Hướng dẫn cho các nhà quản lý và luật sư Áp dụng cisg



tải về 207.45 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích207.45 Kb.
#22884
  1   2

powerpluswatermarkobject9225705

Hướng dẫn cho các nhà quản lý và luật sư

Áp dụng CISG (Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)

Hướng dẫn cho các nhà quản lý kinh doanh và luật sư


Hiệu đính: tháng 11/2009

Tác giả: John P.McMahon [*]



PHẦN I

  1. Giới thiệu

  2. CISG là gì? Mục đích của CISG và khi nào nó có hiệu lực?

  3. Những quốc gia nào là thành viên của Công ước? Làm thế nào chúng ta biết được đó là những nước nào?

  4. Công ước có hạn chế tính tự do của hợp đồng? Chúng ta có phải giao dịch dựa trên các điều lệ cơ bản của Công ước hay có thể thương lượng với người mua và người bán của chúng ta về việc sử dụng những điều khoản phù hợp?

  5. Chúng ta có thể không áp dụng CISG đối với đơn đặt hàng, xác nhận đặt hàng hay mẫu hợp đồng được không? Nếu chúng ta muốn không áp dụng CISG cho hợp đồng của mình, chúng ta phải làm gì?

  6. Việc áp dụng CISG làm chúng ta phải thay đổi cách thức thương lượng với người mua và người bán của chúng ta.

  7. Khác biệt lớn nhất giữa luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và các quy tắc trong công ước là gì?

1. Tình huống của nước Mỹ

- Quy tắc điều chỉnh quá trình thương lượng .

- Thu hồi chào hàng.

- Tính bất hợp lệ

- Việc thiếu quy tắc “lời đề nghị hoàn hảo”

H. Bởi vì cách thức chúng ta quản lý hàng tồn kho, quá trình sản xuất, việc bán hàng luôn đúng lúc nên sẽ không có việc giao hàng chậm hoặc giao hàng không phù hợp. Chúng ta sẽ bị CISG điều chỉnh như thế nào?

I. Có điều gì chúng ta nên biết và đề phòng mà chúng ta chưa hỏi?

1. Tình huống của nước Mỹ:

- Giảm giá



- Thông báo không phù hợp

- Phòng ngừa vi phạm hợp đồng.

- Quyền khắc phục

- Bất khả kháng

- Thời hạn hiệu lực

- Điều khoản giao hàng.

- Phí luật sư coi như là thiệt hại

PHẦN II:

  1. Hướng dẫn nghiên cứu CISG:

  2. Tin tức CISG:

1. Ủy ban tư vấn CISG

2. Các tình huống liên quan đến CISG được lựa chọn

3. Các tùy chọn của ủy ban tư vấn CISG

4. Các bài báo.

5. Sách

6. Hội nghị và các chương trình



A. Giới thiệu

Phần dữ liệu này trong cơ sở dữ liệu của Viện Luật thương mại quốc tế thuộc trường đại học Luật Pace cung cấp những hướng dẫn đầu tiên cho các nhà quản lý thu mua và các nhà tư vấn của họ. Sử dụng các câu hỏi và trả lời sẽ làm cho họ quen với việc Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến họ. Nó sẽ đem đến cho các nhà buôn và chuyên gia tư vấn của họ những sự phát triển chọn lọc liên quan đến việc giải thích và áp dụng của Công ước và các nguồn thông tin liên quan đến sự phát triển này.

Viện Luật thương mại quốc tế, tác giả và biên tập của bài viết này, không phải và cũng không nên được coi là cung cấp những lời khuyên hay dịch vụ luật pháp. Mục đích của chúng tôi là cung cấp cho người mua, người bán và các nhà tư vấn của họ sự tiếp cận đến những thông tin chung liên quan đến chủ đề nhập khẩu. Để xác định xem điều gì là có thể áp dụng được và áp dụng đúng cho trường hợp của bạn, bạn nên tham khảo luật sư hoặc các chuyên gia khác.

B. CISG là gì?

Theo ngôn ngữ tập quán, Công ước Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (“Công ước” hay là “CISG”) là một hiệp ước hay bản hợp đồng có tính chất ràng buộc giữa các nước. Nó thiết lập một loạt những quy tắc điều chỉnh những mặt cụ thể trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại giữa người bán và người mua mà trụ sở thương mại của họ ở các nước khác nhau. Bằng việc thừa nhận nó, một nước sẽ cam kết với các nước khác cũng thừa nhận Công ước này sẽ thừa nhận các quy tắc của Công ước như một phần của pháp luật nước đó.


  1. Mục đích của CISG

Mục đích của CISG là tạo thuận lợi và hiệu quả cho việc mua bán nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, hàng chế tạo trong thương mại quốc tế. Nếu không có Công ước sẽ có nhiều nguy cơ dẫn đến sự không chắc chắn và các tranh chấp. Luật mua bán hàng hóa ở các nước khác nhau thì thường là khác nhau. Trong giao dịch quốc tế, thường xảy ra vướng mắc về vấn đề luật nước nào sẽ điều chỉnh. Khi vướng mắc này xảy ra, các bên sẽ không chắc chắn về quyền và nghĩa vụ của mình. Sự không chắc chắn này tạo nên sự không hiệu quả và ý chí không tốt.

CISG chứa đựng các quy tắc điều chỉnh quá trình tạo lập và giải thích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nó cũng cung cấp các quy tắc điều chỉnh nghĩa vụ và các biện pháp khắc phục của các bên trong giao dịch nói trên.

CISG không hạn chế sự tự do của người bán và người mua trong việc soạn thảo hợp đồng cho phù hợp với điều kiện của họ. Nhìn chung, bạn được tự do sửa đổi các quy tắc của Công ước hoặc chấp nhận có áp dụng Công ước hay không.


  1. Khi nào CISG có hiệu lực?

Loại hợp đồng và địa điểm mà các bên có trụ sở thương mại sẽ xác định khả năng áp dụng của Công ước.

CISG có thể được áp dụng cho các hợp đồng mua bán giữa các công ty trong nước nếu như trụ sở kinh doanh của chúng đặt tại các nước tham gia Công ước khác nhau. Xem Asante Technologies, Inc. v. PMC-Sierra, Inc. (United States, Northern District, California, 27 July 2001), viết về hợp đồng giữa hai công ty Delaware.

CISG cũng không áp dụng vào việc cung cấp hàng dịch vụ đơn lẻ. Nhìn chung, nó không áp dụng cho việc bán hàng dùng vào mục đích cá nhân, hộ gia đình hoặc nội trợ. Ví dụ, thông thường nó sẽ không áp dụng vào việc bán máy chụp ảnh hoặc quần áo cho một du khách nước ngoài. Nó cũng không áp dụng cho hợp đồng mua bán tàu thủy, máy bay hoặc các hợp đồng mua bán điện.

Trừ phi hợp đồng của bạn quy định rằng CISG sẽ không áp dụng hoặc các bên khác cũng chỉ ra điều đó, CISG có thể được tự động áp dụng cho giao dịch mua bán nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, hàng chế tạo của bạn với người mua/bán nước ngoài. CISG điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán cho trụ sở thương mại ở các nước khác nhau mà các nước này công nhận CISG là một phần của luật pháp nước đó, hay còn gọi là “các nước thành viên của Công ước”. Đó là quy tắc chung của Mỹ. Có một vài tình huống mà CISG không áp dụng cho các giao dịch trên. Nó cũng có thể điều chỉnh các giao dịch khác. Ví dụ, nước Mỹ đã tuyên bố đối với điều 95. Tuyên bố này loại trừ điều 1 khoản b của Công ước. Đối với các nước thành viên của Công ước mà không có tuyên bố đối với điều 95 thì CISG sẽ được áp dụng nếu tư pháp quốc tế được chọn làm luật điều chỉnh có dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một nước là thành viên của Công ước.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các quy tắc cơ bản và khả năng áp dụng Công ước, xem tại Editorial analysis of CISG Article 1

Bạn nên lưu ý rằng quốc tịnh của người mua và người bán, địa điểm mà người mua nhận hàng hay là việc hàng hóa di chuyển từ một nước sang nước khác không quan trọng. CISG sẽ áp dụng khi người mua và người bán có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau là thành viên của Công ước.



3. Công ước có điều chỉnh hợp đồng mua bán điện năng?

Việc mua bán điện năng bị loại trừ.



4. CISG có áp dụng cho hợp đồng hỗn hợp bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ?

Công ước áp dụng cho cả hợp đồng hỗn hợp trừ phi “phần nghĩa vụ nặng hơn của bên cung cấp hàng hóa bao gồm việc cung cấp lao động hoặc các dịch vụ khác”. Để tránh sự không chắc chắn, cần phải đạt được một thỏa thuận về việc áp dụng luật nào và có một điều khoản hợp đồng quy định luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên.



5. CISG có áp dụng cho hợp đồng mua bán phần mềm không?

Có vẻ như CISG điều chỉnh cả hợp đồng mua bán phần mềm có sẵn. Tuy nhiên, Công ước không đề cập đến phần mềm. Để tránh sự không chắc chắn, tốt nhất nên có thỏa thuận về việc áp dụng luật nào và có điều khoản hợp đồng quy định rõ luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên.

Xem thêm S. Green and D. Saidov, Software as Goods và J. Lookofsky, Software and the CISG, và phần giải thích từ ngữ, điều 1 của Công ước.

6. CISG có áp dụng khi chúng ta bán hàng hóa cho nhà phân phối nước ngoài?

Công ước có thể áo dụng cho việc bán hàng hóa của một thỏa thuận phân phối nhưng không áp dụng cho độc quyền hoặc các khía cạnh phi thương mại của thỏa thuận phân phối. Chúng được điều chỉnh bới luật áp dụng khác. Xem tại Helen Kaminski v. Marketing Australian Products, Southern District, New York, 21 July 1997).



C. Những nước nào là thành viên của Công ước? Làm thế nào chúng ta biết được đó là những nước nào?

Trong bài viết này, có 74 nước là thành viên của Công ước. Để biết được các nước này, xem bảng “ Các nước thành viên Công ước” hoặc truy cập vào website của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL). Bộ phận Hiệp ước Liên Hợp Quốc công bố danh sánh các nước thành viên Công ước trên Internet cho những người đăng ký. Các nước trong danh sách bao gồm phần lớn các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Các nước này chiếm tới hơn ¾ tổng số hàng hóa trong thương mại quốc tế. Ngoài Mỹ còn có Mexico, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp và Nga.

Ở Nhật, Công ước có hiệu lực vào ngày 1/ 8/ 2009. Xem điều 1 điều 1 và 100 để biết khi nào Công ước áp dụng cho hợp đồng của chúng ta.

D. Công ước có hạn chế tính tự do của hợp đồng? Chúng ta có phải giao dịch dựa trên các quy tắc cơ bản của Công ước hay có thể thương lượng với người mua và người bán của chúng ta về việc sử dụng những điều khoản phù hợp?

CISG không hạn chế sự tự do trong hợp đồng của bạn và đối tác của bạn. Như một khía cạnh của thực tế, các điều khoản của nó về vấn đề này ít tính hạn chế hơn điều khoản của “ Quy tắc thương mại thống nhất (UCC)”. Tòa án giải thích vấn đề này rất rõ ràng trong Ajax Tool Works, Inc. v. Can-Eng Manufacturing (Northern District, Illinois, 29 January 2003). “CISG không chiếm ưu thế trong một hợp đồng tư giữa hai bên; thay vào đó nó cung cấp một thẩm quyền theo luật định mà từ đó các quy định trong hợp đồng được giải thích, lấp đầy khoảng trống trong ngôn ngữ của hợp đồng và điều chỉnh các vấn đề không được đề cập trong hợp đồng”.

Theo điều 6 của Công ước, bạn được tự do sửa đổi các quy tắc của Công ước hoặc lựa chọn không áp dụng Công ước. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, xem phần giải thích từ ngữ của điều 6 Công ước [*]. Xem thêm tập san của UNCITRAL về tình huống luật của điều 6.

___________

* Phần giải thích thuật ngữ trích dẫn trong Hướng dẫn này chứa đựng những liên kết liên quan đến quá trình soạn thảo và lịch sử của từng điều khoản trong công ước; những trích dẫn nhằm giải thích tình huống luật và danh mục tham khảo; văn bản của các tình huống và tài liệu tham khảo; phân tích các từ ngữ, cụm từ, khái niệm và các tài liệu khác có liên quan.

E. Chúng ta có thể không áp dụng CISG cho đơn đặt hàng, xác nhận bán hàng hoặc mẫu hợp đồng của chúng ta được không?

Câu trả lời của câu hỏi này phụ thuộc rất nhiều vào tình huống của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp về vấn đề này.

Có một xu hướng giữa rất nhiều công ty thường xuyên mua bán với các đối tác nước ngoài có quy định rằng hợp đồng của họ không được CISG điều chỉnh. Nhìn chung, điều này phần nhiều bởi vì Công ước vẫn còn rất mới và chưa được thử nghiệm đầy đủ hơn là vì các quy tắc của nó không hiệu quả. Công ước không còn mới nữa và cơ hội để đánh giá cách thức mà CISG được thử nghiệm và giải thích thì luôn sẵn có.


  • Trong bài viết này, có hơn 2000 luật lệ tòa án và trọng tài trong CISG được đánh dấu trên site. Xem thêm tại Cases on the CISG (tình huống về CISG)

  • Ngoài ra còn có rất nhiều bài bình luận tạp chí pháp luật về CISG. Xem Bibliography (danh mục tham khảo). Bài viết này chứa hơn 8000 trích dẫn. Xem thêm tại Full Texts of Scholarly Writings. Nó chứa đựng hơn 1,200 văn bản bao gồm cả CISG.M và Ph.D mà chúng ta không dễ gì có được ở đâu đó.

Bạn có thể chắc chắn rằng nếu một khúc mắc hay một tranh chấp phát sinh thì liệu CISG có không đem đến cho bạn và khách hàng của bạn một kết cục thuận lợi hơn không?

1. Nếu chúng ta muốn loại trừ việc áp dụng CISG chúng ta nên làm gì?

Các chuyên gia kiến nghị rằng ngôn ngữ loại trừ việc áp dụng Công ước nên cụ thể, e.g., “ luật của Bắc Carolina loại trừ CISG” hoặc “điều 2 của UUC ban hành tại New York” hoặc “luật của Pháp loại trừ CISG”. Lý do cho điều này là bởi CISG là luật của North Carolina, New York và Pháp. Vấn đề này đã được thảo luận, rất nhiều các gợi ý có thể được tìm thấy trong Peter Winship, "Changing Contract Practices in Light of the United Nations Sales Convention: A Guide for Practitioners" (Thay đổi thực tiễn hợp đồng dưới ánh sáng của Công ước về mua bán hàng hóa của Liên hợp quốc: Hướng dẫn cho các nhà kinh doanh”) , 29 International Lawyer (1995) 525-554; và B. Blair Crawford, "Drafting Considerations under the 1980 Convention on Contracts for the International Sale of Goods" (Những cân nhắc trong việc soạn thảo Công ước năm 1980 về hợp đông mua bán hàng hóa quốc tế”) (, 8 Journal of Law and Commerce (1988) 187-205. Xem thêm Asante Technologies, Inc. v. PMC-Sierra, Inc. (United States, N.D. California 27 July 2001) và St. Paul Insurance Company v. Neuromed Medical Systems & Support (United States, S.D. NY 26 March 2002). Và rất nhiều các trích dẫn của các tình huống ở các nước khác được cung cấp trong tập san của UNCITRAL về tình huống luật của điều 6.



F. Áp dụng CISG có nghĩa là chúng ta phải thay đổi cách thức giao dịch với người mua hoặc người bán của chúng ta?

1. Tình huống của nước Mỹ:

Đúng vậy, áp dụng CISG có nghĩa là chúng ta phải thay đổi một số khía cạnh trong việc chúng ta giao dịch với người mua và người bán của chúng ta.

Đối với người mua và người bán đã lên kế hoạch cho quy trình hợp đồng của mình dưới sự áp dụng của luật hợp đồng nội địa của Mỹ, CISG sẽ tạo ra sự thay đổi quan trọng. CISG dẫn đến việc dễ bị ràng buộc bởi một hợp đồng có thể được thi hành. Nó khiến cho việc tranh luận, sửa chữa các từ ngữ rõ ràng của một văn bản hợp đồng được ký bởi người chứng kiến hoặc các bằng chứng khác chỉ ra rằng hợp đồng dạng văn bản không phù hợp với thỏa thuận thực sự giữa người mua và người bán trở thành có thể. Xem tại CISG-AC Opinion No. 3.



MCC-Marble Ceramic Center, Inc. v. Ceramica Nuova D'Agostina, S.p.A., 144 F. 3rd 1384 (United States, 11th Cir., 29 June 1998), đã chỉ ra tầm quan trọng của các khía cạnh sau này của các quy tắc trong Công ước. Đại diện của các bên gặp nhau tại một hội chợ thương mại. Họ thống nhất các điều khoản về giá cả, chất lượng, số lượng, giao hàng và thanh toán của một thỏa thuận mua bán gốm sứ vệ sinh. Đại diện của phía người mua đã ký lên mặt trên của mẫu đặt hàng chuẩn của người bán với những điều khoản đã được thỏa thuận. Mặt sau của mẫu đơn chứa đựng các điều khoản mà nếu được xem xét là một phần của hợp đồng thì sẽ dẫn đến một bản án có lợi cho người bán. Ngay bên dưới dòng chữ ký của người mua là một phần được in sẵn trong đó đại diện của người mua nhận thức được rằng anh ta ý thức được và đồng ý với chúng. Sự nhận thức này thậm chí dẫn đến một vài điều khoản phù hợp với tình huống theo số. Người mua viện dẫn ra chứng cứ các bên đã dự định rằng các điều khoản ở mặt sau tờ thỏa thuận mẫu sẽ không phải là một phần trong các thỏa thuận của họ. Chứng cứ bao gồm bản khai có tuyên thệ được ký bởi giám đốc điều hành cũ của người bán, người đã xác nhận lại sự khẳng định của người mua và dưới sự chứng kiến của người phiên dịch được người bán thuê. Tòa kết luận rằng chứng cứ như vậy phải được xem xét.

Tòa tuyên bố rằng luật lệ của CISG sẽ không có nghĩa là hợp đồng dạng văn bản sẽ luôn luôn mâu thuẫn trong các tình huống của nó, bởi vì tình huống không bình thường ở chỗ hai người chứng kiến, những người thay mặt người bán trong cuộc thương lượng, đã chứng thực cho chứng cứ của người mua. Tuy nhiên, bạn cần nhớ trong đầu rằng trong Công ước, tồn tại khả năng cho các điều khoản viết được ưu tiên bởi bằng chứng của các ý định không hợp lý. Tòa gợi ý rằng cách dùng của một loại điều khoản hợp đồng mà các luật sư gọi là “hợp nhất” hay “hòa nhập”. Mục đích của việc hợp nhất hay hòa nhập điều khoản là để phân biệt bất kỳ hay tất cả các thỏa thuận và bản ghi nhớ không được thể hiện trong văn bản hợp đồng. Nhưng dưới các quy định trước của tòa án, dường như chứng cứ của dự định không phù hợp có thể đã được chấp nhận cho dù đã có điều khoản “hợp nhất” giữa những câu chữ được in phía sau mẫu hợp đồng của người bán.

Nguyên cớ cho việc tòa án tại MCC-Marble kiến nghị rằng , để phù hợp với các tình huống của Công ước, một điều khoản “hợp nhất” hay “hòa nhập” nên đọc đâu đó trong các dòng này:

“Các bên thỏa thuận và tuyên bố bằng ý định của họ rằng chứng từ này chứa đựng toàn bộ các thỏa thuận, rằng sẽ không có thỏa thuận, ghi nhớ hoặc xắp xếp nào mà không được quy định trong đó, rằng tất cả mọi thứ mà nó chứa đựng đều đã được thỏa thuận và rằng chứng cứ mâu thuẫn với những điều trong điều khoản này đều không được thừa nhận.”

Để biết thêm thông tin về các kỹ thuật bảo vệ việc hòa nhập văn bản hợp đồng của bạn, xem E. Allan Farnsworth, The Interpretation of International Contracts and the Use of Preambles, Revue de Droit des Affaires Internationals / International Business Law Journal (2002) No. 3-4, 271-279

G. Đâu là khác biệt quan trọng giữa luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và các quy tắc của CISG.

1. Tình huống của nước Mỹ:

(a) Giới thiệu

(b) Luật điều chỉnh quá trình thương lượng.

(c) Xung đột form mẫu

(d) Khả năng thu hồi của chào hàng.

(e) Tính bất hợp lệ

(f) Sự thiếu vắng quy tắc “lời đề nghị hoàn hảo

 (a) Giới thiệu

Điều 2 của Quy tắc thương mại thống nhất (1952) đã được công nhận khắp nước Mỹ ngoại trừ 1 bang. Nó cung cấp những quy tắc về luật pháp điều chỉnh việc khởi tạo và thực hiện hợp đồng mua bán nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng và hàng chế tạo trong nước. Trong bài viết này, việc sửa chữa điều khoản này vào năm 2003 và 2005 vẫn chưa được ban hành bởi bất cứ bang nào thuộc Liên bang dù rằng nó sẽ thay đổi một vài phần được viết ở trong bài hướng dẫn này.

Dưới đây là những điểm khác biệt quan trọng nhất giữa điều 2 và CISG mà bạn nên chú ý và ghi nhớ:

(b) Quy tắc điều chỉnh quá trình thương lượng.

Đầu tiên, có sự khác nhau về quy tắc điều chỉnh quá trình thương lượng.

CISG xóa bỏ một trong những thay đổi của UCC trong luật hợp đồng mua bán truyền thống của Mỹ. Nhìn chung, dưới sự điều chỉnh của CISG nếu một sự truyền đạt về việc việc chấp nhận một chào hàng có chứa đựng những điều khoản thêm vào hoặc khác đi, sự truyền đạt này có vai trò như một sự từ chối hơn là một sự chấp nhận. Cách tiếp cận này khá khác so với UUC và có thể tạo ra những vẫn đề dẫn đường cho việc kinh doanh thường làm.

Hiếm khi các cuộc thương lượng không gồm hơn một sự chào hàng được đồng ý một cách dễ dàng. Thường thì bên nhận được chào hàng sẽ đồng ý với một số nhất định những điểm thay đổi hay bổ sung. Hơn nữa, người bán và người mua có khuynh hướng dùng hợp đồng mẫu hay các mẫu đặt mua hàng chứa những điều khoản chi tiết có lợi cho phía mình trong vụ mua bán mà họ tham gia. Sự trao đổi của những mẫu như vậy như là những chào hàng và chấp nhận hoặc là “xác nhận” dẫn đến việc gia tăng của cái gọi là “cuộc chiến của những form mẫu”. Những cách kinh doanh thông thường này tạo ra khó khăn đối với các quy tắc để xác định liệu các cuộc thương lượng có trở thành những bản hợp đồng có tính chất ràng buộc hay không.

Dưới chế độ luật Anh – Mỹ, nếu một chấp nhận chào hàng hàm chứa những điều khoản khác biệt hoặc bổ sung thì nó được xem như là một sự từ chối và một hoàn giá. Do đó một “chấp nhận” làm thay đổi cơ bản của chào hàng sẽ không dẫn đến một hợp đồng.

(C) Cuộc chiến những form mẫu:

Các nhà soạn thảo UCC cố gắng tránh những học thuyết luật chung chung, cứng nhắc mà thay vào đó, họ thiết lập những quy tắc để giải quyế vấn đề “cuộc chiến những form mẫu”. Dưới sự điều chỉnh của UCC, trừ khi một chấp nhận được chỉ ra rằng nó là điều kiện để người chào hàng chấp nhận những điều khoản bổ sung hay sửa chữa, một sự truyền đạt một chấp nhận như vậy, với những điều khoản thêm vào ngẫu nhiên sẽ trở thành một phần của hợp đồng trừ khi người chào hàng đã giới hạn chấp nhận với những điều khoản của chào hàng hoặc chủ thể của chúng. (UCC § 2-207). Việc thiếu vắng đi sự phản đối, cho dù là một điều kiện bổ sung: điều khoản trọng tài chẳng hạn, là một phần của hợp hồng tùy thuộc vào việc nó có được xem xét là “cơ bản” hay không. Nếu điều khoản bổ sung được coi là “cơ bản”, nó sẽ không còn là một phần của hợp đồng mà nó chính là một hợp đồng.

Điều 19 của CISG bao gồm những quy tắc điều chỉnh chào hàng và chấp nhận chào hàng rất gần với hệ thống luật Anh – Mỹ. Quy định của điều 19 như sau:

“(1) Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng chứa đựng những điểm bổ sung, hạn chế hay các sửa đổi khác thì được coi như là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.”

“(2) Mặc dù vậy, một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ khi người chào hàng ngay lập tức không biều hiện bằng miệng để biểu thị sự khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình. Nếu người chào hàng không làm như vậy thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những chấp nhận nêu trong chào hàng.”

“(3) Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, chất lượng, số lượng hàng hóa, địa điểm và thời gian giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến việc giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi cơ bản nội dung của chào hàng.”

The drafters of the UCC attempted to avoid the strict common law doctrine and establish

Theo điều 19 của CISG, các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác của một chấp nhận chào hàng sẽ ngăn trở việc hình thành hợp đồng trừ phi chúng không phải là những sửa đổi cơ bản và người chào hàng không phản đối gì. Đối với UCC, một sự quy định về trọng tài trong một chấp nhận chào hàng sẽ không ngăn trở việc hình thành hợp đồng. Sẽ có một hợp đồng và một câu hỏi: đó là, hợp đồng có bao gồm điều khoản về trọng tài hay không? Câu trả lời sẽ xoay thành liệu điều khoản như vậy có “cơ bản”. Nếu theo CISG, sẽ không có hợp đồng trong trường hợp như vậy.

Xem phần giải thích từ ngữ của điều 19 CISG để biết thêm những trích dẫn và từ ngữ của các tình huống và tài liệu in về “cuộc chiến của những form mẫu”



(d) Sự thu hồi chào hàng

Tiếp đến, cần chú ý rằng dưới sự điều chỉnh của CISG việc coi chào hàng là không thể thu hồi là dễ dàng hơn so với UCC. Dưới hệ thống luật Anh – Mỹ, người chào hàng được tự do thu hồi chào hàng của mình mặc dù anh ta đã nói rằng chào hàng đó sẽ được chấp nhận trong một khoảng thời gian xác định. UCC đã thay đổi quy định đó. Mặc dù theo UCC, quyền và khả năng thu hồi một chào của người chào hàng chỉ bị hạn chế nếu như chào hàng dưới dạng văn bản được ký và những điều khoản của nó đưa ra sự đảm bảo về việc nó sẽ có duy trì có hiệu lực và mặc dù tiếp đó thời hạn không thể thu hồi là không quá 3 tháng. Theo CISG, không có sự yêu cầu về hình thức văn bản, không có giới hạn về thời gian, và một chào hàng chỉ rõ một khoảng thời gian cho việc chấp nhận có thể được coi như là không thể thu hồi mặc dù nó không chỉ rõ rằng nó sẽ duy trì có hiệu lực trong khoảng thời gian đó. Xem điều 16 (2)(a). Một người bán chào hàng trên cơ sở là chào hàng đó sẽ hết hạn vào hết ngày làm việc của ngày thứ Sáu có thể nghĩ rằng cô ta đang bảo vệ mình khỏi việc thu hồi chào hàng bằng việc để cho nó không thể được chấp nhận vào thứ Hai. Theo CISG, cô ta làm như vậy nhưng vẫn có thể tự tước đoạt đi quyền thu hồi lại chào hàng trước khi hết ngày làm việc vào thứ Sáu. Hơn nữa, dưới sự điều chỉnh của CISG một chào hàng là không thể bị thu hồi “nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể thu hồi được và đã hành động theo hướng đó”. Xem điều 16(2) (b). Do đó một người chào hàng sẽ thấy rằng mình sẽ phải đối mặt với khiếu nại của người được chào hàng, người đã chấp nhận chào hàng bất chấp việc truyền đạt thông báo của người chào hàng về việc thu hồi chào hàng đó.

Để biết thêm thông tin về vấn đề này, xem phần giải thích từ ngữ của điều 16 CISG.

(e) Tính bất hợp lệ

Không giống như UCC, CISG không yêu cầu hợp đồng mua bán hàng hóa phải ở dạng văn bản. Theo CISG, hợp đồng mua bán bằng miệng sẽ không cần được chứng thực bằng văn bản hay kết hợp với các tài liệu, điều này có nghĩa là thỏa thuận thông qua đàm phán bằng điện thoại hay gặp gỡ đều có hiệu lực.

Điều 2 của UCC bao gồm cái mà các luật sư goi là “trạng thái gian lận”. Theo § 2-201 của UCC, với những loại trừ nhất định được liệt kê tại § 2-201(3), loại hợp đồng mà CISG thường xuyên áp dụng sẽ không có hiệu lực trừ phi có văn bản được ký kết bởi hoặc cho bên mà hiệu lực áp dụng và văn bản phải phù hợp trong việc chỉ ra rằng hợp đồng mua bán hàng hóa đã được ký giữa các bên. Khi một trong hai “nhà buôn”, nếu một bên gửi một văn bản xác nhận hợp đồng cho bên kia và văn bản xác nhận này phù hợp với việc ràng buộc người gửi và nếu người nhận không phản đối văn bản đó trong vòng 10 ngày sau khi nhận, “trạng thái gian lận” của UCC được thỏa mãn. UCC § 2-201(2). Nhưng nhìn chung, theo UCC, trừ khi sự tồn tại của hợp đồng được thừa nhận hoặc đã có việc thanh toán hoặc giao hàng và chấp nhận, hợp đồng mua bán hàng hóa với trị giá hàng lớn hơn hoặc bằng $500 bằng miệng là không có hiệu lực.

Điều 11 của CISG tránh đi những thủ tục hình thức trên. Nó quy định rằng một hợp đồng mua bán hàng hóa không cần phải được ký kết hoặc được xác nhận lại bằng văn bản và có thể được chứng minh bằng bất kỳ cách nào, kể cả lời khai của nhân chứng. Mặc dù vậy, theo điều 12, điều 11 sẽ không được áp dụng nếu một bên của hợp đồng có trụ sở thương mại đặt tại một nước thành viên Công ước mà luật pháp nước đó quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa phải được ký hoặc xác nhận lại bằng văn bản và đồng thời nước đó cũng tuyên bố bảo lưu điều 96 của Công ước này về việc sẽ không áp dụng điều 11. Một vài nước thành viên Công ước đã có tuyên bố này, ví dụ như Trung Quốc, Liên Bang Nga và Ac- hen-ti-na. Để biết thêm thông tin chung về tuyên bố này, xem tại Table of Contracting States (Bảng: Các nước thành viên của Công ước. Công ước không thể ngăn cản người mua và người bán trong việc không tuân thủ hiệu lực của điều 12. Kết quả là, nếu một hợp đồng bằng miệng thất bại dưới CISG, cần phải xác định xem liệu rằng điều 12 có đang được thực thi.

Để biết thêm thông tin về vấn đề này, xem phần giải thích từ ngữ của Điều 11, Điều 12, Điều 96 CISG .

(f) Sự thiếu vắng của quy tắc “lời đề nghị hoàn hảo”

Chuyển sang vấn đề về các quy tắc của Công ước điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, sự khác biệt quan trọng nhất giữa luật nội địa của nước Mỹ và CISG đó là sự chấm dứt của quy tắc “lời đề nghị hoàn hảo”. Đây là nơi mà sự khác biệt giữa CISG và UCC có thể tạo ra những rắc rối quan trọng cho người mua khi anh ta có một hợp đồng mua hàng hóa được điều chỉnh bởi CISG và một hợp đồng bán lại hàng hóa đó được điều chỉnh bởi UCC. Người mua trong trường hợp này có một giao dịch “giáp lưng” được điều chỉnh bởi các quy tắc khác nhau về vấn đề từ chối hàng và hủy bỏ hợp đồng.



  • Dưới sự điều chỉnh của UCC, người mua có quyền từ chối một đề nghị giao hàng theo điều khoản giao hàng trong một hợp đồng mua bán hàng hóa mà việc giao hàng đó không thể phù hợp với hợp đồng trong bất kỳ điều kiện nào. Phần 2 -601 và bình luận 2 đến § 2-106. Đây chính là quy tắc “đề nghị hoàn hảo”. Theo đó, người mua có thể từ chối nhận hàng và hủy hợp đồng ngay cả trong trường hợp thiếu sót trong hàng hóa hay chứng từ được giao trước là không nghiêm trọng và người mua sẽ nhận được đáng kể những quyền thực thi và hàng hóa mà anh ta đã thương lượng để mua. (UCC thiết lập một tiêu chuẩn khác cho việc thực thi hợp đồng, § 2-612 và việc thu hồi chấp nhận, § 2-608. Trong một vài trường hợp, các quy định của nó về việc khắc phục thiếu sót, § 2-508, sẽ mang đến cho người bán cơ hội được khắc phục việc giao trước hàng hóa không phù hợp. Theo UCC § 1-203, mỗi hợp đồng đều phải quy định nghĩa vụ của các bên về việc đảm bảo trong việc thực hiện và thi hành hợp đồng. Trong một số ít các tình huống, tòa án đã xem xét nghĩa vụ này như việc hạn chế quyền viện dẫn quy tắc “lời đền nghị hoàn hảo”)

  • CISG quy định một tiêu chuẩn khắt khe hơn trong việc từ chối và hủy bỏ hợp đồng, điều này nghiêng nhiều về việc “phòng ngừa”. Theo như các quy định của Công ước, người mua không thể từ chối hàng hóa có khiếm khuyết và hủy bỏ hợp đồng trừ phi việc không phù hợp đó loại trừ người mua khỏi quyền lợi mà anh ta có quyền mong đợi từ hợp đồng này, thậm chí, chỉ khi người bán có thể tiên liệu được hoặc một bên khác trong trường hợp tương tự cũng có thể tiên liệu được. Điều này áp dụng điều 49 (1) trong đó cho phép người mua hủy bỏ hợp đồng chỉ khi mức độ vi phạm hợp đồng của người bán đạt đến mức “vi phạm cơ bản” như thuật ngữ được định nghĩa trong điều 25. Xem phần giải thích từ ngữ của Điều 25, Điều 49 và CISG Advisory Council Opinion No. 5 - The Buyer's Right to Avoid the Contract in Case of Non-Conforming Goods or Documents. (Hội đồng tư vấn CISG tùy chọn số 5 – Quyền của người mua trong việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hàng hóa hay chứng từ không phù hợp với hợp đồng)

  • Người mua thậm chí không thể yêu cầu hàng hóa thay thế trừ khi sự không phù hợp của hàng hóa tạo ra vi phạm cơ bản. Xem điều 46 (2). Xem phần giải thích thuật ngữ điều 46 CISG.

Cách khắc phục cho người mua và người bán theo CISG khi họ không muốn từ chối hàng hóa và hủy hợp đồng là tận dụng điều quy tắc “tự do của hợp đồng” được chỉ ra ở điều 6. Ví dụ, người bán muốn có được việc tuân thủ nghiêm ngặt trong việc thực thi điều khoản thanh toán thì có thể chỉ ra rằng “ Việc không tuân thủ bất kỳ quy định nào của điều khoản này được coi như là vi phạm cơ bản hợp đồng”. Đối với người mua mà việc giao hàng đúng thời hạn là rất quan trọng thì phải có cụm từ “thời gian là tuyệt đối quan trọng” trong bản hợp đồng.

H. Bởi vì cách thức chúng ta quản lý hàng tồn kho, quá trình sản xuất, việc bán hàng luôn “đúng lúc” nên sẽ không có việc giao hàng chậm hoặc giao hàng không phù hợp. Chúng ta sẽ bị CISG điều chỉnh như thế nào?

Theo CISG, đối với những người mua mà thời gian hoặc việc phù hợp tuyệt đối của hàng hóa với các tiêu chuẩn trong hợp đồng là rất quan trọng thì anh ta phải thương lượng về điều khoản trong hợp đồng rằng anh ta có quyền từ chối hay hủy hợp đồng nếu có bất kỳ sự trì hoãn hay không phù hợp với hàng hóa của hợp đồng. Họ nên dùng các điều khoản chỉ rõ rằng bất cứ sự trì hoãn nào trong việc thực hiện hợp đồng hoặc giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng sẽ là vi phạm “cơ bản” theo nghĩa của CISG. Theo ngôn ngữ của điều 25 CISG, một điều khoản như vậy sẽ nói rằng bất kỳ sự không phù hợp với hàng hóa của hợp đồng hay trì hoãn sẽ được coi như là gây ra thiệt hại cho nguời mua trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng và người mua có quyền được tránh hợp đồng đó. Ví dụ, một người mua bán lại hàng hóa theo một hợp đồng “giáp lưng” (back – to- back) được điều chỉnh bởi điều 2 UCC với việc áp dụng quy tắc “đề nghị hoàn hảo”, sẽ mong muốn hợp đồng còn lại được điều chỉnh bởi CISG của mình sẽ cũng phù hợp với nghĩa vụ của anh ta với người mua trong CISG. Dưới các quy định của Công ước, người mua không thể từ chối hàng hóa có thiếu sót và hủy hợp đồng trừ khi việc không phù hợp đó làm cho người mua trong một chừng mực nào đó bị mất đi cái mà anh ta có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng ngay cả khi chỉ nếu người bán có thể tiên liệu được hoặc một người khác cũng có thể tiên liệu được nếu trong hoàn cảnh tương tự. Điều này theo sau quy định của điều 49 (1) cho phép người mua có thể tránh được hợp đồng chỉ khi người bán vi phạm cơ bản”, như được định nghĩa ở điều 25. Người mua không thể yêu cầu hàng hóa thay thể trừ phi sự không phù hợp tạo nên vi phạm cơ bnar. Xem điều 46 (2). Những nhà soạn thảo ra Công ước đã lựa chọn không sử dụng quy tắc “để nghị hoàn hào” của UCC và một vài luật điều chỉnh hợp đồng nội địa khác.

I. Có điều gì mà chúng ta cần biết hoặc cần chú ý mà chúng ta chưa hỏi?

A. Tình huống của nước Mỹ

(a) Giảm giá

(b) Thông báo hàng không phù hợp với hợp đồng

(c) Đề phòng vi phạm hợp đồng

(d) Quyền được khắc phục thiếu sót

(e) Bất khả kháng

(f) Thời hạn hiệu lực

(g) Điều khoản giao hàng

(h)Phí luật sư coi như là tổn thất


  1. Giảm giá

Nếu bạn là người mua, bạn sẽ thích quy định về giảm giá của Công ước, còn nếu bạn là người bán, bạn rất có thể muốn sửa đổi lại giới hạn hiện thời của điều khoản trách nhiệm pháp lý để kết thúc điều đó. Điều 50 CISG cung cấp cho người mua trong trường hợp anh ta nhận được hàng hóa không phù hợp với hợp đồng một biện pháp khắc phục được quy định trong phạm vi luật dân sự. Khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, nếu người mua chấp nhận hàng như vậy thì có thể đơn phương giảm giá với tỷ lệ căn cứ vào sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp với hợp đồng vào lúc giao hàng. Có những tình huống mà khi đó điều 50 có thể tạo ra những niềm tin tốt hơn là cái có thể đạt được bằng việc thuyết phục một khiếu nại tổn thất. Ví nhụ như trong trường hợp ở một thị trường đang đi xuống hoặc khi khiếu nại tổn thất bị loại trừ bởi bất khả kháng . Để biết thêm giải thích về các quy định của điều 50, xem phần giải thích từ ngữ của điều này. Nó cho phép bạn tiếp cận các tình huống luật và các tạp chí pháp luật bình luận về vấn đề này.

  1. Thông báo hàng không phù hợp

Có một quy định của CISG nhận được sự chú ý của người mua khi anh ta nhận được hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Người mua phải gửi thông báo về việc hàng hóa không phù hợp một cách kịp thời và phù hợp nếu không họ sẽ mất đi các biện pháp khắc phục quy định trong CISG. Quy định phù hợp này của CISG là điều 39. Đối với những nhà kinh doanh Mỹ, rắc rối tiềm ẩn với họ về điều khoản này là các phần của nó dường như giống với bản đổi chiếu của UCC, nhưng nhiều phạm vi đã được giải thích chặt chẽ hơn. Xem phần giải thích thuật ngữ điều 39 CISG để có được sự phân tích gần nhất đối với 100 tình huống về điểm này và để tiếp cận với bình luận pháp luật về chủ đề này và CISG Advisory Council Opionion No. 2, Examination of the Goods and Notice of Non-Conformity: Articles 38 and 39. (Hội đồng tư vấn CISG, tùy chọn số 2: Kiểm tra hàng hóa và thông báo hàng không phù hợp với hợp đồng: điều 38 và 39).

Vì một điều khoản phạt cho việc không phù hợp với điều 39 sẽ chấm dứt mọi sự khắc phục theo CISG nên có 3 khía cạnh trong điều 39 mà chúng ta nên nhận thức một cách rõ ràng. Họ cần phải chú ý đến tính kịp thời của thông báo hàng không phù hợp của người mua, tính đặc trưng trong thông báo của người mua và khuyết tật tiềm ẩn.



    1. Mặc dù ngôn ngữ của nó có vẻ giống như UCC nhưng điều 39 (1) yêu cầu người mua phải thông báo cho người bán về bất cứ sự không phù hợp của hàng hóa với hợp đồng trong một khoảng thời gian mà một vài tòa án đã giải thích rất chặt chẽ. Để biết thêm chi tiết, xem Camilla Andersen, "Reasonable Time in Article 39(1) of the CISG", Pace Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods (Kluwer 1998) 63-176. (Camillia Andersen, “Thời gian hợp lý trong điều 39 (1) của CISG”, Pace Xem xét về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Kluwer 1998) 63 -176.)

    2. Thông báo của người mua phải chỉ rõ tính tự nhiên của sự không phù hợp. Một vài tòa án đã giải thích yêu cầu này rất chặt chẽ. Một vài tình huống của Đức để minh họa:

      • Một tình huống của tòa án quận về hàng thời trang, Landgericht München 3/07/1989 (đã có văn bản bằng tiếng Đức và bản dịch tiếng Anh). Thông báo của người mua hướng sự chú ý đến “trình độ công nhân kém và hàng hóa sai kích cỡ”. Tòa án coi vấn đề này là việc cụ thể hóa vẫn không thỏa đáng cho tính chất tự nhiên của việc thiếu phù hợp của hàng hóa.

      • Một quy tắc khác liên quan đến thịt lợn muối xông khói đông lạnh , Landgericht München, ngày 20 /03/ 1995 (có sẵn thông tin thêm cho tình huống này). Thông báo của người mua nói rằng, “hàng hóa bị ôi”. Tòa án cho rằng điều này chưa đủ cụ thể.

      • Nấm cục bị “mềm” là thông báo được đưa ra trong Landgericht Bochum, ngày 24/01/1996 (có sẵn thông tin bổ sung về tình huống này). Tòa án xếp thông báo này vào loại không phù hợp vì nó có sâu, mặc dù lý lẽ của người mua rằng hầu hết các nhà bán nấm phải biết rằng nấm bị mềm là biểu hiện của việc bị sâu.

      • Một điểm nhấn (high-water mark) có thể đạt được vào năm 1997 khi tòa án phúc thẩm từ chối một thông báo chỉ ra rằng 5 cuộn tấm chặn axit acrylic đã bị thiếu. Oberlandesgericht Koblenz, 31/01/1997 (có sẵn thông tin bổ sung về tình huống này)/ Tòa án cho rằng người bán đã không cụ thể hóa rằng anh ta muốn người mua phải khắc phục thiếu sót này như thế nào theo tinh thần của điều 39. Tòa án chỉ ra rằng mặc dù thông báo này là đúng lúc nhưng một thông báo không được cụ thể hóa một cách thỏa đáng thì cũng coi như là không có thông báo.

  • Trong một quyết định vào tháng 11 năm 1999, Bundesgerichtshof, VIII ZR 121/98 (có sẵn văn bản của tình huống và bản dịch tiếng Anh), tòa án tối cao Đức đã giải quyết một khiếu nại loại trừ hiệu lực của điều 39 (1) và vấn đề thông báo. Tòa án cấp dưới đã quyết định rằng người mua đã mất đi quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp bởi vì thông báo của nó theo điều 39 (1) không được đưa ra trong khoảng thời gian hợp lý sau khi người mua buộc phải phát hiện ra sự không phù hợp. Tòa án tối cao thấy rằng, trong những tình huống như vậy, thời hạn hợp lý bao gồm cả thời gian quyết định làm điều gì tiếp theo, thời gian để tham khảo chuyên gia, cân nhắc quan điểm của chuyên gia và một khoảng thời gian “thông thường” 1 tháng. Tòa án tối cao Đức giải quyết vấn đề không phù hợp của thông báo của người mua bằng cách chỉ ra rằng, khi mà vấn đề không phù hợp liên quan máy móc hoặc thiết bị kỹ thuật, “chỉ cần giải thích về các dấu hiệu, không cần phỉa có lời giải thích về nguyên nhân gây ra điều trên”. Xem phần bình luận về vấn đề này của giáo sư Peter Schlechtriem, chuyên gia hàng đầu về CISG. Ông vừa tán thành nhưng đồng thời cũng phê phán phán quyết này. Ông bình góp ý việc tòa án từ chối một tiêu chuẩn vượt quá trong việc cụ thể hóa cho thông báo theo quy định của điều 39 (1). Ông đặt câu hỏi về sự hợp lý trong việc kết hợp thời hạn kiểm tra hàng hóa của điều 38 (1) và thời hạn gửi thông báo hàng không phù hợp của điều 39 thành một điều khoản. Ông phê phán tham khảo của tòa tán đối với thời hạn “thông thường” 1 tháng của điều 39 (1), bằng việc chỉ ra ví dụ rằng 1 tháng là quá dài trong một vài tình huống (Xem thêm phần tình huống luật Annex to CISG Advisory Council Opinion No. 2, Examination of the Goods and Notice of Non-Conformity: Articles 38 and 39 and Bundesgericht 4C.198/2003/grl (phụ lục CISG – AC tùy chọn số 2, Kiểm tra hàng hóa và thông báo hàng không phù hợp với hợp đồng),tháng 11 năm 2003, một phán quyết của tòa án tối cao Thụy Sĩ về sự khác biệt ý nghĩa của văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp của điều 39 (1) và bản dịch tiếng Đức cho điều 39 (1) sẽ dẫn đến việc áp dụng những yêu cầu cụ thể hóa vô cùng khắt khe trong một vài phán quyết của tòa án Đức)

(3) Khác với UCC, điều 39 (2) quy định một thời gian cố định tuyệt đối ngay cả trong trường hợp có những thiếu sót tiềm ẩn mà người mua không thể nào phát hiện được trong khoảng thời gian đó.

Điều 44 cung cấp một giải pháp chắc chắn để đền bù cho người mua trong trường hợp anh ta có “loại trừ thích đáng” cho việc không cung cấp thông báo bắt buộc về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Nhưng vì điều 44 lại được thêm vào Công ước trước sự thúc giục của đại biều các nước đang phát triển mà người mua các các nước đó có vẻ ít tinh thông hơn, nó sẽ không bảo vệ một cách chính đáng những người mua tinh thông trong nhiều trường hợp. Xem phần giải thích thuật ngữ điều 44 CISG.

Điều 40 cung cấp một “van an toàn” nữa cho thông báo hàng không phù hợp. Để biết thêm thông tin về điều khoản này, xem phần giải thích từ ngữ điều 40 CISG. Điều 40 được kiểm tra vào năm 1980 bởi trọng tài thuộc Phòng thương mại Stockholm (có sẵn bản tiếng Anh về tình huống này). Đó là một quá trình trong đó nhà tư vấn Mỹ có thể đạt được niềm tin từ khách hàng của anh ta, người mà 4000 tấn rail press hoàn toàn bị méo sau khi thời hạn thông báo trong điều 39 kết thúc. Thất bại do một thay đổi nhỏ về phần cứng. Người mua viện dẫn thành công điều 40 với nội dung:

Người mua không có quyền viện dẫn các quy định ở điều 38 và 39 [ Điều 38 quy định về thởi hạn kiểm tra hàng hóa, Điều 39 quy định về thông báo hàng không phù hợp với hợp đồng] nếu như việc không phù hợp đó liên quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hoặc không thể không biết và họ đã không thông báo cho người mua.”     



(c) Đề phòng vi phạm hợp đồng

Trong rất nhiều tình huống thương mại thông thường, người bán hoặc người mua buộc phải tin tưởng rằng đối phương sẽ thực hiện hợp đồng. Người mua sẽ làm gì nếu anh ta phát hiện ra rằng nguồn cung hàng thường xuyên của người bán đã bị cắt hoặc người bán đã giao hàng hóa khiếm khuyết cho những người khác? Còn người bán sẽ làm gì nếu anh ta phát hiện bản báo cáo rằng người mua đã không nhận hàng hóa được giao của một bản hợp đồng với người khác hoặc nếu như ngân hàng quen của người mua đã hủy khoản vay và …thư tín dụng (letter of credit facility) hoặc người mua không ký được hợp đồng với đối tác chính của anh ta? Dưới sự điều chỉnh của CISG, việc một bên có căn cứ hợp lý để suy luận rằng bên kia không thể thực hiện hợp đồng là khó khăn hơn so với quy định của điều 2 UCC.

Điều 71 của UCC giải quyết vấn đề mất an toàn đối với việc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Mặc dù điều 71 quy định việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng dựa trên chứng cứ của sự không đảm bảo đối với việc thực hiện hợp đồng của bên kia nhưng tiêu chuẩn cũng rất hạn chế. Tiêu chuẩn đó là khi một bên hiển nhiên không thể thực hiện một phần đáng kể nghĩa vụ của anh ta. Giáo sư Honnol khẳng định rằng điều đó có nghĩa là phải có những nguyên nhân khách quan chỉ ra khả năng của việc không thực hiện hợp đồng là lớn.” J. Honnold, Uniform Law for International Sales Under the 1980 United Nations Convention § 388 (3rd ed. 1999) (J.Honnol, Luật thống nhất cho Công ước Liên hợp quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ). Kết quả là, việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng và quyền được yêu cầu sự đảm bảo thích đáng cho việc thực hiện hợp đồng sẽ không bao gồm trong CISG. Một bên nếu muốn được yêu cầu về sự đảm bảo trong việc thực thi hợp đồng trong trường hợp anh ta có được nguyên nhân hợp lý cho việc không đảm bảo tuân thủ việc thực hiện hợp đồng của bên kia, sẽ thương lượng trong ngôn ngữ hợp đồng về việc áp dụng tiêu chuẩn của điều 71.

Quan trọng hơn là, điều 71 không quy định rằng bên tạm hoãn thực hiện hợp đồng có thể hủy hay “tránh” hợp đồng nếu bên kia không đưa ra lời đảm bảo hợp lý về việc thực hiện hợp đồng. Việc hủy bỏ hợp đồng được cho phép chỉ khi hiển nhiên là bên kia là sẽ tạo ra “vi phạm cơ bản”. Điều 72 (1). Do đó, một bên nếu muốn có quyền được hủy hợp đồng trong trường hợp bên kia không thực thi cam kết thỏa đáng về việc thực hiện hợp đồng đúng thời hạn thì cần phải thương lượng điều khoản hợp đồng chỉ rõ rằng bất kỳ sai trái nào trong việc thực thi cam kết thỏa đáng sẽ là vi phạm cơ bản theo nghĩa của CISG hoặc sẽ được coi như dẫn đến tồn hại đáng kể cho người mua đến chừng mực mà ngăn cản điều mà anh ta có quyền được chờ đợi trong bản hợp đồng này và rằng người mua sẽ có quyền được hủy bỏ hợp đồng.

Để biết thêm thông tin về vấn đề này, xem Yinhao Yang, Suspension Rules under Chinese Contract Law, the UCC and the CISG: Some Comparative Perspectives, và phần giải thích từ ngữ của điều 71, 72 CISG.

(d) Quyền khắc phục thiếu sót

Phù hợp với hướng tiếp cận của nó đối với hậu quả của thiếu sót trong việc thực hiện hợp đồng, CISG cho người bán quyền được khắc phục rất nhiều các dạng thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Quyền này phải được thực hiện theo một cách nhất định. Trong một vài tình huống, người mua bị ràng buộc bởi đề nghị khắc phục thiếu sót của người bán nếu anh ta không có phản ứng gì trong một khoảng thời gian hợp lý.

Ba điều dưới đây của Công ước giải quyết vê quyền khắc phục thiếu sót của người bán:



  • Điều 34 cho phép người có thể trước kỳ hạn giao nộp chứng từ, khắc phục những lỗi của chứng từ khiếm khuyết miễn là việc thực thi quyền này không gây cho người mua bất kỳ trở ngại hay phí tổn bất hợp lý nào.

  • Điều 37 giải quyết việc giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng trước thời hạn giao hàng quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp này, người bán có quyền thay thế hàng hóa không phù hợp hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hàng hóa được giao miễn là nó được thực hiện trước khi thời hạn giao hàng và không gây bất kì trở ngại hay phí tổn bất hợp lý nào cho người mua.

  • Điều 48 cho phép người bán quyền khắc phục “bất kỳ thiếu sót nào trong việc thực hiện quyền của anh ta ngay cả sau khi hết thời hạn giao hàng nếu điều đó không kéo theo một sự chậm trễ vô lý và không gây cho người mua những trở ngại phi lý hay sự không chắc chắn về việc người bán phải hoàn trả các chi phí mà người mua phải gánh chịu. Quyền được khắc phục này áp dụng cho trường hợp vi phạm hợp đồng do lỗi không giao hàng đúng thời hạn quy định. Điều 48 thiết lập một quy trình cho người bán thực hiện nếu anh ta mong muốn thực hiện quyền này. Người bán cần yêu cầu người mua cho biết là người bán có chấp nhận loại trừ khiếm khuyết trong một thời hạn cụ thể tùy vào người bán hay không. Nếu người mua không trả lời trong một thời gian hợp lý nhất định, người bán có quyền thực hiện quyền này và người mua có nghĩa vụ phải chấp nhận việc thực hiện quyền trong thời hạn chỉ định trong yêu cầu của người bán. Điều 48 (3) quy định rằng một thông báo bởi người bán rằng anh ta sẽ thực hiện việc loại trừ thiếu sót trong một khoảng thời gian ấn định đã bao gồm cả yêu cầu người mua cho biết họ chấp nhận việc loại trừ thiếu sót hay không. Các bên được tự do sửa đổi các quy tắc của Công ước về quyền khắc phục thiếu sót của người bán. Đối với những người mua mà thời gian của anh ta là rất quan trọng thì có thể thương lượng trong ngôn ngữ hợp đồng về việc chỉnh sửa hoặc loại trừ điều 48.

Để biết thêm thông tin về quyền khắc phục thiếu sót của người bán, xem phần giải thích thuật ngữ của điều 34, 37, 48 của CISG.

(e) Bất khả kháng



Điều 79 giải quyểt vấn đề Bất khả kháng song mục đích của nó vẫn chưa rõ ràng. Câu đầu tiên của điều 79 (1) đề cập đến việc người bán hoặc người mua “không thể thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của anh ta…”. Mặc dù vậy, giáo sư Honnold kết luận rằng, đó là thứ ngôn ngữ rất rộng “không thể áp dụng cho thiếu sót trong việc thực hiện hợp đồng ví dụ như việc giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng” J. Honnold, Uniform Law For International Sales under the 1980 United Nations Convention § 426 (3rd ed. 1999).). Ý kiến này vẫn chưa thống nhất. Những quan điểm khác nhau về vấn đề này đã được thảo luận bởi tòa án tối cao Đức. Xem thêm Bundesgerichtshof, VIII ZR 121/98, 24/3/1999 (đã có tình huống, phần dịch tiếng Anh của nó và các bình luận liên quan đến tình huống bởi Peter Schlechtriem)

Để sử dụng tốt điều 79, bên mặc định phải chứng minh rằng việc không thực hiện hợp đồng của mình là do trở ngại ngoài tầm kiểm soát của anh ta. Hơn nữa, anh ta cũng phải chứng minh rằng không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính đến trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hay sau khi bị ràng buộc bởi hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục hậu quả của nó. Nếu như việc không thực hiện hợp đồng là do lỗi của bên thứ ba, người cam kết với bên vi phạm hợp đồng thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ của hợp đồng thì bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh rằng bên thứ ba được miễn trách nhiệm pháp lý theo cùng tiêu chuẩn. Giáo sư Honnold đã chỉ ra rằng việc miễn trách nhiệm pháp lý không áp dụng cho việc người cung cấp của người bán không thực hiện hợp đồng với anh ta. Người bán phải cam kết buộc người cung cấp thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng với người mua. Id. at §§ 433-434.

Để biết thêm thông tin về bản đổi chiếu của CISG, xem giải thích từ ngữ của điều 79 CISG

Điều 79 loại trừ bên mặc định khỏi trách nhiệm pháp lý đối với các tổn thất nhưng nó không loại bỏ những biện pháp khắc phục khác theo CISG như phòng tránh, i.e., hủy bỏ vi phạm hay giảm giá. Ví dụ nếu như vì một trở ngại ngoài tầm kiểm soát mình, người mua không thể thanh toán hoặc gửi thư tín dụng đúng thời hạn, người bán có thể không có quyền khiếu nại về thiệt hại nhưng có thể có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu như có sự vi phạm cơ bản hoặc anh ta có thể theo quy trình được quy định ở điều 63. Điều 63 quy định rằng, người bán có thể quy định một thời hạn bổ sung hợp lý để người mua thực hiện việc thanh toán. Nếu người mua không thanh toán hoặc tuyên bó sẽ không thanh toán trong thời hạn bổ sung đó thì theo điều 64(1)b, người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng.Theo điều 47 và 49, người mua có quyền tương tự đối với trường hợp người bán không giao hoặc chậm giao hàng.

Xem phần giải thích từ ngữ của điều 47, 49, 63, 64 của CISG.



(f) Thời hạn hiệu lực:

Khác với điều 2 của Quy tắc thương mại thống nhất, CISG không chứa đựng điều khoản giới hạn thời gian mà trong khoảng thời gian đó người mua phải kiện ra tòa án hoặc trọng tài.

Mặc dù vậy có một hiệp ước quy định thời hạn hiệu lực áp dụng cho các loại hợp đồng điều được CISG điều chỉnh: Công ước về thời hạn hiệu lực trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Nghị định thư 1980 của nó (Công ước thời hiệu). Chúng có hiệu lực ở Mỹ vào năm 1994. Công ước về thời hiệu điều chỉnh tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau là các bên của Công Ước. Một vài nước đã thừa nhận CISG nhưng vẫn chưa thừa nhận Công ước về thời hiệu. Công ước về sau thiết lập một thời hiệu là 4 năm, thời hiệu này được quy định tại § 2-725 của UCC. Thời hiệu 4 năm được bắt đầu tính vào ngày phát sinh khiếu nại. Hầu hết các khiếu nại phát sinh vào ngày mà hàng hóa được thực sự giao cho người mua. Quy tắc này sẽ áp dụng cho các khiếu nại có liên quan đến việc biểu thị hay hàm ý về việc bảo hành. Điều 11 của Công ước về thời hiệu quy định rằng, nếu có một biểu thị về sự cam kết liên quan đến hàng hóa “mà đã chỉ ra rằng chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định” thì thời hạn hiệu lực sẽ bắt đầu vào ngày sớm hơn ngày người mua gửi thông báo không phù hợp hoặc ngày mà thời hạn cam kết hết hạn. Công ước cũng quy định khiếu nại về gian lận được nêu trước khi hợp đồng hết hạn hoặc trong khi thực hiện hợp đồng thì nó sẽ được tính vào ngày mà gian lận đã và có thể bị phát hiện.

Mặc dù người bán và người mua có thể ,thông qua hợp đồng, loại trừ hoàn toàn sự áp dụng của Công ước về thời hiệu, thời hạn 4 năm không thể được rút ngắn, trừ phi bởi một điều khoản thi hành quy định rằng trọng tài phải tiến hành trong một thời gian ngắn hơn. Tương tự như vậy, các bên không thể mở rộng nó trừ khi có một tuyên bố bằng văn bản được ký bởi người…trong thời hạn hiệu lực. Kết quả là dường như nếu như tiến hành một mình thì nỗ lực của người bán trong việc sửa chữa một vấn đề sẽ không mở rộng thời hạn hiệu lực.

Mặc dù vậy, cũng cần phải nhớ rằng điều khoản chú ý của điều 39 CISG, khiếu nại bị truất quyền vì quá hạn sẽ có hiệu lực trước thời gian được quy định bởi Công ước về thời hiệu. Điều 39 quy định: “người mua sẽ mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về việc không phù hợp đó trong một khoảng thời gian hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó…Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu như họ không thông báo cho người bán biết việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã được thực sự giao cho người mua…”. Nếu tính riêng điều này có nghĩa là dưới sự điều chỉnh của Công ước, người mua sẽ có được sự khắc phục cho khiếm khuyết chỉ khi thỏa mãn điều kiện của điều 39 ngay cả trong trường hợp không thể kịp phát hiện ra khiếm khuyết để thỏa mãn thời hạn 2 năm. Mặc dù vậy, như đã được chú ý từ trước, hai điều khoản của Công ước cải thiện tác dụng của điều 39. Điều 40 loại trừ người bán khỏi việc viện dẫn quy định của điều 39 “nếu sự không phù hợp với hợp đồng liên quan đến các yếu tố mà [người bán] đã biết hoặc không thể không biết và họ đã không thông báo cho người mua”. Điều 44 giới hạn tác dụng của điều 39 bằng việc bảo lưu quyền của người mua được giảm giá chiếu theo điều 50 hay đòi bồi thường thiệt hại, ngoại trừ khoản lợi bị lỡ, nếu người mua có lý do hợp lý để giải thích vì sao họ không thông báo tin tức cần thiết cho người bán được yêu cầu ở điều 39.

Để biết thêm thông tin về Công ước thời hiệu, truy cập vào trang cơ sở dữ liệu về Công ước này.

(g) Điều khoản giao hàng

Đối với những thương nhân quốc tể, Incoterms (Điều kiện cơ sở giao hàng) phù hợp hơn là điều khoản giao hàng quy định trong UCC. CISG không bao gồm định nghĩa về điều khoản giao hàng. Incoterms cụ thể hóa những thay đổi và chi tiết quan trọng mà CISG không điều chỉnh. Do đó, bên cạnh CISG, vẫn có Incoterms để xác định sự chuyển giao rủi ro và điều kiện giao hàng mà bạn muốn. Trên thực tế, nếu bạn không muốn áp dụng Incoterms, bạn có thể loại trừ chúng. Hai tòa án của Mỹ đã quy định rằng chúng hợp nhất thông qua điều 9 (2); xem tại BP Oil International v. Empresa Estatal Petroleos de Ecuador, 332 F.3d 333 (5th Cir. 11 June 2003), và St. Paul Guardian Ins. Co. v. Neuromed Medical Systems & Support, GmbH, (S.D.NY 26 March 2002)

Đối với hướng dẫn về việc sử dụng đúng Incoterms, sự đánh cuộc tốt nhất cho bạn tiếp tục là những ấn phẩm của Jan Ramberg. Xem phần tham khảo công trình của ông bên dưới tại mục “ Sách”

(h) Phí luật sư coi như là thiệt hại

Các thiệt hại được bồi thường trong điều 74 CISG có bao gồm phí luật sư để được bồi thường những thiệt hại đó hay không?

Ở Mỹ thì dường như là không. Xem Zapata Hermanos Sucesores, S.A. v. Hearthside Baking Co., Inc. (United States, N.D. IL 29 August 2001), reversed 313 F.3d 385 (7th Cir. 19 November 2002) cert (đơn yêu cầu phúc thẩm) bị từ chối ngày 1/12/2003. Tòa án lý luận rằng các nguyên tắc xác định khi nào vi phạm phải bồi hoàn phí luật sư cho bên kia được là một phần của thủ tục chứ không phải là luật định. Tòa cũng kết luận rằng không có nền tảng hỗ trợ cho Công ước hay các tình huống được giải quyết dựa trên Công ước để giải thích cho từ ngữ “thiệt hại” được dự tính bao gồm cả phí luật sư. Về mặt kháng án, Tòa án tối cao đã mời vị Chủ tịch cố vấn pháp luật đệ trình một bản tóm tắt ngắn trình bày quan điểm của chính phủ liên bang. Trong một bản tóm tắt, cố vấn pháp luật của Department of State joined, chủ tịch cố vấn pháp luật đã khẳng định rằng “tòa án phúc thẩm cho rằng thuật ngữ “thiệt hại” trong điều 74 không bao gồm phí luật sư là đúng đắn và ủng hộ sự từ chối đơn yêu cầu phúc thẩm về vấn đề này và các nguyên nhân khác. Quyết định của cả hai tòa án cấp thấp hơn và bản tóm tắt được đệ trình lên tòa án Tối cao đã được công bố trên cơ sở dữ liệu này. Xem bên dưới, phần lịch sử tình huống của các tình huống được trình bày.

Trong Opinion No. 6 Calculation of Damages under CISG Article 74 (Tùy chọn số 6 Tính toán thiệt hại theo điều 74 CISG), Hội đồng tư vấn CISG đã đạt được kết luận tương tự nhưng với những lý do khác.

PART II

PHẦN II:

A. CISG hướng dẫn nghiên cứu:

Bài nghiên cứu hàng đầu về CISG là Claire M. Germain, "The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods: Guide to Research and Literature" (Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Hướng dẫn nghiên cứu và tài liệu”), Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods (Kluwer Law International 1995) 117-145 ( Xem xét Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)

Có rất nhiều nghiên cứu về CISG nói chung và các khía cạnh về các điều khoản của nó nói riêng. Bạn có thể tham khảo một vài trong số chúng:


  • Holdsworth, Judith L., Practical Application of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG) (Thực tiễn áp dụng của Công ước về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG))

  • Volumes 4-5, International Contract Manual, S. Eiselen and A. H. Kritzer, Thompson West (2008). (Quyển 4 – 5, Cẩm nang Hợp đồng quốc tế, S. Eiselen and A. H. Kritzer, Thompson West (2008). Hai tập sách này cập nhật các Hướng dẫn của giáo sư Kritzer về thực tiễn áp dụng của Công ước (1991 – 1994). Tác phẩm này giải thích cả UCC và CISG)

  • Guide to the International Sale of Goods Convention (Looseleaf, 2 volumes. (Hướng dẫn về Công ước mua bán hàng hóa quốc tế (Loosefeaf, 2 quyển. Sưu tầm các nghiên cứu về vô số các chủ để của CISG. W. A. Hancock, Editor. Xuất bản bởi Business Laws.

Ngoài cơ sở dữ liệu của cisgw3 mà hướng dẫn này là một phần trong đó, phần còn lại là các website chứa các thông tin hữu ích về Công ước và các vấn đề liên quan.
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương