đạt được sự chuyển đổi quy mô lớn cần thiết để ổn định khí hậu, cá nước không chỉ có chính sách đúng đắn, đáp ứng các cam kết tài chính cho khí hậu của họ mà còn pahir đặt ra nhiều mục tiêu táo bạo hơn. Tài chính khí hậu là đầu tư cho tương lai.Nó không phải chính sách trong ngắn hạn.

Nhưng lợi ích mang lại là đáng kể. Cũng như giảm lượng khí thải, chúng ta có thể thắp sáng phòng khám ở nông thôn, dựng trường học, trao quyền cho các doanh nghiệp địa phương và tiếp thêm động lực cho kinh tế. Tiếp cận và phổ cập năng lượng sahcj có thể mang lại sự hưởng lợi bình đẳng về sức khỏe và giới tính.Chúng ta có thể tạo thị trường mới, tạo thêm việc làm phù hợp và thiết kế phát triển các đô thị bền vững.

Đầu tư tư nhân là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng trong thế giới các nước đang phát triển.

Nhưng chúng ta không thể chỉ huy động các nguồn này mà không có một đòn bẩy công.Tài chính công thông minh có thể khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế.các nhà đầu tư và các công ty cần tham gia cùng với khu vực công.



Nhà máy địa nhiệt ở Iceland

Tôi sẽ triệu tập một Hội nghị thượng đỉnh khí hậu ở New York vào ngày 23/9 năm tới, một ngày trước khi khai mạc cuộc tranh luận Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hằng năm.Hội nghị lần này được hiểu là một hội nghị thượng đỉnh các giải pháp, không phải là một phiên đàm phán.Tôi đã mời tất cả người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, cùng với các nhà lãnh đạo kinh doanh và tài chính, chính quyền địa phương và xã hội dân sự.

Tôi yêu cầu tất cả những ai đến sẽ mang lại thông báo và hành động mới táo bạo.Tôi yêu cầu họ mang tới những ý tưởng.

Cho đến lúc đó, tôi sẽ nỗ lực trong mỗi cuộc vận động chính trị, chuyển dời các nhà đầu tư tài chính, tạo ảnh hưởng tới các nhà lãnh đạo kinh doanh và thúc đẩy mọi người ở khắp nơi làm điều mà họ có thể làm.

Sự tăng lên những thách thức của biến đổi khí hậu là một ý tưởng mới cho năm tới. Nhưng nó cũng là một ý tưởng cho tương lai của nhân loại và hành tinh chúng ta.Đó là một trách nhiệm nhưng tôi tin chắc mỗi người có thể bước lên và trở thành nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển và xây dựng cuộc sống bền vững cho tất cả mọi người.

Các thế hệ tương lai sẽ phán xét hành động của chúng ta.Trong năm 2014, chúng ta có cơ mội để tạo nó thành lịch sử.Hãy nắm lấy nó.




tải về 186.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương