Hoa cúC (CN01, cn20) 32 Kỹ thuật chọn cành giâm



tải về 275.7 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích275.7 Kb.
#35051
  1   2   3
32. KỸ THUẬT SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI GIỐNG HOA VÀ HOA THƯƠNG PHẨM CHẤT LƯỢNG CAO
Một số giống Hoa có năng suất cao, hiệu quả kinh tế như: Hoa Cúc (CN01, CN20), Loa kèn (Trắng TQ), Layơn (DDT) và Lily (Sorbonne, Acapulco) sạch bệnh.

32.1. HOA CÚC (CN01, CN20)

32.1.1. Kỹ thuật chọn cành giâm

+ Vườn cây mẹ

Chọn những cây giống tốt, sạch bệnh (thường cây từ nuôi cấy mô). Khoảng cách trồng 15x15 cm, mật độ 400. 000 cây/ha. Lên luống cao và thoát nước. Thường sau trồng khoảng 10-12 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 và sau 20 ngày nữa bấm ngọn lần 2. Lúc này cần lưu ý điều khiển giữa lần bấm ngọn thứ nhất và thứ hai vì sau vài ngày bấm ngọn lần 1 sẽ có nhiều nhánh xuất hiện. Khi mầm dài từ 12-15 cm, chỉ lấy 3 nhánh phát triển tốt nhất, số còn lại loại bỏ hết. Sau 25 ngày kể từ khi bấm ngọn lần 2,tiến hành cắt cành lần 1. Như vậy mỗi cây mẹ sẽ cắt được 3-4 cành. Sau đó tiếp tục cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau khoảng 25 ngày.

Với kỹ thuật như vậy trong 1 vụ (thời gian khoảng 4 tháng) trên 1ha có thể thu được 4 triệu cành giâm có chất lượng tốt, lượng cành giống này đủ trồng cho 10 ha trong vườn sản xuất. Sau 3-4 lần cắt như vậy, cây mẹ già ta có thể thay thế hoặc chăm sóc cải tạo để làm trẻ hoá vườn cây mẹ.

Sơ đồ nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành


Vườn ươm

Trồng




Bấm ngọn lần 1

(Cắt 1 cành)


Bấm ngọn lần 2

(Cắt 3 cành)


Cắt cành lần 1

(Cắt 3-4 cành)


Cắt cành lần 2

(Cắt 3-4 cành)


Cắt cành lần 3

(Cắt 3-4 cành)


Làm trẻ hoá vườn cây mẹ


15 ngày

Sau khi bấm ngọn bón thúc lần 1

20 ngày
Sau khi bấm ngọn bón thúc lần 2

25 ngày
Sau khi cắt bón thúc lần 2
25 ngày

25 ngày

Kết thúc


- Ngày cắt

Việc cắt cành nên tiến hành vào buổi sáng của những ngày nắng đẹp liên tục, không nên cắt cành vào buổi trưa hoặc những ngày trời có mây mù hoặc sau những cơn mưa vì sẽ làm mất sức sống của cành cắt. Ngày cắt thường được quyết định bởi điều kiện thời tiết hơn là thời gian biểu quy định. Trước khi cắt nên phun thuốc để phòng trừ nấm rệp.



+ Xử lý sau khi cắt

Sau khi cắt cần tiến hành giâm ngay trong ngày. Nếu cần phải vận chuyển cành giâm đến các vùng xa để trồng thì nên chọn chúng ra từng cỡ, cành to và mềm là cành tốt nhất. Sau đó trải ra cho khô, đặt ở nơi râm mát và thông gió tốt, thường để qua buổi trưa cho đến khi cây mềm và dẻo (không tươi nữa). Sau đó đặt chúng vào hộp chứa khoảng 1000 cành và trên nắp hộp dán kín bằng băng dính nilon. Việc xử lý lạnh cần phải làm để hạn chế bớt hô hấp, đặt chúng trong tủ lạnh ở 3oC khoảng từ 7-10 ngày hoặc lâu hơn, nhưng không được quá 20 ngày.

Để tránh những thiệt hại do trồng các vụ liên tiếp, sau mỗi vụ hoặc mỗi năm nên tẩy uế đất một lần bằng Nematocide hoặc Clopicrin để phòng trừ tuyến trùng, chống các loại bệnh nấm, vi khuẩn và nhất thiết phải làm trẻ hoá vườn cây mẹ 1 năm/1 lần.

32.1.2. Kỹ thuật làm đất

Do cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, phát triển mạnh và nhiều các rễ phụ nên đất thích hợp nhất cho cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, hay đất sét pha nhiều mùn, có tầng canh tác dày, tương đối bằng phẳng, hơi dốc về một phía, có hệ thống tưới tiêu tốt và pH từ 6-6,5. Đất kiềm và đất chua thường không thích hợp với cúc, không nên trồng cúc ở nơi thấp trũng, quá ẩm, thoát nước chậm và nước ứ đọng sẽ làm cho đất thiếu ôxy ảnh hưởng đến sự hô hấp của bộ rễ. Đất trồng cúc cần phải được cày sâu, bừa kỹ rồi phơi ải để tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật háo khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất, làm đất giữ nước, giữ phân tốt.

Ngoài ra cày sâu là yêu cầu rất quan trọng khi muốn tăng số cây trên một đơn vị diện tích (nhất là đối với những giống cúc chỉ để một bông to trên cây, mật độ trồng có thể lên tới 60-70 cây/m2). Vì mật độ trên một đơn vị diện tích càng lớn thì thể tích do bộ rễ chiếm được trong đất sẽ càng nhỏ đi, cho nên cày sâu, phơi ải kết hợp với bón phân sẽ sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ ăn sâu xuống đất được dễ dàng. Nhưng không nên làm đất quá nhỏ, quá vụn sẽ phá vỡ cấu tượng và dễ bị đóng bánh khi mưa hoặc tưới đẫm làm ảnh hưởng đến bộ rễ.

Trước khi trồng phải cày đảo lại rồi mới lên luống cao 20-30cm, nhưng tuỳ theo thời vụ mà lên luống cao hay thấp, vụ thu đông trời hanh khô, làm luống thấp có thể giảm bớt ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Vụ xuân do độ ẩm cao, mưa nhiều lên luống cao để dễ thoát nước, có thể đào hốc hoặc rạch luống rồi bón phân lót trước khi trồng từ 10-12 ngày. Phân lót gồm có phân chuồng hoai mục và một phần phân hoá học N, P, K. Nên tăng cường bón phân chuồng để làm cho đất thuần thục, cải tạo kết cấu của đất.



32.1.3. Kỹ thuật sử dụng chất kích thích sinh trưởng :

Việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng để giâm ngọn cúc đã cho nhiều kết quả tốt. Cây giâm ra rễ nhiều, sớm và khoẻ. Thường được sử dụng đối với những giống cúc khó ra rễ hoặc thời vụ không thích hợp cho việc giâm cành. Chất kích thích thường được dùng là axít Indola acetic (IAA), axít Indola buteric (IBA) và axít Naftalen acetic (NAA). Nhưng hiệu quả cao hơn cả là IBA, với nồng độ 800-1000ppm. Nhúng ngập cách đoạn giâm khoảng từ 1-1,5 cm trong khoảng 10-15 giây rồi đem giâm. Có thể sử dụng kích phát tố hoa trái Thiên Nông, với liều lượng pha 1-3g thuốc này với 1,0 lít nước sạch rồi ngâm phần cắt của cây vào dung dịch thuốc từ 20-30 phút rồi đem giâm. Dung dịch nước thuốc còn lại cho thêm 5g phân bón qua lá rồi phun lên cây giâm. Với việc sử dụng thuốc và giâm ngọn theo cách này có thể đảm bảo trên 90% các ngọn giâm ra rễ đủ tiêu chuẩn trồng với thời gian ra rễ rút ngắn từ 3-5 ngày.



32.1.4. Lịch thời vụ

Đối với cây thân mềm như cúc, chỉ cần giâm chồi ngọn vào cát ẩm có che lợp 7-10 ngày, cây ra rễ răng cá là đem trồng được. Thời vụ giâm cúc có thể quanh năm nhưng thuận lợi nhất là vào mùa xuân vì thời tiết lúc này ấm áp, có mưa phùn, độ ẩm không khí cao, cành giâm đỡ mất nước. ở các thời vụ khác vẫn giâm được cúc nhưng phải chú ý điều kiện thời tíêt lúc đó mà có các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho cành giâm ra rễ tốt nhất. ở mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều phải có dàn che để tránh mưa to và ánh sáng trực xạ mạnh. Thu đông hanh khô phải tưới ẩm, tưới phun thường xuyên. Mùa hè nóng, nắng to, độ ẩm cao, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ giâm cúc đạt tỷ lệ sống thấp. Khí hậu vùng núi mát mẻ như Đà Lạt, Sapa, Mộc Châu.. . rất thuận lợi cho giâm cúc vào mùa hè.



32.1.5. Mật độ khoảng cách

Khoảng cách mật độ phải căn cứ vào đặc điểm hình thái từng giống, vào đất tốt hay xấu, mức độ phân bón, khả năng chăm sóc mà quyết định. Hiện nay thường dựa vào đặc điểm giống cho hoa to hay nhỏ, mục đích để 1 bông/cây hay nhiều bông/cây mà xác định mật độ khoảng cách khác nhau.

Thường đối với những giống hoa to, đường kính từ 9-12cm, cây cao thân mập thẳng và chỉ để 1 bông trên thân thì khoảng cách là 10x14cm hoặc 1214cm, với mật độ 550. 000- 600. 000cây/ha như cúc CN93, CN01, vàng Đài Loan.. .

Đối với những giống hoa nhỏ đường kính từ 2-6cm, có thể bấm ngọn hoặc không bấm để cây sinh trưởng phát triển tự nhiên, trồng với khoảng cách 10x16cm hoặc 1216cm, mật độ 450-500 cây/ha như các loại cúc chùm, CN19, CN20.. .

Phụ thuộc vào thời vụ giâm, mùa hè nên giâm thưa, mùa thu có thể giâm dày hơn. Khoảng cách cây giâm 3x3cm với mật độ 1000 cành giâm/m2 là vừa phải. Thời gian ra rễ của cành giâm dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào từng giống và từng thời vụ nhưng khoảng từ 10-15 ngày.

32.1.6. Tưới nước

Luôn giữ đủ ẩm cho vườn ươm bằng cách hàng ngày tưới nhẹ, những ngày đầu nên tưới 2-3 lần. Tốt nhất là tưới kiểu phun sương lên lá. Mùa hè và đất cát phải tưới làm nhiều lần. Nhưng không nên tưới quá nhiều, tưới vào một lúc, ngọn giâm dễ bị hỏng. Hàng ngày nên tỉa bỏ lá thối, lá bị dính vào đất để cây không bị nấm bệnh và lan truyền sang cây khác.

Do đặc điểm cây cúc có khả năng chịu hạn hơn chịu úng, nên phải trồng cúc ở những nơi cao thoát nước, tránh nơi trũng thấp và ứ nước. Việc tưới nước cũng chỉ cần vừa phải để giữ ẩm cho cây, không nên tưới nhiều vì sẽ làm cho cây phát triển cành lá, hoa bé và xấu. Ngoài ra tưới nhiều làm cho đất mùn dễ bị rửa trôi, hoặc thấm sâu xuống các tầng đất xa rễ hoặc khi tưới nhiều nước thoát không kịp làm cho cây bị bệnh vàng lá, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và ra hoa của cây. Thông thường việc tưới nước thường kết hợp với bón phân. Có 2 cách tưới cho cúc:

- Tưới rãnh: Cho nước vào các rãnh luống, ngâm từ 1-2h để nước ngấm dần vào bề mặt luống, sau đó rút nước ra, chú ý chỉ để cho nước ngập 2/3 rãnh không cho ngập đến bề mặt luống. Cách tưới này đất được giữ ẩm từ 7-10 ngày.



32.1.7. Bón phân

Nhìn chung ở thời kỳ vườn ươm không cần phải bón lót hoặc bón thúc cho cây vì đất chọn làm vườn ươm thường là đất tốt, thời gian ra rễ ở vườn ươm lại không dài. Bón thúc sẽ làm cho mầm giâm yếu, giảm khả năng chống chịu, khi đưa ra vườn sản xuất sẽ gặp khó khăn, tỉ lệ giống thấp, khả năng thích nghi kém.

Khi cây bắt đầu sinh trưởng thì việc bón phân biện pháp kỹ thuật quan trọng góp phần làm tăng năng suất, phẩm chất hoa. Khi bón phân phải xét đến nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của cây, tác dụng của các loại phân bón đến chất lượng hoa, đặc điểm của đất để quyết định lượng phân bón, thời kỳ bón, cách bón.. .

Nguyên tắc bón phân cho cúc là phải đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng. Lượng phân bón thực tế phải cao hơn lượng phân bón lý thuyết vì sau khi bón phân vào đất cây không sử dụng được hết mà một phần bị đất giữ lại, một phần bị rửa trôi.



32.1.8. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại:

a) Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb)

- Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Khi sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non, ở nụ hoa, đài hoa và hoa.

- Biện pháp phòng trừ là luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trừ sâu như Pegasus 500SC liều lượng 0,5-1 l/ha (Pha 7-10 ml thuốc trong bình phun 8 lít).

b) Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius)

- Phá hại nặng trên lá non, nụ hoa và thường đẻ trứng thành ổ ở mặt dưới lá.

- Biện pháp phòng trừ thường dùng biện pháp thủ công cơ giới như ngắt ổ trứng ở vườn ươm và vườn sản xuất trong quá trình chăm sóc hoặc dùng bẫy bả chua ngọt để diệt sâu trưởng thành. Có thể luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra có thể dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như Polytrin 440EC liều lượng 0,5-1,0 l/ha, Karate 2,5EC (5-7ml thuốc/bình 8 lít).. . Đặc biệt chế phẩm vi sinh Bt bột thấm nước, với liều lượng 1kg/ha có hiệu quả cao trong việc phòng chống sâu khoang hại hoa.

c) Sâu đục lá (Phytomyza syngenesiae)

Trưởng thành cái đẻ trứng trên bề mặt dưới của lá. Ấu trùng phá vỡ bề mặt lá và xâm nhập vào bên trong lá và sống giữa bề mặt trên và dưới của lá. Trong quá trình ăn mô lá, chúng tạo ra những đường cong ngoằn ngoèo có màu xanh nhạt đến màu nâu. Nếu bị nặng, lá có thể bị khô và rủ xuống dọc theo thân.

Tiến hành đốn tỉa và tiêu hủy những lá bị bệnh. Cần thu gom và tiêu hủy tất cả những lá rụng trên mặt đất. Tiêu hủy những cây còn sót lại trong mùa thu. Nếu bị nặng, cần phun một số loại thuốc trừ sâu nội hấp như Regent 800WG.

d) Rệp (Macrosiphoniella sanborni)

Trên hoa cúc có 3 loài rệp thường gặp là Rệp xanh đen (Pleotrichophorus chrysanthemi Theobald), Rệp nâu đen (Macrosiphoniella sanbornici Gillette, Rệp xanh lá cây (Coloradoa rufomaculata Wilson). Trong 3 loài rệp trên, loài rệp xanh đen gây hại phổ biến hơn cả.

Để phòng trừ các loại rệp hại, cần kịp thời phát hiện và tiêu diệt rệp trên các bộ phận của cây hoa. Cây bị rệp hại nặng cần tiêu huỷ để giảm số lượng rệp trên vườn và giảm sự lan truyền, di chuyển phá hoại của chúng trên ruộng. Dùng các thuốc trừ rệp như Supracide 40ND với liều lượng 1-1,5 l/ha (10-15ml thuốc/bình 8lít), Ofatox 400EC liều lượng 1-1,5l/ha, Karate 2,5 EC (5-10ml/bình 8 lít).

đ) Nhện (Tetranychus urticae)

- Nhện có thể trở nên nguy hiểm hơn trong giai đoạn thời tiết nóng và khô. Đây là loại côn trùng tương đối nhỏ và chỉ có thể nhìn thấy được bằng kính lúp. Nhện có phần miệng sắc có thể châm thủng mô cây và hút dịch của cây. Nếu bị hại nhẹ, lá thường xuất hiện vết đốm hơi vàng và xuất hiện bụi bẩn. Giai đoạn mới bị hại thường khó quan sát cho tới khi bị nặng. Khi bị hại nặng, triệu chứng bao gồm lá bị biến dạng, héo úa và làm cho hoa mất màu.

- Quản lý: Cần xem xét mức độ bị hại của cây và các bộ phận khác của cây, vì nhện là đối tượng khó phòng trừ. Có thể sử dụng nước xà phòng để phun khi ở giai đoạn đầu có thể phòng trừ được nhện. Hoặc sử dụng Komite để phun phòng và trừ nhện.

Bệnh hại:

a) Bệnh đốm lá (thường hỗn hợp nhiều loại nấm khác nhau)

Phương pháp phòng trừ bao gồm luân canh những loại cây trồng không phải là ký chủ của bệnh trong vòng 2 năm, phòng trừ cỏ dại, loại bỏ và tiêu hủy tàn dư cây bị nhiễm bệnh. Thường xuyên làm sạch và đồng ruộng. Có thể sử dụng lớp che phủ mặt đất để hạn chế con đường lây lan do nước mưa làm bắn bào tử từ đất lên cây. Cần quan tâm đến thời gian tưới, không nên tưới nước vào lúc chiều muộn hoặc ban đêm.

Cần giữ khoảng cách giữa các cây để giảm khả năng truyền bệnh từ cây sang cây. Có thể sử dụng một số hoạt chất như Chlorothalonil, Thiophanate methyl, sản phẩm chứa đồng và Mancozeb hoặc Topsin M70NP để phòng trừ bệnh. Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu hủy tàn dư cây bệnh.

b) Bệnh thối xám (Botrytis cinerea)

Để phòng trừ bệnh, cần trồng cây trong điều kiện thông thoáng khí. Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Sử dụng giống kháng bệnh.

Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất Chlorothalonil hoặc Thiophanate methyl để phun.

c) Bệnh đốm lá vi khuẩn (Pseudomonas cichorii)

Vệ sinh đồng ruộng là phương pháp quản lý bệnh quan trọng nhất. Loại bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh và tàn dư cây nhiễm bệnh. Hạn chế việc làm nước bắn tung tóe và giảm thiểu thời gian lá bị ướt bằng cách tưới nước vào sáng sớm hoặc áp dụng biện pháp tưới ngầm. Giảm độ ẩm tương đối bằng cách sử dụng quạt thông gió (đối với nhà lưới), khoảng cách trồng hợp lý, thông khí. Không tiếp xúc với cây khi lá bị ướt.



d) Bệnh cháy lá vi khuẩn (Erwinia chrysanthemi)

Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ. Tiêu hủy vật liệu cây trồng bị nhiễm bệnh. Sử dụng cây giống sạch bệnh. Trồng cây trong điều kiện đất thoát nước tốt. Tránh làm tổn thương cây trong suốt mùa vụ và khi thu hoạch. Áp dụng các hoạt động trồng trọt tốt bao gồm bón phân hợp lý, mật độ trồng thích hợp để tạo độ thông thoáng không khí và tránh việc sử dụng hệ thống tưới phun. Thuốc trừ nấm chứa đồng hoặc hỗn hợp chứa đồng có thể sử dụng để phòng trừ bệnh.



e) Bệnh héo vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum)

Luân canh với cây trồng khác. Chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, thoát nước. Tiêu hủy tàn dư cây bệnh, phòng trừ cỏ dại. Sử dụng giống kháng bệnh.



f) Bệnh phấn trắng (Oidium chrysanthemi)

Luân canh với cây trồng khác. Chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, thoát nước. Tiêu hủy tàn dư cây bệnh, phòng trừ cỏ dại. Sử dụng giống kháng bệnh. Có thể dùng Anvil 5SC liều lượng 1 lít/ha hoặc Score 250ND với liều lượng 0,2-0,3 lít/ha. 8. Bệnh rỉ sắt (Pucinia chrysanthemi)



g) Bệnh đốm vòng (Alternaria sp. )

Luân canh với cây trồng khác. Chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, thoát nước. Tiêu hủy tàn dư cây bệnh, phòng trừ cỏ dại. Sử dụng giống kháng bệnh. Dùng một số thuốc chống nấm trên, ngoài ra có thể sử dụng Daconil 500SC nồng độ 0,2% hoặc Altracol 70BHN liều lượng 1,5-2 kg/ha.



h) Bệnh lở cổ rễ thối gốc trắng

Luân canh với cây trồng khác. Chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, thoát nước. Tiêu hủy tàn dư cây bệnh, phòng trừ cỏ dại. Sử dụng giống kháng bệnh. Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng một số thuốc như Anvil 5SC liều lượng 1 lít/ha hoặc Vida 3SC liều lượng 1-1,5 lít/ha (pha 10-15 ml thuốc/bình phun 8 lít).



32.1.9. Kỹ thuật xử lý trước thu hoạch

+ Để cúc có thể bảo quản lâu dài và có tuổi thọ cắm lọ dài, cây hoa trước lúc thu hoạch được chăm sóc, bón phân đầy đủ.

+ Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, hoa được tưới nước đẫm để cho cây ở trạng thái tư­ơi, đủ nước và có hàm lượng dinh dưỡng trong cây đạt cao nhất.

+ Hoa phải tươi, không bị sâu bệnh hại, không dập xước và úng thối.

+ Hoa đảm bảo thẩm mỹ có hình dáng đẹp. Có sự cân đối giữa hoa, lá và thân. Cành khoẻ, hoa thẳng, màu sắc đặc trưng, kích thư­ớc và tiêu chuẩn đạt yêu cầu đặt hàng của thị trường.

+ Tiến hành thu hoạch khi hoa đã nở hoàn toàn hoặc nở khoảng 2/3 số cánh với các giống cúc Pha lê và nở 2/3 số hoa/cành với cúc Chi trắng.



32.1.10. Phương pháp thu hái, sơ chế, xử lý đối với hoa cúc:

a) Thu hoạch hoa

+ Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày, hòa loãng lân và kali vào nước tưới cho cây với liều lượng 5,5 kg Supe lân + 2,5 kg Clorua kali/360 m2 và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh. Trước khi cắt hoa 1 ngày tưới đẫm nước lã, để cho cây ở trạng thái đầy đủ nước. Chú ý là chỉ tưới vào gốc mà không tưới vào cánh hoa, tránh giập nát và đọng nước.

+ Tiến hành thu hoạch hoa vào buổi sáng (6 - 9 h sáng) hoặc lúc chiều mát, trời khô ráo không mưa vì lúc này hoa đang còn sung nhựa, nhiều nước và cũng là thời điểm nhiệt độ môi trường thấp, sự hao hụt chất hữu cơ trong cây sẽ ở mức thấp nhất.

+ Trước khi thu hoạch và bảo quản, các dụng cụ thu hoạch cũng như bảo quản hoa được khử trùng bằng cồn.

+ Lựa chọn những bông hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài. Thu hoạch hoa bằng dao hoặc kéo sắc cắt vát 150 sát gốc và cách mặt đất 5 - 10 cm nhằm tạo khả năng hút nước của hoa được dễ dàng. Khi cắt xong dốc ngược cành xuống để những đóa hoa lớn đã nở không bị gẫy.

+ Không được đặt hoa cắt lên trên đất, nơi bẩn và tránh làm giập hoa hay những tổn thương do cơ giới gây ra, vì đây là một trong những nguy cơ gây nhiễm sinh vật gây bệnh cho hoa.

+ Hoa thu hoạch được cắm ngay vào dung dịch bảo quản và chuyển vào buồng hạ nhiệt để xử lý hoa.

b) Lựa chọn và phân loại

Hoa sau khi thu hoạch được đưa ngay vào nhà mát để xử lý sơ bộ, lựa chọn và phân loại. Trước khi đưa hoa vào bảo quản, hoa được chọn lọc theo các tiêu chuẩn trên và phân loại theo độ tuổi ngay tại vườn. Loại bỏ những bông hoa bị bệnh, héo, giập.. . và không đảm bảo về thẩm mỹ cũng như kích thước mà thị trường yêu cầu. Những bông đủ tiêu chuẩn được sắp xếp theo từng độ tuổi khác nhau. Trong khi phân loại tránh làm bầm giập hoa và có thể xếp làm hai loại:

+ Loại 1: Chọn những cành to mập, bông đẹp, không gãy cánh, không có vết bệnh, xếp vào thành từng bó, mỗi bó khoảng 50 - 100 cành.

+ Loại 2: Chọn những cành xấu hơn cũng xếp vào thành từng bó.

Đồng thời với việc phân loại cành, tỉa bỏ lá già úa, cắt lại cành cho bằng đều đặn sau đó ngâm ngay vào nước sạch sâu 1/4 chiều dài cành. Dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá nhưng không để đọng nước trên mặt hoa, sau đó đưa vào chỗ mát, kín gió hay phòng lạnh để bảo quản.

c) Xử lý hoa bằng dung dịch bảo quản

Sau khi phân loại cành, ngâm vào dung dịch STS (Silverthiosulphate) 0,1%, ngập sâu 8 - 10 cm chiều dài cành, trong thời gian 10 phút, dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá, không để nước đọng trên hoa. Thời gian cắm 5 - 10 giờ trong dung dịch trên và để nhiệt độ khoảng 10°C, độ ẩm 85 - 90%.



d) Hạ nhiệt độ cho hoa

Sau khi đóng gói rất khó làm lạnh hoa, do mật độ hoa dày, cường độ hô hấp và nhiệt độ môi trường cao, tất cả các yếu tố này tạo cho khối hoa có một lượng nhiệt lớn. Như vậy, nhất thiết phải làm lạnh hoa trước khi bó và bao gói hoa đã được xử lý bằng dung dịch bảo quản, cắm trong nước ấm 21 - 27°C, pH từ 3 - 3,5. Đặt trong buồng hạ nhiệt từ từ để hạ nhiệt cho hoa từ 20°C xuống 5°C/5 giờ, nhằm tránh những tác động xấu về sốc nhiệt đối với hoa.



32.1.11. Phương pháp đóng gói và bảo quản đối với hoa cúc:

a) Bó hoa

Tránh đọng nước trên mặt hoa sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, khi nhiệt độ của hoa xuống 5°C, xếp từng bông vào giá đựng, khi bề mặt lá và hoa không còn đọng nước thì tiến hành bó.



b) Bao gói

Khi nhiệt độ của hoa trong bó đạt 50°C, mỗi bó bao gói bằng màng LDPE (Low Density Poly Ethylene) dày 0,01 mm, xếp vào trong các thùng carton có chiều dài 120 cm, chiều rộng 60 cm, chiều cao 60 cm. Với mỗi thùng này có thể xếp 1. 500 bông hoa cúc. Thùng carton được đục các lỗ xung quanh để cành hoa vẫn có thể hô hấp được. Trước khi cho hoa vào thùng không được để nước đọng trên cành, lá. Đậy nắp thùng và cho lên các xe vận chuyển chuyên dụng. Việc bao gói trên nhằm duy trì độ ẩm thích hợp trong bó hoa, dễ dàng giải phóng nhiệt và Etylen trong các bó hoa.



c) Xếp thùng hoa vào kho và bảo quản

Các thùng hoa xếp trong kho bảo quản phải đảm bảo độ thông thoáng để không khí của kho có thể lưu thông dễ dàng đến các thùng đựng hoa. Giữa các lớp hay các chồng để các khe hở 5 - 10 cm.

Nhiệt độ trong kho duy trì 2 - 50°C, độ ẩm tương đối 85% nhằm giảm cường độ hô hấp của hoa và các hoạt động trao đổi khác, giảm sự hao hụt chất khô dự trữ trong hoa, sự thoát hơi nước, sự sản sinh cũng như tác động của Etylen và giảm sự sinh trưởng của nấm, khuẩn gây hại.

32.2. HOA LAYƠN (DDT)

32.2.1. Thời vụ trồng

Ở các vùng như Đà Lạt, Tam Đảo, SaPa, Mộc Châu có thể trồng Lay ơn quanh năm. Ở đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu trồng vào vụ thu đông, trồng tháng 9 thu hoạch tháng 11 và vụ đông xuân trồng tháng 10, 11, 12, 1 để thu hoa vào các dịp tết Nguyên Đán, 8/3, Thanh minh,1/5.. . thường thời vụ cho giá trị kinh tế cao từ 5/10-5/11



32.2.2. Làm đất và lên luống

Có thể làm đất thủ công hoặc làm đất bằng cơ giới (máy phay đất). Trước khi trồng hoa lay ơn, nhất là đối với những chân đất vụ trước trồng cây trồng cạn (cây hoa khác hoặc cây rau, màu,.. . ) cần phải chuẩn bị đất chu đáo, vệ sinh đất kỹ càng.



a) Vệ sinh đất:

Biện pháp thủ công là ngả đất sớm hoặc nơi nào có điều kiện nên be bờ xung quanh mảnh đất định trồng, bơm nước ngập 2-3 lần, sau đó đợi đất khô mới cày bừa đất bình thường. Bón vôi cho đất vừa có tác dụng khử trùng đất, vừa có tác dụng cung cấp thêm canxi cho cây. Lượng bón 15-20 kg vôi bột/sào, rắc đều trên mặt luống sau đó xới xáo đều một lượt. Biện pháp hoá học là có thể dùng CuCl2 phun nồng độ 0,2-0,3% hoặc Cacbendazim, Basudin.. . Vệ sinh đất tốt là khâu quyết định đầu tiên để trồng vụ hoa lay ơn thắng lợi.



b) Làm đất:

Đất cần được cày, phay, đập kỹ, vơ sạch cỏ dại và các tàn dư cây cối của vụ trước. Thời gian cho đất nghỉ từ vụ cây trồng trước cho đến lúc trồng ít nhất là 15 - 20 ngày. Chọn chân đất tốt, chủ động tưới tiêu, dãi nắng, thông thoáng để trồng hoa Lay ơn.



c) Lên luống:

Tuỳ theo cách trồng mà có thể lên luống hàng đơn hay hàng kép. Để thuận tiện cho chăm sóc, chủ yếu là trồng hàng đơn với chiều cao luống 20 - 30cm, rộng luống 0,9 - 1,0 m, rãnh đi lại chăm sóc rộng 0,45 m.



32.2.3. Kỹ thuật trồng ngoài sản xuất

a) Chọn củ giống: Chọn củ to, tròn đều, không bị sây sát, sâu bệnh, củ phải được xử lý nấm bệnh, không nên sử dụng củ đã trồng từ vụ trước.

b) Mật độ, khoảng cách:

Tùy thuộc vào kích thước củ, tuổi sinh lý củ (năm đầu hay năm thứ 2, thứ 3) mà bố trí khoảng cách khác nhau. Mật độ phổ biến nhất là 7000 củ/sào, với khoảng cách 25x20cm. Dùng cuốc đánh rạch theo chiều ngang của luống theo khoảng cách hàng như trên, độ sâu rạch từ 0,10 - 0,15 m. Nếu trồng hàng kép thì phải lên luống rộng 1,6 m, rãnh 0,45 m. Khi đánh rạch để trồng củ theo chiều dọc của luống theo hàng kép, thì 2 hàng đơn cách nhau 0,3 m, 2 hàng kép cách nhau 0,6 m, như vậy một luống đánh 4 hàng, cách này khó chăm sóc hơn.



c) Phân bón:

Cho 1 ha: Phân hữu cơ hoai mục 15 - 20 tấn + 300kg đạm ure + 450kg supe lân + 150kg kali clorua, phân vi sinh 300 - 400 kg, phân vi lượng có chứa Cu, Co, Mg, Mn,.. . lưu ý là không được dùng phân hữu cơ tươi để bón.

Bón lót toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + 3/4 lượng lân + 1/3 đạm urê + 1/2 kali, bằng cách rắc đều các loại phân trên mặt luống sau đó xới qua một lần rồi đánh rạch. Bón thúc 1/4 lượng lân còn lại cho vào hố đựng nước tiểu ngâm. Có thể bón thúc làm 2-3 đợt vào các giai đoạn cây được 2 lá, 3-4 lá và 5-6 lá hoà loãng nước tiểu có ngâm lân để tưới. Đợt 1 là 1/3 urê + 1/4 kali và bón thúc đợt 2, 3 số đạm và kali còn lại, các lần bón này đều phải hòa nước để tưới.

Ngoài ra, muốn nâng cao năng suất và chất lượng hoa cũng như chất lượng củ giống, cần thiết phải sử dụng phân vi lượng, có thể bón trực tiếp qua đất hoặc phun qua lá. Cây hoa lay ơn có lá mọc thẳng, trên bề mặt có lớp phấn sáp, do vậy khi phun phân qua lá nên hòa thêm chất bám dính. Một số loại phân bón lá có hiệu quả như Komix, Thiên Nông, Antonik.. .. loại chuyên phun cho hoa đều có hiệu quả tốt.



d) Vun xới, tỉa mầm, tưới nước:

Nếu khô hạn cây sinh trưởng kém dẫn đến chất lượng hoa giảm, nên phải thường xuyên giữ cho đất ẩm 65-70%, thường cứ 1-2 ngày tưới 1 lần. Sau trồng 7-10 ngày, mầm mọc khỏi mặt đất, thường 1 củ có một mầm, nhưng cũng có củ có 2-3 mầm, loại bỏ các chồi phụ, chỉ để 1 mầm/1củ, chọn mầm to khoẻ nhất. Khi tỉa, một tay ấn chặt gốc, một tay tỉa mầm, không được để long gốc cây.

Việc vun xới tiến hành khi cây có 1-2 lá chủ yếu là vun đất ở trên mặt luống lấp bằng các rãnh trồng. Lần 2 khi cây được 3-4 lá kết hợp giữa xới và băm vào 2 sườn luống, cào nhẹ mặt luống và vun cao, phủ lớp đất 5-7cm. Lần 3 sau lần 2 từ 10-15 ngày, lúc này cây có khoảng 5 lá và cao 0,4 - 0,5m, chủ yếu là vun cao phủ lên mặt luống lớp đất từ 7-10cm đợt này cần vun cao để chống đổ cho cây. Ở những nơi lộng gió hoặc giống cao cây cần cắm cọc định cây để cây không bị đổ.

32.2.4. Thu hoạch, bảo quản

Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà thu hoạch ở các độ nở hoa khác nhau, thông thường khi có 1-2 búp hoa hé nở là thu được. Khi cắt hoa cần để lại gốc 2-3 lá, để nuôi củ giống sau này. Khi cắt xong cần bó lại từng bó, bọc bên ngoài bằng giấy bao xi măng, đặt trong bóng tối và khuất gió để tránh mất nước nhanh, làm ảnh hưởng tới chất lượng hoa. Sau đó cho vào xô nước sạch để bảo quản hoa.



Xử lý sau thu hoạch

Sau khi cắt phải phân loại theo độ tuổi, cấp hoa để tịên cho vận chuyển, tiêu thụ và bảo quản. Dùng dây cao su hoặc nilon buộc chặt gốc, dùng giấy bao lại để bảo vệ hoa. Hoa xếp thành từng lớp, trở đầu đuôi trong thùng và xếp cách thành thùng 8cm để tránh xay xát.



Bảo quản hoa

Có 2 phương pháp bảo quản hoa:

Bảo quản bằng hoá chất: Sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3 - 5 %, AgNO­3, Chrysal RVB.. .

Bảo quản trong kho lạnh: Hình thức bảo quản này là rất tốt và cho hiệu quả cao nhưng chỉ có ở những cơ sở sản xuất lớn mới có điều kiện áp dụng vì chi phí cho hệ thống bảo quản này là rất lớn.



32.2.5. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

- Bệnh hại và biện pháp phòng trừ

a) Bệnh khô vằn:

+ Triệu chứng: Lúc mới bị bệnh là một chấm xanh tái (như bị nước sôi đổ vào). Sau vết bệnh lan dần, loang lổ như da hổ. Bệnh thường phát triển từ phía gốc, sau lan dần lên trên ngọn, làm cây khô héo.

+ Nguyên nhân bệnh: Do nấm Rhyzoctonia sp. gladioli

+ Phòng trừ: Chú ý các biện pháp canh tác. Dùng thuốc Validacin 500, pha 25-30ml thuốc/bình 10 lít, lượng 2 bình/sào.

b) Bệnh héo vàng:

+ Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở phần thân giả nằm ở dưới mặt đất. Bệnh làm cho thân teo tóp hoặc làm cho củ thối nhũn, cây không phát triển được hoặc bị dị dạng. Chỗ bị bệnh có phủ một lớp phấn màu hồng.

+ Nguyên nhân: Do nấm Fusarium oxysporium sp. gladioli gây ra.

+ Biện pháp phòng trừ: Áp dụng các biện pháp canh tác, đặc biệt xử lý đất trước khi trồng bằng nấm Trichoderma rất có hiệu quả. Dùng Daconil 500SC, Benlat C, pha 20-25ml thuốc cho bình 10 lít, lượng phun 2-3 bình/sào



c) Bệnh đốm nâu:

+ Triệu chứng: Bệnh hại trên lá, vết bệnh thường hình tròn hoặc hình ô van. Xung quanh có viền nâu đậm, khi gặp ẩm và bón nhiều đạm bệnh phát triển mạnh.

+ Nguyên nhân: Do nấm Pleospora herbarum gây ra.

+ Phòng trừ: Chú ý biện pháp canh tác. Có thể dùng Vicarben S75 BTN, pha 25g/bình 10lít. Lượng phun 1 - 2 bình/sào.



d) Bệnh khảm lá do virus

Các giống cũ thoái hoá thường bị bệnh nặng phải được phục tráng lại. Cần có hệ thống cung cấp giống sạch bệnh cho sản xuất. Phòng trừ bệnh bằng cách phun thuốc diệt trừ rầy, diệt môi giới truyền bệnh virus.



đ) Bệnh khô đầu lá

+ Triệu chứng: Bệnh thường phát sinh trên ngọn lá, ban đầu xuất hiện các đốm vàng rồi lan rộng dần, trên đốm bệnh có vệt màu đen. Khi gặp điều kiện nhiệt độ cao, ẩm, bệnh phát sinh nhiều và lây lan mạnh. Bệnh hại cả lá non và lá già, làm giảm diện tích quang hợp của lá, dẫn đến lá mau tàn, cây còi cọc, hoa kém chất lượng.

+ Nguyên nhân gây bệnh: Đây là loại bệnh sinh lý do trồng ở những nơi gần khu công nghiệp, ở nơi đó có hàm lượng chất flo trong không khí cao.

+ cách phòng trừ: Tránh trồng lay ơn gần khu công nghiệp, khi mới chớm bệnh phun thuốc Boocđô 1%, 8 – 10 ngày phun 1 lần hoặc Zineb 1%.. .



- Sâu hại và biện pháp phòng trừ

Sâu xám (Agrotis upsilon F)

+ Sâu xám chỉ phá hại ở thời kỳ cây non (từ khi mầm vươn ra khỏi mặt đất đến giai đoạn đuôi cá). Ở vụ xuân sâu thường nhiều hơn. Các ruộng cây trồng trước là cây màu, khi gặp thời tiết ấm, ẩm sâu xám sẽ phát triển mạnh hơn.

+ Phòng trừ:

Biện pháp thủ công: Bắt bằng tay (khoảng từ 18 giờ sâu xám bò lên cắn đứt ngang thân cây), luân canh với cây lúa nước (lúa mùa sớm, hay lúa mùa trung - lay ơn). Dùng Ofatox 50EC, nồng độ 0,2%, phun 1-2 bình thuốc đã pha cho một sào, phun vào lúc 17-18 giờ cho hiệu quả diệt trừ cao.



Sâu khoang ăn lá (Prodenia litura F)

+ Sâu khoang hại suốt thời kỳ sinh trưởng của hoa lay ơn, sâu non ăn lá làm giảm chất lượng hoa, thậm chí làm cho bông hoa không trổ thoát được.

+ Phòng trừ: Cần bón cân đối N P K tránh lạm dụng quá nhiều phân đạm, phát hiện sớm và phun sâu non còn ở tuổi 1-2. Dùng Ofatox 50EC, Fastox 50EC nồng độ pha 0,2%, phun 1-2 bình thuốc đã pha cho 1 sào.

Rầy xanh chích hút nhựa cây (Amrasca biguttula biguttula).

+ Xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng, chích hút nhựa cây, làm cây vàng úa. Đồng thời rầy xanh còn là đối tượng trung gian truyền bệnh virus cho cây lay ơn.



- Phòng trừ: Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Dùng thuốc hoá học Bassa 50EC, Trebon 50ND pha ở nồng độ 0,2% phun 1 - 2 bình thuốc đã pha cho 1 sào.


tải về 275.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương