HIỆn trạng kinh doanh cá CẢnh biển tại thành phố HỒ chí minh nguyễn Ngọc Quyến, Vũ Cẩm Lương và Nguyễn Minh Đức



tải về 141.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích141.04 Kb.
#30791
HIỆN TRẠNG KINH DOANH CÁ CẢNH BIỂN

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Ngọc Quyến, Vũ Cẩm Lương và Nguyễn Minh Đức

Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
ABSTRACT

GIỚI THIỆU

Trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người nuôi cá cảnh biển vào mục đích giải trí hoặc kinh doanh, giá trị giao dịch thương mại cá cảnh biển từ 200 – 300 triệu USD mỗi năm (Dowling, 2004). Do vị trí nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có nhiều tiềm năng sản xuất, kinh doanh cá cảnh do có khí hậu nhiệt đới, bờ biển trải dài với nhiều vũng, vịnh và tài nguyên thiên nhiên thủy sản phong phú. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh đã là trung tâm cá cảnh của Việt Nam vì có khí hậu nhiệt đới thuận lợi và có lịch sử sản xuất, kinh doanh cá cảnh lâu đời.

Những nghiên cứu về cá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh trước đây có nhiều nhưng chủ yếu tập chung vào các đối tượng cá cảnh nước ngọt như Luong và ctv. (2002), Vũ Cẩm Lương (2008). Những nghiên cứu về cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh và thông tin về hiện trạng kinh doanh cá cảnh biển còn hạn chế. Do đó, với số liệu điều tra thực tế nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm thông tin về hiện trạng kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2009 – 12/2010. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn ngẫu nhiên 20 chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.

Thông tin được mã hóa, lưu trữ và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows ở mức ý nghĩa α = 0,05. Định danh của các loài cá được thực hiện qua việc tham khảo cơ sở dữ liệu Fishbase và trang web Wikipedia.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Lao động

Ngoài lao động trong gia đình thì các cửa hàng cũng thuê lao động để đảm bảo hoạt động kinh doanh (bảng 1). Đa số các chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển trước kia là những người chơi cá cảnh biển sau đó họ phát triển lên thành kinh doanh. Những người chơi cá cảnh này chủ yếu là nam nên tương tự như nghiên cứu của Bùi Thế Bình (2008) trong các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này nam giới thường giữ vai trò chính. Trong số LĐTM (lao động thuê mướn) thì nữ thường bán hàng ngay tại cửa hàng, còn nam thường làm công việc nặng như lắp đặt bể nuôi cá cảnh cho khách hàng và vận chuyển trang thiết bị hay công việc liên quan đến dịch vụ bên ngoài cửa hàng. LĐNN (lao động người nhà) nữ ít hơn nam vì nữ chủ yếu bán hàng và quản lý kinh tế còn nam thường vừa bán hàng lại vừa điều phối hoạt động dịch vụ ngoài cửa hàng.


Bảng 1: Lao động trong các cửa hàng cá cảnh biển tại TP HCM

Chỉ tiêu

Min

Max

Sum

Mean

SE

Lao động người nhà (người)

1

3

33

1,65

0,15

Nam

0

2

20

1,00

0,10

Nữ

0

1

13

0,65

0,11

Lao động thuê mướn (người)

1

4

49

2,45

0,19

Nam

1

4

44

2,20

0,20

Nữ

0

1

5

0,25

0,10

Các số liệu khảo sát cũng cho thấy lượng lao động trong các cửa hàng kinh doanh chủ yếu là lao động thuê mướn, với số lượng cao hơn số lao động gia đình. Kết quả này trái ngược với kết quả khảo sát trước đây của Bùi Thế Bình (2008). Lực lượng lao động thuê ngoài tăng lên có thể do hoạt động kinh doanh của các cửa hàng ngày càng phát triển nên nhu cầu lao động tăng lên, các cửa hàng phải thuê thêm lao động để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình.



Thời gian và mặt bằng kinh doanh

Thời gian kinh doanh và mặt bằng kinh doanh của cửa hàng cá cảnh biển cũng biến động lớn giữa các cửa hàng (bảng 2). Thời gian kinh doanh tương tự như nghiên cứu của Bùi Thế Bình (2008) tuy nhiên lại tương đối thấp so với thời gian kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh nước ngọt (Huỳnh Thị Thu Trang, 2005).

Mặt bằng kinh doanh cá cảnh biển chủ yếu thuê mướn (bảng 2). Do chủ các cửa hàng chủ yếu thuê mặt bằng để kinh doanh và hoạt động kinh doanh tập trung nơi đông dân cư nên mặt bằng kinh doanh tương đối nhỏ. Cửa hàng là nơi bán và trữ cá đối với các hộ kinh doanh nhỏ nhưng các hộ kinh doanh quy mô lớn thường có nơi trữ cá riêng nên cửa hàng chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu cá cảnh.

Bảng 2: Thời gian kinh doanh và mặt bằng kinh doanh của các cửa hàng


Chỉ tiêu

N

Min

Max

Sum

Mean

SE

Thời gian kinh doanh (năm)

20

3

13

113

5,65

0,59

Diện tích mặt bằng kinh doanh (m2)

20

9

40

383

19,15

1,66



Hình thức kinh doanh

Đa số cửa hàng đều bán sỉ và bán lẻ, số cửa hàng chỉ bán lẻ chiếm tỉ lệ thấp và cửa hàng có xuất khẩu chiếm 15% (bảng 3). Điều đó cho thấy ngoài bán trực tiếp cho người chơi thì các cửa hàng cũng mua lại của nhau khi cần thiết. Hoạt động này làm tăng tính liên kết giữa các cửa hàng, tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu của người chơi cá. Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành của cá cảnh.


Bảng 3: Hình thức kinh doanh

Chỉ tiêu

Tổng

Bán lẻ

Bán lẻ & Bán sỉ

Xuất khẩu

Bán lẻ, Bán sỉ & Xuất khẩu

Tần số

20

1

19

3

3

Tỉ lệ (%)

100

5

95

15

15

Vai trò của hoạt động xuất khẩu là không lớn đối với phát triển kinh doanh cá cảnh biển, thực tế thấy rằng số lượng cá cảnh biển được xuất khẩu không nhiều, mức đóng góp cho thu nhập của cửa hàng thấp và các chủ cửa hàng kinh doanh chỉ coi hoạt động này là phụ. Như vậy, thị trường tiêu thụ chính của các cửa hàng kinh doanh vẫn là ở TP HCM.



Mặt hàng kinh doanh

Trong các loài cá được kinh doanh làm cảnh, những loài thuộc họ Pomacentridae chiếm khoảng 50 %. Theo Wabnitz và ctv, (2003), mười loài cá phổ biến nhất chiếm 36 % tổng số lượng được trao đổi mua bán. Tại TP HCM có 68 loài cá cảnh biển khác nhau được tìm thấy trong 20 cửa hàng khảo sát (bảng 4). Mỗi cửa hàng có trung bình 36 loài cá được bày bán. Kết quả nghiên cứu tương tự như nghiên cứu của Bùi Thế Bình (2008) nhưng số lượng này ít hơn rất nhiều so với nghiên cứu ở các quốc gia khác như Brazil với 143 loài cá cảnh biển trong đó 109 loài bản địa, 34 loài nhập khẩu và 65 loài động vật không xương sống (Neto và ctv, 2003; Gasparini và ctv, 2005) hay ở Hongkong với 342 loài cá cảnh biển thuộc 49 họ khác nhau (Chan và Sadovy, 1998). Nguyên nhân sự khác biệt lớn về số lượng loài được bán có thể do sự đa dạng của nguồn cung cấp, tính mùa vụ trong khai thác cá cảnh.



Bảng 4: Các loài cá cảnh biển được kinh doanh

(WWW.en.wikipedia.org; WWW. Fishbase.org)



STT

Tên Việt Nam

Tên tiếng Anh

Tên khoa học

Tần số

Tần suất (%)

1

Khoang cổ đỏ

Tomato clownfish

Amphiprion frenatus

15

75

2

Khoang cổ hồng chỉ trắng

Pink skunk clownfish


Amphiprion perideraion

16

80

3

Hề

Clown anemonefish

Amphiprion ocellaris

11

55

4

Khoang cổ hồng

Skunk clownfish

Amphiprion akallopisop

14

70

5

Khoang cổ sọc trắng

Yellowtail clownfish

Amphiprion clarkii

12

60

6

Ngựa đen

Spotted seahorse

Hippocampus kuda

6

30

7

Hoàng đế

Emperor angelfish

Pomacanthus imperator

11

55

8

Hoàng gia

Regal angelfish

Pygoplites diacanthus

11

55

9

Hoàng hậu đuôi trắng

Bluering angelfish

Pomacanthus annularis

5

25

10

Chim xanh

Semicircle angelfish

Pomacanthus semicirculatus

13

65

11

Hoàng hậu mắt kiếng

Black velvet angelfish

Chaetodontoplus melanosoma

5

25

12

Hoàng đế yên ngựa

Majestic angelfish

Euxiphipops navarchus

5

25

13

Thái tử

Sixbar angelfish

Pomacanthus sexstriatus

9

45

14

Hoàng yến/hoàng anh

Threespot angelfish

Apolemichthys trimaculatus

12

60

15

Sim tím

Coral beauty angelfish

Centropyge bispinosus

15

75

16

Sim đen/phụng hoàng

Keyhole angelfish

Centropyge tibicen

15

75

17

Sim vện/sim gốm

Rusty angelfish

Centropyge ferrugatus

13

65

18

Mắt ngọc

Half black angelfish

Centropyge vroliki

9

45

19

Phượng hoàng lửa

Flame angelfish

Centropyge loriculus

5

25

20

Hà mỹ nhân

Bicolor angelfish

Centropyge bicolor

16

80

21

Đào học trò

Copperband butterflyfish

Chelmon rostratus

17

85

22

Đào chim sâu

Forcepsfish

Forcipiger flavissimus

12

60

23

Đào tam hoàng

Vagabond butterflyfish

Chaetodon vagabundus

14

70

24

Đào sọc chéo

Threadfin butterflyfish

Chaetodon auriga

5

25

25

Sim vàng

Lemonpeel angelfish

Centropyge flavissima

8

40

26

Chim cờ

Pennant coralfish

Heniochus acuminatus

13

65

27

Chim tai thỏ

Threeband pennantfish

Heniochus chrysostomus

12

60

28

Chim dù sọc

Sailfin tang

Zebrasoma veliferum

15

75

29

Chim dù vàng

Yellow tang

Zebrasoma flavescens

16

80

30

Mặt khỉ xanh

Powderblue surgeonfish

Acanthurus leucosternon

6

30

31

Đuôi gai nâu

Twotone tang

Zebrasoma scopas

8

40

32

Mặt khỉ môi son

Orangespine unicornfish

Naso lituratus

8

40

33

Bắp nẻ xanh

Palette surgeonfish

Paracanthurus hepatus

7

35

34

Hoàng gia đuôi gai

Lined surgeonfish

Acanthurus lineatus

8

40

35

Bông tai

Jewelled blenny

Salaria fasciatus

9

45

36

Kẽm bông

Harlequin sweetlips

Plectorhynchus chaetodonoides

15

75

37

Kẽm sọc

Lined sweetlips

Plectorhynchus gaterinoides

12

60

38

Domino

Threespot dascyllus

Dascyllus trimaculatus

13

65

39

Rô đá

Reticulate dascyllus

Dascyllus reticulatus

13

65

40

Rô 3 sọc

White tailed damselfish

Dascylus aruanus

12

60

41

Thia xanh biếc

Andaman damsel

Pomacentrus alleni

16

80

42

Thia hồng

Two spot basslet

Pseudanthias bimaculatus

14

70

43

Thia lá mạ

Blue green chromis

Chromis viridis

15

75

44

Thia xanh lưng vàng

Azure demoiselle

Glyphidodontops hemicyaneus

9

45

45

Mó lửa/mó bảy màu

African coris

Coris gaimard

7

35

46

Mó xanh

Broomtail wrasse

Cheilinus lunulatus

13

65

47

Bác sĩ

Bluestreak cleaner wrasse

Labroides dimidiatus

16

80

48

Mao tiên vây liền

Radial firefish

Pterois radiate

11

55

49

Mao tiên vây rời

Red lionfish

Pteriois volitans

8

40

50

Chuồn chuồn

Damselfish

Chromis chromis

6

30

51

Sơn đá

Blackbar soldierfish

Myripristis jacobus

6

30

52

Bò bông bi

Clown triggerfish

Balistoides conspicillum

11

55

53

Bò picaso

White banded triggerfish

Rhinecanthus aculeatus

7

35

54

Bống sọc

Ocellated dragonet

Synchiropus ocellatus

9

45

55

Bống cờ

Firefish goby

Nemateleotris magnifica

12

60

56

Bống đầu vàng

Blueband goby

Valencienna strigata

16

80

57

Trạng nguyên

Mandarinfish

Synchiropus splendidus

9

45

58

Mó bông

Picturesque dragonet

Synchiropus picturatus

7

35

59

Thù lù

Moonish idol

Zanclus canescens

12

60

60

Căng bốn sọc

Largescaled terapon

Therapon theraps

16

80

61

Phèn vàng

Goldsaddle goatfish

Parupeneus cyclostomus

10

50

62

Dơi

Orbicular batfish

Platax orbicularis

5

25

63

Hoàng sa

Dusky batfish

Platax pinnatus

8

40

64

Chình thiên long

Ribbon eel

Rhinomuraena quaesita

6

30

65

Lon mây

Black blenny

Atrosalarias fuscus

11

55

66

Nóc chuột

Balloonfish

Diodon holocanthus

5

25

67

Nóc hòm

Longhorn cowfish

Lactoria cornuta

8

40

68

Thia vàng

Square spot fairy basslet

Pseudanthias pleurotaenia

11

55


Bảng 5: Các loài cá cảnh biển được người nuôi ưa chuộng

(WWW.en.wikipedia.org; WWW. Fishbase.org)



STT

Tên Việt Nam

Tên tiếng Anh

Tên khoa học

Tần số

Tần suất (%)

1

Khoang cổ đỏ

Tomato clownfish

Amphiprion frenatus

9

45

2

Khoang cổ hồng chỉ trắng

Pink skunk clownfish


Amphiprion perideraion

4

20

3

Khoang cổ hồng

Skunk clownfish

Amphiprion akallopisop

9

45

4

Khoang cổ sọc trắng

Yellowtail clownfish

Amphiprion clarkia

5

25

5

Hoàng đế

Emperor angelfish

Pomacanthus imperator

9

45

6

Hoàng gia

Regal angelfish

Pygoplites diacanthus

6

30

7

Hoàng hậu đuôi trắng

Bluering angelfish

Pomacanthus annularis

5

25

8

Chim xanh

Semicircle angelfish

Pomacanthus semicirculatus

10

50

9

Hoàng hậu mắt kiếng

Black velvet angelfish

Chaetodontoplus melanosoma

4

20

10

Sim tím

Coral beauty angelfish

Centropyge bispinosus

10

50

11

Sim đen/phụng hoàng

Keyhole angelfish

Centropyge tibicen

11

55

12

Sim vện/sim gốm

Rusty angelfish

Centropyge ferrugatus

4

20

13

Hà mỹ nhân

Bicolor angelfish

Centropyge bicolor

7

35

14

Đào học trò

Copperband butterflyfish

Chelmon rostratus

7

35

15

Đào chim sâu

Forcepsfish

Forcipiger flavissimus

8

40

16

Đào tam hoàng

Vagabond butterflyfish

Chaetodon vagabundus

10

50

17

Chim cờ

Pennant coralfish

Heniochus acuminatus

10

50

18

Chim dù sọc

Sailfin tang

Zebrasoma veliferum

6

30

19

Chim dù vàng

Yellow tang

Zebrasoma flavescens

8

40

20

Mặt khỉ xanh

Powderblue surgeonfish

Acanthurus leucosternon

6

30

21

Mặt khỉ môi son

Orangespine unicornfish

Naso lituratus

9

45

22

Bắp nẻ xanh

Palette surgeonfish

Paracanthurus hepatus

8

40

23

Kẽm bông

Harlequin sweetlips

Plectorhynchus chaetodonoides

9

45

24

Domino

Threespot dascyllus

Dascyllus trimaculatus

11

55

25

Rô đá

Reticulate dascyllus

Dascyllus reticulatus

8

40

26

Thia xanh biếc

Andaman damsel

Pomacentrus alleni

10

50

27

Thia lá mạ

Blue green chromis

Chromis viridis

10

50

28

Mó xanh

Broomtail wrasse

Cheilinus lunulatus

6

30

29

Mao tiên vây liền

Radial firefish

Pterois radiate

7

35

30

Mao tiên vây rời

Red lionfish

Pteriois volitans

5

25

31

Bống đầu vàng

Blueband goby

Valencienna strigata

11

55

32

Mó bác sĩ

Bluestreak cleaner wrasse

Labroides dimidiatus

5

25

33

Mó bông

Picturesque dragonet

Synchiropus picturatus

7

35

Các cửa hàng cho rằng có 33 loài cá biển được người nuôi ưa chuộng (bảng 5). Trong đó có 6 loài cá người nuôi ưa chuộng được bày bán nhiều nhất trong các cửa hàng (50 % số cửa hàng) là Sim tím Centropyge bispinosus, Chim xanh Pomacanthus semicirculatus, Đào tam hoàng Chaetodon vagabundus, Chim cờ Heniochus acuminatus, Thia xanh biếc Pomacentrus alleni, Thia lá mạ Chromis viridis. Trung bình có 12,7 ± 0,34 loài cá biển được người nuôi ưa chuộng được bày bán trong mỗi cửa hàng. Tất cả cá cửa hàng đều bán những loài cá được người nuôi ưa chuộng, nhưng số lượng loài khác nhau. Nguyên nhân sự khác nhau này do quy mô kinh doanh mỗi cửa hàng, nguồn mua cá khác nhau. Số loài cá được ưa chuộng khác với nghiên cứu của Vũ Thị Thuý (2009) vì cách đánh giá khác nhau. Hơn nữa, tâm lý và sở thích của con người luôn thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội (Kotler và ctv, 2003) nên tính ưa chuộng của những người nuôi cá cảnh biển cũng thay đổi theo.

Nhóm cá có giá bán nhỏ hơn 50 ngàn đồng chiếm 56,72 %, nhóm cá có giá bán từ 50 – 100 ngàn đồng chiếm 17,91 %, nhóm cá có giá bán lớn hơn 100 ngàn đồng chiếm 25,37 %. Các chủ cửa hàng cho biết những loài có giá bán lớn hơn 100 ngàn đồng thường là những loài cá hiếm, màu sắc đẹp và người chơi nào cũng tìm mua, chơi những loài cá này. Giá bán cá cảnh biển tại TP HCM tương đối thấp nếu so với nghiên cứu của Chan và Sadovy (1998); Alencastro (2004).



Hình 1: Mặt hàng kinh doanh

Ngoài mặt hàng chủ đạo là cá cảnh biển thì các cửa hàng cũng kinh doanh nhiều mặt hàng khác (hình 1) nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người chơi và tăng thu nhập. Các loại sinh vật biển ngoài mục đích trang trí cho bể cá còn góp phần tạo hệ sinh thái gần với môi trường sống của cá dưới biển.

Ngoài bán cá cảnh biển các cửa hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng (bảng 6). Các dịch vụ này ngoài nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu khách hàng còn là hoạt động không thể thiếu để phát triển kinh doanh. Khách hàng mới chơi cá cảnh biển sẽ được cửa hàng tư vấn thiết kế, lắp đặt và cách chơi cá cảnh biển. Những khách này thường gặp khó khăn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc, những khách hàng không có thời gian chăm sóc bể cá thường thuê dịch vụ từ các cửa hàng nên đây cũng là nguồn thu nhập cho cửa hàng.

Bảng 6: Các dịch vụ của cửa hàng


Dịch vụ

Tần số

Tỷ lệ (%)

Tư vấn kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá

20

100

Thiết kế, trang trí và lắp đặt hồ nuôi

20

100

Bảo dưỡng hồ nuôi và chăm sóc cá

18

90

Các cửa hàng cho biết Nha Trang và Bình Thuận là hai khu vực cung cấp chính so với Kiên Giang vì ở đây có nguồn cá phong phú, giá thành phù hợp (bảng 7). Mặt khác phong trào kinh doanh ở các địa phương này cũng phát triển nên khả năng đáp ứng nhu cầu của những nhà cung cấp ở đó đối với các cửa hàng tại TP HCM rất tốt.

Bảng 7: Nguồn cung cấp cá biển cho các cửa hàng tại TP HCM


Mặt hàng

Nha Trang

Bình Thuận

Kiên Giang

Cá biển (%)

100

95

40

Sinh vật khác (%)

90

95,00

20

Khi hỏi về tỉ suất lợi nhuận thì chủ các cửa hàng thường không cho biết cụ thể nhưng cho biết lợi nhuận tăng so với những năm trước và hài lòng với tình hình kinh doanh hiện nay của cửa hàng (100 %). Có 60 % cửa hàng cho rằng số lượng khách hàng tăng lên và 35 % cửa hàng cho rằng không đổi, chỉ có 5 % cửa hàng cho rằng lượng khách hàng giảm. Có thể thấy rằng tình hình kinh doanh cá cảnh biển tại TP HCM rất thuận lợi, lượng khách hàng không ngừng tăng lên chứng tỏ phong trào chơi cá cảnh biển sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.



KẾT LUẬN

Tương tự như các hoạt động kinh tế khác, mục đích và động lực lớn nhất của hoạt động kinh doanh cá cảnh biển là lợi ích kinh tế. Với hiện trạng kinh doanh thuận lợi hiện nay, kinh doanh cá cảnh biển là sinh kế tốt và bền vững cho các chủ cửa hàng và gia đình họ. Qua hoạt động này, các chủ cửa hàng kinh doanh không chỉ tạo công việc cho lao động của gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho xã hội. Hơn thế, hoạt động kinh doanh cá cảnh biển không chỉ tạo giá trị gia tăng cho cá cảnh biển mà còn góp phần quan trọng phát triển hình thức giải trí mới cho người dân TP HCM.




TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Alencastro A.L., 2004. Hobbyists’ preferences for marine ornamental fish: A discrete choice analysis of source, price, guarantee and ecolabeling attributes. MSc. Thesis, University Florida, US.

  2. Bùi Thế Bình, 2008. Tìm hiểu hiện trạng kinh doanh cá cảnh biển tại TP HCM và kỹ thuật trữ cá cảnh biển. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Đại Học Nông Lâm TP HCM, TP HCM.

  3. Chan T.C.T., and Sadovy Y., 1998. Profile of the Marine Aquarium Fish Trade in Hong Kong. Aquarium Sciences and Conservation 2: 197 - 213.

  4. Dowling C., 2004. International trade of aquarium species. http://are.berkeley.edu/courses/EEP131/old_files/NotableStudent04/TradeAquariumDowling.pdf

  5. Gasparini L.J., Floeter R.S., Ferreira E.L.C., and Sazima I., 2005. Marine ornamental trade in Brazil. Biodiversity and Conservation 14: 2883 - 2899.

  6. Huỳnh Thị Thu Trang, 2009. Hiện trạng hoạt động của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở TP HCM. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Đại Học Nông Lâm TP HCM, TP HCM.

  7. Kotler P., Ang W.S., Leong M.S., and Tan T.C., 2003. Marketing Management – A Asian Perspective, 3rd edition, Pearson – Prentice Hall.

  8. Luong C.V., Hung T.L., and Leschen W., 2002. The current state and potental of ornamental fish production in Ho Chi Minh city. State of the system report. Nong Lam University, Ho Chi Minh city.

  9. Neto M.C., Cunha E.D.A.F., Nottingham C.M., Araujo E.M., Rosa L.I., and Barros M.L.G., 2003. Analysis of the marine onamental fish trade at Ceara’ state, northeast Brazil. Biodiversity and Conservation 12: 1287 - 1295.

  10. Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá Cảnh nước ngọt, NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 263 trang.

  11. Vũ Thị Thuý, 2009. Xây dựng danh mục các loài cá cảnh biển chủ yếu được kinh doanh trên địa bàn TP HCM. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Đại Học Nông Lâm TP HCM, TP HCM.

  12. Wabnitz C., and Taylor M., 2003. From ocean to aquarium. Cambridge, UK, UNEP – WCMC. 66 pp.







Каталог: data -> nmduc
nmduc -> Chim dơi bốn sọc Striped mono; Striped fingerfish Thông tin chung General information
nmduc -> Cá Tứ vân; Xê can Tiger barb; Sumatra barb Thông tin chung General information
nmduc -> Cá Sặc ánh trăng; Sặc bạc Moonlight gourami Thông tin chung General information
nmduc -> Cá Tai tượng phi châu; Heo lửa Oscar Thông tin chung General information
nmduc -> Nâu Spotted scat Thông tin chung General information
nmduc -> Cá tỳ bà Suckermouth catfish; Spotted pleco Thông tin chung General information
nmduc -> PHẦN 2 kinh tế SẢn xuất thủy sản chưƠng 3: SẢn xuất thủy sản I. Mục đích của sản xuất
nmduc -> BÀi giảng kinh tế thủy sản giảng viên: Nguyễn Minh Đức chưƠng 1: khái niệm về kinh tế HỌc I. Định nghĩa kinh tế học
nmduc -> Cá Tứ vân; Xê can Tiger barb; Sumatra barb Thông tin chung General information
nmduc -> Nguyen minh duc

tải về 141.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương