Hoàng Sa, Đà Nẵng



tải về 214.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích214.79 Kb.
#17522

Hoàng Sa, Đà Nẵng


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Hoàng Sa.

Hoàng Sa
Huyện Hoàng Sa

—  Huyện  —



Hoàng Sa


Tọa độ: 16°32′5″B 111°36′30″Đ

Quốc gia

 Việt Nam

Thành phố

Đà Nẵng

Thành lập

19 tháng 12, 1982 (UTC+7)

Chính quyền

 - Chủ tịch

Đặng Công Ngữ

 - Trụ sở UBND

132 đường Yên Bái, TP.Đà Nẵng

Diện tích

 - Tổng cộng

305 km² (117,8 mi²)

Múi giờ

UTC (UTC+7)

Huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng bao gồmquần đảo Hoàng Sa, được thành lập năm 1982 thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và sau này trực thuộc Đà Nẵng ngày 23 tháng 1 năm 1997 theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.[1] Hiện nay Việt Nam không quản lý lãnh thổ nào trên quần đảo Hoàng Sa và trên thực tế toàn bộ quần đảo đang chịu sự quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1974 sau cuộc hải chiến Hoàng Sa, 1974 với quân độiViệt Nam Cộng hòa khi đó đang đồn trú tại Hoàng Sa

Từ tháng 7 năm 2012, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa đặt dưới sự cai quản của thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam.


Địa lý


Theo chính phủ Việt Nam, huyện Hoàng Sa có diện tích: 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng, với địa giới bao gồm một quần đảo có tên gọi là quần đảo Hoàng Sa với các đảo san hô nằm cách đất liền khoảng 170 hải lý (315 km). Huyện bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sađảo Đá Bắcđảo Hữu Nhậtđảo Đá Lồiđảo Bạch Quyđảo Tri Tônđảo Câyđảo Bắcđảo Giữađảo Namđảo Phú Lâmđảo Linh Côn,đảo Quang Hoàcồn Bông Baycồn Quan Sátcồn cát Tâyđá Chim Yếnđá Tháp.[2]

Hành chính


Để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, ngày 9 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.[3]Nghị quyết ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Quốc hội Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có nghị quyết nêu rõ: "Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực". Quốc hội nhấn mạnh: "Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với các vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982".

Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam chính thức xác định thành lập một đơn vị hành chính cấp huyện là Huyện Hoàng Sa có diện tích 305 km2, với địa giới bao gồm một quần đảo có tên gọi là quần đảo Hoàng Sa với các đảo san hô nằm cách đất liền khoảng 170 hải lý (315 km), gồm: đảo Hoàng Sađảo Đá Bắcđảo Hữu Nhậtđảo Đá Lồiđảo Bạch Quyđảo Tri TônĐảo Câyđảo Bắcđảo Giữađảo Namđảo Phú Lâmđảo Linh Cônđảo Quang HòaCồn Bông BayCồn Quan SátCồn Cát TâyĐá Chim YếnĐá Tháp.[1] [2] Trụ sở của Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa tạm thời đóng tại 132 đường Yên Bái, Thành phố Đà Nẵng.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đương nhiệm là ông Đặng Công Ngữ được ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng bổ nhiệm ngày 25/4/2009 với nhiệm kỳ 5 năm (2009-2014). Về nguyên tắc thì chức vụ này phải do Hội đồng nhân dân bầu cử, tuy nhiên tại Đà Nẵng đang thí điểm việc bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện theo nghị quyết của Quốc hội nên trường hợp này được Ủy ban Nhân dân Thành phố ra quyết định bổ nhiệm[4]

Lịch sử




Hoàng Sa (phía dưới, bên trái), trong tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá biên soạn năm Chính Hòa thứ 7 (1686) đời Lê Hy Tông

Những ngư dân Việt Nam được xác định là những cư dân đầu tiên sống trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa tuy nhiên chưa thể xác định được thời điểm chính xác. Những ngư dân từ các quốc gia láng giềng khác nhau cũng thường xuyên lui tới đảo này trong hàng thế kỷ. Các nhà hàng hải ở xa hơn như người Ấn ĐộẢ RậpBồ Đào NhaTây Ban NhaHà Lan... đã biết và nói về các đảo này từ lâu.[5] Trong số đó, có các nhà hàng hải Pháp xuống tàu từ cảng La Rochelle, ngày 7 tháng 3 năm 1568 cùng với các nhà bác học dòng Tên đi Viễn Đông đã đến Hoàng Sa.[6]

Đầu thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã cho tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hóa vật do lấy được từ những tàu đắm. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đônthì: "Phủ Quảng Ngãi huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngot. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy... Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhân giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu ([nước ngoài bị đắm vì bão]),... Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thànhPhú Xuân để nộp, ... Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,..., cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên,..., cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản... Hoàng Sa gần phủ Liêm Châu đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá Bắc Quốc,...".[7] Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Xã An Vĩnh, huyện Bình Dương ở gần biển. Ngoài biển, phía Đông Bắc có đảo [Hoàng Sa] nhiều núi linh tinh, đến hơn 130 ngọn núi. Đi từ núi [chính] ra biển ([tức sang các đảo khác]) ước trừng một vài ngày hoặc một vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi... Các đời chúa [Nguyễn] đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh, thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm, cứ đến tháng 3, khi nhận được lệnh sai đi, phải đem đủ 6 tháng lương, chở 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm mới đến đảo ấy ([tức Hoàng Sa])... Đến tháng 8 thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân, đưa nộp."[8]





Hoàng Sa (Bãi Cát Vàng) trong bản đồ của sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn soạn năm 1776.

Năm Chính Hòa thứ 7 (1686), Đỗ Bá Công biên soạn Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ. Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng: “Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”, còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa. Quần đảo Hoàng Sa cũng được ghi chép trong các biên niên sử hàng hải với vụ đắm tàu Amphitrite năm 1698, dưới thời vua Louis XIV trong khi đi từ Pháp sang Trung Quốc.[9]



Bản đồ Biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 ghi nhận quần đảo Hoàng Sa dưới tên De Paracelles. (Trong giới hạn quần đảo De Paracelles, có 2 nhóm đảo, nhóm đảo phía nam tách rời (không được ghi chú) có hình dạng và vị trí tương đối giống với nhóm đảo Vạn lý Trường Sa (萬里長沙) của Đại Nam nhất thống toàn đồ).

Năm 1816, vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thủy trình.[10] Đến năm 1835, Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương.



Các quần đảo Hoàng Sa (黄沙) và Trường Sa (tức Vạn lý Trường Sa, 萬里長沙) được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840).

Khoảng năm 1847-1848, nhà Nguyễn cho đặt các chức quan và hệ thống quản lý hành chính các đảo được duy trì nhằm giúp đỡ các cuộc hải trình và cũng để thu thuế ngư dân trong vùng.[11] Từ năm 1881 đến 1884, các nhà hàng hải người Đức đã tiến hành nghiên cứu có hệ thống tình hình thủy văn của quần đảo Hoàng Sa mà không có yêu sách nào về chủ quyền.[12] Bấy giờ, triều đình Đại Nam đang bị yếu thế trước sự xâm lược của người Pháp. Với Hòa ước Patenôtre 1884, nước Pháp buộc triều đình Huế chấp nhận quy chế độ bảo hộ ở Trung vàBắc Kỳ, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Trong An Nam Đại Quốc Họa Đồ (do Giám mục Taberd (Tabula) vẽ năm 1838) có vẽ một góc của quần đảo Hoàng Sa (rìa phía phải bản đồ) và chú thích bằng dòng chữ cái La tinh (chữ viết tiền thân của chữ viết tiếng Việt hiện đại): "Paracel seu Cátvàng".





Bản đồ Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1886.

Người Pháp cũng tìm kiếm các lợi ích thực dân từ đất nước Trung Hoa rộng lớn bằng những cuộc chiến tranh. Ngày 9 tháng 6 năm 1885, triều đình nhà Thanh buộc phải ký Hòa ước Thiên Tân với nhiều điều khoản có lợi cho nước Pháp. Chiến tranh Pháp-Thanh kết thúc. Ngày 26 tháng 6 năm 1887, Pháp và nhà Thanh xúc tiến ấn định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Hoa. Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa do nước Pháp thay mặt triều đình Đại Nam quản lý khai thác.

Hai chiếc tàu Bellona của Đức và Imeji Maru của Nhật vận chuyển đồng bị đắm ở quần đảo Hoàng Sa;[12] một chiếc bị đắm năm 1895 và chiếc kia chìm năm 1896 ở nhóm đảo An Vĩnh. Ngư dân từ đảo Hải Nam ra mót lượm kim loại ở khu vực hai chiếc tàu bị đắm khiến công ty bảo hiểm của hai con tàu với trụ sở ở Anh gửi thư khiển trách nhà chức trách Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa trả lời là Trung Hoa không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Hoa, và cũng không phải của An Nam,[13] và về hành chính các đảo đó không được sáp nhập vào bất cứ một huyện nào của đảo Hải Nam và không có nhà chức trách đặc biệt nào "phụ trách về an ninh trên các đảo đó".[14] Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng nhưng không thành vì thiếu ngân sách.[14]

Nhân sự kiện Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas) năm 1907, khiến cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông; tháng 5 năm 1909, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn phái đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng (24 giờ) một vài đảo trên quần đảo Hoàng Sa rồi về. Pháp không có một sự phản kháng nào.[15]

Năm 1920, Công ty Mitsui Busan Kaisha (Nhật) xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối. Cũng trong năm này, chính quyền thực dân Pháp bắt đầu kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo. Ngày 8 tháng 3 năm 1921, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.[16]

Trung Quốc bấy giờ chìm trong nội loạn của cuộc chiến tranh giữa các quân phiệt các cứ. Ngày 30 tháng 3 năm 1921, Chính phủ quân sự Quảng Đông ra quyết định sáp nhập về mặt hành chính quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam. Nước Pháp không phản đối vì chính phủ Quảng Đông không được chính quyền trung ương Trung Quốc và các cường quốc công nhận.[15] Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, và từ thập niên 1930 trên quần đảo Trường Sa.

Người Pháp đẩy nhanh tiến trình khai thác tại Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 1925, những thí nghiệm khoa học trên các đảo thuộc Hoàng Sa do Tiến sĩ A.Krempf, Giám đốc Viện Hải dương học Nha Trang tổ chức thực hiện trên tàu lưới kéo De Lanessan. Sau đó, tàu hải dương học này lại thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lần nữa vào tháng 7 năm 1927. Năm 1929, phái đoàn Perrier Rouville đề nghị xây 4 hải đăng tại 4 góc quần đảo. Từ đó, nhiều chiến hạm Pháp đã tiến hành khảo sát Hoàng Sa: Thông báo hạm "La Milicieuse" (1930), "L’Incosntant" (tháng 3 năm 1931), pháo hạm "Aviso" (tháng 5 năm 1932).[17]

Năm 1931, chính quyền Nam Kinh của Trung Hoa Quốc dân đảng cho đấu thầu việc khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa, ban quyền khai thác cho Công ty Anglo-Chinese Development. Ngày 4 tháng 12, chính phủ Pháp đã gửi một thông điệp cho công sứ quán Trung Quốc tại Paris về yêu sách các đảo.[16] Trong suốt các năm 1931-1932, Pháp liên tục phản đối việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 24 tháng 4 năm 1932, Pháp tiếp tục phản đối ý đồ khai thác phân chim ở Hoàng Sa của Trung Quốc. Cũng trong năm này, Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa. Chính phủ Pháp lần lượt đặt một trạm khí tượng trên đảo Phú Lâm (tiếng Phápîle Boisée) mang số hiệu 48859 và một trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa(tiếng Phápîle de Pattle) mang số hiệu 48860. Năm 1938, Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Hoàng Sa của quần đảo Hoàng Sa. Bia khắc dòng chữ: "République française- Royaume d’Annam- Archipels des Paracels 1816-Île de Pattle 1938".[18] tái khẳng định chủ quyền Việt Nam từ thời Gia Long. Ngày 30 tháng 3 năm 1938, vua Bảo Đại ra đạo dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi nhập vào tỉnh Thừa Thiên. Đạo dụ ghi rõ: "Các cù lao Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam - Ngãi. Nay nhập các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên". Ngày 15 tháng 6Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié đưa ra Nghị định thành lập một đại lý hành chính trên quần đảo Hoàng Sa.[19] Đến ngày 5 tháng 5 năm 1939Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié đã cho thành lập hai đại lý trên quần đảo Hoàng Sa.[19]

Nước Nhật cũng chú ý đến quần đảo quan trọng này bởi giá trị quân sự khống chế đường hàng hải biển Đông của Đông Dương và Nam Hải của Trung Quốc. Lợi dụng người Pháp đang trong thế chiến tranh tại châu Âu. Cuối năm 1939, Hải quân Đế quốc Nhật Bảnđã tiến hành kiểm soát quần đảo. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì hệ thống hành chính và các đơn vị đồn trú Đông Dương tại quần đảo. Mãi đến ngày 9 tháng 3 năm 1945, đơn vị Đông Dương trên quần đảo Hoàng Sa bị |Hải quân Nhật]] bắt làm tù binh,[20] cùng chung với hệ thống cai trị và quân sự của người Pháp trên toàn cõi Đông Dương.

Năm 1946, Nhật Bản bại trận, phải rút lui. Người Pháp đưa một phân đội bộ binh đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza trở lại Hoàng Sa nhưng đơn vị này chỉ ở lại vài tháng.[20] Lấy lý do theo Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật. Ngày 7 tháng 1 năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố họ đã chiếm giữ quần đảo Tây Sa nhưng thực ra mới chỉ chiếm đảo Phú Lâm (Woody Island) mà họ gọi là đảo Vĩnh Hưng. Pháp ra tuyên bố phản đối. Mười ngày sau, ngày 17 tháng 1 năm 1947, pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân độiTưởng Giới Thạch rút khỏi đây. Khi yêu cầu này bị từ chối, quân Pháp bèn đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam chiếm giữ đảo Hoàng Sa (Pattle Island). Chính phủ Trung Quốc phản kháng và cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 4 tháng 7 ở Paris. Tại đây, Trung Quốc đã không chấp nhận việc sử dụng Trọng tài quốc tế giải quyết do Pháp đề xuất. Ngày 1 tháng 12Tưởng Giới Thạch ký một sắc lệnh đặt tên Trung Quốc cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đặt chúng thuộc lãnh thổ Trung Quốc.[21]

Cuộc tranh chấp tạm thời đạt được thỏa thuận khi người Pháp xác nhận nền độc lập của Việt Nam, chính thức thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tháng 4 năm 1950, Quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm. Ngày 14 tháng 10 năm 1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, do Bảo Đại đứng đầu. Ngày 6 tháng 9 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước San Francisco, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu (chính phủ Bảo Đại) tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. Tuyên bố minh định trên diễn đàn quốc tế xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời trên quần đảo Spratlys và Paracels của nước Việt Nam, để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này. Tại hội nghị này, đại biểu Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đề nghị này đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và văn kiện của hội nghị ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 chỉ ghi về hai quần đảo là "Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo".

Năm 1954Hiệp định Geneva quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời (bao gồm cả trên đất liền và trên biển). Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, được giao cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu, quản lý. Tháng 4 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại quản lý quần đảo Hoàng Sa theo đúng công pháp quốc tế. Riêng hai đảo lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn đã bị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đưa quân ra đóng trước khi quân đội Việt Nam Cộng hòa ra đóng quân. Việt Nam Cộng hòa đã đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Genève năm 1954 quy định. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa luôn khẳng định và duy trì các quyền chủ quyền của mình một cách liên tục và hoà bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các hoạt động nhà nước. Ngày 1 tháng 6 năm 1956, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo.[22][23]

Năm 1956, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam, Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ phía Đông quần đảo Hoàng Sa bao gồm Phú Lâm và Linh Côn. Ngày 4 tháng 9 năm 1958Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai công bố quyết định của Chính phủ Trung Quốc nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý, có đính kèm bản đồ đường ranh giới lãnh hải tính từ lục địa và các hải đảo thuộc Trung Quốc trong đó có Hoàng Sa vàTrường Sa.[24] Phía Trung Quốc về sau cũng đưa ra một số tài liệu khác mà họ cho là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phổ biến để làm bằng cớ về sự thỏa thuận nhượng biển của Hà Nội.[25] Mặc dù, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòaPhạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai với nội dung: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc", đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 cùng năm.[26] Tuy nhiên, theo báo Đại Đoàn Kết, một tờ báo chính thống của nướcCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì, Bắc Kinh (tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã diễn giải công hàm của Phạm Văn Đồng một cách xuyên tạc, khi nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa, không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với 2 quần đảo này, mà chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, một hành động ngoại giao hữu nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh với Đài Loan (tức Trung Hoa Dân Quốc) đang gia tăng ở eo biển Đài Loan. Về phương diện luật pháp quốc tế, Hoàng Sa và Trường Sa, vào thời điểm 1958-1975, không thuộc quyền quản lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên chính phủ này không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này. Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó thuộc Việt Nam Cộng hòa, nên trong tranh chấp 2 quần đảo này vào thời điểm năm 1958 đến năm 1975, lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xem như của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.[27][28][29] Ngoài ra, Trung Quốc cũng không đưa ra được chứng cớ, cũng như nội dung cụ thể về "bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958" của chính phủ CHND Trung Hoa.[cần dẫn nguồn]

Ngày 13 tháng 7 năm 1961, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định: "Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh". Đến ngày 21 tháng 10 năm 1969, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Thiện Khiêm ký Nghị định số 709-BNV/HCĐP để "Sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận".

Mặc cho sự phản đối của phía Việt Nam, chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn đia xa hơn khi tiến hành hành động quân sự chiếm cứ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ ngày 19 tháng 1 năm 1974 khi quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo phía tây trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Một ngày sau, ngày 20 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam), một bên được xem là đồng minh với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], cũng đã ra bản tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc.[30] Ngày 14 tháng 2 năm 1974, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra tuyên cáo[31] xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Mặc dù trong tình trạng chiến tranh thống nhất đất nước đã vào giai đoạn cuối, năm 1975, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa công bố một bạch thư (sách trắng)[32] trình bày những chứng cớ lịch sử và xác định chủ quyền pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối phương của họ, những người Cộng sản, cũng thể hiện sự đồng tình với quan điểm này.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, chính phủ mới cũng tuyên bố tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo. Trong những năm sau đó, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiều lần khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Họ cũng có công bố các Bạch thư xác nhận chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Каталог: file
file -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 214.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương