HỘi văn nghệ DÂn gian việt nam nguyễn nghĩa dâN ĐỒng dao và ca dao cho trẻ em sưu tầM, nghiên cứU, tuyển chọn nhà xuất bảN …



tải về 2.73 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.73 Mb.
#1499
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18
“Câu chuồn chuồn”. Cách chơi: Các em dùng nhựa mít vê lại như hạt đỗ, buộc vào sợi chỉ, hoặc lấy xác một con chuồn chuồn nhỏ buộc vào sợi tóc. Các em vừa quay tròn sợi chỉ, sợi tóc vừa hát lời đồng dao tên tiếng cuối mỗi dòng của lời được lặp lại 2 lần.

3 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Cúc cù cu”. Cách chơi: Người lớn nằm ngửa, trẻ ngồi trên mu bàn chân của người lớn, hai tay bám gối hoặc tay người lớn. Người lớn cùng trẻ nâng lên, hạ xuống hát lời đồng dao.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Bắt dế”. Cách chơi: Các em lấy lồng dế (chẹm) đặt trước các hang dế, vừa hát vừa lấy cỏ tranh dụ dế vào lồng. Hội chọi dế thường tổ chức ở làng Nùng sau tiết Lập thu. Khi chọi, để một con dế trong lồng, thả từng con dế đối thủ vào, mỗi con dấu 3 hiệp theo cách loại trực tiếp. Trước khi đấu, lấy tóc buộc càng dế rồi quay cho dế say. Con được giải gọi là Tàu lùng (anh cả), con thứ hai gọi là Dị lùng (anh thứ).

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Đếm”. Cách chơi: Các em ngồi vòng ròn hoặc xếp hàng dài, duỗi chân về phía trước. Em làm trưởng trò vừa hát vừa đếm chân. Mỗi tiếng trong lời hát là một số đếm, tiếng cuối cùng của lời hát rơi vào chân người nào thì người ấy rút lại một chân. Trò chơi lại tiếp tục, cuối cùng chân của ai còn lại, các người khác đi trốn và người này phải đi tìm.

2,3 Chưa rõ nghĩa.

4 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Đếm thứ tự”. Cách chơi: Trẻ tham gia chơi cầm hai tay vào một đoạn cây dựng đứng. Trưởng trò một tay bám vào cây, một tay chỉ vào tay từng em từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên đồng thời hát từng tiếng rơi vào một tay. Tiếng cuối của lời đồng dao rơi vào tay ai, người ấy rút tay ra. Tay ai còn lại cuối cùng thì người ấy tự bịt mắt để trưởng trò đem cây đi giấu. Nếu trưởng trò bị bịt mắt thì ai được rời cả hai tay đầu tiên thay trưởng trò và được đi giấu cây. Cuộc chơi cứ thế lại tiếp tục.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Mời đom đóm”. Cách chơi: Khi bắt đom đóm, các em cầm theo cái vỏ trứng, vừa đi vừa hát. Bắt được con nào thì bỏ vào vỏ trứng. Khi được nhiều đom đóm vỏ trứng sẽ sáng như đèn lồng.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Dụ gà chọi”. Các em lấy que lùa gà trống lại gần nhau và hát, tiếng cuối của mỗi dòng lời đồng dao hát 2 lần.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Đi kiệu”. Cách chơi: Trò chơi này chơi sau cùng các trò chơi khác để rước người thắng cuộc. Hai em đứng đối diện nhau, tay trái của từng em cầm lấy khuỷu tay phải của mình còn tay phải của mình cầm cổ tay trái bạn đối diện, tạo thành chiếc kiệu. Người thắng cuộc được ngồi lên kiệu để rước đi một đoạn đường quy định sẵn. Giữa chừng kiệu trụt, hỏng thì phải kiệu lại từ đầu đoạn đường. Hát đồng thanh khi rước kiệu lời hát trên.

1 Đây là lời đồng dao trò chơi “Mua thuốc”. Cách chơi: Một em bé làm thầy thuốc, các em còn lại ôm ngang lưng nối nhau làm rồng rắn. Rồng rắn đồng thanh hát. Đến câu “Dao này bán hay đổi? Thầy thuốc trả lời ngay”. Tiếp đó thầy thuốc và Rồng rắn đối thoại. Cuối cùng Rồng rắn bị thầy thuốc đuổi chạy bắt hết đàn con của Rồng rắn, trò chơi kết thúc.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi trời mưa”. Cách chơi: Đang nắng, gió nổi lên, mây đen bay ngang thung lũng, trời sắp mưa. Trẻ em đứng trên sàn trước nhà hò reo thật vui vẻ hứng khởi. Các em nhảy nhót rầm rầm, rung vách rung nhà sàn. Khi có vài hạt mưa lác đác rơi các em chìa bàn tay ra đón và tưởng tượng rằng những lời gọi của các em đã được Trời nghe thấu, chiều lòng các em và đổ mưa.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Vỗ tay”. Cách chơi: Hai em ngồi đối diện nhau, hát đến tiếng có số lẻ (thứ 1, 3, 5...) thì hai tay tự vỗ vào nhau, hát đến tiếng có số chẵn (2, 4, 6...) thì bàn tay trái em này vỗ vào bàn tay phải em kia. Khi hát hết lời có tiếng số chẵn thì bàn tay trái em này vỗ vào bàn tay phải em kia cho đến hết lời hát.

2 Đây là lời đồng dao trò chơi “Gọi nắng”. Cách chơi: Hát trong những ngày râm mát hoặc mưa. Tiếng cuối mỗi dòng được hát lại hai lần.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi gió”. Cách chơi: Những ngày oi bức muốn có tí gió mát, các em đứng đầu sàn nhà hát gọi gió về.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Hát với ông trăng”. Cách chơi: Mỗi em cầm một đoạn cây giả làm dao đi chặt cây, đi săn thú. Đến địa điểm đã định các em chặt cây, đập thú rồi khiêng về. Về tới điểm xuất phát, các em chia nhau. Rồi tất cả cùng hát đồng thanh lời đồng dao trên. Thường chơi vào đêm trăng.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Xay gạo”. Cách chơi: Hai em ngồi đối diện nhau, tay phải em này cầm tay trái em kia, tay trái em này cầm tay phải em kia. Em nào kéo thì em kia đẩy, vừa đẩy vừa hát, đến tiếng cuối lời hát, em nào khoẻ sẽ đẩy em kia ngã.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Xoè bắt tay”. Cách chơi: Giống như trò chơi “ú tim” của trẻ miền xuôi. Số người chơi ít nhất là ba, một em là trưởng trò, xoè bàn tay ra, những em khác đặt ngón tay trỏ vào. Trưởng trò đọc lời đồng dao, đến tiếng cuối của lời thì nắm bàn tay lại, tóm bắt ngón tay của em không rút kịp. Người bị bắt phải tự bịt mắt để các bạn khác đi trốn cho đến khi tìm được hết các bạn đã trốn, cuộc chơi mới kết thúc.

1 Nàng chậm, nàng chọi: Chưa rõ nghĩa.

2 Hoa dun: Còn gọi là hoa trăng có hai màu. Quả dun giống hình quả trám, vỏ nổi cạnh như quả khế, hạt dùng làm vị thuốc.

1 Con chét: Con vịt con.

2 Bừa rứa: Hình phình phình, tròn tròn.

3 Chấu mằn: Một loại dế sống dưới nước, ăn được.

1 Người Khơ - mú có cái Tết lớn đầu mùa măng mọc.

1 Nguyên văn tiếng Chăm do Jaya pa Nrang dịch. Lời đồng dao có tên Con cò ốm tức con cò gầy. - Tạp chí Phổ thông - Sài Gòn 1960 - Trích theo cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt - Sđd.

1 Hai nơi Đồng Tỉnh, Huê Cầu trước thuộc Bắc Ninh, sau thuộc Hưng Yên.

1 Cây mưng: Cây loại sung, quả không ăn được, lộc non chát, thường ăn gỏi cá.

2 Có nơi hát:... phù kiều tức cái cầu nổi bắc qua sông hẹp, nổi lên nhờ phao.

1 Bồng bồng: Một loại sâm, có tên là đằng minh sâm. Lá xanh đậm, cây giống cây huyết dụ, bồng bồng thường được trồng ở bờ rào, hoa nở thành chùm vào mùa xuân. Nấu với tôm là món ăn mát bổ, ngon.

1 Vũ môn: Cửa của vua Vũ nhà Hạ (Trung Quốc) trị thuỷ phá mỏm đá giữa huyện Hà Tân (tỉnh Sơn Tây) và huyện Hàn Thành (tỉnh Thiểm Tây) ở thượng lưu sông Hoàng hà. Ở Vũ môn thường có sóng dữ, hàng ngàn năm vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến đây thì vượt qua Vũ môn. Con nào vượt qua được thì hoá rồng. Do đó Vũ môn được ví với chốn trường thi, thi đỗ tức vượt Vũ môn. Theo Đại Nam nhất thống chí, ở ta cũng có Vũ môn ở núi Giăng Màn (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Đây là con suối lớn có ba bậc. Truyền thuyết kể rằng hàng năm đến tháng tư mưa to, cá chép cũng đua nhau vượt qua Vũ môn để hoá rồng.

2 Có nơi hát: Mua cau Bát Nhị mua trầu Hội An.

Chợ Cầu ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) Nam Phổ ở ngoại thành Huế, trên đường đi Thuận An. Chợ Dinh, trước ở cuối đường Chi Lăng, phường Phú Hiệp (Huế). Gọi là chợ Dinh vì ở đây có nhiều dinh thự, nhà cửa của các ông hoàng, bà chúa triều Nguyễn. Bát Nhị, Hội An ở Quảng Nam.



1 Có nơi hát: Trời mưa bong bóng phập phồng

Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?

- Con ở với bà…


1 Có nơi hát: - Mẹ con cái diệc còn ngồi ở kia

1 Quản tượng: Người giữ voi.

1 Ông Lữ: Tức Lã Vọng, công thần đòi nhà Chu, họ Khương tên Thượng, tự là Tử Nha. Khi đã 80 tuổi, Lã Vọng còn câu cá ở bờ sông Vị, chưa ra giúp đời. Vua Văn Vương (sáng lập nhà Chu) đi săn gặp ông, mừng rỡ mời về làm quân sư rồi tôn làm Thái Công, làm Thượng phụ (như cha). Lã Vọng giúp Văn Vương và Vũ Vương (con Văn Vương), lập nghiệp nhà Chu (thế kỷ thứ III trước CN) ở Trung Quốc.

1 Có nơi hát: … Con cu chẻ lạt, con gà quãng tranh

Chèo bẻo xắt bí nấu canh.

Chìa vôi đi chợ mua hành mua tiêu


1 Xống: Cái áo (áo xống)

1 Xem chú thích trang 425

1 Bể: Vỡ

Có nơi hát: Con mèo đập bể nôi rang

Con chó chạy lại phải mang cái đòn.


1 Hát ru trong thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

1 Có nơi hát: Buồn ăn bánh đúc bánh đa

Củ từ khoai nư­ớng cùng là cháo kê



1 Có nơi hát: Quạt nọ đư­a đèn đèn biết đư­a ai?

2 Tua nôi: Dây nôi, có nơi gọi là tao nôi

1 Có nơi hát: ...cho đời mai sau.

2 Nừng: Đổ dùng bằng tre đan dùng để đựng cơm của ng­ười đánh cá biển

Cũng có nơi gọi nừng là loại bồ tre nhỏ.



1 Vũ Ninh gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay. Đây là nơi đóng quân của giặc Ân (tư­ơng truyền chỗ cụ thể là Châu Sơn ngày nay) Bách Việt sơn hà: non sông Bách Việt tức một trăm (ý nói nhiều) giống Việt trong đó có Lạc Việt ở nước ta. Theo truyền thuyết Trăm trứng của Âu Cơ, giống Bách Việt sinh ra từ đó ở nước ta, cho nên Bách Việt trong bài này cũng dùng để chỉ nước ta. Roi ngà: Roi bằng tre đằng ngà. T­ương truyền sau khi dùng roi sắt đánh giặc bị gãy. Thánh Gióng nhổ những bụi tre lên để đánh giặc Sóc Sơn: Núi Sóc hay núi Vệ Linh ở phía trên Phù Lỗ trư­ớc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (cũ) nay thuộc huyện Sóc Sơn giáp Đông Anh (Hà Nội).

1 Có nơi hát thêm: ….. đánh cồng

Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu mũi mác cho chồng trẩy quân.


1 Nu: Củ nâu dùng để nhuộm áo quần

1 Có nơi hát:... hai mang.

1 Chức Nữ là tên một ngôi sao ở phía bắc sông Ngân Hà, đối diện với sao Khiên Ngư­u. Theo truyện dân gian, Chức Nữ là cháu của Trời, siêng năng. làm nghề dệt vải. Chức Nữ được Trời gả cho Khiên Ngưu làm nghề chăn trâu. Vì mải vui chơi, không lo nghề nghiệp nên bị Trời phạt đem đày mỗi người ở một bên sông Ngân Hà. Mỗi năm Trời chỉ cho hai vợ chồng qua sông gặp nhau một lần vào ngày mồng bảy tháng bảy âm lịch, qua cái cầu do chim khách và quạ bắc (gọi là cầu Ô Thư­ớc). Vợ chồng gặp nhau cảm động rơi nước mắt, cho nên mồng bảy tháng bảy có mư­a ngâu. Có câu hát:

Mồng bảy tháng bảy mư­a ngâu

Con trời lấy đứa chăn trâu cũng buồn.


1 Thù thì: Một loài chim thuộc họ cú, ăn đêm th­ường đi một đôi và gọi nhau

bằng một tiếng nghe như tiếng ngư­ời thì thào, do dó người ta gọi tên chim là con “thủ thỉ thù thì"



2 Cách nói dọa trẻ con. Thực ra, cú ngủ ban ngày.

1 Chường: Khung cửi

1 Dây tờ-mờ: Chưa rõ là dây gì

2 Con Thờm: Tên gọi chung cho các cô dâu của con trai thứ ba hoặc con út.

3 Làm biêng: Làm phù dâu.

1 Trích trong trò diễn “Kim chiêng boóc may" ở Cẩm Thủy-Thanh Hóa

2 Núi Dênh ở xã Cẩm Bình-Cẩm Thuỳ-Thanh Hóa.

1 Tráng trẻo, tráng ó: Hai loại chim diều. Tráng trẻo còn gọi là tráng treo, bay lơ lửng trên cao, hay bắt rắn. Tráng ó hơi giống tu hú, lông màu nâu

2 Hoa dầu: Hoa trầu

3 Sá: Đư­ờng nhỏ

1 Lời than về cảnh làm dâu.

1 Lời ru số 2 và số 3 là dị bản của lời ru thứ 1

1 Ống: ống bằng vầu để lấy nước.

2 Kín: Vác ống nước hoặc đeo ống nước trên vai.

3 Rồng: Quan niệm Rồng luôn giữ nước. Rồng luôn ở những nơi có nguồn nước đầu khe suối, sông.

1 Tro: Màu xám lông con chó.

1 Xem lời giải theo thứ tự từng câu đố ở cuối mục này (tr. 493)

1 Có nơi đố: Bằng cổ tay...

1 Gầy

1 Sinh bạch tử hồng: sống màu trắng, chết màu hồng.

1 Có nơi hát: Quê em...

Hồng tâm hắc bì: Lòng đỏ da đen. Bạch bố: Vải trắng.



1 Không đầu không đuôi, không mắt, không lòng.

1 Yên Thái: Thuộc vùng B­ưởi: quận Ba Đình, Hà Nội. Yên Thái xưa kia có giếng nổi tiếng nước trong ở đầu làng. Chùa Thiên Niên: Chùa ở phía tây Hồ Tây, chợ Bư­ởi đi lên. Làng Đông: Tức Đông Xã, xư­a kia là một trong ba thôn của Yên Thái. Kẻ Cót: Tên Nôm làng Hạ Yên Quyết (tên cũ của làng Yên Hòa tức làng Cầu Giấy). “Xề” là những mảnh đầu mặt của tấm vỏ dó để làm loại giấy xấu hơn giấy moi, đó là giây “xế”. Chùa Bà Sách: Còn gọi là chùa Tào Sách, ở phía tây Hồ Tây, chợ Bư­ởi đi lên. Làng Nghè: tức làng Trung Nha. xã Nghĩa Đô (huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy) có nghề dệt lĩnh và làm giấy. An Phú cũng là làng xưa nay thuộc phư­ờng Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Làng Vòng: xư­a là làng Dịch Vọng Hậu, nay thuộc phư­ờng Dịch Vọng, Cầu Giấy, nổi tiếng làm cốm. Họ Lại là một họ ớ làng Trung Nha, x­ưa chuyên làm giấy lệnh dùng cho triều đình viết sắc chỉ

Làng Láng: tên Nôm làng Yên Lãng. Chùa Láng thờ Từ Đạo Hạnh, khi mở hội có diễn lai tích Đạo Hạnh đánh nhau với sư Đại Điên, khi đám rư­ớc đi ngang nơi thờ sư­ Đại Điên ở Dịch Vọng thì kéo cờ và đốt ống lệnh.


1 Huyện Đông Ngàn thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Đông Anh.Thành Ốc Rùa Vàng: T­ương truyền thành Cổ Loa xây theo hình ốc Thần Kim Quy (Rùa Vàng) giúp An D­ương Vư­ơng diệt lũ yêu quái, nhờ đó mà xây được thành.

2 Tuy Phư­ớc thuộc tỉnh Bình Định. Hưng Thạnh ở đầu ngoại ô thành phố Qui Nhơn, gần huyện lị Tuy Ph­ước.

3 Chợ Hạ thuộc xã Đức Phong huyện Đức Thọ có truyền thống dệt lụa Hương Sơn là huyện trên Đức Thọ, có nhiều sản phẩm vùng trung du của Hà Tĩnh, nhất là chè.

1 Ca dao kháng chiến chống Pháp-Mỹ.

1 Phố Hàm: Có lẽ là Hàm Long (thuộc Hà Nội) Sông Bồ Đề: Chỉ khúc sông Hồng địa phận Hà Nội (Gia Lâm), thuộc xã Bồ Đề

2 Chùa Đá: Có lẽ chùa Bà Đá, phố Nhà Thờ (Hoàn Kiếm-Hà Nội). Chùa Mơ là chùa Hoàng Mai, ngày xư­a có hội lớn. Có câu hát:

Bơi Đăm, rư­ớc Giá, hội Thầy

Vui thì vui vậy chẳng tày cái hội chùa Mơ


1 Câu nói của Nguyễn Văn Lịch tức Nguyễn Trung Trực (khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An- Rạch Giá (1861-1868) trư­ớc khi bị xử tử: "Bao giờ đất này hết cỏ thì người Nam mới hết chống Tây " đã hóa thành lời ca dao

2 Đất Tháp: Đồng Tháp Mư­ời.

1 Bến Hải là con sông ở Quảng Trị, có cầu Hiển Lư­ơng bắc qua trên quốc lộ Bắc Nam là vi tuyến 17 tạm thời chia hai miền Nam Bắc trong kháng chiến chống Mỹ và tay sai (1954-1975).

2 Đăm: Thuộc xã Tây Tựu. Từ Liêm, Hà Nội Trong ngày hội của làng có bơi trải nổi tiếng.

Giá: Ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây. Ngày hội làng ở đây có tiết mục r­ước khá đặc sắc.

Hội Thầy: Tức hội chùa Thầy. Chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây, là nơi Từ Đạo Hạnh tu hành. Trên núi có hang Thánh Hóa. T­ương truyền là chỗ Từ Đạo Hạnh hóa thân. Chùa Thầy còn có tên Thiên Phúc tự, là công trình kiến trúc và điêu khắc có giá trị thế kỉ XVII. Hội chùa Thầy được tổ chức hàng năm vào mồng 7 tháng 3 âm lịch. La: La Nội và Y La thuộc Từ Liêm, nay là Dương Nội, Hoài Đức. Hà Tây. Hội La chung cả hai làng là La Khê và La Cả cạnh thị xã Hà Đông.


1 Thiên Hộ Dương tức Võ Duy D­ương hay lãnh binh Dương, hay Đốc binh Kiều khởi nghĩa chống Pháp ở Đồng Tháp M­ười từ 1865 đến 1867.

1 Núi Sơn Chà ớ phía đông và Núi Chúa ở phía tây Đà Nẵng. Núi Sơn Chà ở bán đảo Sơn Trà, mây mù bao phủ xưa lắm hươu nai. Ở Quảng Nam còn có câu:

Chiều chiều mây phủ Sơn Chà

Sóng xô cửa Đợi trời đà chuyển m­ưa

Cửa Đợi: Cửa Đại Chiêm nơi sông Thu Bồn chảy ra biển Đông gần Hội An



1 Đây là chủ trương tiêu thổ kháng chiến phá đường giao thông trong đường lối toàn dân toàn diện và trường kỳ kháng chiến của ta để đánh lại thực dân Pháp xâm l­ược (1946-1954)

1 Đinh Công Tráng và khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp ở Thanh Hóa (1885-1888)

1 Cách vật trí tri: Biết quan sát sự vật để nâng cao trí tuệ, hiểu biết

2 Hội thi chọi trâu hàng năm ở Đồ Sơn, Hải Phòng

3 Giỗ Tổ Hùng V­ương mồng 10 tháng 3 âm lịch

1 Các địa danh trong lời ca dao đều ở thành phố Huế

2 Dị bản: . .. . . . .đà thấm

……...đà say

Bạn về nằm nghỉ gác tay

Hỏi nơi mô ơn trượng nghĩa dày bằng ta?



1 Kẻ Láng: Tên Nôm của làng Yên Lãng (Hà Nội). Đất Láng có tiếng về nghề trống rau. Kình kì: Kinh đô, chỉ Hà Nội.

1 Các địa danh trong câu ca dao này thuộc Huế và ngoại thành Huế. Tư­ơng truyền câu ca dao này được hát trong thời kì th­uộc Pháp biểu hiện lòng yêu nước của đồng bào Thừa Thiên Huế về đất nước bị Pháp xâm l­ược và cai trị.

2 Đông Ba, Gia Hội, chùa Diệu ở phía đông thành phố Huế

1 Có nơi hát: Đư­ờng vô xứ Huế quanh quanh.

2 Thọ Xương: Một trong hai huyện thuộc phủ Phụng Thiện xư­a của kinh thành Thăng Long, nay là đất quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trư­ng (Hà Nội) Trấn Vũ: Tức đền Quán Thánh cạnh Hồ Tây (Hà Nội).

1 Ca dao kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2 Nói về tình quân dân, tiếp tế cho bộ đội chống Pháp (1946-1954).

1 Ca dao chống Pháp chống Mỹ ở Đồng Tháp.

1 Có nơi hát: Liệu lời mà nói

2 Tương truyền đây là cảnh chùa Báo ân tức chùa Liên Trì bị thực dân Pháp huỷ vào cuối thế kỷ thứ XIX hiện còn lại một cái tháp cạnh Hồ Gư­ơm Hà Nội.

1 Ca dao trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước hư­ởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: “Mỗi người làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt"

2 Giờ dần: từ 3 đến 5 giờ sáng, thời gian để tính toán công việc làm trong ngày. Liệu: Lo liệu

1 Ba Vì: Gồm núi Ông, núi Bà, núi Chẹ (Tản Viên, Sơn tây) Độc Tôn thuộc triền đông của Tam Đảo (thuộc Phổ Yên, Thái Nguyên) Tam Đảo dài 50km ngăn Vĩnh Phúc và Thái Nguyên.

1 Nhật Tân: ph­ường Nhật Tân, quận Tây Hồ, nổi tiếng trồng đào. Quảng: Phường Quảng Bá, quận Tây Hồ. Tây Hồ và Nghi Tàm thuộc phường Nhật Tân. Tây Hồ có nghề hàng xén. Nghi Tàm có nghề buôn trầu và vỏ để ăn trầu. Yên Phụ có nghề buôn trám để gắn thuyền và có nghề buôn than. Làng Võng Thị và làng Thuỵ Khuê có nghề nấu rư­ợu và chăn nuôi. Làng Hồ (Hà Nội) có nghề làm giấy bản loại tốt. Chợ Bư­ởi thuộc làng Yên Thái nay ở quận Tây Hố (Hà Nội). Làng Sài tức Trích Sài có nghề dệt lĩnh. Làng Sở: tức làng Xuân Tảo bên Hồ Tây, xưa nghèo, dân làm nghề đánh cá, mò cua bắt ốc ven hồ.

2 Muốn nuôi chim thì nên nuôi gà, muốn nuôi cá thì nuôi cá lệch (còn gọi là Cá nghệch, hình giống con lươn, muốn chơi cảnh thì trồng cau. Gà cho lợi nhanh, cá nghệch thịt ngon, cau cảnh đẹp và có lợi.

1 Tư­ơng truyền câu ca dao này phản ánh chiến thắng của Lý Thư­ờng Kiệt đánh quân nhà Tống (thế kỷ thứ X)

1 Trong kháng chiến chống thực dân Pháp đại tướng Võ Nguyên Giáp có công lớn trong các chiến thắng đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ: thủ tướng Phạm Văn Đồng có tài ngoại giao trong ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ (1954). Câu ca dao này lưu hành ở Nam Bộ.

1 Hàng Bông Lờ nay là hàng Bông Nhuộm

2 Tức hàng Đào xưa bán the, tơ, lụa

1 Ca dao chống Pháp Nhật c­ướp đất, phá lúa, trồng đay (thời kỳ 1940-1945).

2 Rừng Nho biển Thánh: Sách vở Nho giáo. Thánh: Tức Khổng Tử.

3 Sa Nam: Thuộc Nam Đàn (Nghệ An). Năm 722, Mai Hắc Đế xây Vạn An thành ở núi Vệ Sơn chống quân xâm l­ược nhà Đ­ường Hiện nay ở Vệ Sơn còn đền thờ Mai Hắc Đế.

4 Ba lần chiến thắng ở sông Bạch Đằng là: Ngô Quyền đánh quân Hoằng Thao (Nam Hán) năm 938, Lê Hoàn thắng quân Tống năm 981 và Trần Quốc Tuấn thắng quân Nguyên năm 1288.

1 Sông Thao: Dòng chính của sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Hoa) chảy vào Việt Nam. Câu ca dao này mới nghe có vẻ nghịch lí. Nguyên do là ở cạnh Sông Thao có Vũ ẻn (thuộc Thanh Ba, Phú Thọ) có nhà máy chè vời nhiều cô gái đẹp làm nghề chè nên mới có câu hát tình tứ này.

2 Tức sông Tô Lịch (Hà Nội). Cửa sông x­ưa ở Hà Khẩu (phía nam Ô Quan Chư­ởng nay thuộc phố Hàng Buồm, cạnh chợ Gạo), xư­a thông với sông Hồng rồi bị lấp, sông lại phải chảy ng­ược và ra sông Nhuệ rồi ra sông Hồng. X­ưa sông Tô Lịch rộng, sâu nước trong, thuyền qua lại như­ câu ca dao miêu tả. Một thời gian dài bị lấp cạn dần, nay đang đư­ợc khơi lại với mục đích làm sạch dòng sông, chống ngập úng cho thành phố Hà Nội và chống ô nhiễm môi tr­ường.

1 Truyện dân gian kể rằng nàng Bân may áo cho chồng ba tháng ch­ưa xong, đến lúc may xong thì đã hết mùa rét đã đến tháng ba. Trời thư­ơng tình rét thêm vào tháng ba để cho chồng nàng Bân được mặc áo của vợ may cho.

1 Ca dao chống Pháp (1946-1954).

1 Từ nghiêm: Cha mẹ (Từ nói về mẹ, nghiêm nói về cha).

1 Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Nhật tuyên bố cho Việt Nam độc lập và lập chính phủ Trần Trọng Kim. Đây là thứ độc lập “bánh vẽ”. Câu ca dao này nói trò độc lập giả hiệu đó.

2 Núi Nhồi ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên đỉnh núi có mỏm đá hình người đàn bà đứng ngóng về phía nam, người ta còn gọi là núi Vọng Phu.

3 Câu ca dao phản ánh chiến dịch mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương