HOÀng tụY (1927-)



tải về 17.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích17.98 Kb.
#12823

HOÀNG TỤY (1927-)


Giáo sư Hoàng Tụy sinh vào ngày 07 tháng 12 năm 1927 tại xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Bảo vệ luận án phó tiến sĩ vào năm 1959 tại trường Đại học tổng hợp Lomonosop (Moscow). Từ năm 1960 đến 1969 ông làm Chủ nhiệm khoa Toán trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1969 đến 1980 ông xây dựng và là Trưởng phòng Toán tối ưu thuộc Viện Toán học. Từ 1980 là Viện trưởng viện Toán. Ông là biên tập viên của các tạp chí Acta Math. Vietnamica, Vietnam J. Math, Math. Programming, Optimization, J. Global Optimization.

Cùng với giáo sư Lê Văn Thiêm, giáo sư Hoàng Tụy là người đặt những viên gạch đầu tiên cho nền toán học Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, mặc dù gặp nhiều khó khăn do bom gây đạn gây ra, thiếu thốn về tài liệu, sách tham khảo, sự hợp tác khoa học, …, ông vẫn làm cho học sinh ở chiến khu Việt Bắc say mê toán học bằng những bài giảng hấp dẫn đầy tính thuyết phục. Những người đã từng học ông thời ấy bây giờ mỗi lần nhớ lại đều công nhận ông có phương pháp sư phạm mà các nhà giáo đều khao khát muốn có: trình bày rõ ràng, mạch lạc, có logic, dễ hiểu, gây ấn tượng.

Hòa bình lập lại, ông được điều về giảng dạy ở khoa Toán trường Đại học tổng hợp (bây giờ giáo sư Lê Văn Thiêm làm trưởng khoa). Vừa dạy cho sinh viên những kiến thức cơ bản và đi sâu nghiên cứu về hàm thực và giải tích hàm. Ông là một trong những cán bộ giảng dạy môn toán có công trình trong nước sớm nhất. Ông đã được nhà nước cho đi bổ túc nghiệp vụ ở Đại học tổng hợp Lomonosop hai năm (1957-1959). Tại đó ông làm việc dưới sự hướng dẫn của hai giáo sư Menchov và Shilov nổi tiếng về lĩnh vực hàm thực và hàm phức và đã công bố 5 bài báo. Về nước ông được giáo sư Tạ Quang Bửu cho biết: bên Trung Quốc các nhà toán học đứng đầu là Hoa La Cang đang làm vận trù học rất mạnh. Ông đã nhờ Bộ trưởng cung cấp các thông tin chi tiết và quyết định chuyển sang làm vận trù học, truyền bá một hướng nghiên cứu toán học mới vào Việt Nam. Lúc đo ông đượng bổ nhiệm làm chủ nhiệm khoa Toán- Lý trường Đại học tổng hợp. Năm 1964 ông công bố một công trình khoa học trên tạp chí của Viện Hàm lâm khoa học Liên xô về việc tìm cực đại của một hàm lồi trên đa diện. Ông đưa ra một phương pháp rất độc đáo mà sau này người ta đặt tên là phương pháp cắt Hoàng Tụy. Mấy năm sau công trình này đã được nhiều nhà toán học có tên tuổi ở Mỹ chú ý tới và phát triển thành chuyên ngành riêng mang tên là "Quy hoạch lõm". Nó trở thành kết quả kinh điển mà các nhà chuyên môn thường trích dẫn. Năm 1968 ông được điều về công tác ở Ban Toán thuộc Ủy ban khoa học Nhà nước, tiền thân của Viện Toán học ngày nay. Năm 1972 ông công bố công trình "Tính không tương thích của bất đẳng thức tuyến tính" ở tạp chí toán học của Viện hàm lâm khoa học Ba Lan. Trong bài có định lý "tính không tương thích" rất hay. Nó tương đương với nhiều định lý nổi tiếng của Farkas, Helley, Brouwer, Hahn-Banach. Trong nhiều chuyên khảo về lý thuýet tối ưu hóa người ta thường nhắc và nêu ứng dụng của nó. Cũng trong năm 1972 ông công bố một công trình khác về tính "minimax của một hàm số" ở Hungari. Công trình này cũng được nhiều người quan tâm và đánh giá rất cao. Cuối những năm 1970, ông có hàng loạt công trình về thuật toán tính điểm bất động dựa trên kết quả của Brouwer, nổi tiếng nhất là thuạt toán xuống núi. Những năm 70 thuật toán về điểm bất động rất mạnh vì nó tạo tiền đề cho máy tính điện tử thâm nhập vào các bài toán tối ưu, phương trình vi phân, tích phân và nhiều bài toán thực tế khác. Tên tuổi của ông đã được nhiều nhà toán học trên thế giới về lĩnh vực tối ưu hóa biết đến. Năm 1966 ông đã gặp nhà toán học vĩ đại Eudos (Hungari). Năm 1972 ông gặp Klee, Robinson (Mỹ). Họ thay nhau mời ông tham gia ban tổ chức các hội nghị quốc tế, đọc báo cáo mời. Ông tham gia vào biên tập một số tạp chí có uy tín trên thế giới như: Mathematical Programming, Optimization, …

Sang thập niên 80, ông chuyên sâu nghiên cứu quy hoạch lõm và các vấn đề của tối ưu toán cục. Tiêu biểu cho công trình của ông là thuật toán chia nón để giải bài toán quy hoạch lõm. Những năm 90, ông nghiên cứu quy hoạch DC và độ đo phức tạp tính toán của một số bài toán trên mạng, bài toán giao thông vận tải.. Các kết quả của ông đã được đăng trên nhiều tạp chí có tiếng ở Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Nga,… và được trình bày trong quyển sách Global Optimization (Tối ưu toàn cục) do nhà xuất bản nổi tiếng Springer (Đức) xuất bản năm 1992, tái bản năm 1993 và đang chuẩn bị tái bản lần thứ 3. Quyển sách này ông viết chung với Horst (Đức), là quyển sách đầu tiên có hệ thống về tối ưu toàn cục. Ông là một trong những người sáng lập ra tạp chí chuyên ngành "Global Optimization" năm 1988. Quyển thứ hai ông viết chung với con rể, nhà toán học trẻ tài năng PTS Phan Thiên Thạch và GS Konno (Nhật) về lĩnh vực quy hoạch DC sẽ được xuất bản ở Hà Lan. Quyển thứ ba chỉ một mình ông đứng tên về "Global Optimization" cũng sắp in ở nước ngoài. Cho đến nay, ngoài 3 quyển sách trên, ông có hơn 100 công trình được công bố ở các tạp chí nổi tiếng trên thế giới. Càng ngày người ta càng tìm thấy nhiều ứng dụng của những lĩnh vực mà ông quan tâm. Hiện nay quy hoạch DC phát triển rất mạnh và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực toán học, vật lý, hóa, sinh và công nghiệp.

Trong những năm qua, ông được nhiều trường đại học ở Mỹ, Nga, Nhật,… mời giảng bài. Trong hai năm 1992-1994, trường Đại học Linkoping (Thụy Điển) đã mời ông đào tạo tiến sĩ và xây dựng hướng nghiên cứu tối ưu toàn cục cho khoa toán của trường. Để ghi nhận công lao xứng đáng của ông trong lĩnh vực tối ưu và ứng dụng, tháng 6 năm 1995 trường đã tặng ông học vị Tiến sĩ danh dự. Đây là niềm tự hào không chỉ của riêng ông mà còn là của giới toán học Việt Nam.

Ông thường quan tâm đến giới trẻ. Năm 1967-1968, khi chiến tranh chống Mỹ ác liệt, ông đã tổ chức một đội ngũ những người làm toán trẻ, đưa vận trù học vào giải quyết nhiều vấn đề cấp bách như: chuyên chở, bốc xếp hàng hóa,… Năm 70-80, ông tập hợp được những người trẻ, lập thành một tập thể nghiên cứu lý thuyết tối ưu hóa ở Viện toán học và các trường đại học ở Hà Nội, nhiều người đã trưởng thành trong khoa học như Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Văn Thoại, Lê Dũng Mưu, Phan Thiên Thạch, Nguyễn Đức Nghĩa,… Những kết quả nghiên cứu của tập thể này được giới toán học các nước đánh giá rất cao và được đặt cho cái tên là "Trường phái Hà Nội".



Đối với giới khoa học Việt Nam, giáo sư Hoàng Tụy là tấm gương lớn về sự cần cù, lao động sáng tạo, say sưa, miệt mài nghiên cứu khoa học và rất thành công trong các lĩnh vực mà giáo sư quan tâm. Ông đã đóng góp cho nền toán học Việt Nam một uy tín xứng đáng trong nền toán học chung của nhân loại, đặc biệt xứng đáng là hậu duệ của Hoàng Diệu, đã từng quyết tâm bảo vệ thành Hà Nội đến hơi thở cuối cùng.

Những đóng góp của giáo sư đã được nhà nước đánh giá rất cao và trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (vào ngày 30/10/1996) cho ông.
Каталог: www -> uploads
www -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
www -> Đạt Lai Lạt Ma: Hiện thân của từ bi trí tuệ và tranh đấu hòa bình
www -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo bắc giang trưỜng thpt bố HẠ
www -> 上 海 贝 思 信 翻 译 中 心 trung tâm dịch thuật bối tư TÍn thưỢng hảI
www -> Vụ kiện Biển Đông : Việt Nam kêu gọi tòa ra phán quyết
www -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
www -> Tác giả: Đặng Quang Minh bgp nâng cao xây dựng network dùng ibgp
uploads -> 1 Tên môn học: Lịch sử Việt Nam lớp 12 (giai đọan từ 1919 đến 2000). Yêu cầu đối với môn học
uploads -> ÑAÏi hoïc môÛ tp. Hcm kyø thi tuyeån sinh – naêm hoïC 2006-2007

tải về 17.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương