Hướng dẫn đánh giá Thiết kế, Thi công và Duy tu bảo dưỡng phù hợp cho Đường vận hành thuộc dư án redp



tải về 140.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích140.89 Kb.
#17148

powerpluswatermarkobject357831064Đường vận hành dự án REDP

Hướng dẫn đánh giá Thiết kế, Thi công và Duy tu bảo dưỡng phù hợp cho Đường vận hành thuộc dư án REDP

1Giới thiệu


Tài liệu này nhằm mục đích tóm tắt những nguyên tắc chủ yếu quy định công tác thiết kế và thi công đường các vận hành thuộc dự án REDP. Dự kiến tài liệu này sẽ được PMB, các Ngân hàng thương mại tham gia và các nhà đầu tư sử dụng như một khung hướng dẫn để đánh giá xem các đường vận hành thuộc dự án có được thiết kế, thi công và duy tu baỏ dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn được chấp nhận về mặt môi trường và kỹ thuật hay không. Quy trình đánh giá này bao gồm một danh mục kiểm tra các vấn đề chính được cung cấp trong Phụ lục A.

2Nguyên tắc chỉ đạo

2.1Tổng quan


Có một số nguyên tắc cơ bản dùng để hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và quản lý lâu dài đường vận hành thuộc dự án REDP, bao gồm;

  1. Đường phải được thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng đáp ứng một hay nhiều nhiệm vụ đã được xác định rõ ràng.

  2. Đường phải được thiết kế, thi công phù hợp với quy định về Môi trường đường giao thông hiện hành.

  3. Đường phải được thiết kế theo các quy định thiết kế hiện hành của Việt Nam về kỹ thuật, môi trường và an toàn.

  4. Đường phải được thi công đáp ứng các yêu cầu cụ thể của dựa án về tác động môi trường và xã hội.

2.2Nhiệm vụ của đường


Các nhiệm vụ của đường vận hành dự án REDP có thể thuộc ba loại sau;

  1. Các nhiệm vụ liên quan tới thi công các công trình của dự án và để vận chuyển người, vật liệu và thiết bị đến và đi khỏi hiện trường, nhiệm vụ này có thể liên quan tới sử dụng một lượng lớn xe cộ và tải trọng trục lớn.

  2. Các nhiệm vụ liên quan tới vận chuyển người và thiết bị sau khi hoàn thành công tác thi công để vận hành và duy tu bảo dưỡng dự án trong thời gian tuổi thọ của dự án (có thể từ 15-20 năm).

  3. Các nhiệm vụ liên quan đến việc cộng đồng địa phương sử dụng đường; có thể thông qua việc được chính thức công nhận trở thành cơ sở hạ tầng của Tỉnh hoặc của Huyện hoặc chỉ là đường đi lại không chính thức của cộng đồng sở tại.

Những nhiệm vụ này cần được xác định rõ trước khi thiết kế đường thông qua xác định những yếu tố sau:

  1. Loại và tải trọng trục của phương tiện và số lượng phương tiện bình quân tính theo ngày dự kiến tham gia sử dụng đường trong giai đoạn thi công.

  2. Loại phương tiện và ước tính số phương tiện bình quân tính theo ngày sẽ sử dụng đường sau khi hoàn thành xây dựng.

  3. Tình trạng và quyền sở hữu chính thức của đường sau khi thi công:

  1. Đường riêng nội bộ chỉ sử dụng cho dự án

  2. Đường riêng nhưng có thể được cộng đồng địa phương sử dụng không chính thức

  3. Đường chính thức thuộc cấp xã hoặc cấp huyện


2.3The Road Engineering Environment


Hoạt động của đường vận hành REDP trong thời gian tuổi thọ của nó có thể liên quan tới tác động của một số các yếu tố tạo nên “Môi trường công trình đường”. Nó yêu cầu thiết kế và thi công đường loại này phải phù hợp với các yếu tố được nêu ra trong Bảng 1 cùng với các hành động cần thực hiện.
Bảng 1 Môi trường công trình đường


Yếu tố tác động

Mô tả

Hoạt động thiết kế đường

Vật liệu xây dựng

Vật liệu thi công chất lượng phù hợp đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế theo yêu cầu là điều kiện tiên quyết đối với đường bền vững. Sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương có thể mang lại lợi ích lớn về việc giảm tác động chuyên chở đối với đường hiện có.

Xác định các nguồn vật liệu đáp ứng cả các điều kiện về kỹ thuật và tác động môi trường.

Khí hậu/Lượng mưa

Thời tiết chủ đạo sẽ tác động đối với đường như xói lở trực tiếp do nước mặt và cơ chế nước ngầm cũng như ảnh hưởng tới chương trình thi công.

Xác định khí hậu của địa phương về phân bố lượng mưa và cường độ mưa.

Thủy văn nước mặt và nước ngầm

Tương tác thường xuyên với chuyển động của nước trong và lân cận kết cấu đường có tác động toàn bộ tới vận hành đường.

Xác định vị trí và quy mô các dòng nước có thể tác động tới hoặc bị tác động bởi đường vận hành.

Địa hình

Địa hình dốc và khó khăn sẽ tác động lớn tới thiết kế đường vận hành về mặt hạn chế hình học đường, thoát nước, nguy cơ xói lở công tác đất và an toàn.

Xác định loại địa hình dọc theo tuyến đường đề xuất về tác động của chúng đối với thiết kế hình học đường và công tác đất

Điều kiện nền đường

Nền đường về cơ bản là lớp làm móng cho áo đường và nó vô cùng quan trọng đối với thực hiện áo đường vận hành đáp ứng yêu cầu và là một phần không thể tách rời của quy trình thiết kế.

Đánh giá cường độ nền đường và khả năng thay đổi của nó dọc tuyến đề xuất.

Giao thông

Bản chất của tải trọng giao thông là đầu vào cơ bản của thiết kế hình học tuyến và áo đường.

Xác định loại xe và số lượng xe sẽ sử dụng đường trong giai đoạn thi công và giai đoạn sau đó trong tuổi thọ làm việc của dự án.

Chế độ thi công

Năng lực các nguồn lực có sẵn của nhà thầu về: máy móc thi công, sử dụng hợp lý máy móc, kiểm soát chất lượng, tuân thủ yêu cầu kỹ thuật (cả kỹ thuật và môi trường) và giám sát kỹ thuật sẽ có tác động lớn đối với tính phù hợp của đường vận hành.

Đánh giá khả năng của nhà thầu và đảm bảo rằng, trước hết, trách nhiệm của nhà thầu về kỹ thuật và môi trường được xác định rõ trong hợp đồng, sau đó, nhà thầu phải cam kết thực hiện các trách nhiệm này.

Chế độ duy tu bảo dưỡng


Tất cả các đường, mặc dù đã được thiết kế và thi công sẽ cần phải được duy tu bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo đạt được tuổi thọ thiết kế. Đạt được điều này sẽ phụ thuộc vào các chiến lược được áp dụng và năng lực và cam kết để thực hiện các công việc cần thiết.

Xác định rõ trách nhiệm chi trả và thực hiện duy tu bảo dưỡng thuộc về ai, trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn


2.4Tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật


Đường vận hành phải được thiết kế và xây dựng phù hợp với Tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật hiện hành có liên quan của Việt Nam. Bảng 2 tóm tắt các tài liệu chính.

Bảng 2 Một số tiêu chuẩn phù hợp của Việt Nam


Số tham chiếu của Tiêu chuẩn Việt Nam

Áp dụng

Tiêu chuẩn thiết kế đường nông thôn 22 TCN 210-92

Sử dụng để thiết kế đường từ xã đến thôn/bản hoặc đường liên thôn và từ thôn đến ruộng/nương.

Hướng dẫn thi công đường ở khu vực nông thôn và miền núi. BGTVT 2000.

Sử dụng để thiết kế và thi công đường nông thôn bao gồm cả cầu và cống

Tiêu chuẩn kỹ thuật đường cho thiết kế TCVN 4054-05

Sử dụng để thiết kế, nâng cấp và cải tạo đường trong mạng lưới công cộng.

Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211-93

Sử dụng để thiết kế kết cấu đường và tính toán cường độ lớp áo đường mềm cho đường ở nhiều cấp độ kỹ thuật khác nhau.

Thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223-95

Sử dụng để thiết kế lớp áo đường bằng bê tông cho tất cả các loại đường (bao gồm cả xa lộ) như sau:

Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường bằng cấp phối thiên nhiên 22 TCN 304-03

Sử dụng để thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường bằng cấp phối thiên nhiên để xây mới và cải tạo đường không thảm bề mặt

Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp mặt đường láng nhựa 22 TCN 271-2001

Áp dụng cho thi công và nghiệm thu lớp mặt đường láng nhựa để xây mới hoặc sửa chữa, khôi phục cải tạo.

Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18-79

Sử dụng để thiết kế cầu hoặc cống mới dưới nền đường.

Các tiêu chuẩn đường bộ 22 TCN 273-01

Tiêu chuẩn này đề cập tới thiết kế đường xe chạy như thiết kế mặt bằng, mặt cắt ngang và dọc, giao cắt và quy định về thiết kế các công trình của đường như thoát nước, an toàn đường, chiếu sáng, bảo vệ môi trường, khu vực đỗ xe và các khu nghỉ dọc đường.

Tiêu chuẩn thiết kế đường vận hành cho các dự án thủy điện 14 TCN – 43 – 85

Tiêu chuẩn này được sử dụng khi thiết kế đường vận hành tạm cho dự án thuỷ điện ở Việt Nam.


3Thiết kế

3.1Tổng quan


Các yếu tố chính phải tính đến trong quá trình thiết kế được tóm tắt trong Hình 1 và được thảo luận kỹ hơn trong các mục dưới đây.

Hình 1 Các yếu tố điển hình của một mặt cắt ngang đường

Không cần phải có một thiết kế bao gồm toàn bộ chiều dài của một đường vận hành. Thay đổi trong thiết kế cần được xem xét như những thay đổi môi trường công trình đường. Thông thường, chiều rộng của đường có thể thay đổi để đối phó với địa hình dốc và khó khăn hoặc thiết kế áo đường có thể thay đổi để đối phó với từng khu vực hiểm trở riêng lẻ trên một đoạn đường (Cải tiến tại chỗ). Khuyến nghị rằng tuyến đề xuất cần được xác định vê đia hình, những nguy hiểm tiềm tàng và các khu vực đổ thải sẽ có vấn đề. Những khu vực đổ thải tiềm năng cần phải được xác định.


3.2Hình học đường


Thiết kế hình học

Thiết kế hình học bao gồm chiều rộng của đường, độ dốc ngang, tuyến dọc và tuyến ngang và thầm nhìn thẳng. Bảng 3 và 4 dưới đây tóm tắt một số yếu tố chính liên quan tới tiêu chuẩn đường hiện hành của Việt Nam



Bảng 3 Tóm tắt hình học đường nông thôn (Tiêu chuẩn của Bộ Giao thông)


Tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu

TCVN 4054 – 05

22TCN-210-92

Cấp đường

Cấp IV

Cấp V

Cấp VI

Cấp A

Cấp B

Tải trọng trục thiết kế (T)

10

10

10

6

2.5

Áo đường/móng đường (m)

 

 

 

 

 

Địa hình đồng bằng & dốc

7.0/9.0

5.5/7.5

3.5/6.5

3.5/5.0

3.0/4.0

Địa hình núi

5.5/7.5

3.5/6.5

3.5/6.0

3.0/4.0

2.5/3.5

Độ dốc tối đa (%)

6(8)

7(10)

9(11)

10

6

Chiều dài tối đa của đoạn dốc (m)

500

400-500

300-400

300

200


Bảng 4 Hình học đường vận hành tạm thời (14 TCN – 43 – 85)

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Cấp đường vận hành

I

II

III

IV

Tốc độ (Km/h)

Độ dốc tối đa (%)



60/40

6/7


40/30

7/8


30/20

8/9


20/15

9/10


Số làn

Chiều rộng đường xe chạy (m) với:

Chiều rộng xe đến 2,5m

Chiều rộng xe đến 3,0m

Chiều rộng xe đến 4,0m

Chiều rộng vai đường (m)



2

7/6.5


8/7.5

10/9.5


1x2

2

6.5/6


7.5/7

9.5/9


1x2

1

4/3.5


4.5/4

5.5/5


0.75x2

1

3.5/3


4.0/3.5

5.0/4.5


0.5x2

Bán kính cong đứng (m)

Lồi

Địa hình đồng bằng

Địa hình khó khăn



2500

700


1100

400


400

180


180

100


Lõm

Địa hình đồng bằng

Địa hình khó khăn



600

250


250

150


150

80


80

40


Bán kính cong nằm(m)

Địa hình đồng bằng

Tối thiểu

75

60

40

15

Bình thường

250

120

60

20

Địa hình khó khăn

Tối thiểu

60

40

15

10

Bình thường

80

60

40

15


3.3Thiết kế công tác đất


Các yếu tố thiết kế chính phải tính tới bao gồm:

Mái dốc đào. Để tuân thủ hướng dẫn hình học theo chiều dọc hoặc chiều ngang và do đó cho phép người tham gia giao thông có thể tiếp cận đương một cách phù hợp, các tuyến đường trên khu vực đồi, núi có thể phải đào thành mái dốc đất, đá hoặc đá phong hóa. Nói một cách thông dụng, công tác đào này phải được thiết kế để giảm thiểu phá hoại mái dốc sau này bằng cách đào giật cấp phù hợp với đặc tính kỹ thuật của đất đá.

Tương tác giữa tuyến đường và hình học đường hoặc mất ổn định của mái dốc tự nhiên có thể dẫn việc thi công đến góc an toàn được chấp thuận là điều không thực hiện được. Xử lý ổn định bằng tiểu xảo có thể phải được tính đến đặc biệt là ở những khu vực được xác định nguy hiểm về mặt tự nhiên.



Đường đắp. Đường đắp có thể cần áp dụng khi:

  • Nâng đường cao hơn mức lũ ở khu vực mặt đất bằng và thấp;

  • Giảm độ dốc và giảm thiểu đổ thải đất thừa ở địa hình đồi núi

  • Tạo thuận lợi cho đi lại ở khu vực có địa hình đồi núi dốc

Thiết kế đường đắp bao gồm hai yếu tố có liên quan; thiết kế đường đắp sử dụng các vật liệu sẵn có và thiết kế móng đường đắp. Mái dốc đường đắp cần được thiết kế có tính đến cả hai yếu tố này; các góc đắp nền trên móng chắc chắn.

Đối với đường đắp đặt trên nền đất yếu, phương án thông thường nhất là đào xuống lớp vật liệu có cường độ đạt yêu cầu tại những nơi có thể. Hành động phù hợp nhất là các phương án tuyến phải tránh khu vực nền đất yếu.

Trước khi đắp mái dốc dọc tuyến, móng cần được tạo bậc để tránh trượt bề mặt do giao diện giữa lớp đắp và mặt đất tự nhiên.

Mặt cắt điều phối đất.

Mặt cắt điều phối đất là sự kết hợp giữa đào ở sườn đồi phía trên của tuyến và đắp vào khu vực đào ở phía “dưới”. Mặc dù phương án điều phối này rất hấp dẫn về cân bằng đào-đắp và là tình huống phổ biến ở nhiều tuyến đường ở khu vực đồi núi, nó cũng thường gây khó khăn cho đi lại nếu không có các cảnh bảo về thiết kế và thi công phù hợp; Hình 2.



Hình 2 Tình hình điều phối đào đắp


Uncompacted fill is liable to surface erosion and mass failure


Các yêu cầu chính để có một thiết kế đúng đắn bao gồm:



  • Đào mái dốc phù hợp (xem hình trên)

  • Đắp lên trên mái dốc tự nhiên

  • Thoát nước phù hợp để ngăn phục hồi áp suất trong lỗ chứa nước hoặc làm trơn giao diện đào-đắp

  • Yêu cầu kỹ thuật đối với đầm nén công tác đắp phù hợp và không chỉ đơn thuần là đắp đống

  • Yêu cầu kỹ thuật của việc phát dọn thực vật và lớp hữu cơ trước khi thi công

  • Không thi công đường đắp trên lớp vật liệu rời phát sinh từ công tác đào trước đó

  • Ngăn chặn xói lở trên mái dốc ngay dưới đường đắp

Các phương án ổn định mái dốc

Ổn định hoặc bảo vệ cho cả mái dốc tự nhiên và mái dốc đắp có thể là cần thiết về mặt kỹ thuật ở những khu vực địa hình đồi núi dốc. Đối với đường vận hành dự án REDP, phải ưu tiên khôi phục thảm thực vật ở những đoạn đắp hở hoặc mái dốc tự nhiên, các phương áp địa kỹ thuật và kỹ thuật sinh học có thể kết hợp thành một phương pháp tiếp cận có hiệu quả để quản lý mái dốc.

Tóm tắt các phương án để giải quyết vấn đề ổn định mái dốc được trình bày trong Bảng 4.

Bảng 5 Các phương án kỹ thuật và kỹ thuật sinh học chi phí thấp



Đổ thải

Kiểm soát đổ thải là mối lo ngại lớn nhất trong các dự án thuộc REDP, ngoài các vấn đề quan trọng tác động tới môi trường, nó có thể nảy sinh một loạt các vấn đề kỹ thuật, bao gồm:



  • Xói lở của chính bãi thải,

  • Mất ổn định của vật liệu bãi thải đặc biệt khi bị ngấm nước,

  • Mái dốc bãi thải vị quá tải và kết quả là bị sụt,

  • Làm phá vỡ các dòng nước mặt hiện có và đọng bùn ở các dòng nước và các kênh thoát nước,

Có hai bước cần phải thực hiện để giảm thiểu các vấn đề trong một dự án xây dựng. Đầu tiên là phải xác định những hoạt động có thể tạo nên chất thải, địa điểm có chất thải và khối lượng có liên quan, không quan trọng là quy mô nào. Tiếp theo là phải lập kế hoạch và thiết kế trước cho đổ thải bằng cách xác định các khu vực đổ thải an toàn. Tuy nhiên cần phải chú ý nhiều tới giảm thiểu khối lượng đổ thải, không thể xóa bỏ toàn bộ và Kỹ sư phải chịu trách nhiệm chỉ định các khu vực phù hợp và các tiêu chí lựa chọn của Kỹ sư phải nhằm để tránh gây ra các vấn đề liệt kê trên đây. Kỹ sư cần đảm bảo là Nhà thầu hoặc lực lượng thi công phải nhận thức được phạm vi của bãi thải, vị trí của khu vực bãi thải được thỏa thuận và các yêu cầu cụ thể đối với quản lý các khu vực này.

3.4Thiết kế áo đường


Một loạt các phương án bề mặt và áo đường được áp dụng sử dụng trên tuyến đường vận hành dự án REDP, mỗi phương án có những ưu và nhược điểm riêng phụ thuộc vào tình hình cụ thể mà nó được sử dụng. Đặc điểm của ba nhóm cơ bản có thể được sử dụng là:

Bề mặt không láng nhựa; Chi phí ban đầu thấp và có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả về mặt chi phí ở những môi trương công trình đương phù hợp – đặc biệt là ở những khu vực có dộ dốc thấp và lượng mưa ít và nơi gần vật liệu phù hợp cho thi công và duy tu bảo dưỡng. Các phương án này không được coi là phù hợp trong dài hạn nếu không có cam kết rõ ràng về bảo dưỡng phù hợp. Đường sỏi hoặc đá không trải nhựa được thiết kế và thi công tốt có thể phù hợp đối với đường vận hành ở giai đoạn thi công ban đầu.

Kết cấu áo đường mềm có láng nhựa: Thường được sử dụng ở những nơi có lưu lượng giao thông thấp với chi phí vừa phải. Chúng phụ thuộc vào tính sẵn có của các cấp phối phù hợp. Chúng đòi hỏi phải có đánh giá thực tế về tải trọng trục nếu không muốn xảy ra xuống cấp sớm. Yêu cầu duy tu bảo dưỡng từ thấp tới trung bình. Chúng sẽ dễ bị ảnh hưởng dẫn tới hư hỏng do xe thi công nặng.

Mặt đường bê tông: Có chi phí ban đầu cao nhưng yêu cầu về duy tu bảo dưỡng rất thấp. nếu được xây dựng tốt, loại đường này có độ chống chịu xói lở cao, miễn là chúng được xây dựng trên lớp móng dưới phù hợp. Loại đường này đặc biệt phù hợp cho những đoạn đường khó khăn nằm trong chiến lược cải tạo tại chỗ.

Trong một số điều kiện, có thể cần cân nhắc thêm phương án đá hộc. Phương án này có thể là một giải pháp hiệu quả tiềm năng ở những khu vực có đá như đá vôi hay đá granite có thể được các nhà thầu địa phương lấy và gia công chủ yếu bằng các công cụ thủ công. Duy tu bảo dưỡng từ trung bình đến thấp và chịu được xói lở hoặc tải trọng trục lớn miễn là chúng được thi công trên các lớp móng dưới phù hợp.


3.5Thiết kế thoát nước


Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của thiết kế một con đường là bảo vệ đường khỏi bị ảnh hưởng bởi nước mặt hoặc nước ngầm. Một hệ thống thoát nước tốt được duy tu bảo dưỡng hợp lý rất quan trọng trong việc vận hành thành công một con đường, như Hình 3. Nó có 4 chức năng chính như sau:

  • Để chuyển nước mưa từ bề mặt của đường xe chạy đến cống thoát (suối hoặc cống lấy nước).

  • Để kiểm soát mực nước ở lớp móng dưới lòng đường xe chạy.

  • Để chặn dòng nước mặt chảy về phía đường

  • Để chuyển nước từ bên này sang bên kia đường mộ cách có kiểm soát

Ba chức năng đầu được đảm nhận bởi cống dọc và chức năng thứ tư được đảm nhận bởi cống ngang hoặc cầu. Các hạng mục chính của hệ thống thoát nước được thiết kế có thể được tóm tắt như sau:

  • Dốc ngang bề mặt đường, cần để thoát nước ra khỏi đường

  • Cống dọc, để thoát nước ra khỏi bề mặt tuyến và mép đường

  • Cống lấy nước, để đưa nwowcss ra khỏi cống dọc,

  • Kiếm tra độ thông của cống, để kiểm soát dòng nước ở trong cống để giảm thiểu xói lở

  • Thoát nước ngang. Nhiều phương án thiết kế cống khác nhau là các phương tiện chính để đối phó sự phá vỡ chuyển động tự nhiên của nước ngang tuyến.

  • Cống thấm ngang thỉnh thoảng được sử dụng trong tình huống kiểm soát xói lở và ổn định mái dốc để giảm dòng nước mặt ở đỉnh mái dốc đào. Các cống này có thể tạo ra vấn đề không ổn định ở bản thân chúng và thường không được khuyến nghị trừ phi đảm bảo thường xuyên duy tu bảo dưỡng.

Trong một số trường hợp cụ thể, cac phương án thiết kế thoát nước công tác đất dưới đây có thể cần được xem xét tới:

  • Cống hình xương cá (hoặc chữ V) được xây dựng theo kiểu hình xương cá trên bề mặt mái dốc để thu nước mặt rò rỉ hoặc các dòng nước mặt.

  • Cống tường chắn được sử dụng để làm giảm mực nước ngầm..

  • Cống ngang được sử dụng để ngăn chặn nước ngầm và thấm ở dưới sâu.

  • Kênh có lót hoặc bậc thang Có thể cần để chuyển dòng nước mặt hoặc các dòng nước hiện có xuống một bề mặt dốc hoặc chuyển dòng nước trong một phạm xi đã được xác định.

Cần chú ý để đảm bảo rằng việc xả nước không gây ra xói mòn cho hạ lưu hoặc khu vực lân cận.

Hình 3 Các yếu tố chính của cống thoát nước






4Thi công

4.1Chương trình thi công


Người ta công nhận rằng tuổi thọ của các đường vận hành có thể được tính theo hai giai đoạn liên quan tới các nhiệm vụ đã được xác định của đường.

Giai đoạn I: Cung cấp lối ra vào cho nhà máy, máy móc, nhân công và thiết bị để xây dựng dự án.

Giai đoạn II: Cung cấp lối ra vào để vận hành nhà máy thủy điện trong tuổi thọ của dự án cũng như đáp ứng các yêu cầu khác của dân cư địa phương và của huyện.

Một kết quả hợp lý và thực dụng của các nhiệm vụ nói trên là chương trình xây dựng phải được xem xét trong hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn I: Giai đoạn ra vào để thi công liên quan tới tất cả các công tác đất chính và thi công móng đường làm việc cho phù hợp và các công trình thoát nước lớn có liên quan (cống,…)

Giai đoạn II: Giai đoạn vận hành sau này sẽ liên quan tới làm lại bề mặt đường sau khi thi công và trải lại lớp móng đường theo tiêu chuẩn thiết kế yêu cầu và sau đó láng trải bề mặt (nếu cần) và hoàn thiện công trình thoát nước nào còn thiếu.

Một chương trình làm việc rõ ràng cần phải nêu một cách hợp lý trình tự các hoạt động để thi công hiệu quả chiến lược hai giai đoạn nói trên. Các vấn đề chính cần phải xem xét tới trong khi lập kế hoạch tổng thể cho các tiểu dự án đường vận hành dự án REDP là:

Tác động của mùa/thời tiết. Các hoạt động thi công chính không nên lập kế hoạch thực hiện vào mùa mưa, đặc biệt là những tháng có các sự kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài những khó khăn lớn khi thi công trong thời tiết mưa kéo dài, tác động của lượng mưa lớn đối với mái dốc đã được đào và ổn định từng phần hoặc bề mặt đã được đầm nén một phần và đối với công tác đắp là vô cùng nghiêm trọng cả về mặt kỹ thuật và môi trường.

Tái tạo thảm thực vật: Một hạng mục chính của Giai đoạn I là phải lên chương trình để khuyến khích sớm việc trồng cây trên những nền đắp, mái dốc hoặc bãi thải hở.

Đào: Đào đất và đá phong hóa thông thường có thể thực hiện bằng các phương tiện thủ công hay cơ giới mà không gặp vấn đề gì lớn miễn là các quy trình an toàn thông thường được áp dụng và góc mái dốc thiết kế được tôn trọng triệt để. Nổ mìn quy mô lớn không kiểm soát được có thể dẫn tới sự phá vỡ quá mức và tạo ra khối lượng đá bị rạn nứt nhiều ảnh hưởng tới sự ổn định và các vấn đề về duy tu bảo dưỡng.

Lựa chọn vật liệu Chất lượng vật liệu (sỏi, đá hoặc cấp phối) cần được quy định rõ từ trước khi thi công công trình. Điều này cho phép chuẩn bị và thương thảo cung cấp vật liệu được thực hiện tốt từ trước và cho phép đánh giá môi trường phù hợp đối với những mỏ vật liệu tiềm năng hoặc những mỏ vật liệu mượn.

Đổ thải: Yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng liên quan tới đổ thải cần được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt. Các hướng dẫn dưới đây cần được giám sát:

4.2Tuân thủ thiết kế


Đường vận hành phải được thi công tuân thủ thiết kế và các tài liệu khác đã được phê duyệt. Bất kỳ vấn đề cụ thể nào về tuân thủ thiết kế đã được phê duyệt cần phải được thảo luận giữa những bên có liên quan và với các kỹ sư, và phải đạt được và thực hiện một giải pháp phù hợp và khả thi.

Các vấn đề tuân thủ chính yêu cầu chú ý chặt chẽ bao gồm:



  • Chiều rộng đường và độ dốc ngang

  • Đầmnén phù hợp các lớp áo đường và vai đường – đặc biệt là ở mép đường

  • Sớm xây dựng hệ thống thoát nước

  • Vật liệu thi công phù hợp

  • Các hàng rào an toàn ở những đoạn cong trên mái dốc có độ dốc lớn

4.3Tuân thủ về mặt môi trường


Các yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng về đào và đổ thải phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Đặc biệt là không cho phép thực hiện những hành động sau:

  • Đổ thải vào các dòng song hoặc suối

  • Đổ thải vào mái dốc ở những nơi tuyến đường, khu vực nhà ở hoặc đất canh tác có giá trị có thể bị ảnh hưởng

  • Sử dụng các khu vực đang không ổn định hoặc bị xói lở làm bãi thải

  • Xả nước mặt trên những bãi thải có mép rìa không chắc chắn trong hoặc sau khi thi công


4.4Kiểm soát chất lượng


Kiểm soát chất lượng trong thi công có tác động lớn tới vận hành và tuổi thọ của bất kỳ đường vận hành nào. Kiểm soát chất lượng không phải là một gánh nặng khó khăn nhưng tốt hơn là bao gồm những quy trình đơn giản đưa ra trong bảng dưới đây.

Bảng 6, Quy trình kiểm soát chất lượng

STT.

Quy trình kiểm soát chất lượng

Nhận xét

1

Đánh giá nguồn vật liệu đề xuất kết hợp với kiểm soát các vật liệu vận chuyển đến hiện trường

Cần gắn với nguyên tắc kiểm tra bản chất của vật liệu xây dựng cung cấp tại hiện trường.

2

Sử dụng quy trình quan sát và thí nghiệm đơn giản tại hiện trường để kiểm soát chất lượng thi công

Kết hợp các mẫu biểu chuẩn, đo lường tại hiện trường đơn giản. Chụp ảnh tại hiện trường có chú thích và ngày tháng cũng rất hữu ích.

3

Khảo sát chất lượng hoàn công

Nghiên cứu đã cho thấy tính hiệu quả của phương pháp này. Các khảo sát hời hợt “lướt qua” không thể coi là một cách thay thế khi công tác Đảm bảo chất lượng được thực hiện nghiêm túc như là một phần của quy trình hợp đồng đã được ký kết.


5Duy tu bảo dưỡng


Từ khi một con đường hay đường vận hành được thi công thì nó đã bị xuống cấp do các tác động của môi trường vật lý (đặc biệt là nước) và giao thông. Duy tu bảo dưỡng do đó thỉnh thoảng cần phải được thực hiện để đối phó với các tác động này và tối đa hóa tuổi thọ phục vụ của đường. Nếu không tiến hành duy tu bảo dưỡng đường sẽ tiếp tục bị xuống cấp làm cho việc đi lại ngày càng khó khăn, bất tiện và thậm chí có thể trở nên không đi lại được.

Trên thực tế, rất hữu ích khi xác định và định lượng được những khiếm khuyết này và sau đó thu xếp và thực hiện những duy tu bảo dưỡng cần thiết. Các hoạt động duy tu bảo dưỡng thường được phân nhóm như sau:



  • Duy tu bảo dưỡng đều đặn.

  • Duy tu bảo dưỡng không thường xuyên hoặc định kỳ.

  • Đôi khi khẩn cấp và chưa được lên kế hoạch, vẫn có thể yêu cầu các công tác Khôi phục kỹ thuật – được biết đến như là Bảo dưỡng khẩn cấp - ví dụ như do điều kiện thời tiết đặc biệt xấu, sự xuống cấp không dự báo được, lở đất hoặc bị hư hỏng nghiêm trọng do thời tiết hay thảm họa thiên nhiên khác.

Trong giai đoạn 1 tuổi thọ thi công của đường, nhà thầu phải đảm bảo thực hiện duy tu bảo dưỡng đầy đủ không chỉ để đảm bảo đi lại ổn định mà việc xuống cấp của đường không có các tác động tiêu cực tới môi trường như xói lở công tác đất.

Một điều quan trọng là trách nhiệm tiếp tục duy tu bảo dưỡng phải được xác định rõ ràng, đặc biệt là khi đường vận hành đó là một phần trong hệ thống hạ tầng của Huyện hoặc của Xã.



Tài liệu về Thiết kế và Thi công phù hợp đường vận hành dự án REDP

Phụ lục A Danh mục kiểm tra thiết kế




Các vấn đề kiểm tra

CÓ/KHÔNG

1

Nhiệm vụ thiết kế của đường đã được xác định




2

Bản thiết kế cuối cùng của đường vận hành đã được trình nộp




3

Thiết kế đường vận hành phù hợp với những nhiệm vụ của đường đã được xác định bao gồm cả mức độ giao thông




4

Thiết kế đường vận hành tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật hiện hành của Việt Nam




5

Tài liệu hợp đồng bao gồm các yêu cầu bắt buộc và đáp ứng được về mặt môi trường




6

Vật liệu thi công đường đã được xác định




7

Vị trí của các cống đã được xác định




8

Vị trí và chiều dài của tuyến đường vận hành đã được xác định tại nơi có thể cần phải thay đổi hình học đường




9

Đã xác định được vị trí và chiều dài của những khu vực mà việc tuân thủ về môi trường sẽ là vấn đề lớn




10

Vị trí và chiều dài của những khu vực nơi có thể cần có các biện pháp ổn định về mặt địa kỹ thuật




11

Một chương trình thi công đáp ứng yêu cầu đã được đệ trình




12

Chương trình thi công có những cam kết rõ ràng và có thể thực hiện được về tái tạo thảm thực vật công tác đất và bãi thải




13

Chương trình thi công đường bao gồm các cam kết rõ ràng về xây dựng các hạng mục thoát nước




14

Trách nhiệm và quyền sở hữu đã được xác định rõ về cấp vốn và tổ chức duy tu bảo dưỡng trong cả ngắn hạn và dài hạn
























Dr J R Cook February 2012

Каталог: Uploads -> documents
documents -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
documents -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO —— Số: 10
documents -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> HƯỚng dẫn sử DỤng dịch vụ vntopup – nam việt bank vnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước
documents -> BẢo hiểm xã HỘi việt nam
documents -> BỘ CÔng thưƠng

tải về 140.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương