Highest honor for dalai lama



tải về 129.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích129.83 Kb.
#29919
TIN VÀ ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG
PHẬT SỰ TRÊN THẾ GIỚI


Minh Ngọc

HIGHEST HONOR FOR DALAI LAMA

Congress awarded the Dalai Lama the congressional Gold Medal yesterday. In a ceremony attended by hundreds in the Rotunda of the US Capital, President Bush praised the 14th Dalai Lama for his efforts to bring peace to Tibet, the small Himalayan region controlled for decades by China.

“He’s won respect and affection of the American people, and America’s earned his respect and affection as well”. Mr. Bush said.

Mr. Bush reframed from criticizing China directly, but said, “Americans cannot look to the plight of the religiously oppressed and close their eyes or turn away”. He also urged the Chinese government to allow the Dalai Lama to visit the country.

But Rep. Ileana Ros-Lehtinen of Florida, the ranking Republican on the House Foreign Affairs Committee who also spoke at the Ceremony, Strongly rebuked the Chinese government for what she called its “Iron grip” on Tibet

Tibetans “know that truth and justice will prevail over evil and repression”, she said.

The first congressional Gold Medal was presented to Gen. George Washington in 1776, and has been awarded more than 130 times since. This medal is the nation’s highest civilian honor. The award must be approved by the house, senate and the President.

- News and Picture from news paper : The Washington Post and The Washington Times – Thursday, October 18, 2007.

Hình 1

VINH DANH CAO QUÝ CHO ĐỨC ĐALAI LAMA.

Quốc Hội đã trao tặng Đức Đalai Lama Huân chương quốc hội Kim Khánh ngày hôm qua. Buổi lễ được tham dự hàng trăm người tại sảnh đường Rotunda của quốc hội Hoa kỳ. Tổng thống Bush đã ca ngợi Đức Đalai Lama thứ 14 vì những nổ lực của Ngài đem lại hòa bình cho nước Tây Tạng, một nước nhỏ ở vùng Hi Mã Lạp Sơn đã bị Trung quốc chiếm đóng từ nhiều chục năm.

Tổng thống nói : “Ngày (Đức Đalai Lama) đã tạo được sự tôn kính và sự quý mến của nhân dân Mỹ và nước Mỹ cũng lại nợi sự tôn kính và sự quý mến của Ngài nữa”.

Dù Ông Bush đã không nhắc lại sự chỉ trích trực tiếp Trung quốc nhưng đãnói : “Người Mỹ không thể nhìn tình trạng đàn áp tôn giáo và nhắm mắt quay đi”. Ông cũng thúc dục chính phủ Trung quốc hãy để cho Đức Đalai Lama thăm viếng đất nước của Ngài.

Những dân biểu Ileana Ros-Lehtinen bang Florida, lãnh tụ cao cấp Đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban ngoại giao Hạ viện phát biểu trong buổi lễ đã mạnh mẽ chỉ trích chính phủ Trung quốc về điều mà bà gọi là “bàn tay sắt” nắm bóp nước Tây Tạng . Bà tuyên bố : “người Tây Tạng biết rằng chân lý và công lý sẽ thắng sự gian ác và sự bạo tàn”.

Huân chương Quốc hội Kim Khánh thứ nhất đã được trao tặng cho tướng George Washington năm 1776, và đã được trao tặng hơn 130 lần từ năm đó. Huân chương này là sự vinh danh cao quý nhất của quốc gia dành cho dân sự. Sựtặng thưởng phải được chấp thuận bở Hạ viện,Thượng viện và tổng thống.



- Tin và ảnh của các nhật báo : The Washington Post và the Washington Times. Ngày thứ Năm, 18/10/2007

Hình 2 :

Cả hai lãnh vực chính trị và công chúng, Đức Đalai Lama đang được chiêm ngưỡng ca ngợivề sự cổ vũ của Ngài cho sự bất bạo động và lòng từ bi. Trong ảnh cho thấy Đức Đalai Lama được công chúng Mỹ hoan hỷ chào đón trước khi Ngài thuyết giảng và ảnh trên, Ngài đang thuyết trình trước quốc hội Mỹ.



CHÂU Á

SRI LANKA (TÍCH LAN)

* Tổ chức cứu trợ từ thiện Phật giáo(The Buddhist Com[assion Relief Tzu-Chi Foundation) của Phật giáo Taiwan (Đài Loan) và Toà đại sứ Italy (Ý) ở Thủ đô Colombo phối hợp phục hồi ngôi làng Weregama Village bị sóng thần Tsunami tàn phá.

Ai cũng còn nhớ cơn sóng thần Tsunami xảy ra vào ngày 26-12-2004 ngay sau đêm Giáng sinh 25-12 đã tàn phá một số vùng của nhiều nước thuộc Nam và Đông Nam Châu Á là những nước không theo đạo Chúa. Sự tàn phá thảm khốc xảy ra khiến hàng trăm nghìn người bị chết, mất tích, thương tật và thiệt hại về vật chất thì không thể ước lượng được vì nhiều thành phố, quận, huyện và làng thôn gần bờ biển đã bị xóa sạch mất dấu trên bản đồ. Vì hầu hết nạn nhân là những người Phật giáo như ở Tích Lan và Thái Lan hay Hồi giáo như ở Nam Dương nên các tên truyền giáo gồm các cố đạo và mục sư đã hả hê nói rằng : “Đây là sự trừng phạt của Thiên Chúa cho các nước theo ma qủy không chịu theo đạo Chúa”. Lại có tên truyền giáo còn cầm tấm bảng trước các nạn nhân đau khổ tại các nơi bị tàn phá với các hàng chữ : “Tsunami là hiện tượng báo hiệu Chúa tái lâm, hãy ăn năn, rửa tội để được Chúa cứu rỗi”, hay : “Cảnh cáo nhân loại, Chúa đang xuống thế”.

Thật bỉ ổi cho nhưĩng tên truyền giáo, truyền đạo cực kỳ vô minh, xuẩn động, cuồng tín, vô nhân cho cái đạo thất đức của ông Chúa cùng hung cực ác này. Bọn chúng thấy người bị nạn đã không một lời an ủi, không một xu cứu trợ; nhưng bọn chúng luôn dùng chiến lược truyền giáo xưa nay là vửa đe dọa (mỗi khi tai ương xẩy ra) vửa dụ dỗ (theo Chúa để được cứu chuộc). Nhưng những câu xảo ngôn và hành động bất nhất này của bọn truyền giáo đã không ảnh hưởng đến nạn nhân. Họ hiền hòa, chất phác nhưng tâm họ ngay thẳng nên đã quắc thước đáp lại: “Chúa gì mà khốn nạn vậy ! người ta không theo thì ông ta gây họa trả thù. Đạo gì mà sát nhân thế, giết vô số kể, con trẻ trong bụng mẹ cũng không tha. Thì ra bào thai bị giết chỉ vì chúng khôgn theo đạo Chúa nên Chúa nổi cơn thịnh nộgiết chúng. Ác đức quá ! các ông nói với ông Chúa đừng tái lâm xuống thế nữa, vì lần nào mà làm như vậy lại khốn khổ cho dân làng chúng tôi. Chúa lại giết sạch, xóa sạch. Dân làng cũng xin các ông Cố, ông Mục (Cố đạo và mục sư) ra khỏi làng và từ nay đừng đến đây nữa.

Trái với hành trạng của bọn truyền giáo vô mục, bất nhân nói trên, nhiều tổ chức từ thiện và chính phủ các nước khắp thế giới đã hướng về những nạn nhân cơn sóng thần Tsunami với sự cứu trợ vô điều kiện và vô vụ lợi. Trong đó phải nói sự cứu trợ nhiều nơi ở các nước Sri Lanka, Thailand và Indonesia của hội cứu trợ từ thiện Phật giáo Từ Tế (Tzu-Chi) của Ni sư Chứng Nghiêm (Cheng Yen) tại Taiwan. Riêng tại Sri Lanka, do yêu cầu của Đại sứ Pio Mariani của nước Ý, tổ chức cứu trợ từ thiện của Ni sư đã hợp tác để tái tạo phục hồi lại nguyên trạng ngày xưa của ngôi làng Weregama Village đãbị tàn phá đến 90% do sóng thần Tsunami.

Nổ lực chung sức làm việc củ Hội cứu trợ từ thiện Phật giáo Từ Tế và của Đại sứ Italy tại thủ đô Colombo suốt trong hơn hai năm rưỡi đã hoàn thành viên mãn và lễ khánh thành đã diễn ra vào tháng 7 năm 2007 với sự tham sự của Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa, Đại sứ Intalian Ambassador Pio Mariani và Ni sư Cheng Yen cùng với sự hoan hỷ biết ơn của ba trăm người dân của làng.

Hình 3 : Đây là sự trừng phạt của Chúa vì không tin Chúa hay là hiện tượng báo trước sự tái lâm, xuống thế của Chúa !!!

Hình 4 : Sau sự tàn phá của Chúa là sự xây dựng, kiến tạo lại của con người, giúp nhau theo lòng từ bi, cứu trợ lẫn nhau

Hình 5 : Vậy thì giữa sự tàn phá và giết người của Chúa và sự xây dựng giúp đỡ lẫn nhau của con người. Ta thấy rõ : Ai hơn ? ai kém : Ai thiện ? ai Ác ?

TIBET (TÂY TẠNG)

* Vương quốc Hà Lan (The Kingdom of Netherland) và hội từ thiện The Trace Foundation xây dựng một ngôi trường dành cho nữ sinh người Tây Tạng thuộc vùng xa xôi hẽo lánh tỉnh Thanh Hải (Qinghai).

Do quan tâm đến sự đàn áp Phật giáo và âm mưu tiêu diệt nền văn hóa Phật giáo truyền thống ở nước Tây Tạng. Đây cũng là kế hoạch có chủ trương rõ ràng của chính phủ. Trung Quốc nhằm đồng hóa tộc Tây Tạng bằng tộc Đại Hán. Vì vậy, tổ chức A. S. I. A. của Phật giáo nước Ý đã một mặt tố cáo với thế giới về dã tâm này của Trung Quốc, mặt khác kêu gọi thế giới chặn đứng âm mưu này bằng cách giúp đở nhân dân Tây Tạng xây dựng lại những cơ sở tôn giáo, văn hóa giáo dục, xã hội như các chùa, tháp, tu viện, học viện, trường học v… v… cổ xưa của Tây Tạng, có nhiều cơ sở đã hàng nghìn năm tồn tại, đã bị Trung Quốc hũy diệt hay chiếm đoạt hoặc không cho phép tu bổ bảo trì để tự hũy hoại với thời gian. Trong sự vận động thế giới quan tâm đến sự việc này, tổ chức A. S.I. A. đã thành công rất nhiều trong việc yêu cầu các tổ chức Phật giáo ở các nước phương Tây, các cơ quan văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội của nhiều chính phủ đã tận tình trợ giúp Tây Tạng như chống đối Trung Quốc trong việc đàn áp và hạn chế việc tu học và hoằng bá Phật Giáo: đồng thời đã giúp tài chính xây cất lại hay tu bổ, bảo trì hàng trăm cơ sở Phật giáo ở nhiều nơi trên đất nước Tây Tạng.

Việc làm thành công gần đây của chính phủ Vương Quốc Hà Lan là xây cất ngôi trường dành cho các nữ sinh người Tây Tạng thuộc làng Golok là địa điểm nằm ở vùng sâu, vùng xa hẻo lánh ở độ cao 4200 mét trên mặt nước biển. Dự án được hình thành và chấp thuận của tòa Đại Sứ Vương Quốc Hà Lan từ năm 2004 nhưng vì thời tiết, giao thông khó khăn, nên đến tháng 9 năm 2007 ngôi trường dành cho các nữ sinh từ 5 đến 18 tuổi mới hoàn thành. Và lễ khánh thành đã được tổ chức vào ngày 2-9-2007 với sự tham dự của ông bà đại sứ nước Hà lan, chính quyền địa phương và 600 dân làng và con em của họ (ảnh)

Hình 6 : Đại sứ vương Quốc Hà Lan cắt băng khánh thành ngôi trường

Hình 7 : Quang cảnh lễ khánh thành ngôi trường học Tây Tạng

Hình 8 : các nữ sinh trong làng hoan hỷ trong giờ phút khánh thành ngôi trường vì từ nay có nơi học hành mở mang kiến thức hầu bảo vệ được nền văn hóa Phật giáo truyền thống, ngôn ngữ, lịch sử của đất nước Tây Tạng và nhất là thoát được nạn mù chữ.

INDIA (ẤN- ĐỘ)

* Văn phòng Đức Đalai Lama công bố chương trình hoằng dương chính pháp năm 2008 cho người phương Tây.

Hồi tháng 10 vừa qua, văn phòng Đức Đalai Lama ở Dharamsala đã công bố các chương trình hoằng dương chính pháp của Ngài trên thế giới. Trong đó, đáng lưu ý có ba chương trình hóa đạo dành cho phương Tây như sau :



A. Chương trình thứ nhất : Hoằng pháp tới người các nước phương Tây đang hành hương, du lịch tại An Độ. Vào dịp đầu năm, hàng triệu người phương Tây đến Ấn Độ và rất nhiều người lại tâm đắc với sự tu học về tâm linh Phật giáo. Họ thường đến tu học chung với các Tăng, Ni, Phật tử người Tây Tạng và người Ấn Độ do Đức Đalai Lama giảng dạy. Vì sự tham dự của họ mỗi năm, mỗi đông nên Đức Đalai Lama đã quyết định dành cho họ một thời khóa biểu tu học riêng biệt như sau :

Khóa tu mười hai ngày từ 3 đến 14-1-2008 tại tu viện Drepung Lachi Monasteng ở thành phố Karnataka là thành phố mà số dân theo tín ngưỡng Phật giáo càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ vì các cuộc quy y tập thể Phật giáo của những người Ấn giáo thuộc giai cấp cùng đinh trong thời gian qua.

Đức Đalai Lama dành trọn ngày 7-1-2008 cho các thính chúng tham dự lễ khánh thành chùa Drepung Loseling Assembhg Hall mới xây cất. Ngài sẽ chủ trì lễ.

Khóa tu mười ngày từ 20-20 đến 1-3- 2008 tại tu viện của Đức Đalai lama ở thành phố Dharamsala.



B.Chương trình thứ hai : Hoằng pháp ở nước Anh tại thành phố Nottingham với khóa tu năm ngày từ 24 đến 28- 2- 2008.

C. Chương trình thứ ba : Hoằng pháp ở nước Mỹ tại bang Pensylvania và bang Wislonsin

  • Bang Pennsylvania : khóa tu sáu ngày từ 10 đến 15- 7- 2008 tại vận động trường thể thao Stabler Arena thuộc trường đại học Lehigh Vniversity ở thành phố Bethlehem

  • Ngày 13- 7- 2008, Đức Đalai Lama sẽ thuyết pháp dành cho công chúng ỡ cùng địa điểm của khóa tu, nói trên.

  • Bang Wisconsin : khóa tu bốn ngày từ 20 đến 23- 7- 2008, tại trung tâm Phật giáo Deer Park Center (Vườn Nai- lộc uyển)

D. Chương trình thứ tư : Hoằng pháp ỡ các nước Châu Âu nơi mà Phật giáo rất phát triển

E. Chương trình thứ năm : Hoằng pháp ở Châu Úc.

* Hội thảo về sự tương quan thân thiện giữa Phật giáo và Ấn giáo

Suốt ba ngày từ 22 đến 24/05/2007 tại giảng đường chính của trường Đại học Sanarth University đã tổ chức cuộc hội thảo về sự tương quan thân thiện giữa Phật giáo và Ấn giáo. Tham dự cuộc hội thảo này có khoản năm mươi nhà học giả của Phật giáo và Ấn giáo cùng với con số đông gần 3.000 Phật tử người Ấn.

Mở đầu là diễn văn của Thượng tọa Kalon Tripa Samdhong Rinpoché – Thủ tướng chính phủ lưu vong của Tây Tạng tại Ấn Độ. Bài diễn văn có đoạn : “Cuộc chấn hưng Phật giáo tại nước Ấn đã diễn ra từ giữa thập niên 1950 cho đến nay vẫn còn tiếp tục và sẽ tiếp tục mại cho đến khi nào sự phân chia giai cấp chấm dứt để mang lại sự bình đẵng và tôn trọng nhân vị, nhân cách của mọi người trong xã hội Ấn Độ. Từ cuộc cách mạng tôn giáo để cải tạo xã hội của Tiến sĩ Bhimrao Ambedkar năm 1956 cho đến nay là hơn năm mươi năm đã giúp đỡ cho chục triệu người cùng đinh của Ấn Độ lấy lại được sự bình đẵng, nhân phẩm của họ bằng sự quy y Phật giáo. Vì Phật giáo tôn trọng sự bình đẵng và nhân vị của tất cả mọi người : “Ai cũng có Phật tánh và nếu tu tập ai cũng thành Phật được”. Sự cải đạo theo Phật giáo của Tiến sĩ Bhimrao Ambedkar trong một ngày cùng với 380.000 người khác và liên tiếp chỉ trong vòng chín mươi ngày đã có hơn bốn triệu người quy y Phật giáo là một quyết định đầy sáng suốt và đầy trí huệ, dũng mãnh, vô uý phát xuất từ những lời dạy mang tính trí tuệ, tự do, bình đẵng của Phật giáo. Tuy nhiên cuộc chấn hưng Phật giáo tại nước Ấn đang và sẽ tiếp diễn tốt đẹp như vậy thì chúng ta không nên coi đây là sự thù nghịch, gây chiến với Ấn giáo. Trái lại, chúng ta phải coi đây là sự tương quan thân thiện giữa con người với con người, dù tín ngưỡng có khác biệt. Thực ra thì hàng chục triệu người quy y Phật giáo tập thể trong thời gian qua không phải tất cả là tín đồ Ấn giáo thuộc giai cấp cùng đinh, mà trong số này còn có cả những người thuộc Hồi giáo, Ca tô giáo Rôma và phản thệ giáo cũng là giai cấp cùng đinh. Khi đã quy y tam bảo họ sẽ hướng đến việc kiện toàn nhân cách.

MALAYSIA (MÃ LAI)

* Phật giáo phát triển tốt đẹp trong một đất nước có 70% là tín đồ Hồi giáo.

Malaysia là nước thuộc Nam Châu Á với diện tích 127.584 square miles và dân số 25.425.419 người. Dù là nước Hồi giáo chiếm đa số nhưng rất ôn hòa, không cực đoan, quá khích như những dân Hôi giáo ở các nơi khác. Nhờ thái độ ôn hòa đó mà các tôn giáo khác đã sống chung và tồn tại nơi đất nước này. Vương quốc Mã lai cũng ban nhiều quyền tự do cho dân chúng, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng trong bản hiến pháp được ban hành và thực thi ngay sau khi Anh quốc trả lại nền độc lập cho Mã Lai. Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng các tổ chức Phật giáo ở Mã Lai phát triển đồng loạt nhanh và mạnh nhất nếu so với sự phát triển của các tôn giáo khác như Ấn giáo, Kỳ Na giáo, Catô giáo Rô ma và Phản Thệ giáo.

Thống kê dân số mới đây của chính phủ cho thấy tổng số dân hiện nay là 25.425.419 người. Các tôn giáo có tỷ lệ bách phân và số tín đồ như sau :

- Hồi giáo chiếm tỷ lệ bách phân cao nhất là 70% hay 17.797.989 tín đồ.

- Phật giáo có bách phân hạn nhì kà 22% hay 5.593.592 tín đồ.

- Ấn giáo được 0,7% hay 1.779.680 tín đồ.

- Các đạo còn lại như Kỳ Na giáo, Catô giáo Rôma và Phản Thệ giáo đều được bảng thống kê ghi nhận là dưới một phần trăm (-1%) và không ghi số tín đồ của các tôn gíao này là bao nhiêu.

Bảng thống kê cũng ghi nhận Hồi giáo đang có sự sút giảm số tín đồ nếu so với các thống kê trước. Hồi giáo luôn luôn chiếm tuyệt đại đa số từ 90 đến 95%. Nay chỉ còn 70%. Trong khi đó Phật giáo lại đang gia tăng. Các thống kê trước Phật giáo có tỷ lệ bách phân từ 7% đến 10% nhưng hiện tại đang gia tăng đều và nhanh là 22%.

Theo ghi nhận của giáo sư Mohammed Tungku Rahman – Tiến sĩ Sử dạy trường Đại học Kuala Lumpur, thì Phật giáo phát triển vì Phật giáo là tôn giáo của trí tuệ và khoa học. Phật giáo có lòng từ bi, thương xót muôn loài, không kỳ thị, không tranh dành chém giết. Phật giáohoàn toàn hướng vào nội tâm để phát triển nhân cách nhầm cải đổi cái nghiệp xấu để đi tới tình trạng hoàn mỹ hơn. Theo vị giáo sư này ngoài các lý do chính vừa nêu còn những lý do như phong trào cải đạo theo Phật giáo của những người cùng đinh ở Ấn Độ càng lúc càng lên cao và mạnh liên tiếp hết lớp này đến lớp khác như làm sóng vô tận. Cuộc truyền bá Phật giáo vào các nước gốc đạo Thiên Chúa ở phương Tây cũng đem lại những kết quả rất cao và không ngờ làm bật gốc rể nền tảng của đạo Thiên Chúa. Nhiều học giả nổi tiếng còn có ý tưởng rằng : Đạo Thiên Chúa ở phương Tây không còn tồn tại được nữa vì đạo này đang gặp khủng hoảng về giáo lý, giáo quyền và giáo sản và vô phương giải quyết nhất là tình trạng tu sĩ xâm phạm tình dục vẫn xảy ra càng lúc càng cao đến độ các chức sắc cao cấp của Giáo hội đành bó tay và cúi đầu nhận những lời xỉ nhục, mạt sát từ giáo dân và dân chúng. Đạo Thiên Chúa chỉ còn là cái vỏ là như vậy. Rồi đây người phương Tây chỉ còn hai loại người : một là vô thần, không theo đạo giáo nào; hai là Phật giáo để phát triển trí tuệ theo tâm linh.

Trở lại vấn đề Phật giáo phát triển tại Mã Lai. Với hơn năm triệu rưởi Phật tử người Mã Lai thuộc các truyền thống Nam Tông, Bắc Tông và Thiền Tông nhưng đa số tu học theo Nam Tông. Thập niên gần đây Pháp Hoa Tông cũng hiện diện và cũng phát triển mạnh vì lấy tinh thần nhập thế, dấn thân vào xã hội nên tông này được giới trẻ thanh niên và sinh viên tu học nuôi dưỡng. Các tông trên có khoảng hơn ba trăm cơ sở Phật giáo như chùa tháp, tu viện, thiền viện, trung tâm Phật giáo được xây cất thành lập khắp vương quốc.

Ngày Phật đản được chính phủ công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của quốc gia. Phật Đản 2551 đã tổ chức vô cùng hoành tráng và trang nghiêm trên khắp vương quốc Mã Lai.

Tại chùa Than Hsang Pagoda ở đảo Penang đã có cuộc rước nến trong đêm hoa đăng Phật Đản. Các Phật tử đã sử dụng 2551 ngọn nến xếp thành hình tạo nên số 2551 và hai chữ vạn. Khi những ngọn nến pin này được bật sáng đã tạo nên sự kỳ diệu linh thiêng cho mọi người.

Sau đại lễ Phật đản Phật giáo Mã Lai lại tổ chức lễ hội văn hóa nghệ thuật Phật giáo (the Buddhist Culture – Arts Festival) ở thủ đô Kuala Lumpur. Đây là một trong những sự kiện lớn của lịch sử Phật giáo Mã Lai. Lễ hội do năm mươi đơn vị Phật giáo trong nước phối hợp tổ chức qui mô và hoành tráng. Lễ hội được chia thành bốn phần chính : triển lãm nghệ thuật, trình diễn văn hóa, chiếu phim và từ thiện, triễn lãm xá lợi Phật là những quốc bảo của các nước Sri Lanka, Thailand và Myanmar. Tham dự lễ hội còn được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật “Dấu chân Đức Phật” dài 16 mét, ngang 12 mét được phủ bằng 84 ngàn bông sen. Còn triển lãm đồ hình Mandala, trình diễn văn nghệ, các vũ điện truyền thống của các nước Phật giáo, chiếu phim Phật giáo … Lệ hội văn hóa, nghệ thuật Phật giáo được tổ chức trong 5 ngày từ ngày 6 đến 10 tháng 6 năm 2007.

Ngày thứ bảy, mùng 7 tháng 7 năm 2007, chùa Buddhist Maha Vihara ở Brickfield lại tổ chức một đám cưới tập thể có tính văn hóa Phật giáo cho năm mươi đôi cô dâu, chú rể. Buổi lễ được tổ chức theo nghi thức Phật giáo do hòa thượng Maha Nayaka Thera cùng 50 vị tăng chứng minh. Buổi lễ gồm nghi thức rẩy nước Cam Lồ, xe dây tơ hồng, phát nguyện của chú rể và cô dâu, trao nhẫn cưới. Hòa thượng trụ trì nói : “Chùa đã làm nhiều đám cưới cho các Phật tử nhưng đây là lần đầu có một đám cưới tập thể đông vui như vậy. Tôi rất hoan hỷ khi lễ cưới được tổ chức thành công viên mãn.

Tham dự còn có ông Datuk Ong Tee Keat – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và hàng nghìn dân chúng Phật tử. Tại buổi lễ ông Thứ trưởng đã trao giấy hôn thú cho các cập vợ chồng và tặng họ các gói quà. Sau đó là cuộc diễn hành quanh thị trấn Brickfield trên các loại xe khác nhau. Song hành là đội lân, đội trống và dẫn đầu là xe của hòa thượng Maha Nayaka Thera và thứ trưởng Datuk Ong Tee Keat.

Cũng xin nói thêm rằng năm 2006, Phật giáo Mã Lai đã được vinh dự tổ chức Đại hội Phụ nữ Phật tử thế giới lần thứ 9 tại thủ đô Kuala Lumpur. Sakyadhita : The Daughters of the Buddha là hội phụ nữ Phật tử thế giới được thành lập từ năm 1987 tại Bồ Đề Đạo Tràng do sư cô tiến sĩ Kama Lekshe Tsomo người Mỹ, sư cô tiến sĩ Dhammananda người Thái, và sư cô tiến sĩ Ayya Khema người Đức. Năm 1987 cũng là năm tổ chức đại hội lần thứ nhất cho đến nay đã tổ chức được 9 lần. Vào năm 2006, Mã Lai đã tổ chức lần thứ 9 với sự tham dự của hơn năm mươi phái đoàn đến từ khắp nơi trên thế giới. Năm tới 2008, đại hội lần thứ 10 sẽ được tổ chức ở nước Mongolia và đến năm 2010, Việt Nam sẽ được vinh dự tổ chức đại hội lần thứ 11.

Phật tử Việt Nam chúng ta nên lưu ý đến các Phật sự quốc tế sẽ diễn ra ở đất nước trong những năm sắp tới như đại lễ Phật đản 2552 Liên Hiệp quốc sẽ được tổ chức ở Việt Nam vào năm 2008 và Đại hội Phụ nữ Phật tử thế giới lần thứ 11 cũng được tổ chức ở Việt Nam năm 2010. Đại hội họp định kỳ hai năm một lần tại một nước nào đó nếu nước đó xin đăng ký và được Đại hội chấp thuận.

Nên biết thêm rằng Sakyadhita : International Association of Buddhist Women (Hội Phụ nữ Phật tử thế giới) là một hội Phật giáo lớn trên thế giới được thành lập nhằm liên lạc, giúp đỡ, bảo vệ sự tu học chính pháp cho ba trăm triệu phụ nữ Phật tử trên khắp thế giới. Con số ba trăm triệu này còn có thể cao hơn nhiều nếu kể thêm các nữ Phật tử ở Trung quốc và Bắc Hàn. Chính phủ các nước này đã từ chối không cung cấp thống kê về số lượng Phật tử và nữ Phật tử ở nước họ cho Hội phụ nữ Phật tử thế giới dù Hội này đã có yêu cầu.

Phật giáo Việt Nam còn có một Phật sự lớn khác vào năm 2010 là tổ chức Lễ hội 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đánh dấu sự kiện vua Lý Thái Tổ và Thiền sư Vạn Hạnh rời kinh đô Hoa Lư từ tỉnh Ninh Bình ra thành Đại La vào năm 1010 và đặt tên mới là kinh đô Thăng Long.

(Hình 13) : Hình ảnh Phật đản Malaysia

(Hình 14) : Chiếc đèn lớn nhất thế giới đêm Phật đản

(Hình 15) : Phật tử Malaysia rước đèn nến đêm Phật đản.

CAMPUCHIA

* Cuộc triển lãm đại Phật với 274 tượng Phật tại Viện bảo tàng Phật giáo mới xây cất gần chùa Angkor wat.

Theo hãng thông tấn Reuter, một cuộc triển lãm Đại Phật (Exhibition of The Great Buddha) với 274 pho tượng Phật thuộc niên đại thế kỷ 11 và 12, chiếu cao 1,2m trở lên do các nhà khảo cổ và nghiên cứu Nhật Bản tìm thấy trong khu rừng chung ngôi chùa vĩ đại và nổi tiếng Angkor Wat vào năm 2001, Các pho tượng này được triển lãm ở Viện bảo tàng Phật giáo mới xây cất chỉ cách chùa Angkor Wat một cây số. Nước Nhật Bản đã trợ giúp ngân sách lên tới 80% xây cất Viện bảo tàng này. Hàng năm hàng triệu du khách và Phật tử thế giới đã hành hương chiêm bái chùa Angkor Wat (ảnh) và sẽ tham quan Viện bảo tàng Phật giáo vị trí rất gần ngôi chùa Phật này.



(Hình 16) : Hàng triệu du khách thế giới hành hương, chiêm ngưỡng chùa Angkor Wat.

CHÂU ÂU

GERMANY (ĐỨC QUỐC)

* Phật giáo tăng trưởng mạnh và nhanh.

Hình 17 : Một khóa tu của Phật tử người Đức

Sự kiện đáng chú ý ở nước Đức hiện nay là Phật giáo đang được dân Đức quy y , tu học mỗi ngày mỗi nhiều các cơ sở phật giáo càng lúc càng được thành lập thêm ở khắp nước Đức, số lượng người Đức chọn phật giáo đang lên rất cao không thua gì nước Pháp và nước Nga. Họ thích phật giáo nhiều hơn Hồi giáo vì phật giáo là tôn giáo từ bi, độ lượng lại trí tuệ, khoa học. Không bao giờ có sự kỳ thị, phân biệt trong phật giáo. Đặc biệt phật giáo có lịch sử gần ba nghìn năm hiền hòa vì tôn giáo này chưa (Một khóa tu của phật tử người Đức)

Bao giờ có các cuộc chiến tranh sát hại các tôn giáo khác nên chưa làm đổ một giọt máu nào của nhân loại trên con đường truyền bá phật giáo.

Sự kiện đang chú ý khác ở nước Đức hiện nay là nước Đức từng là nước ca tô giáo Rôma toàn tông và giáo Hoàng Benediet 16 hiện nay là ngưới Đức nhưng trong cuộc từng câu ý kiến vừa qua của tờ báo nỗi tiếng hàng đầu ở nước Đức là báo Stern (tấm gương) với câu hỏi : <> thì câu trả lời đã làm ngạc nhiên và choáng váng mọi người : Đức Đalai Lama là nhân vật mẫu mực quốc tế mà dân Đức ngưỡng mộ nhất .(the Đalai Lama is the leading international figure that the German people admire the most .) với số phiếu bầu là 60 ./. còn giáo Hoàng chỉ là người Đức nhưng dân Đức đánh giá hàng thứ 9 và gần cuối với số 51 ./.

Năm 2002, báo Geo Wissen cũng đặt Đức Đalai Lama là nhân vật hàng đầu được dân Đức ngưỡng mộ .(In 2002, the Geo Wissen magajine of Germang placed the Đalai Lama on the top of the list among personalities the German people admired .).

* Tổ chức khóa Phật thất tại Hamburg

Ba mươi phật tử người Đức đã theo học khóa tu ba ngày từ ngày 21 đến ngày 23- 9- 2007, tại trung tâm phật giáo Djogchen Buddhist Center ở thành phố Hamburg, khóa tu do thiền sư cư sĩ Karin Heinemann hướng dẫn (ảnh).

Sau ba ngày tu học nhiệt tậm, ba mươi phật tử tham dự bầy tỏ sự hoan hỷ về những chứng ngộ đã đạt được trong suốt khóa tu.

Hinh 18 : (30 giới tử tu học tại trung tâm Djogchen Buddhist Center)

* Khóa Phật pháp căn bản cho các Phật tử mới quy y tại Dusseldorf.

Cộng đồng phật giáo Đức The Djogchen Communitg tạiDiisseldorf đã tổ chức lễ quy y Tam Bảo cho mười người Đức đạo gốc ca tô giáo Rôma đã quy y phật giáovà họ đã theo học khóa phật pháp căn bản trong bốn ngày, bắt đầu từ 29 tháng 9 đến 2 tháng 10 – 2007 (ảnh)



Hình 19 : khóa phật pháp căn bản cho mười người Đức
mới quy y Tam Bảo


UNITED KING DOM (VƯƠNG QUỐC ANH)

* Phật giáo Vương quốc Anh biểu tình bất bạo động chống chế độ quân phiệt tại Myanmar đàn áp chư tăng, ni Phật tử.

Hàng vạn chư Tăng, Ni và phật tử người Anh (ảnh) đã tham dự cuộc biểu tình bất bạo động tại thủ đô london để phản đối nhà cầm quyền quân phiệt tại nước Myanmar đã đàng áp khốc liệt gây cho nhiều người bị chết và bị thương trong đó có cả các Tăng, Ni và phật tử . cuộc biểu tình của phật giáo Anh Quốc đã được thủ tướng Gordon Browm tiếp xúc và hứa sẽ làm mọi việc để chính quyền quân sự Myanmar phải thay đổi chính sách hiện nay. Các đoàn thể khác cũng biểu tình bất bạo động ở Australia, Belgium, Englam, U. S, France, canada, jreland, uew zealamd, Norway, spain, jndia, korea.



Hình 20 : cuộc biểu tình bất bạo động do chư Tăng, Ni
và phật tử nước Anh chống lại chế độ quân phiệt


PORTUGAL (BỒ ĐÀO NHA)

* Cuộc du hành hóa đạo của Đức Đalai Lama tại thủ đô Lisbon.

Do lời mời của các đoàn thể Phật giáo tại nước Portugal, Đức Đalai Lama đã thực hiện chuyến hóa đạo tại thủ đô Lisbon ngày 17 tháng 9 năm 2007. Vừa tối đây, Ngài đã dành cho giới trẻ Portugal gồm những người thuộc giới trẻ trí thức, sinh viên, học sinh buổi thuyết pháp với chủ đề về Phật giáo “thực hành hạnh Bồ Tát cho cuộc sống” . Đại giảng đường Trường Đại học Y khoa Lisbon với 5.000 ghế đã tràn đầy. Nhiều người tới chậm đã không còn chổ và phải đứng chung quanh giảng đường và đứng tràn ra ngoài sân trường đại học. Sau buổi thuyết pháp nhiều câu hỏi đã được nêu lên và Ngài đã trả lời khúc chiết. Nhiều tràng pháo tay vang lên trong buổi thuyết pháp và phần trả lời câu hỏi.

Sau đó Đức Đalai Lama lại cúng dường cho đại chúng 10.000 người Portugal buổi thuyết pháp khác cũng với chủ đề Phật giáo : “Sức mạnh của từ bi” tại vận động trường thể thao Pavilhao Atlantico Arena (ảnh).

Hình 21 : 10.000 thính chúng nghe buổi thuyết pháp
tại vận động trường Pavilhao Atlantico Arena


HUNGARY (HUNG GIA LỢI).

* Khóa tu phật pháp Yantra Retreat tại thủ đô Budapest.

Tại Phật đường của Trung tâm Phật giáo Budapest Buddhist Center ở thu đô nước Hungary, khóa tu Yantra Retreat đã được tổ chức cho trên hai mươi phật tử người nước Hungary. Khóa tu do cư sĩ Michael Katz người Mỹ hướng dẫn từ ngày 28 đến 30/09/2007.



Hình 22 : Trên 20 Phật tử người Hungary tham dự khóa tu

ESTONIA

* Khóa tu Phật pháp Vajra Retreat tại thủ đô Tallinn.

Bảy người Phật tử người Estonia đã tham dự khóa Phật pháp Vajra Retreat tại Trung tâm Phật giáo Tantra Buddhist Center ở thủ đô Tallinn. Khóa tu kéo dài trong bảy ngày từ 12 đến 18/08/2007. Khóa tu được các vị cư sĩ uyên thâm Phật pháp như Svetlana Kollijakova, Mart Viires, Adriana Dal Borgo và Stoffelina Versonk hướng dẫn.



Hình 23 : 70 Phật tử người Estonia tu học chính đạo.

BELGIUM (BỈ QUỐC)

* Thành lập đoàn tu học Phật pháp tại Brussels.

Một nhóm phật tử khoảng hai mươi lăm cư sĩ tại gia đã thành lập đoàn tu học phật pháp (Dhamma Study Gtouj) theo truyền thống Nam Tông (ảnh). Nhóm vẫn thường xuyên tu học ở chùa DhammaKaya Vihara do Đại Đức Maha Sem chai trụ trì và là thầy cố vấn giáo lý phật pháp của đoàn 25 vị cư sĩ phật tử tại gia này đều là những vị đã quy y Tam Bảo từ hai năm nay nhưng rất tinh tiến trên đường tu học chính pháp



Hình 24

POLAND (BA LAN)

* Khóa tu về đồ hình Mandala

Mười bốn phật tử người Ba Lan đã đăng ký khóa tu về đồ hình Mandala theo truyền thống Mật Tông tại chùa Tashi Temple do Đại Sư Khhense Lama Rinpoché - người Tây Tạng - chũ trì và hướng dẫn khóa tu kéo dài một tuần sau buỗi tối từ 6 giờ đến 9 giờ đêm . Đại Sư giảng giải về đồ hình Mandala, các loại đồ hình, các mầu sắc đồ hình, cách thực hiện đồ hình



Hình 25 (khóa tu đồ hình Mandala của 14 phật tử)

ITALY (Ý QUỐC )

* Sinh hoạt phật tử tại chùa Merigar Buddhist Temple ở thành phố Arcidosso qua các hình ảnh dưới đây :



Hình 26 : Phật tử ý tập họp tại lễ đài phật đản 2551
ngoài sân chùa Merigar Buddhyst Temple


Hình 27 : Các em phật tử chào đón quan khách

Hình 28 : Thiền Sư Cư Sĩ Chogyal Nam Khai Norbu (trái) đang nghe ông thị trưởng thành phố Arcidosso phát biểu về ngày phật đản. Hiện diện trong số quan khách còn có các ông cựu thị trưởng và dân biểu Quốc Hội ý thuộc đơn vị Arcidosso

Hình 29 : Khóa tập huấn cho các huấn luyện viên về phương pháp thở do cư sĩ Fabio Andrico hướng dẫn

Hình 30 : Khóa Yoga Yantra và khóa huấn luyện giảng sư do các cư sĩ Lanra Evangelisti và Fabio Andrico chũ trì)

Hình 31 (khóa thiền sổ tức Quán hay Quán Niệm hơi thở do cư sĩ Fabio Andrico giảng dậy.)

Hình 32 Lễ cưới Hằng Thuận của chú rễ Dorjo Dugarov và cô dâu Natalia người nước cộng hòa phật giáo Buryatia tự trị trong liên Bang Nga ./.

CZECH REPUBLIC (CỘNG HÒA TIỆP)

* Lễ quy y Tam Bảo của mười hai người Tiệp.

Trung tâm phật giáo Prague Buddhist Center tại thủ đô đã tổ chức một lễ quy y Tam Bảo cho mười hai người tiệp. Buổi lễ đã diển ra hơn một tiếng rất trang nghiêm và cảm động. Mười hai giới tử quy y cũng được trao tặng các phần quà của Đại Đức trụ trì trung tâm phật giáo, ban quản trị trung tâm và các phật tử khác .

Hình 33

FRANCE (PHÁP QUỐC)

* Khóa Phật thất Le Dharma et la vie được tổ chức cho 80 Phật tử tu học.

Hội phật giáo Association Djogchen và viện phật học Institut Karma Ling đã tổ chức khóa phật thất với chủ đề Le Dharma et la vie (phật pháp và cuộc sống) trong ba ngày bắt đầu từ 21 đến 23 tháng 9 năm 2007 tại chùa Dejam Ling khóa tu do Đại Đức René Fussi chủ trì và hướng dẫn 80 giới tử người pháp tu học rất nhiệt tâm (ảnh)



Hình 34 : 80 phật tử người pháp tu học khóa phật thất :
La Dharma et la vie tại chùa Dejam Ling)


AUSTRIA (ÁO QUỐC)

* Khóa phật pháp căn bản tổ chức tại thủ đô Vienna.

Trung tâm phật giáo Shambhala Zentrum ở thủ đô đã tổ chức khóa Phật pháp căn bản cho bốn mươi người Áo muốn nghiên cứu, tìm hiểu về Phật giáo, khóa diển tiến từ ngày 26 đến 28-10-2007. Sau khóa Phật pháp căn bản, họ sẽ học khóa Phật pháp sơ cấp và các khóa cao hơn.



Hình 35 40 người Ao tu học khóa phật pháp Căn Bản

RUSSIAN FEDERATION (LIÊN BANG NHA)

* Khóa tu Bồ Tát nguyện và Bồ Tát đạo tổ chức tại Crimea.

Cộng đồng Phật giáo Nga Russian Djochen Community đã cung thĩnh Đại sư Lama Zopa Rinpoché chủ trì và hướng dẫn khóa tu phật pháp với chủ đề : Bồ Tát Nguyện và Bồ Tát Đạo (Bodhisattva Vows and Bodhisattva Ways) diễn tiến mười một ngày từ ngày 31 tháng 5 đến 10 tháng 6- 2007. Khóa tu được tổ chức ở vận động trường bóng rổ và hơn ba nghìn giới tử người Nga ở Crimea đã nhiệt tâm tu học suốt khóa tu kéo dài sáu tiếng một ngày. Toàn bộ vận động trường sân bóng rổ đã được che phủ bằng những tấm lều vãi để tránh nắng mưa cho giới tử an tâm tu học toàn thể ba nghìn ghế của vận động trường và sân bóng rổ đều tràng ngập giới tử tới tu học.



Hình 36 Hơn ba nghìn giới tử người Nga ở Crimea tu học từ ngày 31-5 đến 10 - 6 - 2007, khóa Bồ Tát nguyện và Bồ Tát Đạo

ROMANIA (LỖ MÃ NI)

* Chiều hướng pháp triển Phật giáo.

Romania là một nước ở phía Đông Châu Âu, với diện tích 91, 966 dặm vuông (square miles). Dù là nước có truyền thống đạo Ca Tô giáo Rôma nhưng cũng như các nước ở phương Tây, đạo Ca Tô đang suy thoái trầm trọng mà trọng tâm xoáy vào ba sự khủng hoảng : giáo lý, giáo chế và giáo sản. Đặc biệt nạn tu sĩ ca Tô giáo Rôma xâm phạm tình dục được coi như hoại bệnh ung thư vô phương cứu chữa. Tu sĩ Ca Tô ở bất cứ nước nào cũng có thứ bệnh mày lay lưa, lan tràn. Thêm vào là trí thức của khoa học và trí tuệ của con người đã làm cho đạo Ca Tô đang lung lay tận gốc rể. Tình trạng đạo Ca Tô giáo Rôma và các nhánh đạo Chúa khác ở Rômania cũng chung số phận trong tình trạng này.

Trí thức của khoa học và trí tuệ con người tuy có làm cho đạo chúa suy sụp nhưng lại làm sáng danh đạo phật. Thấy vậy những khám phá của khoa học và sự hiểu biết của con người đã soi sáng thêm những lời phật dậy trong những trang kinh. Cũng như các nước Đông Châu Âu khác, Romania hầu như chỉ biết đến phật giáo từ sau sự kiện năm 1989, đánh dấu sự thay đổi từ thể chế cộng sản sang thể chế dân chủ. Do đó, Phật giáo đã hiện diện và đàng lan tràn vào các nước phía Đông Châu Âu trong đó có nước Rumania. Năm 2007 có hai Phật sư quan trọng đối với phật tử Romania :

1 – Vào tháng 1- 2007, Phật giáo Romania được gia nhập vào liên đoàn Phật giáo châu Âu (Buddhist Europeam Union)

2 – Vào tháng 7- 2007, Phật giáo Romania đã mua khu đất bốn hectare rưỡi và sáu trăm mát (4. 5 hectares anh 600 meters) cách thủ đô Bucharest 200 kilomet để xây dựng cơ sở Phật giáo.

Hình 37 (khu đất diện tích 4.5 hectare và 600mét để xây cơ sở phật giáo)

Hình 38 (các phật tử Romania đang sửa soạn tham dự một
khóa tu phật pháp )


SPAIN (TÂY BAN NHA)

Đức Đalai Lama thuyết giảng tại vận động trường Palau Sant Jordi Arena

Nhân dịp chuyến du hành hóa đạo tại nước Spain, Đức Đalai Lama mà báo chí nước Spain đã vinh danh Ngài là “Vị Thánh Nhân của thế kỷ” (The Hohy Man of The Centuny) đã cúng dường cho đại chúng buổi thuyết giảng với chủ đề : Nghệ thuật của niềm hạnh phúc (The Art of Happiness) tại vận động trường Palu Sant jordi Arena thuộc thành phố Bareelona. Buổi giảng ở thành phố này cũng như các buổi giảng khác ở các nơi khác đều được hàng vạn thính chúng, giới tử tham dự. Mỡ đầu buổi thuyết giảng là chương trình văn nghệ do các em Phật tử thuộc tu viện phật giáo Montserrat Monasteny trình diễn .

Trong bài thuyết giảng, Đức Đalai Lama đề cập đến giá trị tại nơi, khuyết tấn sự nuôi dưỡng đạo tâm, nuôi dưỡng hạnh phúc để trở thành con người hiểu biết và thông cảm. Ngài cho rằng chẳng có quyền lực siêu hình, siêu nhiên nào giúp con người thoát được sự khổ đau như một số lý thuyết của các tôn giáo thần quyền chủ trương .

Ngài cho rằng có hai loại khổ đau : vật chất và tinh thần. Nhưng con người khổ đau về tinh thần nhiều hơn và khi khổ đau về tinh thần thì không thể lấy vật chất bù đắp được và ngược lại khi khó khăn về vật chất thì có thể lấy tinh thần bù đắp được. Sau bài giảng là phần thính chúng đặt câu hỏi về các vấn đề khoa học và Phật giáo, Thượng Đế, hòa bình, môi sinh … Đức Đalai Lama đã trả lời rõ ràng, mạch lạc và họp lý làm hoan hỷ thính chúng nhờ đó họ đã hiểu rõ các vấn đề theo tinh thần phật giáo rất chính xác .



Hình 39 : thính chúng tràn ngập vận động trường

CHÂU ÚC

NEW ZEALAND

* Phật giáo phát triển nhanh mạnh và vững vàng.

Thống kê năm 2005 của chính phủ New Zealand cho thấy số Phật tử người New Zealand là 1% so với thống kê năm 2001 thì số lượng Phật tử gia tăng rất nhanh và mạnh. Nhiều người thuộc các đạo Chúa, đạo Hồi đang hướng về Phật giáo học hỏi giáo pháp, hành từ và quy y Phật giáo mội lúc một đông, chỉ thời gian ngắn đã có 15.000 người gốc New Zealand cải đạo quy y Tam Bảo.

Qua báo New Zealand Herald (diễn đàn Tân Tây Lan) thì nhiều người bỏ đạo gốc : đạo Chúa và đạo Hồi để sang đạo Phật do sự thuyết giảng Phật pháp của Đức Đalai Lama – đoạt giải Nobel Peace Prize năm 1989. Gần đây chuyến di hành hoằng pháp lần thứ bốn của Ngài ở New Zealand cũng thu hút hàng vạn thính chúng đến nghe và tu học như các buổi thuyết giảng và tu học ở các vận động trường thể thao Auckland Vector Arena và Wellington TSB Arena.

Tờ New Zealand Herald cũng nêu sự kiện hàng năm nhiều Trung tâm Phật giáo, thiền viện, chùa Phật, tu viện Phật giáo và nhiều cơ sở Phật giáo khác đã mọc lên như nấm ở khắp nơi trên nước New Zealand. Tờ báo cũng ghi nhận một số phát biểu về lý do theo Phật giáo của ba người thuộc giới trí thức nguyên là cựu tín đồ đạo Tin Lành, đạo Catô Rôma và đạo Hồi :

- Cô Amala Wrighton, tiến sĩ vật lý, cựu tín hữu Tin Lành, quy y Phật giáo mười năm nau, là một trong những người sáng lập Thiền viện Auckland năm 2005 phát biểu : “Tôi cũng như nhiều người đã quy y Phật giáo vì các phương pháp tu tập của Phật giáo đã đem lại nhiềi lợi lạc. Đặc biệt khi tìm hiểu về giáo lý Phật giáo, ai cũng được tư do chất vấn và đặt bất cứ câu hỏi nào để cád tăng ni trả lời cho đến khi nào minh bạch rõ ràng để người chất vấn thỏa mãn mới thôi. Điều này trái với đạo tôi theo khi xưa.Mỗi khi đọc Kinh Thánh đem câu hỏi ra cho vị mục sư là bị đe dọa hỏa ngục vì đó là lời của Chúa đã phán ra sao, dù có sai trái cũng phải tin. Tôi cho đó là mù quáng, tin mù”.

- Hugh Kemp, sinh viên đại học Victoria University đang đệ trình luận án Tiến sĩ về chủ đề Buddhism in New Zealand (Phật giáo tại Tân Tây Lan), cựu giáo hữu Catô Rôma, quy y Phật giáo năm 1999, cho biết lý do theo Phật giáo : “Tôi bỏ đạo cũ theo Phật giáo vì Phật giáo là tôn giáo từ bi, trí tuệ, bình đẵng và rất tự do nhưng rất ý thức về việc việc làm của mình là nghiệp quả của mìnhsau này. Vì sự từ bi và nhẫn nhục nên không gây xáo trộn cho gia đình và bạn hữu khi trở thành Phật tử”.

- Cô Rohan Bush, kiến trúc sư, cựu tín đồ Hồi giáo, quy y Phật giáo năm 2002 nói : “Một bạn đồng nghiệp là phật tử rủ tôi đến Trung tâm Phật giáo để học Thiền. Lúc đầu chưa quen nhưng qua thời gian tu tập tôi cảm thấy thích vì Thiền làm tâm trí trở nên trong sáng. Trong chuyên ngành kiến trúc, Thiền Phật giáo mang lại nhiều lợi íchcho công việc của tôi. Từ đó, tôi dành thì giờ nghiên cứu Phật giáo và cảm nhận được đây là tôn giáo siêu việt của nhân loại mà tôi không ngờ. Do đó tôi đã quy y Phật giáo và tu tập giáo pháp hàng ngày”.

AUSTRALIA (ÚC ĐẠI LỢI).

* Phật giáo tại nước úc.

- Đức Đalai Lama hóa đạo : Ngày 05-6-2007, Đức Đalai Lama đã đến thành phố Perth nhân chuyến hóa đạo năm 2007 tại Châu Uc. Tại miền Tây nước Úc và các nơi khác. Ngài đã thuyết pháp, chủ trì các khóa tu với số thính chúng và giới tử hàng vạn người tham gia tu học.

Ngài cũng được thủ tướng John Howard của nước Uc và chủ tịch đảng đối lập Kewin Rudd tiếp đón.

- Tình hình Phật giáo nước Úc : Phóng viên Phil Mercer của đài VOA ở nước Úc đã nhận định về Phật giáo tại nước Úc như sau : Phật giáo đang phát triển với gần 700 cơ sở gồm chùa tháp, tu viện, viện Phật học, Trung tâm Phật giáo, thiền viện. Ngoài ra còn có các cơ sở về từ thiện xã hội theo tinh thần Phật giáo nhập thế. Các cơ sở này của các tông Phật giáo thành lập lan tràn trên khắp mọi miền đất nước Australia. Thống kê dân số năm năm một lần vào năm 2005 cho thấy số người chính thức nhận là Phật tử lên đến con số 381.718 người, chiếm 2% so với 25 năm trước. Năm 1980, thống kê cho thấy số tín đồ Phật giáo chỉ có độ 13.286 người. Sự gia tăng này sẽ không ngừng tại đây mà còn có chiều hướng rõ ràng và không thể cản đượcsự gia tăng còn tiếp tục và liên tục mãi mãi.



Hình 40 : Thủ tước Úc chào đón Đức Đalai Lama tại Sydney

Hình 41 : Đức Đalai Lama vái chào thính chúng.

Hình 42 : Các giới tử nhập ba phút từ bi quán.

CHÂU MỸ

ARGENTINA ( Á CĂN ĐÌNH)

* Cộng đồng Phật giáo Comunidad Dzogchen Tashigar tổ chức lễ quy y cho mười bốn người Argentina .

Ngày chủ nhật 21-10 - 2007, sau khóa niệm Phật thường lệ, 150 Phật tử của cộng đồng phật giáo Comunidad Djochen Tashigar đã tham dự lễ quy y Tam Bảo của mười bốn người Argentina tại trung tâm phật giáo (ảnh) do đại đức trụ trì từ trung tâm là Thầy Truyền Giới (trong ảnh người thứ hai từ trái qua hàng sau)



Hình 43

BRAZIL (BA - TÂY)

* Thành lập đoàn nghiên cứu Phật học tại thủ đô São Paulo.

Thủ đô nước Brajil đã thành lập đoàn nghiên cứu phật học quy tụ khoảng tám mươi người Brajil bao gồm đủ các thành phần gia nhập đoàn nhưng phần lớn là thành phần trí thức và giới trẻ. Qua nhiều phiên họp, đoàn đã thông qua bản nội quy, điều lệ trong đó có đoạn mở đầu như sau : “Những ai chấp nhận và lấy lý tưởng phật giáo làm cứu cảnh và mục đích cho đời mình để thăng hoa đều có quyền gia nhập đoàn nghiên ưcú phật học”. Các đoàn viên đã bầu ban chấp hành như sau : đoàn trưởng : y khoa bác sĩ : José Maria Lishoa, đoàn phó : luật sư Otavio Lilla, thứ ký : sinh viên đại học : regina Margues : thủ qủy : nữ dược sĩ : Heloisa Paternostro .



MEXICO ( MỄ TÂY CƠ)

* Thành lập Ủy ban vận động xây cất công viên Jardin De Buda Los Naranjos (vườn tượng đức phật) ở California Sur.

Sau khi được một tín chủ có đạo tâm cúng dường khu đất rộng với diện tích 12 nghìn asres (mẫu Anh) tương đương với hơn 48 hectares (mẫu Tây) cho cộng đồng phật giáo Comunidad Djogchen Mexico. Vì muốn chia xẽ với các cộng đồng Phật giáo khác ở Mexico để khu đất này trở thành một phật tích chung cho Phật tử các giới ở nước Mexico, nên cộng đồng phật giáo Comunidad Djogchen Mexico đã mời các tông phật giáo đang hành hoạt ở Mexico như Thiền Tông, Nam Tông, Mật Tông và pháp Hoa Tông cùng nhau đóng góp để phát triển khu đất để trở thành một danh thắng Phật tích. Các vị cư sĩ đại diện các tông phật giáo ở Mexico đã hội họp, thảo luận các kế hoạch phát triển, xây cất và đã đồng thuận đặt tên khu phật Tích trong tương lai là công viên vường tượng Đức phật (Jardin de Buda los Naranjos) ở vùng California Sur, thuộc nước Mexico. Công viên sẽ an vị một trăm nghìn tượng phật và các vị Bồ Tát đủ các kích cở. Đồng thời bầu một uỷ ban vận động xây cất công viên này gồm 12 vị cư sĩ đại diện cho các tông phật giáo đang có mặt tại nước Mexico (ảnh)



Hình 44 (Uỷ Ban vận động xây cất công viên vườn tượng Đức phật)

VENE ZUELA

* Hình ảnh sinh hoạt phật sự tại chùa Tashigar norte ở đảo Margari Ta Isle

Chùa Tashigar Norte đã tổ chức liên tiếp nhiều khóa tu phật pháp, khóa phật thất, khóa tu Bồ Tát Giới và được đông đảo giới tử đăng ký và tham dự tu học rất nhiệt tâm, nhiệt thành. Các khóa tu được tổ chức tại nước Venjuela nhưng có nhiều giới tử ở các nước Brajil, Argentina, Costa Rica, Nga, Ukraine, thụy sĩ, Áo, Hungary, Hà Lan, Mỹ cũng ghi danh tham dự.



Hình 45 (1500 giới tử tu học khóa Bồ Tát Giới từ - 25 - 26 - 8 - 2007)

Hình 46 (khóa phật pháp Jnanadhakkini Drubchen Retrcat với 800 giới tử tu học từ ngày 22 đến 30 - 9 - 07)

Hình 47 (khóa phật thất Mandala Vajra Retreat, hơn 1200 giới tử tham dự khóa tu từ ngay 20 đến 28 - 10 - 07 )

CANADA (GIA NÃ ĐẠI)

* Khóa hoằng pháp mùa thu của Đức Đalai Lama tại vùng Bắc Châu Mỹ

Nhân chuyến hoằng pháp tại vùng Bắc Mỹ, Đức Đalai Lama đã tới Canada và do sự cung thĩnh của hội phật giáo The Canadian Buddhist Association of Ontario, Ngài đã giảng pháp với chủ đề :”The Art of Happiness” tại trung tâm Rogers Centre Joronto ngày 31-10- 07. Trước khi tới nước Canada, Ngài đã hoằng hóa suốt trong ba ngày 12, 13 và 14-10- 07 tại các cơ sỡ phật giáo ở thành phố New York City, Hoa Kỳ.



UNITED STATES OF AMERICA (HỘP CHỦNG QUỐC MỸ)

* Chương trình hóa đạo năm 2008 của giáo đoàn Phật giáo Padmasam Bhava Buddhist Order.

Giáo đoàn Phật giáo Padmasambhava Buddhist Order do các đại sư Paden Sherab và Tsewang Dongyal lãnh đạo quy tụ nhiều Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử người Mỹ (ảnh) y tụ sở tắi xa lộ Đức phật, thành phố Sidney Center, bang New York, đã phổ biến chương trình hóa đạo năm 2008 như sau :

- Khóa tu đầu năm Annual New Years Practice trong ba ngày từ 29-30 tháng 12 đến 01 tháng 01-2008. Sáng từ 9 đến 12 giờ, chiều từ 2 đến 5 giờ tại trung tâm phật giáo New York Buddhist Center .

- Khóa tu mùa đông Annual Winter Djogchen Retreat trong tám ngày từ 19 đến 26 tháng 01-2008, khóa tu từ 9 giờ đến 2 giờ tại trung tâm phật giáo palm Beach Dharma Center .



Hình 48

- Khóa tu mùa xuân một tháng Month- long Sntensive Djogchen Meditation Retreat từ ngày 15-3 đến 12-4-2008 tại chùa Padma Samye ling .

- Khóa tu mùa Hè- Thu trong tháng 10-2008 tổ chức theo thời gian ở các địa điểm sau : thành phố Ashville, bang North Carolina từ 12 đến 14 -10 - 2008.

Thành phố Nashville, bang Tennessee từ 15 đến 16- 10 - 2008.

Thành phố Orlando, bang Florida từ 18 đến 19 - 10 - 2008 .

Thành phố West Palm Beach, bang Florida ngày 21-10-2008 .



* Phật sự năm 2008 của tu viện Phật giáo Sravas Ti Abbey.

Người thành lập tu viện Sravasti Abbey tọa lạc ở miền Đông bang Washington State trên khu đất rộng hai mươi hectare (mẫu Tây) là sư cô chodron Thubten- người Mỹ- sư cô phát nguyện thụ giới sa di ni năm 1977 và đại giớitỳ khưu ni năm 1986, là đệ tữ của Đức Đalai lama và các đại sư Tjenshap Serkhong Rinpoche, Zopa, Rinpoche vàThubten Yeshe Rinpoche. Qua ba mươi năm tu học miệt mài, sư cô đã đạt được nền học vấncao dày về phật pháp. Sư cô đã thành lập tu viện phật giáo Sravasti Abbey là tên một tu viện thời đức phật tại thế thường được nhắc đến trong các kinh điển. Sư cô còn là tác giả những sách phật giáo đã xuất bản như : Gradual Partl To Enhlightenment, 46 Meditations and commentarg, Guided Meditations On the Stageo of the Parth v…v… sư cô chodron Thubten còn là vị ni trẻ, trí thức, tốt nghiệp học vị tiến sĩ đang giảng dậy tại nhiều trường đại học của bang Washington State.

Năm 2008, sư cô đã phát động các khóa tu và các lớp giảng pháp như sau :

- Từ 6 đền 9-3-08 : khóa tu Đức phật dược sư : Thiền Định trong hai tháng.

- Từ 5 đến 22-6-08 : lớp huấn luyện và khuyến tấn những người mới và có ý định xuất gia tu học .

- Từ 1 đến 8-7-08 : khóa tu một tuần dành cho các thanh niên phật tử tuổi từ 18 đến 25 .



Hình 49 (hình ảnh sư cô chodron Thubten
và tu viện phật giáo Sravasti Abbey)


* Phim Phật giáo “Thánh Tăng Milderepa”

Phim phật giáo “Thánh Tăng Milderepa” do đạo diễn Neten chokling thực hiện sau hơn hai năm lấy ngoại cảnh ở các nước Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc đã hoàng thành. Phim kể chuyện cuộc đời tu hành của vị đại tăng danh tiếng người Tây Tạng. Chuyện phim dựa theo tài liệu của phật giáo Tây Tạng và lịch sử vị Thánh Tăng này còn lưu trử ở chính tu viện cổ xưa mà vị Thánh Tăng đã tu trì và hành hoạt .



Hình 50

Sau khi phim thực hiện xong đã được báo chí nước Mỹ như New York Sun, Hollywood Reporter và New York Magajine ngợi khen .

Vào mùa Thu này phim sẽ được trình chiếu tại hơn ba mươi thành phố lớn ở khắp nước Mỹ. Sau đó phim sẽ chiếu cho khán giả ở các nước khác .

Phim ảnh phật giáo rất phổ biến trên thế giới ngày nay. Hằng năm đều tổ chức lễ hội liên hoan phim phật giáo (Buddhist Festival) ở nhiều nước .



* Giáo đoàn Phật giáo tiếp - hiện (Interbeing Order) và Thiền sư Nhất Hạnh làm Phật sự.

- Vào tháng 8-2007, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã hướng dẫn giáo đoàn tiếp hiện còn gọi là Tăng Thân làng Mai khoảng ba mươi vị Tăng, Ni, cư sĩ giảng sư và giáo Thọ tới hoằng pháp cho sinh viên và công chúng tu học chính pháp tại trường đại học Stoneville University bang Massaclusetts. Hàng nghìn thính chúng giới tử đã tham gia khóa tu “vô lượng tâm, vô uý thí và lục Hòa” (Mindfnlness, Fearlessness and Togetherness) từ ngày 12 đến 17 - 8 -07 .

Khóa tu diễn ra tốt đẹp. Các nhân viên lãnh đạo của trường đại học rất hoan hỷ và phấn khởi phát biểu :”Từ trước đến nay, chưa bao giờ có một số đông người như vậy mà tất cã như một đều đi, đứng rất khoan thai, không lấn lướt và rất trật tự. Quả thật giáo đoàn đã giúp thính chúng và cã chúng tôi, bớt căng thẳng và thật an lạc .”

Khóa tu khác diễn ra vào ngày 24 - 8 tại bang Colorado cũng được hàng nghìn thính chúng tu học .



Hình 51 (Trường đại học Stoneville University nơi diễn
ra khóa tu của thiền sư )

- Song song với sự thành công về việc tổ chức các khóa tu cho công chúng nói trên, Thiền sư Nhất Hạnh còn thành công trong việc mua khu đất rộng 80 acre thuộc vùng ngoại ô của quận Sullivan county, thành phố New York city. Tài sản này với 65 acre rừng và 15 acre đã có sẳn 13 tòa nhà rải rác, mỗi tòa bnilding chứa được 210 người và một nhà ăn cho hơn 200 người. Tài sản này đã được mua với giá 2 triệu 6 trăm nghìn Mỹ kim để thành lập tu viện phật giáo Thanh Sơn (Blue cliff Monastery) dành cho miền Đông (East loast) để giới tử và thích chúng tu học. Một cơ sở cũng to lớn như vậy đã được thành lập từ nhiều năm trước ở miền Tây (West loast). Đó là tu viện Deer Park Monastery .



Hình 52 (một trong 13 tòa building có sẳn trên khu đất 80 acre)

* Thiết lập chương trình huấn luyện Tuyên uý Phật giáo.

Bắt đầu từ năm 2008, trung tâm thiền viện Upaya Zen Center ở thành phố Santa Fe thuộc bang New Mexico sẽ cống hiến một chương trình huấn luyện Tuyên Uý phật giáo hai năm (anew two - year Buddhist chaplainey Training program) chương trình huấn luyện có văn bằng này dành cho những người có ước nguyệnđược xuất gia để trở thành những tuyên uý phật giáo hay các cư sĩ tại gia phục vụ trong ngành tuyên uý. Chương trình do sư cô Joan Halifax (ảnh)- người Mỹ- viện chủ Thiền viện Upaya Zen Centet - chĩ đạo và cư sĩ Fleet Maull phụ tá. Ban giảng huấn gồm các cư sĩ phật tử Bernie Glassman, Sharon Saljberg, Enkyo Ó Hara. Jean Wilkins, Frank Ostaseski. Kajnaki Tanahaski và Norman Fischen. Cần thêm chi tiết : www.upaya.org.



Hình 53

* Nhiều thành phố công nhận tháng năm là tháng Lễ hội Phật giáo thế giới

Nhận dịp Đại lễ Phật Đản vào tháng 5 vừa qua, tại tòa thị chính thành phố San José đã tổ chức Đại lễ Vesak 2551 với sự tham dự của khoảng năm nghìn Tăng, Ni, và phật tử đại diện cho nhiều nước. Tham dự đại lễ còn có đại diện của chính phủ các cấp địa phương. Tại buổi lễ, các hội đồng thành phố San José, Milpitas, quận Santa Clara đồng tuyên bố công nhận tháng năm là tháng lễ hội phật giáo thế giới để phát huy lòng từ bi, trau dồi tâm trí tuệ và cổ vũ sự an lạc cho thế giới .



Hình 53

Minh Ngọc.
Каталог: 2008
2008 -> THỦ TƯỚng chính phủ
2008 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Định nghĩa sác xuất Bài 1
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
2008 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
2008 -> UỶ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU
2008 -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2008 -> Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 báo cáo tài chính tóm tắt quý 3/2008
2008 -> Bài 12. Biến đổi dãy số. Cho dãy số nguyên dương a = (a1, a2, an)
2008 -> VÀ phát triển nông thôN

tải về 129.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương