HÀnh trình 30 NĂm thế giới phòNG, chống hiv/aids & ĐÁP Ứng của tp hồ chí minh tác giả



tải về 75.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích75.82 Kb.
#28662


HÀNH TRÌNH 30 NĂM THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS & ĐÁP ỨNG CỦA TP HỒ CHÍ MINH

Tác giả: Tiêu Thị Thu Vân, Nguyễn Xuân Anh Dũng, Tôn Nữ Nguyên Ánh, Lê Trường Giang.

Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho đến nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp. Hiện tại có khoảng 34,3 triệu người đang phải sống chung với căn bệnh AIDS trên toàn cầu, trong đó có 2,5 triệu ca nhiễm mới vào năm 2011. Số người tử vong do căn bệnh này vào năm 2011 là 1,7 triệu người.

Nhiều biện pháp can thiệp nhằm ngăn ngừa bệnh lây rộng ra cộng đồng đã được đề ra bao gồm các biện pháp thay đổi hành vi và can thiệp Y sinh học. Hiện nay đã đủ bằng chứng để kết luận rằng điều trị bằng thuốc kháng HIV (ART) không chỉ kéo dài cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân AIDS mà còn giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV mới. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang tập trung mọi nỗ lực làm việc tìm ra phương cách trị khỏi bệnh AIDS, như tìm cách để loại HIV ra khỏi cơ thể, hay tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để đối phó với HIV, hoặc bằng cách nào đó làm biến đổi các tế bào của cơ thể để chúng kháng lại HIV… Như vậy, có thể nói rằng chúng ta đã có cơ sở khoa học để tiến tới mục tiêu kết thúc bệnh AIDS.

Dịch HIV ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tập trung. Tổng số các ca tích lũy từ khi ghi nhận ca nhiễm HIV đầu tiên đến hết năm 2011 là 249.660 ca, với 197.335 người nhiễm HIV hiện vẫn còn sống và 52.325 ca tử vong liên quan đến AIDS. TPHCM có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất (49.429 người), chiếm khoảng ¼ tổng số người nhiễm còn sống của cả nước.

Ngay sau khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được khẳng định vào năm 1990, TP.HCM đã sẵn sàng ứng phó với HIV. TP.HCM đã thử nghiệm và triển khai mở rộng chương trình giáo dục đồng đẳng dành cho những người tiêm chích ma túy, người mại dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới; đảm bảo tính sẵn có của các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm tự nguyên HIV; là địa phương đầu tiên triển khai chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với quy mô toàn thành phố. Thành phố cũng đã triển khai rộng rãi dịch vụ điều trị ARV cho hơn 20.000 bệnh nhân, chiếm khoảng 1/3 tổng số bệnh nhân đươc điều trị của cả nước.

Với những thách thức về tình hình dịch vẫn còn phức tạp dù đã được khống chế, và nguồn lực quốc tế tài trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS giảm trong giai đoạn tới, TPHCM đã quyết tâm thực hiện chiến lược “Chất lượng và Bền vững”, giữ vững thành quả của chương trình phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn vừa qua, tiếp tục khống chế dịch HIV/AIDS góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.



30 YEAR OF FIGHTING AGAINST HIV/AIDS OVER THE WORLD AND RESPOND OF HCMC

Done by: Tieu Thi Thu Van, Nguyen Xuan Anh Dung, Ton Nu Nguyen Anh, Le Truong Giang.

Since the first case of HIV infection recorded in USA in 1981, people has spent over 30 years of facing to a big and complicated epidemic. At the present there are 34.3 million people living with HIV all over the world. The number of people died for AIDS is about 1.7 million in 2011.

Many prevention methods have been done in order to stop HIV transmission in community including of behavior change communication and medical treatment. There is enough evidence to conclude that ARV treatment not only help patient living longer and improve their life quality but also prevent new HIV infection. However, the scientists still try their best to find a successful treatment for AIDS such as how to keep HIV out of body, strengthen body immune system or change cell structure in order to fight against HIV, etc. So, there is a scientific basic to reach the aim of defeat HIV/AIDS.

The HIV epidemic is still at the generalized epidemic in Vietnam. At the end of 2011, the total of recorded HIV infected cases is 249,660 ones, including of 197,335 PHAs alive and 52,325 ones died for AIDS. The number of PHA alive living in HCCM is highest (49,429 cases), similar to 1/4 of number of PHA alive in whole country.

Since the first case of HIV infection in 1990, HCMC is ready to face to HIV/AIDS. The Peer Educator Program (Harm Reduction Program) has been opened and enlarged to reach IDU, CSW and MSM in HCMC; assuring the VCT services are available always; HCMC is the first site to open PMTCT in whole city. The ARV treatment is opened in public and has served over 20,000 patients, similar to 1/3 of total ARV patients in whole country.

With the challenges of HIV epidemic and international sources for HIV/AIDS prevention, in future, HCMC try to implement strategy of “ Quality and Sustainability”, maintain the result of fighting against to HIV/AIDS during the last time, keep going to control HIV/AIDS in order to contribute to development of HCMC in specially and whole country in generally.




HÀNH TRÌNH 30 NĂM THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS & ĐÁP ỨNG CỦA TP HỒ CHÍ MINH


Tác giả: Tiêu Thị Thu Vân*, Nguyễn Xuân Anh Dũng*, Tôn Nữ Nguyên Ánh*, Lê Trường Giang**.

PHẦN I: HÀNH TRÌNH 30 NĂM THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG AIDS

Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS lần thứ 19 ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ từ ngày 22 đến 27/7/2012 với chủ đề “Cùng nhau chuyển hướng thủy triều” đã nhìn lại hành trình 30 năm toàn thế giới phòng, chống HIV/AIDS và đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ để thống nhất tiếp tục đầu tư hoạt động nhằm hướng đến chấm dứt đại dịch.


1.HÀNH TRÌNH 30 NĂM: NHỮNG SỰ KIỆN


1981: CDC (Hoa Kỳ) Phát hiện các trường hợp tử vong do suy giảm miễn dịch trên người đồng tính nam

1983: Viện Pasteur Paris phân lập được HIV

1984: Xác định các đường lây và biện pháp phòng lây nhiễm

1985: Test xét nghiệp HIV được FDA chấp thuận

1987: AZT được chấp nhận cho điều trị AIDS

1988: Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1/12

1994: AZT được sử dụng phòng lây truyền mẹ - con

1995: Thành lập UNAIDS (liên kết các tổ chức của Liên hiệp quốc để phòng chống AIDS)

1996: Hội nghị Quốc tế lần thứ XI về HIV/AIDS, Vancouver (Canada) công bố phương pháp điều trị phối hợp 3 loại thuốc ARV

2001: UNGASS – Toàn thế giới cam kết phòng, chống AIDS

2002: Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Số rét được thành lập

2003: PEPFAR của Tổng thống Mỹ

2003: Sáng kiến 3 by 5 (3 triệu người được ART)

2006 - 2011: Các biện pháp mới phòng lây nhiễm HIV chứng minh hiệu quả.


2.TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS QUA 30 NĂM


Dịch HIV đã gia tăng nhanh trong suốt 2 thập kỷ 80 và 90. Bước vào thế kỷ 21, với những nổ lực của toàn thế giới, dịch HIV đã từng bước được đẩy lùi từ năm 2002.



Năm 2011, theo báo cáo của Chương trình Phối hợp Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) có khoảng 34,3 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn cầu, trong đó có 2,5 triệu ca nhiễm mới. Số người tử vong do AIDS là 1,7 triệu. Số ca nhiễm mới HIV trên toàn thế giới năm 2011 giảm 21% so với năm 1997, số người chết liên quan đến AIDS giảm 21% so với năm 2005, hơn 8 triệu người nhiễm HIV tại những nước có thu nhập thấp và trung bình được tiếp cận với các phương pháp điều trị , tăng 1,4 triệu người so với năm 2010.

Trước hiểm họa ghê gớm của đại dịch, hiện nay, có thể nói, hầu hết các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được mối đe doạ của đại dịch HIV/AIDS và rất nhiều nhà lãnh đạo đã cam kết hành động để phòng, chống HIV/AIDS, nhất là từ sau khi UNGASS ra đời. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, đã có hơn 80 nước trên thế giới tăng 50% đầu tư trong nước để phòng chống HIV/AIDS. Nhờ đó, hàng loạt các nghiên cứu thử nghiệm đã được thực hiện, cho ra đời hàng loạt biện pháp can thiệp dự phòng và điều trị hiệu quả, số người ở các nước thu nhập thấp và trung bình được điều trị chống căn bệnh thế kỷ này cũng đạt kỷ lục 8 triệu người trong năm 2011. Tất cả đã góp phần đẩy lùi đại dịch để tiến đến triển vọng chấm dứt đại dịch.


3.HÀNH TRÌNH 30 NĂM CAN THIỆP PHÒNG LÂY NHIỄM HIV


Trong suốt 30 năm qua, toàn thế giới không ngừng nghiên cứu và mở rộng các biện pháp can thiệp phòng lây nhiễm HIV, từ trao đổi bơm kim tiêm (Hà Lan - 1984), sàng lọc HIV trong truyền máu (1985), bao cao su (Uganda - 1986 và Thailand - 1991)… Nhìn chung, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV bao gồm 2 nhóm: thay đổi hành vi và can thiệp y sinh.

3.1.Các biện pháp thay đổi hành vi (behavioural change)


Các biện pháp thay đổi hành vi có vai trò quan trọng đặc biệt trong công tác phòng, chống HIV/AIDS: giúp nâng cao nhận thức của mọi người dân về nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS, sự lây truyền HIV và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; khuyến khích cộng đồng cùng tham gia đối thoại về các yếu tố lây lan của HIV/AIDS, các hành vi nguy cơ và các yếu tố làm tăng hoặc giảm các hành vi nguy cơ, tạo ra nhu cầu về thông tin, dịch vụ và thúc đẩy hành động, thực hiện hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, đồng thời làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng.

Các biện pháp thay đổi hành vi gồm: Bơm kim tiêm, giải pháp ABC (Abstinent, Be faithful, Condom - Sống tiết chế, thuỷ chung và sử dụng bao cao su), Bao cao su (nam, nữ), Màng ngăn âm đạo, Microbicide…



Hàng loạt nghiên cứu đánh giá trên thế giới đều chứng minh hiệu quả rõ rệt của các biện pháp này. Nhưng trên thực tế do những rào cản về tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, bất bình đẳng giới… nên hiệu quả hạn chế ở nhiều quốc gia.

3.2. Các biện pháp can thiệp y sinh (biomedical intervention)


Trước những khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp thay đổi hành vi, những biện pháp can thiệp y sinh như uống thuốc kháng HIV (ART), cắt bao qui đầu, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), Vắc xin… cũng đã từng bước được nghiên cứu thử nghiệm.

  • Thuốc kháng HIV (ARV) không chỉ được sử dụng cho điều trị bệnh nhân AIDS mà còn được sử dụng như một biện pháp dự phòng (Treatment as Prevention – TASP). Hiệu quả đầu tiên được chứng minh là điều trị cho thai phụ nhiễm HIV đã làm giảm tỷ lệ lây truyền cho con xuống <3%. Một nghiên cứu tên HPTN052 đã được thử nghiệm trên những cặp không đồng nhiễm và công bố kết quả năm 2011 cho thấy giảm được 96% lây nhiễm HIV khi điều trị sớm bằng ARV cho người bị nhiễm. Nhiều nghiên cứu khác (Aglemeyer và cộng sự; Attia và cộng sự) cũng chứng minh hiệu quả phòng lây nhiễm HIV cho người đồng cặp không bị nhiễm.

  • Thuốc ARV còn được sử dụng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm (Post Exposure Prophylaxis – PEP). Biện pháp này được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới để điều trị dự phòng cho cán bộ y tế bị phới nhiễm. Ở Việt Nam, với biện pháp này, đến nay chưa ghi nhận trường hợp CBYT nào bị nhiễm HIV do bị tai nạn trong lúc chăm sóc, chữa trị cho người nhiễm HIV. Ở nhiều nước đã triển khai biện pháp này cho người dân bị phơi nhiễm (Non Occupational PEP) và đã chứng minh hiệu quả phòng lây nhiễm HIV nếu người bị phơi nhiễm được điều trị sớm và tuân thủ điều trị tốt.

  • Tuy thận trọng hơn, nhưng nhiều nghiên cứu cũng đã được thử nghiệm điều trị ARV cho người chưa nhiễm HIV gọi là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (Pre – Exposure Prophylaxis – PeEP) trên các cặp không đồng nhiễm, quan hệ khác giới, nam quan hệ đồng giới và phụ nữ HIV(-) và cho kết quả giảm lây nhiễm 75%, 63%, 42% và 39% (đối tượng càng có nguy cơ, hiệu quả dự phòng càng cao). Cơ quan Quản lý thuốc và dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận thuốc Truvada (phối hợp 2 ARV) là thuốc phòng HIV/AIDS - mở ra hướng mới trong việc ngăn chặn dịch HIV/AIDS.

  • Một nghiên cứu vào 2010 trên gần 900 phụ nữ ở Nam Phi cho thấy việc tiếp tục sử dụng gel bôi âm đạo có chứa tenofovir làm giảm 54% lây nhiễm HIV.

  • Nhiều nghiên cứu thử nghiệm cắt bao qui đầu ở người nam không nhiễm HIV đã giảm nguy cơ lây nhiễm từ 55 – 60% (ANRS, Wawer và cộng sự, Baily và cộng sự…)

  • Vaccin phòng chống HIV cũng đang được tập trung thử nghiệm. Nghiên cứu tại Thailand (RV144) bước đầu cho thấy giảm nguy cơ lây nhiễm 31%.

Với hiệu quả đáng kể và do ít chịu ảnh hưởng hơn đối với các rào cản của các biện pháp thay đổi hành vi nên các biện pháp y sinh ngày càng chứng tỏ triển vọng trong phòng lây nhiễm HIV.

4.CUỘC TRANH CÃI VỀ ART VÀ CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG ART


Năm 1987 Zidovudin (AZT), thuốc kháng virus (ARV) đầu tiên được FDA cho phép sử dụng, đã mang đến một "tia hy vọng” cho điều trị AIDS. Từ đó đến nay đã có trên 30 loại thuốc được chấp thuận để điều trị AIDS. Tuy nhiên 30 năm qua cũng là một quá trình tranh cải nên sử dụng ARV để điều trị cho bệnh nhân AIDS sớm hay muộn?.

  • Năm 1987, tiến hành điều trị cho những người rất yếu (điều trị muộn).

  • Năm 1996, phương pháp điều trị phối hợp 3 loại thuốc ARV đã cho thấy tải lượng HIV trong máu hạ xuống dưới mức không phát hiện được và duy trì trong thời gian khá dài nên đến năm 1998, các nhà khoa học lại cho rằng việc điều trị rộng rãi, điều trị sớm sẽ mang lại hy vọng xóa bỏ HIV cho bệnh nhân.

  • Năm 2003, quan điểm điều trị muộn lại được đưa ra do tác dụng phụ của ARV.

  • Năm 2008, do có nhiều thuốc ARV mới có tác dụng tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và do nhiều vấn đề phức tạp trên bệnh nhân có CD4 thấp nên quan điểm điều trị sớm được chấp nhận.

  • Hiện nay đã đủ bằng chứng, cả từ quan sát trên thực tế cũng như qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, để kết luận rằng “Điều trị sớm bằng thuốc kháng HIV (ART) cho bệnh nhân AIDS không chỉ kéo dài cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân AIDS mà còn giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV mới”. Bên cạnh đó, tác dụng điều trị dự phòng của ARV cũng đã được chứng minh nên việc điều trị sớm cho người nhiễm HIV là “không còn tranh cải” và thậm chí sử dụng ARV để điều trị dự phòng cho người chưa nhiễm HIV. Vì vậy tổ chức y tế thế giới đã kết luận Thuốc ARV cho điều trị & dự phòng là một vũ khí mạnh mẽ để hướng đến kết thúc dịch HIV và đưa ra chiến lược mở rộng điều trị ARV trên toàn thế giới.

5.TRIỂN VỌNG KẾT THÚC ĐẠI DỊCH


Hành trình phòng chống HIV/AIDS hơn 30 năm của thế giới đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng:

  • Trước hết, đó là sự hiểu biết của con người về sự nhân lên của HIV trong tế bào và có thể nói đây là "yếu tố quan trọng nhất trong những tiến bộ khoa học mà chúng ta đã tích lũy được". Sự hiểu biết này đã giúp chúng ta xác định được một số “lỗ hổng” của HIV để thiết kế các can thiệp cho cả dự phòng lẫn điều trị HIV/AIDS.

  • Bước tiến đáng kể tiếp theo chính là sự phát minh ra thuốc kháng virus (ARV). Hiện tại, nếu một người mới nhiễm HIV ở độ tuổi 25 điều trị bằng ARV bằng phương pháp phối hợp thuốc và tuân thủ điều trị tốt, họ có thể sống thêm 50 năm nữa. Do đó, HIV/AIDS đang chuyển đổi dần từ “một bệnh tử hình” sang “một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được”.

  • Bước tiến tiếp theo là sử dụng ARV như một vũ khí dự phòng lây nhiễm HIV bên cạnh các biện pháp dự phòng khác. Nhiều thuốc ARV mới tiếp tục ra đời, giá thuốc ARV đã và sẽ tiếp tục giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng tiếp cận và sử dụng ARV.

  • Bên cạnh những tiến bộ của sử dụng ARV và những biện pháp can thiệp dự phòng khác, việc nghiên cứu vắc xin cũng đã và đang được đẩy mạnh và hiện cũng đã đạt được một số tiến bộ nhất định, đáng khích lệ.

Tuy nhiên, con đường kết thúc đại dịch vẫn còn ở phía trước, còn đòi hỏi từng quốc gia và toàn thế giới phải quyết tâm hơn nữa, đầu tư nhiều hơn nữa cho phòng chống HIV/AIDS.

PHẦN 2: 20 NĂM ĐÁP ỨNG CỦA TP. HCM

Ở Việt Nam, tính đến 31/12/2011, tất cả 63 tỉnh thành, 98% số huyện và 77% số xã đều đã phát hiện có người nhiễm HIV. Tổng số các ca tích lũy từ khi ghi nhận ca nhiễm HIV đầu tiên cho đến thời điểm này là 249.660 ca, với 197.335 người nhiễm HIV hiện vẫn còn sống và 52.325 ca tử vong liên quan đến AIDS.

Dịch HIV ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tập trung trên các nhóm nguy cơ cao. Theo kết quả giám sát trọng điểm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT (13,4%) và PNMD (3%); kết quả IBBS (giám sát dịch tễ kết hợp giám sát hành vi), tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) là 16,7%.

Tại TPHCM kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm 1990 đến nay đã có 56.177 người nhiễm HIV, trong đó có 49.429 người còn sống, 31.232 người chuyển sang giai đoạn AIDS, 9406 người đã chết do AIDS. Trong suốt 20 năm qua, thành phố đã không ngừng nghỉ trong cuộc chiến chống lại đại dịch và đã đạt được những thành quả quan trọng.


1.HÀNH TRÌNH 20 NĂM: NHỮNG ĐÁP ỨNG

1.1.Giai đoạn 1990 - 1993: Thời kỳ dịch xuất hiện


  • Tháng 12 năm 1990: trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam đã được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh.

  • Đáp ứng:

Ngày 19/12/1990 Ủy ban nhân dân thành phố đã quyết định thành lập Ủy ban Phòng chống SIDA TP. HCM, do Phó Chủ tịch UBND TP làm Chủ tịch, ngành y tế làm thường trực, với sự tham gia của 10 Sở, ngành, đoàn thể TP.

Hoạt động phòng chống AIDS trong thời kỳ này là Truyền thông giáo dục nhằm nâng cao ý thức cảnh giác và kiến thức của người dân tự bảo vệ mình trước hiểm họa của đại dịch, hoạt động đảm bảo an toàn truyền máu và giám sát dịch tễ trên các nhóm nguy cơ cao.


1.2.Giai đoạn 1993 - 1998: Thời kỳ dịch phát triển trên nhóm nghiện chích ma túy (Opium) và được khống chế


  • Từ năm 1993 dịch HIV đã bùng phát trên nhóm người nghiện chích ma túy với tỷ lệ nhiễm gia tăng từ 25,5% (1993) đến 42,3% (1995) và sau đó đã giảm dần xuống 18,6% (1998). Dịch HIV trên gái mại dâm được kềm chế ở mức độ thấp, tỷ lệ nhiễm gia tăng chậm, năm 1993 là 0,5%, năm 1998 là 2,3%, nên đã kềm chế sự lây lan dịch trong cộng đồng dân cư bình thường, tỷ lệ nhiễm trên thai phụ là 0,1% năm 1994, 0,2% năm 1998.

  • Đáp ứng:

Thành lập Văn phòng thường trực của UBPC AIDS TP

Tăng cường & mở rộng hoạt động truyền thông giáo dục PC HIV/AIDS trên toàn thành phố: 7 Phòng tham vấn HIV/AIDS được thành lập tại Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Thành Đoàn TNCS, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Chữ Thập đỏ thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố, Bệnh viện Da Liễu; mô hình giáo dục phòng, chống AIDS trong trường học; mô hình phòng chống AIDS tại nơi làm việc

Thực hiện CT thí điểm can thiệp giảm tác hại cho nhóm MT và GMD: Giáo dục đồng đẳng, phân phát bao cao su, trao đổi bơm kim tiêm. Mô hình trung tâm tham vấn cộng đồng dưới hình thức và tên gọi “quán cà phê Hy Vọng” (Q1) và “quán cà phê Niềm Tin” (Q4)

1.3.Giai đoạn 1998 - 2005: Thời kỳ dịch HIV bùng phát trên nhóm nghiện chích ma túy mới (Heroin) và được khống chế


  • Từ năm 1996, tệ nạn sử dụng heroin trong giới trẻ đã xuất hiện và phát triển nhanh, các GDVĐĐ của nhóm nghiện chích ma túy cũ không thể tiếp cận để giáo dục và thực hiện giảm tác hại cho nhóm đối tượng này. Dịch HIV đã bùng phát trên nhóm nghiện chích heroin, tỷ lệ nhiễm tăng từ 18,6% (năm 1998) đến 82,5% (năm 2002). Tỷ lệ gái mại dâm sử dụng Heroin cũng gia tăng từ 1% vào đầu thập niên 90, lên đến >20% vào cuối thập niên 90, làm bùng phát dịch HIV trên gái mại dâm, tỷ lệ nhiễm gia tăng từ 2,3% (năm 1998) đến 25,9% (năm 2002), kéo theo sự gia tăng tỷ lệ nhiễm trên các nhóm đối tượng khác: trên bệnh nhân hoa liễu nam (từ 1,3% năm 1998 đến 9,6% năm 2001), trên thai phụ (từ 0,2% năm 1998 đến 0,9% năm 2002), trên thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự (từ 0% năm 1998 đến 3,4% năm 2002).

  • Đáp ứng:

Để thiết thực phòng, chống tệ nạn ma túy, thành phố đã tập trung thực hiện chương trình 3 giảm (ma túy, mại dâm và tội phạm). Bên cạnh các biện pháp truyền thông giáo dục phòng chống ma túy, triệt phá các đường dây mua bán ma túy, 20 Trung tâm 05, 06 đã được xây dựng, tập trung hơn 30.000 người nghiện ma túy để cai nghiện, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phục hồi nhân cách… Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật… cũng được tăng cường trong các trung tâm.

Tại cộng đồng, xây dựng mô hình Trung tâm tham vấn, hỗ trợ cộng đồng tại quận 1,2,4, 6, 8, Bình Thạnh như là Trung tâm phòng chống AIDS của quận huyện để triển khai các hoạt động tư vấn và xét nghiệm HIV, can thiệp giảm tác hại cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao, chăm sóc chữa trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.

Mô hình Phòng khám lưu động (Xe Đồng Hành) được hình thành đi đến các nơi có nhiều đối tượng nguy cơ cao để tiếp cận, thực hiện phân phát BCS, BKT, khám chữa trị STI, nhiễm trùng cơ hội, tiêm ngừa viêm gan…


  • Thành quả: Với những can thiệp tích cực, thành phố đã bắt đầu đẩy lùi dịch HIV từ năm 2003. Kết quả giám sát dịch tễ trọng điểm năm 2005, tỷ lệ nhiễm trên nhóm NCMT còn 47,5%, trên gái mại dâm còn 12,2%, trên thai phụ còn 0,55% và trên thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự còn 0,37%.

1.4.Giai đoạn 2005 - 2010: Thời kỳ mở rộng can thiệp để tiếp tục đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS


Trong thời kỳ này, hơn 15.000 người sau cai nghiện đã trở về tái hòa nhập cộng đồng, tạo nên nguy cơ tái bùng phát dịch HIV, nhất là từ người nhiễm HIV tái nghiện ma túy.

Chiến lược can thiệp trong thời kỳ này là chuẩn bị cho người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng và mở rộng các chương trình dự phòng và điều trị trên qui mô toàn thành phố.


  • Các can thiệp thay đổi hành vi:

Tiếp tục mở rộng các hoạt động can thiệp giảm tác hại; tham vấn xét nghiệm HIV tự nguyện; hỗ trợ người tái hòa nhập cộng đồng với nhiều mô hình khác nhau theo đặc điểm của từng nhóm đối tượng nhằm cung cấp “gói dịch vụ toàn diện” bao gồm cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm, truyền thông thay đổi hành vi, giáo dục đồng đẳng, tham vấn xét nghiệm tự nguyện, kỹ năng phòng chống tái nghiện … cho các nhóm nguy cơ cao tại cộng đồng và cả tại các trung tâm 05, 06.


          • Các can thiệp chăm sóc hỗ trợ và điều trị:

    • Chương trình chăm sóc chữa trị miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS: triển khai từ tháng 8/2005 trên quy mô toàn TP. Mạng lưới CSĐT đã không ngừng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS. Đến nay đã có 30 phòng khám ngoại trú đang hoạt động (bao gồm 5 bệnh viện, 18 ở tuyến quận huyện, 7 ở các cơ sở khác: TT06, cơ sở thiện nguyện…), đã chữa trị cho 44.395 người nhiễm HIV, điều trị bằng ARV cho 23.868 bệnh nhân AIDS, thành lập 58 nhóm tự giúp đỡ của người nhiễm…
  • Chương trình phòng lây truyền mẹ con: triển khai từ năm 2005, với quy mô toàn thành phố. Đến giữa năm 2010 đã có 56 cơ sở triển khai tư vấn xét nghiệm HIV cho thai phụ, trong đó có 17 cơ sở cung cấp dịch vụ trọn gói dự phòng lây truyền mẹ con, tăng độ bao phủ chương trình từ 44% vào năm 2005 khi mới bắt đầu triển khai lên đến 92% vào năm 2009.


  • Chương trình điều trị nghiện Heroin bằng thuốc thay thế Methadone: triển khai từ năm 2008, hiện tại chương trình đang triển khai tại Quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức và đang điều trị cho 1330 bệnh nhân. Kết quả cho thấy hiệu quả của chương trình trong việc chống tái sử dụng và tái nghiện ma túy (tỷ lệ phát hiện heroin trong nước tiểu chỉ còn ở mức 10 – 13%); nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân về thể chất, tâm lý, xã hội, môi trường (có 65% bệnh nhân tăng cân trên 5kg, 70% bệnh nhân có việc làm, và giảm 20-30 lần hành vi vi phạm pháp luật sau khi tham gia vào chương trình).

1.5. Giai đoạn 2011 – 2015



2.THÀNH QUẢ 20 NĂM PHÒNG, CHỐNG DỊCH HIV/AIDS


Việc triển khai hiệu quả các chương trình phòng chống AIDS trong 20 năm đã mang lại những thành quả to lớn giúp khống chế dịch HIV trong cộng đồng, góp phần làm giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Đặc biệt, cho đến nay TP HCM là địa phương duy nhất trong cả nước triển khai được chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên qui mô toàn thành phố, hàng năm tham vấn và xét nghiệm cho hơn 100.000 thai phụ, phát hiện khoảng 500 – 600 thai phụ nhiễm HIV để điều trị dự phòng cho mẹ và con, đã cứu giúp cho khoảng 150 – 200 trẻ không bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con <5% (nếu không có chương trình, tỉ lệ lây truyền mẹ sang con từ 25-30%).

Chương trình chăm sóc chữa trị miễn phí bằng thuốc đặc trị kháng HIV cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS cũng được triển khai sớm nhất so với cả nước. Tính đến hết tháng 9/2012 có hơn 20.000 bệnh nhân đang nhận điều trị ARV, chiếm khoảng 1/3 của cả nước.

Trong 5 năm 2006 - 2010 ước tính đã ngăn ngừa được 16.187 trường hợp nhiễm HIV mới ở người trưởng thành và 1.792 trường hợp nhiễm HIV mới ở trẻ em. Số người tử vong do AIDS cũng giảm nhanh. Ước tính đã giảm tử vong cho khoảng 10.000 trường hợp.


3.THÁCH THỨC


    Tệ nạn ma túy, mại dâm vẫn điễn biến phức tạp, trong đó tình hình sử dụng ma túy trái phép, đặc biệt là ma túy tổng hợp gia tăng nhanh, số người nghiện tăng cao, tệ nạn mại dâm không giảm, đặc biệt mại dâm đồng giới, mại dâm khu vực nông thôn tăng ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát dịch HIV/AIDS.

    Việc đan xen phức tạp của hành vi sử dụng ma túy với quan hệ tình dục không an toàn và các hành vi tình dục đồng giới là một thách thức cho chương trình. Báo cáo số liệu 6 tháng đầu năm 2012 của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam – Bộ Y tế ghi nhận đây là lần đầu tiên các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện lây truyền qua đường tình dục nhiều hơn lây truyền qua đường máu.



Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp cho phòng chống AIDS còn thấp so với nhu cầu hiện tại và trong tương lai: trong những năm vừa qua, kinh phí thành phố đầu tư cho PC AIDS tăng hàng năm từ 10 – 30%. Tuy nhiên dù với tốc độ gia tăng cao (20%/năm), đến năm 2015 cũng chỉ đạt mức 10% so với tổng kinh phí đã được sử dụng năm 2009. Ngoài ra, chương trình vẫn chưa huy động được các nguồn lực trong nước (Bảo hiểm y tế, doanh nghiệp, người dân).

4.ĐỊNH HƯỚNG


Thực hiện chiến lượng “Chất lượng và Bền vững”, bao gồm việc triển khai những biện pháp dự phòng mới, tập trung vào những biện pháp y sinh học, tiếp tục mở rộng điều trị và dự phòng bằng ARV thông qua các mô hình hiệu quả cao, chi phí thấp; lồng ghép hoạt động phòng chống AIDS vào hoạt động sẵn có của các sở ngành, nhất là Sở Y tế; và tập trung xây dựng, thực hiện một lộ trình tăng dần nguồn đầu tư của Việt Nam (ngân sách nhà nước, sự tham gia của Bảo hiểm y tế và sự đóng góp của người dân trong toàn xã hội, nhất là các doanh nghiệp) để có thể đảm bảo sự bền vững của công tác phòng chống HIV/AIDS tại TPHCM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



  1. Abdool Karim Q, Abdool Karim SS, Frohlich JA, Grobler AC, Baxter C, Mansoor LE et al.; on behalf of the CAPRISA 004 Trial Group - Effectiveness and Safety of Tenofovir Gel, an ntiretroviral Microbicide, for the Prevention of HIV Infection in Women.

  2. Anglemyer A, Rutherford GW, Baggaley RC, Egger M, Siegfried N. Antiretroviral therapy for prevention of HIV transmission in HIV-discordant couples. Cochrane Database Syst Rev 2011 Aug 10;(8):CD009153. Review.

  3. Anthony S. Fauci, M.D - Director National Institute of Allergy and Infectioous Diseases, National Institutes of Health - Ba mươi năm HIV/ AIDS: cuộc hành trình khoa học và tìm kiếm tương lai – 18/6/2011; Report in Plenery sesssion – XIX International AIDS Conference 2012, Washington DC.

  4. Attia S, Egger M, Müller M, Zwahlen M, Low N. Sexual transmission of HIV according to viral load and antiretroviral therapy: systematic review and meta-analysis. AIDS 2009 Jul 17;23(11):1397-404. Review.

  5. Auvert B, Taljaard D, Lagarde E, Sobngwi-Tambekou J, Sitta R, Puren A. Randomized, controlled intervention trial of male circumcision for reduction of HIV infection risk: the ANRS 1265 Trial. PLoS Med 2006 Jul;3(7):e262.

  6. Baeten J, Donnel D, Ndase P, Mugo NR, Campbell J, Wangisi J et al.; for the PrEP study team. Antiretroviral prophylaxis for HIV prevention in heterosexual men and women (In press).

  7. Cohen MS, Chen YQ, McCauley M, Gamble T, Hosseinipour MC, Kumarasamy N et al.; HPTN 052 Study Team. Prevention of HIV-1 infection with early antiretroviral therapy. N Engl J Med 2011 Aug 11;365(6):493-505. Epub 2011 Jul 18.

  8. Cục Phòng chống AIDS Việt Nam - Báo cáo tình hình dịch nhiễm HIV toàn quốc các năm 2011 và 6 tháng 2012.

  9. Eamonn Murphy - Bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết 20 năm Việt Nam ứng phó với đại dịch HIV/AIDS tại TP.HCM

  10. Gottfried Hirnschall MD, MPH - Department of HIV/AIDS, World Health Organization Expanding HIV testing and the use of ARVs for treatment and prevention

  11. Global HIV/AIDS Response: Epidemic update and health sector progress towards Universal Access: Progress report 2011; Global health sector strategy on HIV/AIDS 2011–2015.

  12. Grant RM, Lama JR, Anderson PL, McMahan V, Liu AY, Vargas L et al.; for the iPrEx Study Team. Pre-exposure chemoprophylaxis for HIV prevention in men who have sex with men. N Engl J Med 2010 Dec 30;363(27):2587-99. Epub 2010 Nov 23.

  13. HIV drug resistance surveillance in low- and middle-income countries, 2004–2010.

  14. Joint United Nations - Together we will end AIDS. Geneva, Programme on HIV/AIDS, 2012.

  15. Microbicide Trials Network. Available at: http://www.mtnstopshiv.org/node/3642

  16. Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng - Thông báo số 324/TB-VPCP về kết luận của tại Hội nghị đánh giá công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm 6 tháng đầu năm và xác định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012

  17. Thigpen MC, Kebaabetswe PM, Smith DK, Segolodi TM, Soud FA, Chillag K et al.; for the TDF2 Study Group. Daily oral antiretroviral use for the prevention of HIV infection in heterosexually active young adults in Botswana: results from the TDF2 study. 6th IAS Conference on HIV Pathogeneisis, Treatment and Prevention, 17-20 July 2011, Rome, Italy, WELBC01.

  18. Van Damme L, Corneli A, Ahmed K, Agot K, Lombaard J, Kapiga S and FEM-PrEP Study Group. The FEM-PrEP Trial of Emtricitabine/Tenofovir Disoproxil Fumarate (Truvada) among African Women. 6th IAS Conference on HIV Pathogeneisis, Treatment and Prevention, 17-20 July 2011, Rome, Italy, 32 LB.

  19. UNAIDS, WHO World AIDS day report 2011

  20. United Nations General Assembly, New York, 2011. Resolution 65/277. Political Declaration on HIV/AIDS: Intensifying Our Efforts to Eliminate HIV/AIDS.

  21. Management of non-occupational post exposure prophylaxis to hiv (nonopep): sexual, injecting drug user or other exposures.

  22. Ủy ban PC AIDS TP.HCM - Báo cáo số 1280/VP-UB về Tổng kết 20 năm TP.Hồ Chí Minh phòng chống HIV/AIDS (1990 – 2010)

  23. Ủy ban dân dân TP.HCM - Kế hoạch số 3247/KH-UBND do Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành ngày 4/7/2011 về hành động phòng chống HIV/AIDS của TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015

  24. World Health Organization, 2011, 2012 Geneva, http://whqlibdoc.who.int/publications/2011/9789241501651_eng.pdf

  25. WHO - The strategics of use antiretrovirals to help end the HIV epidemic 2012

  26. WHO, UNAIDS, UNICEF – Global HIV/AIDS responses – Epidemic update and health sector progress towards universal access – Progress report 2011

  27. UNAIDS Report on the global AIDS epidemic. Geneva, UNAIDS, 2010 (http://www.unaids.org/globalreport/global_report.htm,

  28. Wawer MJ, Makumbi F, Kigozi G, Serwadda D, Watya S, Nalugoda F et al. Circumcision in HIV-infected men and its effect on HIV transmission to female partners in Rakai, Uganda: a randomised controlled trial. Lancet 2009 Jul 18;374(9685):229-37.



*: UBPC AIDS TP HCM và **: Hội y tế công cộng TP HCM



tải về 75.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương