HẦM ĐƯỜng sắt và HẦM ĐƯỜng ôTÔ quy phạm thi côNG, nghiệm thu railway and highway tunnels – Codes for construction, check and acceptance



tải về 281.29 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích281.29 Kb.
#13559
  1   2   3   4
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4528:1988

NHÓM H

HẦM ĐƯỜNG SẮT VÀ HẦM ĐƯỜNG ÔTÔ - QUY PHẠM THI CÔNG, NGHIỆM THU

Railway and highway tunnels – Codes for construction, check and acceptance


  1. Quy định chung

1.1.Quy phạm này dùng để thi công và nghiệm thu khi xây dựng hầm qua núi cho đường sắt (khổ 1435mm) và đường ô tô.

1.2.Việc thi công hầm ở nơi có trượt lở, vùng chính sách động đất từ cấp 7 trở lên, ngoài các quy định trong tiêu chuẩn này còn phải phù hợp với các quy định hiện hành khác có liên quan.

1.3.Trong quá trình thi công hầm cần tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn "an toàn lao động trong xây dựng" (QPVN 14: 1979) và tiêu chuẩn "phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình" (TCVN 2622:1978).

1.4.Chỉ tiến hành thi công hầm sau khi đồ án thiết kế tổ chức thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải phù hợp với "tiêu chuẩn tổ chức thi công" (TCVN 4055:1985).

Đồ án thiết kế tổ chức thi công phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:


  1. Các phương pháp và tiến độ đào hầm trên từng đoạn.

  2. Các thiết bị và vật tư để thi công, bố trí kho bãi, lán trại và tổ chức nhân lực.

  3. Bố trí đường đi lại, đường vận chuyển để thi công.

  4. Vị trí đoạn đào ngầm, đoạn đào lộ thiên, bãi thải đất đá.

  5. Bố trí cơ giới trên từng đoạn theo thời gian.

  6. Những biện pháp đặc biệt để sử lí ổn định đất và taluy.

  7. Những biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh (kể cả cho đường ô tô, đường sắt đi qua trên hầm).

15.Các trạm trộn bê tông, xưởng làm ván khuôn, cốt thép và các công trình phục vụ thi công khác nên tổ chức tại hiện trường.

1.6.Việc cấp khí ép cho bộ phận đào ngầm và bộ phận đào lộ thiên có thể từ các trạm cố định hoặc từ các trạm di động. Công suất, số lượng và vị trí các trạm khí ép cần được thể hiện trong thiết kế tổ chức thi công.

1.7.Điện dùng cho thi công lấy từ lưới điện quốc gia theo đường cấp trên không hoặc đi ngầm, với điện áp 6 đến 10KV vào máy biến thế. Trong trường hợp không gần lưới điện quốc gia cần cấp điện bằng các trạm phát riêng của công trường.

Cấp điện cho các nhóm tiêu thụ phải riêng rẽ (đào hầm, thông gió, thoát nước, chiếu sáng…) và công suất phải đủ cho tất cả các phụ tải cùng sử dụng một lúc.

1.8.Phải đảm bảo điện thoại và các phương tiện thông báo khác liên tục trong suốt thời gian thi công.

Cáp điện phải treo cao, không được rải trên nền, nối đi và nơi làm việc.

1.9.Trong quá trình đào hầm phải theo dõi chặt chẽ và có hệ thống tình hình địa chất thực tế (như ổn định của mặt đào, sự thay đổi bề dầy của vỉa, độ cứng của đất đa, độ nứt nẻ) và tình hình địa chất thuỷ văn trong mặt đào. Các kết quả quan sát được phải ghi vào nhật kí thi công (phụ lục 8). Cần theo dõi những biến dạng của mặt đất, của những công trình trên mặt đất và trong lòng đất ở xung quanh khu vực hầm. Các sai khác về địa chất, địa chất thuỷ văn so với dự kiến của thiết kế và biến dạng của các công trình cần báo cáo ngay cho chủ đầu tư và cơ quan thiết kế biết để có biện pháp xử lí.

1.10.Công trình phục vụ thi công ở hiện trường phải đảm bảo khả năng sử dụng hiệu quả và thuận tiện nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cần có dự kiến sử dụng các công trình đó sau khi thi công xong hầm.

1.11.Cần có biện pháp chèn lấp chắc chắn các đường lò phụ (dùng trong thi công), các khe hở giữa vỏ hầm và nền đất trong thời gian sớm nhất sau khi làm xong hầm.

1.12.Đơn vị thi công cần lập các hồ sơ theo dõi thi công và hồ sơ hoàn công để có cơ sở nghiệm thu và quản lí công trình sau này.



  1. Công tác đo đạc

2.1.Lưới khống chế định tuyến cần bố trí trên mặt đất, dọc tuyến hầm theo các điều 2.2 đến 2.8 trong quy phạm này. Các điểm khống chế được chuyền và cố định tại đáy giếng, cửa hầm, cửa hàng dẫn cũng như tại các công trình trên mặt đất.

Trong quá trình đo đạc trên mặt đát cũng như khi chuyển toạ độ, độ cao các điểm khống chế xuống dưới mặt đất cần xây dựng các mốc đo đạc theo yêu cầu của điều 2.2 và các điều 2.12 đến 2.16 của quy phạm này.

2.2.Mốc đo đạc trên mặt đất phải xây dưng theo tiêu chuẩn mốc vĩnh cửu, bằng các thanh kim loại trong khối bê tông chôn trong đất. Trong điều kiện cần thiết phải có các công trình bảo vệ và có các mốc đánh dấu để xác định các mốc đo một cách chắc chắn.


    1. Lưới tam giác khống chế đường hầm cần thoả mãn các yêu cầu nêu trong bảng1.

Khi thi công đồng thời hai hầm trở nên, thì cấp lưới tam giác cần xác định dựa theo chiều dài lớn nhất của tất cả các hầm.

Các góc và cạnh của lưới tam giác cần đo hai lần, cách nhau ít nhất là một tháng. Các cạnh của lưới tam giác cần bố trí không dài quá 3km dọc tuyến hầm và giữa các đỉnh của tam giác không qúa 2km.

2.4.Trong trường hợp lưới tam giác khống chế là lưới đường sườn thì độ chính xác lấy theo bảng 2.

2.5.Lưới đường sườn trên mặt đất, dọc tuyến hầm cần bố trí theo hệ thống đường chuyền khép kín, hoặc đường chuyền hở nằm giữa các cạnh của lưới tam giác và đường định tuyến hầm.

Cho phép dùng đường chuyền cơ bản làm lưới khống chế định tuyến để xây dựng đường hầm có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 1km.

Đường chuyền cơ bản phải thoả mãn các điều kiện sau:

Chiều dài cạnh từ 100 đến 300m;

Sai số khép kín theo chu vi không được lớn hơn 1/35.000 đối với hầm dài từ 500m trở lên và không được lớn hơn 1/20000 đối với hầm dài dưới 500m;

Sai số trung phương đo góc không được vượt quá 3 giây;

Khi độ dài, hệ số ngẫu nhiên không được vượt quá 0,0003 và hệ số sai số hệ thống không được quá 0,00001.

Đo góc hoặc đo dài phải tiến hành hai lần, cách nhau ít nhất một ngày đêm (24h) với cùng một loại máy đo.

2.6.Cùng với việc lập lưới đường chuyền cơ bản, ở những chỗ cần phải thiết lập lưới giải tích dạng chuỗi hay lưới tam giác dầy đặc dựa trên cạnh của tam giác. Cho phép lập lưới giải tích độc lập để chuyền toạ độ qua cửa hầm, giếng đứng, hàng ngang. Chiều dài của lưới giải tích nên lấy từ 300 đến 600m, sai số đo góc trong tam giác không được lớn hơn  10 giây.

2.7.Hệ thống mốc đa giác cần được xác định với độ chính xác cấp I và II; khi đó khoảng cách giữa các mốc không được nhỏ hơn 2000m.

Hệ thống mốc trung gian (xen kẽ giữu các mốc của đường sườn) cần xác định vơi đôi chính xác cấp III và IV. Phải xác định ít nhất 3 mốc trung gian cho mỗi giếng đứng, hàng ngang hay cửu hầm.

Sai số giới hạn của lưới đường chuyền cấp III không được lớn hơn 10mm. ; còn đường chuyền cấpIV không được lớn hơn 20mm , trong đó L - chiều dài của đường chuyền, tính bằng km. Trong lưới đường chuyền cấp IV số trạm đo cần 16 trạm/km, sai số cho phép là (15mm. ), trong đó n - số trạm đo trong đường chuyền.


Каталог: uploads -> FileLargeTemp
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68-198: 2001
FileLargeTemp -> Thiết bị ĐẦu cuối hệ thống thông tin an toàn và CỨu nạn hàng hải toàn cầu gmdss
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn việt nam tcvn 6303 : 1997
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 135: 2001 chống sét bảo vệ CÁc công trình viễn thôNG
FileLargeTemp -> Tcn 68 132: 1998 CÁp thông tin kim loại dùng cho mạng đIỆn thoại nội hạt yêu cầu kỹ thuật multipair metallic telephone cables for local networks Technical requirement MỤc lụC
FileLargeTemp -> Technical standard
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành 14tcn 195: 2006
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 216: 2002
FileLargeTemp -> Tcn 68 217: 2002 thiết bị ĐẦu cuối kết nối vào mạng viễn thôNG

tải về 281.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương