Huyön uû th¡ng b×nh th¨ng B×nh, ngµy 30 th¸ng 6 n¨m 2010



tải về 61.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích61.58 Kb.
#15586


§¶NG Bé TØNH QU¶NG NAM §¶NG CéNG S¶N VIÖT NAM

HUYÖN Uû TH¡NG B×NH

* Th¨ng B×nh, ngµy 30 th¸ng 6 n¨m 2010


Số 238 - BC/HU

BÁO CÁO

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư

“về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”


-----------

Thực hiện Công văn số 788-CV/TG, ngày 26/4/2010 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về việc báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21 tháng 2 năm 2005 của Ban Bí thư “về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Huyện uỷ Thăng Bình tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư với những nội dung sau:


I. Công tác tổ chức chỉ đạo quán triệt Chỉ thị:

Việc triển khai quán triệt Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư được các cấp uỷ Đảng chỉ đạo chặt chẽ. Ban Thường vụ Huyện uỷ đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn việc triển khai quán triệt Chỉ thị đến từng chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc. Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng giúp Thường trực Huyện ủy xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị và tổ chức hội nghị để quán triệt cho cán bộ chủ chốt của huyện và xã, thị trấn. Trên cơ sở kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện uỷ, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức triển khai quán triệt Nghị quyết cho đảng viên, cán bộ thuộc các chi bộ khối cơ quan, ban ngành, trạm trại, công ty, xí nghiệp, trường học…Mặt khác, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ; 100% xã, thị trấn đã triển khai quán triệt Chỉ thị đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Các lớp học tập, quán triệt ở các xã, thị trấn do đồng chí Bí thư Đảng uỷ trực tiếp triển khai, một số đơn vị yêu cầu Ban Tuyên giáo Huyện uỷ phân công Báo cáo viên của Huyện uỷ. Qua theo dõi và kiểm tra, có 71/71 đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy đã tổ chức học tập, quán triệt xong Chỉ thị 49 (đạt tỷ lệ 100%). Theo chủ trương của Huyện uỷ là không tổ chức học theo từng chi bộ nhỏ mà tổ chức học tập trung vì học tập ở từng chi bộ nhỏ thì có tình trạng học qua loa, nơi học, nơi không, đảng viên lại quá ít. Nhờ đó mà tỷ lệ người học đạt cao và nhận thức được sâu hơn. Chính vì vậy, tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập, quán triệt đạt 97%.

Để Chỉ thị nhanh chóng đi vào cuộc sống và triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, trong các buổi trực báo bí thư đảng bộ, chi bộ hằng tháng, Thường trực Huyện ủy đã thường xuyên chỉ đạo đôn đốc về việc đưa nội dung của Chỉ thị vào sinh hoạt thường kỳ của chi bộ ở địa phương.

Công tác tuyên truyền Chỉ thị trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện tốt. Qua Đài Truyền thanh huyện và cơ sở, tài liệu sinh hoạt chi bộ và các phương tiện thông tin đại chúng khác... đã phổ biến rộng rãi các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhìn chung, đa số nhân dân tiếp thu Chỉ thị này qua hệ thống truyền thanh, các cuộc họp dân và qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đảng viên và cán bộ Mặt trận, các đoàn thể của địa phương.

Bên cạnh những kết quả vừa nêu, còn bộc lộ những tồn tại hạn chế nhất định. Một số cấp uỷ đảng thiếu chỉ đạo và kiểm tra việc chuẩn bị cho công tác triển khai, quán triệt học tập. Một số địa phương vì những lý do khác nhau đã tổ chức quán triệt chậm so với kế hoạch đề ra. Việc thực hiện qui trình quán triệt Chỉ thị có nơi chưa nghiêm túc, phần lớn các xã, thị trấn lồng ghép việc quán triệt nội dung Chỉ thị 49 cùng với nhiều nội dung khác nên ảnh hưởng đến kết quả học tập.

II- Những văn bản ban hành và tổ chức thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW:

1- Những văn bản ban hành:

Trong quá trình tổ chức thực hiện, trên cơ sở tham mưu của các cơ quan có chức năng liên quan, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã ban hành các văn bản: Chương trình hành động số 17-CTHĐ/HU, ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Huyện uỷ thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và Nghị quyết 47- NQ/TW của BCT về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; Thông báo số 121 và 122 về kết luận kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 17 của Huyện uỷ tại Đảng bộ xã Bình Giang và Đảng bộ xã Bình Hải, …

Ngoài việc ban hành văn bản, thông qua các hội nghị sơ, tổng kết hằng năm, các buổi trực báo bí thư chi, đảng bộ trực thuộc hằng tháng, Ban Thường vụ Huyện uỷ đều đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện công tác gia đình. Đến nay, qua kiểm tra, theo dõi có 10/22 xã, thị trấn đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị. Các xã còn lại đã lồng ghép việc triển khai Chỉ thị vào các kế hoạch hằng năm.

2- Công tác hướng dẫn, kiểm tra và giám sát của cấp ủy, chính quyền.

Ban Thường vụ Huyện uỷ đã thành lập Tổ kiểm tra gồm lãnh đạo, chuyên viên các Ban xây dựng Đảng và Uỷ ban DSGĐ&TE huyện trực tiếp kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW và Chương trình hành động 17–CTHĐ/HU tại 2 xã Bình Giang và Bình Hải. Ngay sau khi được thành lập theo quyết định của Ban Thường vụ Huyện uỷ, Tổ kiểm tra đã xây dựng kế hoạch thực hiện các bước kiểm tra theo quy trình (Mốc kiểm tra từ tháng 6/2005 đến 6/2007). Ngày 15/8/2007 Tổ kiểm tra đã tiến hành kiểm tra xong tại Đảng bộ Bình Hải và ngày 20/9/2007 tiến hành kiểm tra xong tại Đảng bộ Bình Giang.

Bên cạnh đó, các Tổ giám sát của HĐND huyện hằng năm đều lồng ghép việc giám sát thực hiện công tác gia đình ở xã, thị trấn. Phòng VHTT -TT hằng năm đều thực hiện 2 đợt kiểm tra, giám sát về công tác gia đình đối với cơ sở.

III- Kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Chỉ thị:

1- Sự chuyển biến về nhận thức của các cấp uỷ đảng và chính quyền

Sau khi được phổ biến, học tập, quán triệt, các cấp các ngành, cán bộ, đảng viên đã có sự chuyển biến về mặt nhận thức đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác gia đình, đặc biệt là ở cơ sở. Từ sự chuyển biến về nhận thức, các cấp uỷ và chính quyền đề ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác về xây dựng gia đình vào các nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Bên cạnh đó, xác định công tác gia đình là tiêu chí để xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên và chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh, và là một trong những tiêu chuẩn để qui hoạch, đề bạt cán bộ. Đối với nhân dân, là tiêu chí để xét công nhận “gia đình văn hoá”.

Sau khi có Chương trình hành động 17-CTHĐ/HU, hầu hết các tổ chức cơ sở đảng đều có chương trình hành động triển khai thực hiện. Từ đó, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình được đề cao nhằm thực hiện phong trào “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, đẩy mạnh công tác phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng gia đình văn hóa. Các địa phương trong huyện đã tổ chức phát động thi đua sâu rộng trong mọi gia đình, trong mọi thôn, tổ dân phố và đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Qua phong trào thi đua, mỗi năm có thêm nhiều gia đình văn hóa, gia đình kiểu mẫu, gia đình hiếu học được công nhận và bình chọn. Huyện đã có những chính sách như hỗ trợ người triệt sản và cán bộ vận động triệt sản, khuyến khích nam, nữ thanh niên khám sức khoẻ trước khi kết hôn, tôn vinh các gia đình đạt chuẩn văn hoá tiêu biểu … nên đã có tác động tốt đến việc thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm sinh con thứ 3, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

      2- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các các uỷ Đảng và chính quyền nhằm thực hiện công tác gia đình được tăng cường.

Trong 5 năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên; đã chủ động rà soát, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức về gia đình và công tác gia đình. Đã quan tâm xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; kiên quyết  đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; có kế hoạch và biện pháp cụ thể phòng, chống tệ nạn xã hội và bạo hành trong gia đình. Chỉ đạo việc kiểm điểm, đánh giá tình hình; đề ra các biện pháp khắc phục tình trạng sinh con thứ 3 trở lên; phân công cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát; huy động toàn xã hội tham gia vào công tác gia đình. Đã đưa việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách DS-GĐ&TE là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với các địa phương, đơn vị và cá nhân.

3- Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục được duy trì thường xuyên với nhiều hình thức phong phú.

Huyện Thăng Bình đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, chiến dịch truyền thông, phối hợp tổ chức hội thao về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, dân số - kế hoạch hóa gia đình. Ngoài các hoạt động trên, việc hướng dẫn và triển khai tổng hợp các chỉ số về phòng, chống bạo lực gia đình và chỉ số về gia đình đến các xã, thị trấn và thôn, tổ để kịp thời nắm bắt và triển khai các hoạt động ở cơ sở. Đồng thời, đã tổ chức tuyên truyền các kiến thức đời sống gia đình; phòng chống các dịch bệnh, các kỹ năng phát triển kinh tế gia đình... Mặt khác, các địa phương thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt, biểu dương, khen thưởng các gia đình điển hình tiên tiến trong việc xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, dòng họ tiêu biểu; thực hiện nếp sống văn hóa; thăm hỏi, giúp đỡ những gia đình khó khăn, vận động từng cá nhân, gia đình và cụm dân cư tích cực tham gia phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", tạo dư luận tích cực để từng bước xoá bỏ các tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình; tổ chức hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về hôn nhân gia đình, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng, kiến thức nuôi dưỡng, giáo dục con cái, chăm sóc người già; củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí "Mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con: no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc"; tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao …nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6); giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn; ...

      4-Những phong trào, mô hình tốt về công tác gia đình ở địa phương.

Trên địa bàn huyện đã nổi lên nhiều mô hình hộ gia đình làm kinh tế giỏi như nuôi gà, heo, đà điểu, ba ba, ếch…đem lại thu nhập cao, nhờ đó mà có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và lo cho con ăn học. Nhìn lại trong những năm qua, chúng ta dễ dàng nhận thấy những đổi thay tích cực trong cuộc sống của mỗi gia đình, làng, xã. Đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp; mức sống vật chất, mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần được cải thiện rõ rệt; cơ sở vật chất hạ tầng như: Điện - Đường - Trường - Trạm... được chăm lo xây dựng. Tính năng động xã hội của một bộ phận dân cư, đặc biệt là lớp trẻ đã làm cho nhiều vùng quê trong huyện sống động hẳn lên... Kinh tế hộ gia đình ở Thăng Bình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế chung của huyện. Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho nhiều gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống (tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2009 giảm xuống còn 19,37% so với năm 2008 là 29,19%, giảm 9,82%).

Nhiều địa phương đã thành lập và đưa vào hoạt động các mô hình Câu lạc bộ (CLB) như: CLB gia đình hạnh phúc, CLB/tổ phụ nữ không sinh con thứ 3; CLB bà mẹ nuôi con giỏi, CLB/tổ/nhóm phụ nữ hùn vốn, tương trợ, tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế gia đình… Ngoài ra, các địa phương còn duy trì và mở rộng các hình thức bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em như CLB "Ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền";…Những mô hình này đã đem lại hiệu quả thiết thực và góp phần vào phong trào thi đua chung của huyện.

Các ban, ngành, đoàn thể ở huyện có các phong trào tiêu biểu như: Hội Nông dân có phong trào “Xây dựng gia đình nông dân văn hoá”; Hội Phụ nữ có phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình tiến bộ và hạnh phúc”; Hội Cựu chiến binh có phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu xây dựng gia đình văn hoá”; ngành Giáo dục có phong trào “Xây dựng trường học văn hoá; xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực”…

Huyện Thăng Bình đã xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu, tạo ra phong trào xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, biểu dương kịp thời và nhân rộng các mô hình gia đình vượt khó vươn lên, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

5- Tổ chức bộ máy làm công tác gia đình ở các cấp:

§Õn th¸ng 4/2008 Uû ban DS-G§&TE huyÖn gi¶i thÓ theo tinh thÇn NghÞ ®Þnh 14 cña ChÝnh phñ, c«ng t¸c gia ®×nh ®­îc chuyÓn vÒ Phßng VHTT-TT thùc hiÖn chøc n¨ng qu¶n lý nhµ n­íc trªn lÜnh vùc gia ®×nh. Ở 22 x·, thÞ trÊn ®Òu cã Ban D©n số, Gia đ×nh và Trẻ em. Trong 5 n¨m qua, bé m¸y tæ chøc tõ huyÖn ®Õn c¬ së lu«n ®­îc x©y dùng, cñng cè kiÖn toµn vµ ®µo t¹o, kh«ng ngõng n©ng cao chÊt l­îng hiÖu qu¶ ho¹t ®éng. Phßng VHTT-TT huyÖn cã 1 c¸n bé chuyªn tr¸ch vÒ c«ng t¸c gia ®×nh. Mçi x·, thÞ trÊn ®· bè trÝ 01 c¸n bé lµm c«ng t¸c DS-G§&TE.



6- Những kết quả cụ thể ở từng lĩnh vực:

Những kết quả đạt được trong công tác gia đình thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện. Quy mô gia đình ít con đã được quan tâm và áp dụng rộng rãi trong xã hội, tỷ lệ gia đình có qui mô nhỏ (mỗi cặp vợ chồng có 1 đến 2 con) ngày càng tăng, được thể hiện qua tỷ suất sinh thô năm 2009 là 11,50 %o, giảm 1,94%o so với năm 2005; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2009 là 22,58 %, giảm 3,95 % so với năm 2005. Năm 2005, có 38.131 gia đình đăng ký thực hiện và đã có 31.150 gia đình đạt danh hiệu GĐVH thì năm 2009 có 45.409 gia đình đăng ký thực hiện và đã có 36.327 gia đình đạt danh hiệu GĐVH.  Số hộ gia đình được công nhận danh hiệu “gia đình hiếu học” tăng từ 889 hộ năm 2005 lên 4.622 hộ năm 2009. Số hộ gia đình đạt danh hiệu “gia đình thể thao” tăng từ 5.421 hộ năm 2005 lên 6.350 hộ năm 2009. Số hộ gia đình đạt danh hiệu “gia đình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” tăng từ 6.772 hộ năm 2005 lên 6.861 hộ (năm 2009).100% xã phủ sóng điện thoại cố định, sóng truyền hình; tỷ lệ số hộ dùng nước sạch ngày càng tăng lên. Tỷ lệ nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức hôn nhân và gia đình, hiểu biết về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình ngày càng cao. Tỷ lệ người cao tuổi trong gia đình được con, cháu chăm sóc, phụng dưỡng là 90%. Ngoài ra các trường hợp người cao tuổi không còn người chăm sóc, phụng dưỡng đều được Nhà nước, cộng đồng hỗ trợ nuôi dưỡng theo chế độ hiện hành. Đời sống đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình ngày càng được cải thiện đáng kể, trẻ em được gia đình quan tâm, nhất là trong giáo dục hình thành và phát triển nhân cách. Tỷ lệ gia đình thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em tăng lên trên 95%. 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, giúp đỡ. Tỷ lệ gia đình được giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong ổn định và phát triển xã hội đạt ngày càng tăng. Các gia đình giàu và khá giả tăng lên trong những năm trở lại đây, các hộ nghèo giảm nhanh nhờ sự hỗ trợ tích cực bởi các chính sách của nhà nước, đặc biệt là các chính sách phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên cho những vùng khó khăn. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 19,37% (năm 2009). 100% gia đình liệt sĩ, gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước, đồng thời các gia đình thuộc hộ nghèo, vùng có điều kiện khó khăn được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể cộng đồng quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần.

 IV- Đánh giá chung:

Sau 5 năm tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 49 của Ban Bí thư đã làm cho công tác gia đình có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều gia đình có điều kiện tốt hơn để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, xây dựng gia đình khá giả, hạnh phúc. Nhiều hộ đã thoát được nghèo, mức sống được nâng lên. Việc giáo dục truyền thống gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ được tăng cường; việc thực hiện nếp sống mới, giữ gìn vệ sinh môi trường được phát huy.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn bộc lộ những khuyết điểm:

- Mặt trái của kinh tế thị trường cũng in dấu ấn khá rõ trong đời sống xã hội hiện nay, để lại những hậu quả xã hội nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là sự xuống cấp về đạo đức trong một số gia đình, cá nhân là hiện tượng có thật. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên nhường dưới, tương thân, tương ái, bao dung độ lượng đang có biểu hiện bị xâm thực bởi lối sống thực dụng, ích kỷ lai căn trong một bộ phận tuổi trẻ. Các tệ nạn xã hội và tình trạng bạo hành trong gia đình, trẻ em bị xâm hại, trẻ em vi phạm pháp luật đang có chiều hướng phát triển.

  - Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình nhất là từ sau khi giải thể Ủy ban dân số gia đình và trẻ em các cấp.

- Công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa theo kịp sự phát triển của đất nước, huyện chưa có Đề án xây dựng gia đình trong từng giai đoạn cụ thể.

- Công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW chưa thực sự đi vào chiều sâu và chưa có hiệu quả cao, nhất là đối với các đối tượng có khả năng sinh con thứ 3 trở lên. Tình trạng bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội còn xảy ra và diễn biến phức tạp.

V- Nguyên nhân

1- Nguyên nhân kết quả đạt được:

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ đảng, coi công tác gia đình là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; hằng năm, có chương trình kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các ngành, Mặt trận, đoàn thể phối hợp tổ chức thực hiện.

- Công tác tuyên truyền vận động luôn được duy trì và tăng cường, nội dung, hình thức truyền thông đa dạng, kịp thời.

2- Nguyên nhân hạn chế, yếu kém:

- Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò chức năng của gia đình và công tác gia đình chưa cao. Những mặt tích cực của gia đình chưa được phát huy. Nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số địa phương còn thiếu tính đồng bộ giữa các ngành, Mặt trận, đoàn thể và biện pháp chưa cụ thể, chưa lồng ghép các mục tiêu, nội dung công tác gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

  3- Bài học kinh nghiệm:

- Các cấp Lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể cần xác định đúng vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Gia đình phải là tổ ấm, hạnh phúc, trở thành pháo đài phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và là tế bào thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước kể các chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch, …

- Thông qua việc tổ chức ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11..nhằm nâng cao nhận thức cho mọi đối tượng về công tác gia đình và tầm quan trọng của việc phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình hiện nay.

- Các chức năng cơ bản gia đình cần được lồng ghép vào việc thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở các cấp.

VI. Những khó khăn, thách thức đối với công tác gia đình ở địa phương.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở các xã, thị trấn phải kiêm nhiệm nhiều việc nên việc tổ chức triển khai thực hiện công tác gia đình nói riêng và việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình gặp nhiều khó khăn, tại thôn, tổ dân phố không có hệ thống cộng tác viên trong lĩnh vực gia đình.

- Việc tổ chức điều tra thu thập toàn bộ số liệu về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình còn gặp nhiều khó khăn do không có nguồn kinh phí.

VII- Kiến nghị:

1- Đối với các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương:

- Vụ Gia đình cần tham mưu với lãnh đạo các ngành chủ quản để xác định rõ định biên cán bộ phụ trách công tác gia đình cấp huyện và có chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ xã, thị trấn và cộng tác viên cơ sở.

- Cần có các văn bản hướng dẫn liên tịch giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương trong việc tổ chức thực hiện chương trình hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời đưa công tác gia đình vào mục chi trong Ngân sách nhà nước, kiến nghị với Ban các vấn đề xã hội- Quốc Hội đưa mục chi về gia đình trở thành Chương trình mục tiêu Quốc gia.

2- Đối với Tỉnh:

Sở Tài chính cần bố trí cân đối ngân sách cho các hoạt động gia đình và công tác gia đình hằng năm cho các huyện.

Trên đây là báo cáo kết quả 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 49 của Ban Bí thư “về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Với những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, Huyện uỷ Thăng Bình sẽ tập trung chỉ đạo để công tác gia đình ngày càng đạt được kết quả tốt hơn./.

  

T/M BAN THƯỜNG VỤ



Nơi nhận: PHÓ BÍ THƯ

- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

- Phòng Khoa giáo (BTGTU).

- Đảng uỷ các xã, thị trấn. (Đã ký)



- Lưu.
Hồng Quốc Cường




tải về 61.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương