How is cultural diversity generated?



tải về 20.64 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích20.64 Kb.
#32569
How is cultural diversity generated?

Posted on 19/08/2008 by MELOWATO

Bài này Melowato dịch cho sv MSA tham khảo

HOW IS CULTURAL DIVERSITY GENERATED?

Originally the word ‘culture’, as in agriculture or, in Spanish, ‘puericultura’ – the raising of children – implied the activity of cultivation. This is lost when cultures are taken to mean something fixed or inanimate, like rocks. On the other hand, cultivating the human spirit is endless, and when nurtured bountifully, can raise a person’s feeling for love and life or a people’s common endeavour to great heights. If we did not believe this we would not fight to preserve the great architecture of the past and present civilizations or the cultural landscapes created by countless men and women joining hands to make the earth bountiful in food, beauty and remembrance. Indeed, there would be no World Heritage List from which new artists and architects could continue to draw inspiration for monuments in their own time.

The question of the origins of cultures has been frequently aired in the popular press in recent times. Scientific debates are revealing how humans evolved into different strands after their appearance in Africa, then dispersed to the Near and Far East and Europe. Racists may interpret these discussions as indicating that there are historic differences between ‘races’, a term now being substituted by them for ‘cultures’ as an innovative object. In fact, very recent DNA findings and archaeological diggings have confirmed that we are all descended from one group of human ancestors who first appeared in Africa approximately 4.4 million years ago; about one million years ago they had spread to the whole of Eurasia; they were already in what is now Israel 1.4 million years ago and in Java 1.8 million years ago. Findings also show that other hominid species, such as the Neanderthals, existed as well.

Diversity, therefore, was already present as human life dawned. The difference between hominids and Homo sapiens was cultural. Homo sapiens, the group to which all human beings in the world today belong, showed a much greater capacity to make sophisticated weapons and household utensils and, notably, to evolve social organization and artistic creation.

One may well ask why this was so. Genetics explains that the human genome has gone through many mutations and probably gave our hominid ancestors advantages in acting together, hunting, taking care of children and elders and adapting or migrating to different environments. The rates of mutations, in fact are one of the ways in which DNA analysis helps reconstruct the early history of human diversity. Genetic evidence indicates that diversity within sub-Saharan Africa was greater than outside Africa. It also shows that DNA diversity outside Africa is a subset of what found within Africa, thus strengthening the argument that our earliest ancestors all came from this continent.

What happened next? There are two hypotheses, both based on genetic evidence. The first one suggests that the human species has existed as a single subdivided population for the past 100,000 years or so. Gene flow therefore played a major role in maintaining genetic similarity among regions. This means that there were considerable exchanges of men and women as marital partners. The second one – the ‘weak Garden of Eden’ hypothesis – holds that long ago humans separated into small regional groups with differing levels of gene exchange. In other words, some mixed more than others.

Archaeology has produced evidence that gender was the first form of human diversity. Men most probably developed hunting tools while women invented agriculture and ceramics. Thus, cultural practices led to a stronger marking of sexual differences – sexual dimorphism – between men and women than between the sexes in most of our primate cousins.

(World Culture Report 2000)



ĐA DẠNG VĂN HÓA ĐÃ HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Về ý nghĩa gốc từ, từ văn hoá ‘culture’ như trong từ ‘agriculture’ – nông nghiệp, hay trong từ ‘puericultura’- việc nuôi dạy con cái – trong tiếng Tây Ban Nha mang nghĩa nuôi dưỡng vun trồng. Ý nghĩa này không tồn tại khi văn hoá được dùng để chỉ những vật bất động và vô tri vô giác như đá. Mặt khác, việc bồi đắp tâm hồn con người là công việc bất tận và khi tinh thần được nuôi dưỡng đầy đủ thì nó có thể chắp cánh cho tình cảm yêu thương và cảm xúc yêu đời, yêu cuộc sống của một con người hay có thể đưa nỗ lực chung của một dân tộc lên những tầm cao mới. Nếu không tin vào điều này thì có lẽ chúng ta đã không đang ra sức gìn giữ những công trình vĩ đại của các nền văn minh hiện tại và quá khứ cũng như những di sản văn hoá do biết bao người chung tay góp sức tạo ra, làm cho thế giới này dồi dào sản vật, tràn đầy vẻ đẹp và hoài niệm. Nếu quả vậy thì có lẽ sẽ chẳng có danh sách những di sản thế giới như ngày nay để các nghệ sĩ, các kiến trúc sư đương đại lấy cảm hứng cho những công trình lớn trong thời đại của chính mình.

Gần đây, câu hỏi về nguồn gốc văn hoá thường xuất hiện nhiều trên báo chí. Các cuộc tranh luận khoa học đang làm sáng tỏ việc con người phát triển thành các chủng tộc khác nhau như thế nào sau khi xuất hiện ở châu Phi rồi di chuyển tới các vùng Cận Đông, Viễn Đông và châu Âu. Những kẻ phân biệt chủng tộc có thể vin vào những cuộc tranh luận này để chứng tỏ rằng từ xưa đã có sự khác biệt về ‘chủng tộc’, một thuật ngữ họ đang dùng thay cho thuật ngữ ‘văn hoá’ như là một đối tượng nghiên cứu mới. Trên thực tế, những phát hiện về ADN cũng như những hiện vật khảo cổ học được tìm thấy gần đây đã khẳng định rằng tất cả chúng ta đều có nguồn gốc từ một nhóm người thủy tổ xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi cách đây khoảng 4,4 triệu năm; đến thời kỳ cách đây khoảng 1 triệu năm họ tản ra toàn bộ khu vực Eurasia (khu vực Cap-ca ngày nay); họ đã có mặt tại khu vực ngày nay là Israel cách đây 1.4 triệu năm và tại Java cách đây 1.8 triệu năm. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các giống vượn người khác như loài Neanderthal, ở thời kỳ đó cũng vẫn tồn tại.

Như thế là ngay từ thuở hồng hoang của nhân loại đã tồn tại sự đa dạng. Sự khác biệt giữa các loài vượn người và người tinh khôn Homo sapien chính là ở văn hóa. Nhóm người tinh khôn Homo sapien, chính là nhóm thủy tổ của tất cả nhân loại trên thế giới ngày nay, đã cho thấy có năng lực vượt trội trong việc chế tạo các loại binh khí và vật dụng gia đình tinh xảo, và đáng lưu ý là khả năng phát triển tổ chức xã hội và sáng tạo nghệ thuật.

Có thể bạn sẽ hỏi tại sao lại họ lại có thể làm được như vậy. Ngành di truyền học đã có câu trả lời rằng bộ gen của con người đã trải qua rất nhiều đột biến và có thể đã cho phép loài vượn tổ tiên của chúng ta những ưu thế trong việc phối hợp với nhau, đi săn bắn, chăm sóc con trẻ và người già, cũng như thích nghi hay di cư tới những môi trường khác. Trên thực tế, mức độ đột biến gen chính là một trong những cách thức để từ đó việc phân tích ADN đã giúp tái hiện lịch sử về sự đa dạng của con người thuở sơ khai. Các bằng chứng di truyền học đã cho thấy sự đa dạng trong khu vực châu Phi tiểu vùng Sahara lớn hơn các khu vực ngoài châu Phi. Chúng cũng cho thấy sự đa dạng về ADN ở khu vực ngoài châu Phi chỉ là một tiểu nhánh của những gì được tìm thấy ở châu Phi, và do vậy càng củng cố cho lập luận cho rằng tất cả tổ tiên đầu tiên của chúng ta đều đến từ lục địa này.

Vậy thì sau đó đã xảy ra điều gì? Có hai giả thuyết đều được dựa trên các căn cứ di truyền học. Giả thuyết thứ nhất cho rằng trong khoảng 100 000 năm gì đó loài người đã tồn tại như một quần thể cư dân duy nhất được chia thành các nhóm nhỏ hơn. Vì thế các dòng gen đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tương đồng về di truyền học giữa các vùng. Điều này có nghĩa là đã tồn tại khá nhiều những trao đổi gien thông qua các cuộc kết hôn trao giữa nam giới và nữ giới. Thuyết thứ hai – có tên gọi là “thuyết vườn địa đàng ngược” – cho rằng từ xa xưa loài người đã tách thành các nhóm nhỏ ở các vùng khác nhau với các cấp độ trao đổi gen khác nhau. Nói cách khác là có một số nhóm có mức độ pha trộn gen nhiều hơn các nhóm khác.

Khảo cổ học đã đưa ra bằng chứng rằng giới chính là hình thức đa dạng đầu tiên của con người. Rất có thể đàn ông đã sáng chế ra các công cụ săn bắt còn phụ nữ phát minh ra nghề trồng trọt và làm gốm. Như vậy có nghĩa là các tập tục văn hóa đã dẫn đến một phương thức đánh dấu sự khác biệt về giới – hay nói chính xác là phân biệt giới giữa nam và nữ – rõ ràng hơn mức độ phân biệt giới ở hầu hết các loài linh trưởng anh em với loài người.

(Báo cáo Văn hóa thế giới 2000)



http://transcourse.wordpress.com/2008/08/19/how-is-cultural-diversity-generated/


tải về 20.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương