HƯỚng dẫn tổ chức các hoạt động ở lớp mẫu giáo ghép



tải về 26.94 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích26.94 Kb.
#20171
PHÒNG GD&ĐT TP.KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON NẮNG MAI Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

Số: /HD-MNNM P. Lê Lợi, ngày 3 tháng 01 năm 2014


HƯỚNG DẪN

Tổ chức các hoạt động ở lớp mẫu giáo ghép
I. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện hoạt động ở lớp MG ghép.
1. Thuận lợi:

- Chương trình GDMN là chương trình khung có độ mở, linh hoạt và có mục tiêu riêng cho từng độ tuổi. Có Phương pháp và cách đánh giá.


- Không bắt buộc dạy theo thứ tự từng bài, GV tự lựa chọn nội dung cho phù hợp.
2. Khó khăn:
- Trẻ không cùng độ tuổi, khả năng nhận thức không đồng đều, thời gian tổ chức mỗi độ tuổi khác nhau.
- GV khó XD mục tiêu bài dạy, khó đánh giá trẻ.
- Biên chế GV chưa đảm bảo 1GV/lớp/2 buổi/ngày nên thời gian đầu tư cho việc xây dựng kế hoạch và chuẩn bị đồ dùng cho từng hoạt động khó khăn. Chế độ cho GV dạy lớp ghép không có.

II. Những yêu cầu chung khi thực hiện hoạt động ở mg ghép:

1. Về kế hoạch bài soạn:

- Điều chỉnh mục tiêu


- Điều chỉnh nội dung
- Điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức
- Điều chỉnh môi trường học tập; đồ dùng, phương tiện…
* Xây dựng mục tiêu kế hoạch bài dạy/giáo án:
- Xem xét mục tiêu từng độ tuổi theo các lĩnh vực phát triển, căn cứ vào nội dung và kết quả mong đợt ở từng độ tuổi quy định trong chương trình GDMN và bộ chuẩn.
- Xác định mục tiêu ở phần kiến thức, kỹ năng, thái độ chung cho cả lớp mình phụ trách. Ví dụ: LQVH: dạy thơ: mục tiêu kiến thức chung 3 độ tuổi của lớp ghi: ” đọc thuộc bài thơ ( 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi)”
- Sau đó xác định những mục tiêu riêng của từng độ tuổi ( ví dụ: mục tiêu riêng của trẻ 5 tuổi về kiến thức ở tiết dạy thơ : hiểu nội dung bài thơ ( trẻ 5 tuổi)

* Hinh thức trình bày giáo án không thay đổi, trong phần tổ chức hoạt động cần chú ý câu hỏi, bài tập nào, trò chơi nào cho từng độ tuổi thì cần mở ngoặc đơn( trẻ 3 tuổi) hoặc ( 3 tuổi, 4 tuổi) hoặc ( 5 tuổi)


2. Lựa chọn nội dung:
Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình của từng độ tuổi; tìm những điểm chung, riêng của nôi dung chương trình để lựa chọn nội dung dạy phù hợp theo độ tuổi của lớp.

Ví dụ: ở lĩnh vực phát triển nhận thức; HĐTD 3 độ tuổi đều có nội dung chung là bật xa nhưng khác nhau về mức độ; chẳng hạn: trẻ 3 tuổi bật xa 20cm, trẻ 4 tuổi:35cm, trẻ 5 tuổi: 40cm

Đối với nội dung ở trẻ 5 tuổi có mà 4 tuổi, 3 tuổi không có thì vẫn dạy đề tài của trẻ 5 tuổi nhưng hạ thấp yêu cầu đối với trẻ 3,4 tuổi. Ví dụ: LQCV và tập tô chữ cái
3. Lựa chọn phương pháp dạy học:
Ngoài những phương pháp đặc trưng của từng hoạt động học, giáo viên có thể bổ sung thêm phương pháp dạy học cho từng trẻ 3, 4 tuổi, 5 tuổi theo hướng đồng tâm phát triển, để phù hợp với nội dung, mục tiêu đã xác định, nên lựa chọn phương pháp để trẻ cùng độ tuổi và khác độ tuổi có thể tương tác, giúp đỡ với nhau để hoàn thành nội dung và đạt được mục tiêu từng độ tuổi.Ví dụ: hoạt động nhóm: xếp số lượng 6 ( trong nhóm có trẻ 3,4,5, tuổi) trẻ 3,4 tuổi tạo nhóm số lượng 6, trẻ 5 tuổi kiểm tra xếp số 6 tương ứng.

4. Lựa chọn hình thức tổ chức:

- Có thể hoạt động chung cả lớp, nhóm, cá nhân, tùy theo đặc điểm nội dung học.

* Hình thức tổ chức chung cả lớp: khi trẻ học chung 1 nội dung mới nhưng khác mức độ, thì GV tăng cường việc tương tác giữa các trẻ.

* Hình thức tổ chức theo nhóm: khi trẻ học cùng một lĩnh vực phát triển nhưng khác nội dung GD. ví dụ: trong giờ học vẽ: trẻ 3 tuổi cầm bút vẽ nguệch ngoạc, trẻ 4 tuổi vẽ, trẻ 5 tuổi vẽ, tô màu.



5. Thời gian tổ chức 1 hoạt động học của lớp ghép từ 25- 35 phút/1 tiết. Nhưng với MG ghép 3,4,5 tuổi chỉ nên khéo dài < 30 phút/ giờ học và 1 năm có 35 tuần.
6. Nhận xét, đánh giá trẻ:
Theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh lại mục tiêu giáo dục, nội dung học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, phương tiện học, soạn giáo án và việc thực hiện hoạt động trên lớp để phát triển và rèn luyện trẻ đạt được mục tiêu của từng độ tuổi.

7. Thời gian thực hiện hoạt động học tại lớp MG ghép: bắt đầu từ tháng 1 năm 2014
III. Những yêu cầu cụ thể với từng hoạt động học ở từng lĩnh vực:

1. Đối với HĐTD chính khóa:

- Khi lựa chọn nội dung: chọn ND cả 3 độ tuổi cùng nội dung nhưng mức độ khác nhau, nếu ND 4, 5 tuổi có mà 3 tuổi không có thì hạ thấp yêu cầu ở 3 tuổi.

- Về phương pháp hình thức tổ chức và giáo án không có gì thay đổi, chỉ thay đổi những nội dung sau:

* Về xác định mục tiêu của hoạt động thể dục: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợt và bộ chuẩn để xác định mục tiêu: khi xác định cần xác định mục tiêu KT.KN,thái độ nếu mục tiêu chung cho cả 3 độ tuổi thì ghi chung, còn mục tiêu có sự khác biệt ở 3 độ tuổi thì ghi riêng từng độ tuổi.

* Về tổ chức hoạt động : gồm 3 HĐ; khởi động, trọng động, hồi tĩnh.

- Giáo án: cần ghi rõ ND, yêu cầu nào?, bài tập nào?, hoạt động nào? Là của trẻ 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi.

* Khi tổ chức hoạt động:

- Phần bài tập phát triển chung không có động tác hô hấp mà chỉ chọn động tác tay, chân, bụng, ….có tác dụng hỗ trợ cho vận động cơ bản.

- Phần vận động cơ bản : khi giới tiệu vận động cần chỉ rõ đồ dùng, dụng cụ, bài tập của từng độ tuổi; khi phân tích mẫu cần phân tích rõ kỹ năng của từng độ tuổi; Phần làm mẫu căn cứ vào đối tượng trẻ nếu trẻ 5 tuổi đã được học ND của trẻ 3,4 tuổi rồi thì mời trẻ 5 tuổi làm mẫu, cô phân tích lại, còn nếu nội dung mới hoàn toàn thì GV cần làm mẫu cho từng độ tuổi.

- Khi trẻ thực hiện: cần gọi trẻ 5 tuổi thực hiện trước sau đó trẻ độ tuổi tiếp theo, cho trẻ nhận xét, GV quan sát sửa sai. Sau đó cho trẻ 3, 4, 5 tuổi cùng thực hiện 1 lúc.

Cô hỏi từng độ tuổi trẻ, để trẻ nhắc lại đề tài, kỹ năng tập chú ý: câu hỏi nào là của trẻ 3t, 4t, 5t theo mục tiêu đề ra.



2. Đối với hoạt động LQCV: là nội dung ở trẻ 4 và 5 tuổi có nhưng trẻ 3 tuổi không có do vậy khi xác định mục tiêu bài dạy cần căn cứ vào ND chương trình GDMN để xác định cho từng độ tuổi, phương pháp tổ chức như cũ, nhưng cần quan tâm đến trẻ 3,4 tuổi để đạt mục tiêu đề ra. Riêng hoạt động bé tập tô thực hiện như cũ, trẻ 3,4 tuổi vẫn dạy trẻ tô nhưng không đánh giá chỉ đánh giá trẻ 5 tuổi.

3. Đối với LQVH: Xác định mục tiêu theo quy định chung của lớp ghép và phương dạy thơ, kể chuyện không thay đổi. Nhưng cần lựa chọn câu chuyện, bài thơ phù hợp với trẻ ghép, không quá dài, quá khó và cần chú ý đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 tuổi và khi lựa chọn trò chơi cuối tiết học có tác dụng củng cố kỹ năng bài học.

4. Đối với hoạt động làm quen với toán:

Lấy chương trình 5-6 tuổi làm gốc và hạ yêu cầu đối với trẻ 3,4 tuổi. Đối với ND hình khối, ở MG 5 tuổi có hình khối mà không có hình tam giác, chữ nhật, hình vuông, hình tròn như trẻ 3,4 tuổi thì cần để 2 tiết. Ví dụ : trẻ 3,4 tuổi nhận biết hình vuông, chữ nhật, trẻ 5 tuổi khối vuông chữ nhật( 1 tiết), hình tam giác, hình tròn, khối trụ, tròn( 1 tiết). Hoặc có thể cho học các hình vào buổi chiều. Đối với định hướng không gian, thời gian cần bổ sung ôn luyện vào buổi chiều.



5. Đối với hoạt động tạo hình:

- Tiết mẫu là những tiết hình thành kỹ năng tạo hình cơ bản và mới cho trẻ vẫn thực hiện như ở lớp đơn là phải có mẫu và phân tích mẫu, vẽ mẫu nhưng đối với trẻ 3,4 mức độ đạt được ở sản phẩm của trẻ thấp hơn và khi nhận xét Sản phẩm của trẻ cần nhận xét so với mục tiêu của độ tuổi đề ra của bài học không so với trẻ 5 tuổi và phải giống mẫu.

- Nếu là tiết đề tài khi đưa mẫu cần có rõ nét và khác nhau theo từng độ tuổi, có sự phát triển tăng dần mức độ, sáng tạo trong bức tranh.

- Trong phân tích mẫu cần hỏi trẻ để trẻ nhắc lại kỹ năng ở cả 3 độ tuổi

- Nhận xét SP cần bám vào mục tiêu.
6. Hoạt động GDAN: Cũng giống như yêu cầu chung của lớp ghép nhưng cần lựa chọn những bài hát phù hợp với 3 độ tuổi, không quá dài, khó hát. Cần xác định mục tiêu cho cụ thể. Ví dụ:

* KT: - Thuộc bài hát, nhớ tên bài hát ( trẻ 3,4,5 tuổi)

- Nhận ra giai điệu bài hát( trẻ 4,5 tuổi)

* KN: - 3 tuổi: hát tự nhiên theo bài hát.

- 4,5 tuổi: Hát đúng giai điệu và thể hiệnđược sắc thái, tình cảm qua giọng hát, cử chỉ điệu bộ.

* Thái độ: - Thích hát và hứng thú tham gia trò chơi.

IV. Đối với tăng cường tiếng Việt cho trẻ:

- Tùy theo đối tượng trẻ cần mở rộng kiến thức để phát triển từ ngữ và mẫu câu cho trẻ không quá lệ thuộc vào bài soạn gợi ý của sách TNTV.

- Phải đảm bảo chuẩn Tiếng Việt theo nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong GDMN.

- Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi, khi giao tiếp với trẻ phải sử dụng tiếng Việt và GD trẻ sử dụng tiếng Việt giao tiếp với nhau .

- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học nhằm giúp trẻ: Tích cực hoạt động ngôn ngữ,tư duy ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ trình bày; Hiểu sâu sắc bản chất của sự vật hiện tượng.

- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức và khai thác có hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học trong hoạt động dạy trẻ DTTS .



Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

  • Bộ phận CM trường( chỉ đạo);

  • GV trường(t/h); Phạm Thị Mai

  • Lưu CM..




Каталог: data news
data news -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
data news -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
data news -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
data news -> Bch đOÀn tp. HỒ chí minh số: 191- bc/TĐtn-btn đOÀn tncs hồ chí minh
data news -> TRƯỜng đẠi học lạc hồng khoa cnh-tp
data news -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 42/2012/tt-bgdđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
data news -> Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngàY 26 tháng 11 NĂM 2003 VỀ nhà ĐẤT DO nhà NƯỚC ĐÃ quản lý, BỐ trí SỬ DỤng trong quá trình thực hiện các chính sáCH
data news -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định về trang phục đối với Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng
data news -> BỘ chính trị ĐẢng cộng sản việt nam

tải về 26.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương