HƯỚng dẫN Ôn tập thi tốt nghiệp thpt năm họC 2010-2011 MÔn toán thS Đoàn Thế Phiệt



tải về 27.81 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích27.81 Kb.
#31915
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2010-2011

MÔN TOÁN

ThS Đoàn Thế Phiệt

Chuyên viên Phòng GDTrH
Để xây dựng Kế hoạch ôn tập môn Toán cho học sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011, tổ bộ môn và giáo viên cần dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở GD- ĐT, đặc biệt là công văn số 282/SGDĐT-GDTrH, ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Sở GD-ĐT Nam Định về việc tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2010- 2011. Sau đây là một số những điểm chính cần lưu ý đối với bộ môn Toán:

A. NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ ÔN TẬP

Chủ đề 1: ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ

  1. Dành chung cho hai chương trình (Cơ bản và Nâng cao):

+ Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị các hàm số: bậc 3; bậc 4 trùng phương; .

+ Các bài toán liên quan: Chiều biến thiên của hàm số; cực trị; tiếp tuyến; tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước; tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng ),…

+ Tìm GTLN, GTNN của hàm số.

2) Dành cho chương trình Nâng cao:

+ Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng và một số yếu tố liên quan .

+ Sự tiếp xúc giữa hai đường cong.

+ Phép tịnh tiến hệ toạ độ, công thức đổi toạ độ qua phép tịnh tiến đó; tiệm cận xiên.



Chủ đề 2: HÀM SỐ LUỸ THỪA, HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT

1) Dành chung cho hai chương trình (Cơ bản và Nâng cao):

+ Tính toán, biến đổi, so sánh biểu thức chứa luỹ thừa, mũ và logarit.

+ Tính đạo hàm của: hàm số luỹ thừa, hàm số mũ, hàm số logarit và hàm hợp của chúng .

+ Giải phương trình, bất phương trình mũ – logarit bằng các phương pháp đưa về cùng cơ số, logarit hoá, mũ hoá, đặt ẩn phụ.



2) Dành cho chương trình Nâng cao:

+ Giải phương trình, bất phương trình mũ – logarit bằng cách sử dụng tính chất hàm số.

+ Giải một số hệ phương trình mũ – logarit đơn giản.

Chủ đề 3: NGUYÊN HÀM , TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

1) Dành chung cho hai chương trình (Cơ bản và Nâng cao):

+ Tìm nguyên hàm của một số hàm số tương đối đơn giản bằng việc sở dụng: định nghĩa, tính chất, bảng nguyên hàm cơ bản hoặc cách tính nguyên hàm từng phần.

+ Tính tích phân của một số hàm số tương đối đơn giản dựa vào định nghĩa hoặc phương pháp tích phân từng phần .

+ Tìm nguyên hàm, tích tích phân bằng phương pháp đổi biến số (khi đã chỉ rõ cách đổi biến số và đổi biến số không quá một lần).



+ Tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay có trục là Ox.

2) Dành cho chương trình Nâng cao:

Tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay có trục là Ox, Oy.



Chủ đề 4: SỐ PHỨC

1) Dành chung cho hai chương trình (Cơ bản và Nâng cao):

+ Tìm luỹ thừa nguyên của i; thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số phức.

+ Tìm số phức nghịch đảo của z 0; tìm số phức liên hợp, mođun của số phức.

+ Tìm biểu diễn hình học của một tập hợp số phức.

+ Tìm căn bậc hai của số thực âm; giải phương trình bậc hai và qui về bậc hai với hệ số thực và có nghiệm phức.

2) Dành cho chương trình Nâng cao:

+ Tìm acgumen của số phức; tìm căn bậc hai của số phức; giải phương trình bậc hai với hệ số phức.

+ Viết số phức từ dạng đại số thành dạng lượng giác và ngược lại; thực hiện nhân, chia và căn bậc hai của số phức dưới dạng lượng giác.

+ Áp dụng công thức Moa-vrơ.



Chủ đề 5: KHỐI ĐA DIỆN

Dành chung cho hai chương trình (Cơ bản và Nâng cao):

+ Xác định yêú tố góc (giữa hai đường thẳng, đường thẳng với đường thẳng, giữa hai mặt phẳng); khoảng cách (điểm - đường thẳng - mặt phẳng).

+ Tính thể tích của khối lăng trụ khối chóp; phân chia lắp ghép khối đa diện.

+ Tìm tỉ số thể tích của hai khối đa diện; dùng phương pháp thể tích để giải toán hình học.



Chủ đề 6: MẶT CẦU, MẶT TRỤ, MẶT NÓN

Dành chung cho hai chương trình (Cơ bản và Nâng cao):

+ Tính diện tích xung quanh của hình trụ tròn xoay, hình nón tròn xoay; tính thể tích khối trụ, khối nón tròn xoay; tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu.

+ Xác định tâm và bán kính của mặt cầu theo điều kiện cho trước; xác định vị trí tương đối giữa mặt cầu với mặt phẳng, đường thẳng; xác định tâm, bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện, hình chóp, hình lăng trụ.

Chủ đề 7: PHƯƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

1) Dành chung cho hai chương trình (Cơ bản và Nâng cao):

+ Xác định toạ độ điểm, khoảng cách hai điểm, véc tơ; chứng minh hệ thức véc tơ; tính tích vô hướng và áp dụng tính góc, chứng minh vuông góc.

+ Xác định tâm và bán kính của mặt cầu cho trước; viết phương trình mặt cầu.

+ Viết phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng.

+ Tính góc, khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng; khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song; vị trí tương đối của đường thẳng– mặt phẳng – mặt cầu.

2) Dành cho chương trình Nâng cao:

+ Sử dụng tích có hướng của hai véctơ để tính diện tích hình bình hành, thể tích khối hộp.

+ Tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau.

+ Viết phương trình hình chiếu của đường thẳng trên mặt phẳng cho trước; viết phương trình đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau, …



B. YÊU CẦU CHUNG KHI XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ÔN TẬP

1. Dựa vào các nội dung các chủ đề ôn tập đã nêu trên và Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 12” để xây dựng kế hoạch ôn tập theo chủ đề. Trong mỗi chủ đề, cần xây dựng rõ: hệ thống các đơn vị kiến thức và kĩ năng cơ bản, các dạng bài tập cần luyện tập. Khi lấy ví dụ minh hoạ, cần chọn lọc kỹ trên cơ sở tham khảo sách giáo khoa, tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 12 và Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 để vừa thể hiện được các kiển thức, kĩ năng cần ôn tập, vừa rèn luyện kĩ năng làm bài, kĩ năng trình bày cho học sinh.

2. Khi ôn tập mỗi chủ đề, cần lưu ý học sinh về cách lập luận, trình bày thường gặp; nêu các lỗi, các sai lầm mà học sinh hay mắc và cách khắc phục, sửa chữa.

3. Khi xây dựng kế hoạch ôn tập, cần chú ý các biện pháp kiểm tra, đánh giá. Coi trọng việc tự ôn tập, tự kiểm tra của học sinh. Chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập của học sinh để có điều chỉnh hợp lý.



4. Bên cạnh việc ôn tập chung cho cả lớp, giáo viên cần quan tâm đến các học sinh học có học lực khác nhau để giao bài, giao nhiệm vụ cho các em một cách phù hợp, có hiệu quả thiết thực nhất.





tải về 27.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương