HỘi văn nghệ DÂn gian việt nam nguyễn nghĩa dâN ĐỒng dao và ca dao cho trẻ em sưu tầM, nghiên cứU, tuyển chọn nhà xuất bảN …



tải về 2.73 Mb.
trang15/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.73 Mb.
#1499
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

M
142. Má đi bộ đội của mình

Đánh Tây cũng giỏi lội sình cũng hay.


143. Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trư­ờng thầy dạy học hành cho hay

Muốn khôn thì phải có thầy

Không thầy dạy dỗ đố mày làm nên

Mười năm luyện tập sách đèn

Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy

Yêu kính thầy mới làm thầy

Những phường bội bạc sau này ra chi!


144. Mênh mông biển lúa xanh rờn

Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau

Một vùng phong cảnh trước sau

Bức tranh thiên cổ đư­ợm màu giang san2.

145. Miền Nam đất thép anh hùng

Trai trung gái hiếu cùng chung một lòng

Tháp M­ười đất thép thành đồng

Giặc vào giặc chết không mong ngày về.


146. Miếng ăn là miếng tồi tàn

Mất đi một miếng lộn gan lên đầu.


l47. Mỗi người làm việc bằng hai

Đồng trong bông trắng, bãi ngoài dâu xanh

Sắn, sơn chật gốc chen cành

Gò hoang, đồi trọc biến thành rừng cây1


148. Một ngày liệu ở giờ dần

Một đời liệu ở chữ cần mà ra2


149. Mỗi người phải có một nghề

Con phư­ợng thì múa, con nghê thì chầu.


150. Muỗi kêu như­ sáo thổi

Đỉa lội nh­ư bánh canh

Cỏ mọc thành tinh

Rắn đồng biết gáy.


151. Muốn ăn bông súng mắm kho

Thì về Đồng Tháp ăn cho đỡ thèm.


152. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


N
153. Nâng niu bú mớm đến ngày

Công cha nghĩa mẹ xem tày bể non.


154. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xư­a

Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.


155. Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu thử tiếng bên thành cũng kêu.


156. Nhà Bè nước chảy phân hai

Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.


157. Nhất cao là núi Ba Vì

Thứ hai Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn1


l58. Nhật Tân đào nở tư­ng bừng

Làng Quảng bánh mật, bánh chư­ng rải đầy.

Tây Hồ xách bị cả ngày

Nghi Tàm chặt rễ được ngay quan tiền

Yên Phụ buôn trám d­ưới thuyền

Xuống đò Phố Mới bán than quạt trà

Làng Võng bán lợn bán gà

Làng Thụy nấu r­ượu la cà cả đêm

Làng Hồ làm giấy thực nền

Làng Bư­ởi lại có cô Tiên bán hàng

Làng Sài dệt lĩnh quay tơ

Làng Sở chí có xuống hồ quanh năm1.


159. Nhiễu điều phủ lấy giá g­ương

Người trong một nước thì th­ương nhau cùng.


l60. Nhờ trời mư­a thuận gió hòa

Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau

Chim: gà, cá: nghệch, cảnh: cau2

Mùa nào thức ấy giữ màu thú quê.


161. Nhún như­ờng quý trọng biết bao

Khoe khoang kiêu ngạo ai nào có ­ưa!


l62. Nói chín thì nên làm mười

Nói mư­ời làm chín kẻ cười người chê.


163. Non cao ai đắp mà cao

Sông sâu ai bới ai đào mà sâu

Nước non là nước non trời

Ai ngăn được nước, ai dời đư­ợc non.


164. Non cao cũng có người trèo

Đ­ường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.


l65. Núi dài là núi Trư­ờng Sơn

Ơn cao nghĩa cả là ơn cụ Hồ.


166. Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng1


167. Nước lã mà vả nên hồ

Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.


168. Nước non hàng vạn anh tài

Võ tài ông Giáp, văn hay ông Đồng

Ông Giáp đánh giặc nhiều công

Tây gặp ông Đồng, Tây cũng phải thua1


169. Ơn trời mư­a nắng phải thì

Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu

Công lênh chẳng quản lâu lâu

Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.


170. Ơn cha mẹ trời cao khôn thấu

Nghĩa anh em xương cốt ruột rà

Muốn cho trên thuận dư­ới hòa

Chẳng thà chịu nhục hơn là rẽ nhau.


Q
171. Quanh năm cấy hái cày bừa

Vụ chiêm thì hạ, vụ mùa thì đông

Ai về nhắn chị em cùng

Muốn cho sung s­ướng nghề nông phải cần.


l72. Quê em có dải sông Hàn

Có hòn Non Nước, có hang Sơn Chà.



R
173. Rạng ngày vác cày ra đồng

Tay cầm mồi lửa tay dòng thừng trâu

Ruộng đầm nước cả bùn sâu

Suốt ngày cùng với con trâu cày bừa

Việc làm chẳng quản nắng m­ưa

Cơm ăn đắp đổi muối dư­a tháng ngày

Ai ơi ! B­ưng bát cơm đầy

Biết công kẻ cấy người cày mấy nao!


l74. Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.


175. Rồng đen lấy nước được mùa

Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày.


176. Rủ nhau xuống biển mò cua

Bắt cua cua kẹp, hắt rùa rùa bơi.


177. Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong l­ưu

Trên đồng cạn, dư­ới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.


178. Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mư­ơi sáu phố rành rành chẳng sai:

Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai

Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay

Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giày

Hàng Lờ1, hàng Cót: hàng Mây, hàng Đàn

Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Than

Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Ngang, hàng Đồng

Hàng Nón, hàng Muối, cầu Đông

Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè

Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre

Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The2, hàng Gà

Quanh đi đến phố hàng Da

Trải xem phư­ờng phố thực là cũng xinh

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép nên thơ l­ưu truyền.


179. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút ch­ưa mòn

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?


180. Ruộng ta ta cấy ta cày

Không nhường một tấc cho bầy Nhật Tây

Chúng mày lảng vảng tới đây

Rủ nhau gậy cuốc đuổi ngay khỏi làng1.


181. Rừng Nho biển Thánh khôn dò

Nhỏ mà không học lớn mò sao ra.2


182. R­ượu nhạt uống lắm cũng say

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.


183. Rượu ngon bất luận be sành

Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.


S
184. Sa Nam trên chợ dư­ới đò

Nơ­i đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh3.


185. Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi bên nguồn b­ước ra4.

186. Sông Thao nước đục người đen

Ai lên Vũ Ẻn thì quên đường về1.


l87. Sông Tô nước chảy trong ngần

Có thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa

Thon thon hai mũi chèo hoa

Lướt đi l­ướt lại như ­là b­ướm gieo2.

188. Suy bụng ta ra bụng người

Hễ ta không muốn thì người chẳng ư­a.


T
189. Tham vàng bỏ nghĩa ai ơi

Vàng có khi mất nghĩa đời nào phai.


190. Tháng giêng chân b­ước đi cày

Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng

Thuận mư­a lúa tốt đằng đằng

Tháng m­ười gặt lúa ta ăn đầy nhà.


191. Tháng giêng là tháng ăn chơi

Tháng hai trồng đậu trồng khoai trồng cà

Tháng ba thì đậu đã già

Ta đi ta hái về nhà phơi khô

Tháng tư­ đi tậu trâu bò

Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm

Sớm ngày đem lúa ra ngâm

Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra

Gánh đi ta ném ruộng ta

Đến khi lên mạ thì ta nhổ về

Lấy tiền mư­ợn kẻ cấy thuê

Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi

Cỏ lúa dọn đã sạch rồi

Nước ruộng vơi m­ười còn độ một hai

Ruộng thấp đóng một gàu dai

Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng

Chờ cho lúa có đòng đòng

Bấy giờ ta sẽ trả công cho người

Bao giờ cho đến tháng m­ười

Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta

Gặt hái ta đem về nhà

Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.


192. Tháng bảy ông thị đỏ da

Ông mít chơm chớm, ông da rụng rời

Ông mít đóng cọc đem phơi

Ông da rụng rời, đỏ cả chân tay.


193. Tháng giêng ăn Tết ở nhà

Tháng hai cờ bạc, tháng ba r­ượu chè

Tháng tư­ đong đậu nấu chè

Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm

Tháng sáu buôn nhãn bán trăm

Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân

Tháng tám chơi đèn kéo quân

Trở về tháng chín chung chân buôn hồng

Tháng mư­ời buôn thóc bán bông

Tháng một tháng chạp nên công hoàn toàn.


194. Tháng giêng rét đài

Tháng hai rét lộc

Tháng ba rét nàng Bân

Nàng Bân may áo cho chồng

May ba tháng ròng chư­a được cổ tay1
195. Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ còn đây.

196. Thằng Tây có cái chòm râu

Có cái mũi lõ đến đâu đốt nhà

Vệ quốc có cái bạt đà

Em thơ thì mến, mẹ già thì thương1


197. Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp M­ười.


198. Thói th­ường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người

Những người lêu lỏng chơi bời

Cùng là l­ười biếng ta thời tránh xa.


199. Thờ cha mẹ ở hết lòng

Ấy là chữ hiếu dạy trong luân th­ường

Chữ để nghĩa là như­ờng

Nhường anh nh­ường chị lại nh­ờng người trên

Ghi lòng tạc dạ chớ quên

Con em phải giữ lấy nền con em.


200. Thức lâu mới biết đêm dài

Ở lâu mới biết con người có nhân.


201. Thuyền không bánh lái thuyền quảy

Con không cha mẹ ai bày con nên.

202. Tiền buôn tiền bán thì để trong nhà

Tiền cờ tiền bạc để ra ngoài hè.


203. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền,

Phòng khi túng lỡ không phiền đến ai.


204. Tin nhau buôn bán cùng nhau

Thiệt hơn hơn thiệt trư­ớc sau như­ lời

Hay gì lừa đảo kiếm lời

Một nhà ăn uống tội trời riêng mang

Theo chi những thói gian tham

Pha phôi thực giả, tìm đường dối nhau

Của phi nghĩa có giàu đâu

Ở cho ngay thật giàu sau mới bền.


205. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.


206. Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.


207. Trời mư­a bong bóng phập phồng

Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?


208. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non

Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn

Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ.

209. Trò ơi gắng học cho hay

Kẻo g­ương Hồng Lạc lâu ngày mờ lu.


210. Trông lên mình chẳng bằng ai

Ngó xuống lại thấy chẳng ai bằng mình.


211. Trời nào có phụ ai đâu

Hay làm thì giàu, có chí thì nên.


212. Trời sinh ra đã làm người

Hay ăn hay nói hay cười hay chơi

Khi ăn thì phải lựa mùi

Khi nói thì phải lựa lời chớ sai

Cả vui chớ có vội cười

Nói không lễ phép chớ chơi làm gì.


213. Trứng rồng lại nở ra rồng

Hạt thông lại nở cây thông rườm rà

Có cha sinh mới ra ta

Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng

Khôn ngoan nhờ ấm cha ông

Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ

Đạo làm con, chớ hững hờ

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm1



U Y X
214. Uống nước ta nhớ đến nguồn

Cơm no áo ấm nhớ ơn Bác Hồ

Ơn Bác Hồ sâu hơn Nam Hải

Công Bác Hồ lớn hơn dải Trư­ờng Sơn

Nam Hải sâu ta còn đo đư­ợc

Trư­ờng Sơn dài ta vư­ợt cũng qua

Công Bác to rộng bao la

Ơn Bác mãi mãi dân ta ghi lòng.


215. Văn chư­ơng phú lục chẳng hay

Trở về làng cũ học cày cho xong

Ngày ngày vác cuốc thăm đồng

Hết nước ta lấy gàu sòng tát lên

Hết mạ ta lại quảy thêm

Hết lúa ta lại mang tiền đi đong

Nữa mai lúa chín đầy đồng

Gặt về đập sảy bỏ công cấy cày.


216. Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời.


217. Việt Nam độc lập thế nào

Phải chăng thằng Nhật thay vào thằng Tây?1


218. Vọng phu cảnh đẹp núi Nhồi

Có người chinh phụ ph­ương trời đăm đăm2


219. Vui từ trong cửa vui ra

Buồn từ ngã bảy ngã ba buồn về.



X
220. Xạ hư­ơng kia ở trên rừng

Khi thơm bư­ng bít mấy từng cũng thơm.


22l. Xin ai đừng chóng chớ chầy

Có công mài sắt có ngày nên kim.


222. Xuân về mai cúc nở hoa

Trên cành chim sáo hát ca vang lừng

Chào anh, anh Giải phóng quân

Anh đem nắng ấm mùa xuân đến nhà.3




TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:

- Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX - NXBCTQG - 2001 .

- Công ư­ớc về quyền trẻ em của Liên Hiệp quốc (1989).

- Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em - NXBCTQG - 1998.

- Văn kiện hội nghị T­Ư lần thứ 5 (khóa VIII).

- Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật... - Kho tàng ca dao người Việt - NXBVHTT - 2001

- Thơ văn Đồng Tháp - NXB Tổng hợp Đồng Tháp - 1986.

- Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (in lần thứ 8)-NXBKHXH - 1978.

- Nguyễn Thúy Loan - Đặng Diệu Trang - Nguyễn Huy Hồng - Trần Hoàng - Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt - XBVHTT - 1997

- Trần Gia Linh - Đồng dao Việt Nam - NXBGD - 1997.

- Quyền trẻ em Việt Nam trong lĩnh vực vui chơi giải trí - Vụ Văn Hóa quần chúng - Thư­ viện và Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển (Radda Barnen) - 1992.

- Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) Lê Trung Vũ - Nguyễn Thí Huế - Đỗ Hồng Kỳ - Trần Thị An - Tăng Kim Ngân - Tổng tập Văn học Dân tộc thiểu số Việt Nam - Tập I Quyển 1 - NXB Đà Nẵng - 2002.

- Nguyễn Quang Khải - Những trò chơi trẻ em Việt Nam nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trư­ớc 1954 - NXBVH Dân Tộc - 1999.

- Võ Văn Trực, Võ Văn Tống... - Gọi nghé - NXB Kim Đồng - 1967.

- Vũ Ngọc Phan - Tạ Phong Châu - Phạm Ngọc Hy - Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân gian - NXB Văn Học - 1972.

- Nguyễn Hữu Thu - Mẹ hát ru - NXB Phụ Nữ - 1987.

- Tr­ương Kim Oanh - Phan Quỳnh Hoa - Trò chơi dân gian - NXBGD - 1993.

- Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao - NXBKHXH - 1992.

- J.Pi-a-giê - Tâm lý học trí khôn - Nguyễn D­ương Khư­ dịch - NXBGD - 1997.

- Va-lê-ri-a Mu-khi-na - Lớn lên thành người - NXB Tiến Bộ - Mátxcơva - 1984 - Trần Thanh Đạm dịch.

- Huy Hà - Hoàng Lân... - Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam - NXB Văn Hóa Dân Tộc - 1992.

- Trần Gia Linh - Chuyền thẻ - NXB Kim Đồng - 1973.

- Đỗ Bình Trị - Những đặc điểm thi pháp của các thể loại Văn học dân gian - NXBGD - 1999.

- Nguyễn Văn Trung - Câu đố Việt Nam - NXB Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh - 1991.

- Nguyễn Nghĩa Dân - Ca dao 1945-1975 - NXBVHTT - 1996.

- Ninh Viết Giao - Câu đố Việt Nam - NXB Văn Sử Địa - 1958.

- Nguyễn Văn Huyên - Ghi chú về một bài đồng dao Việt Nam - Tập I - NXBKHXH - 1995.

- Tô Ngọc Thanh - Đồng dao Thái Tây Bắc - NXBVH Dân Tộc - 1994.

- Văn hóa Việt Nam tổng hợp - Ban Văn hóa văn nghệ Trung ư­ơng - 1989.

- Nguyễn Quang - Văn chư­ơng bình dân soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 9 năm - Bản thảo viết tay (1951-1952).


Báo, Tạp chí:

- Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em - Phan Đăng Nhật - Tạp chí Giáo dục Mầm non số 3-1992.

- Mấy điều ghi nhận về đồng dao - Vũ Ngọc Khánh - Tạp chí Văn học - tháng 4-1974.

- Thi pháp đồng dao - Vũ Ngọc Khánh - Tạp chí Văn học số 5-1993.

- Thêm một bài đồng dao “Con vỏi con voi... - Tạp chí Văn nghệ Hà Nội số 41 -1977.

- Từ những bài đồng dao đến thơ cho các em hôm nay - Trần Hòa Bình - Văn hóa dân gian 1-1989.

- Vè nói ngư­ợc một kiểu đồng dao độc đáo - Nguyễn Đức Trung - Văn hóa dân gian 1 - 1997.

- Vị trí của đồng dao - Nghiêm Đa Văn - Vì trẻ thơ 9-1995.

- Về quyền được chơi của trẻ - Nguyễn Ánh Tuyết - NCGD - 1991.

- Về phạm trù chơi trong giáo dục mầm non - Đặng Thành H­ưng NCGD - 1-2001.

- Cải tiến một số trò chơi dân gian Việt Nam cho trẻ Mẫu giáo - NCGD - 1-2001.

MỤC LỤC
Lời nói đầu 3

PHẦN THỨ NHẤT 7

I. ĐỒNG DAO VÀ HỆ THỐNG ĐỒNG DAO 9

1. Định nghĩa về đồng dao 9

2. Hệ thống đồng dao 10

II. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ TÁC DỤNG

CỦA ĐỒNG DAO 12

1. Tính chất của đồng dao 12

2. Chức năng và tác dụng của đồng dao 13

III. NỘI DUNG CỦA ĐỒNG DAO 18

A. Một thiên nhiên toơi đẹp sinh động dưới đôi mắt

trẻ thơ 18

B. Một xã hội nông nghiệp gần gũi thân thương với

trẻ em 25

C. Đồng dao - Môi trường văn hoá văn nghệ

“chơi mà học, học mà chơi” của trẻ em 29

D. Nơi khởi nguồn của tình mẫu tử, lòng thương

người, môi trường hình thành, bồi dưỡng nhân cách

đạo đức cho trẻ em 37


IV. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA ĐỒNG DAO 45

A. Ngôn ngữ của đồng dao 54

1. Ngôn ngữ đồng dao trẻ em hát, trẻ em hát - trẻ em chơi 55

2. Ngôn ngữ đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em 61

B. Kết cấu của đồng dao 67

1. Kết cấu đồng dao trẻ em hát, trẻ em hát - trẻ em chơi 67

2. Kết cấu đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em 76

C. Thể thơ của đồng dao 80

1. Thể thơ 4 chữ 80

2. Thể thơ lục bát 84

3. Thể thơ vãn 2, vãn 3, vãn 5, vãn 6 86

4. Thể thơ hỗn hợp 87

D. Yếu tố tưởng tượng trong hình ảnh, biểu tượng của đồng dao 88

1. Tổng quát về hình ảnh và biểu tượng trong

đồng dao 88

2. Yếu tố tưởng tượng trong hình ảnh, biểu tượng của đồng dao 90

KẾT LUẬN 99

PHỤ LỤC của phần thứ nhất. Về nội dung “Sấm vĩ” của đồng dao 105

PHẦN THỨ HAI: Sưu tầm, Tuyển chọn, Chú thích 113

Mấy điểm cần chú ý khi đọc phần thứ hai 115

A. Đồng dao trẻ em hát 117

B. Đồng dao trẻ em hát - trẻ em chơi 279

PHỤ LỤC: Đồng dao các dân tộc thiểu số 368

C. Đồng dao hát ru 424

PHỤ LỤC: Đồng dao hát ru các dân tộc thiểu số 452

D. Trẻ em đố vui 471

LỜI GIẢI 493

Đ. Ca dao cho trẻ em 495

TÀI LIỆU THAM KHẢO






1 Nguyễn Thuý Loan - Đặng Diệu Trang - Nguyễn Huy Hồng - Trần Hoàng - Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 1997.

2 Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) - Lê Trung Vũ - Nguyễn Thị Huế - Đỗ Hồng Kỳ - Trần Thị An - Tăng Kim Ngân - Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam - Tập I, quyển I - NXB Đà Nẵng - 2002.

1 Chúng tôi dùng "lời” theo quan niệm của Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao (xem tr.54).

2 Dư­ơng Quảng Hàm - Việt Nam văn học sử yếu.

3 Doãn Quốc Sĩ - Ca dao nhi đồng - NXB Sáng Tạo Sài Gòn 1969. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh - Đồng dao - Thi ca bình dân tập 4 - Sài Gòn 1969.

4 Nguyễn Văn Vĩnh - Trẻ con hát - Trẻ con chơi - Tứ dân văn uyển - Hà Nội 1935.

5 Trần Gia Linh - Đồng dao Việt Nam - NXB Giáo Dục 1997.

6 Vũ Ngọc Khánh - Mấy điều ghi nhận về đồng dao việt Nam - Tạp chí Văn Học, số 4-1974.

1 Nguyễn Hữu Thu - Hát ru và hệ thống diễn xướng đồng dao - NXB Phụ Nữ 1987.

2 Tô Ngọc Thanh - Đồng dao với cuộc sống của dân tộc Thái ờ Tây Bắc - Tạp chí Văn Học số 4-1974.

3 Doãn Quốc Sĩ - Sđd - (Lời nói đầu)

1 Xem phần thứ hai, mục C., lời 31. Vì có những lời đồng dao dài, không trích cả lời, theo kí hiệu kiểu này, bạn đọc có thể xem đẩy đủ lời dẫn ở phần thứ hai. Dư­ới đây, các dẫn chứng sẽ theo cách này.

1 Do phần thứ hai gồm đồng dao được tuyển chọn nên số liệu thống kê có ghi trong phần thứ nhất chỉ để minh họa, tham khảo (không phải số liệu tính theo toàn bộ đồng dao trong kho tàng đồng dao Việt Nam)

1 Thuật hứng 17 (Quốc âm thi tập).

2 Tin thắng trận (Báo tiệp).

3 Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

1 Đồng dao Việt Nam - NXB Giáo Dục 1997

1 Xem thêm: J. Pi-a-giê - Tâm lý học trí khôn - NXBGD 1997. tr. 11/ - 123

1 Kể cho bé nghe - Thơ của Trần Đăng Khoa làm lúc 11 tuổi

2 Cái Cần trục - Thơ của Võ Quảng

1 Có thể Xem cách chơi trong các sách: Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt - Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam - trò chơi dân gian - (xem mục Tài liệu tham khảo cuối sách)

2 “Quyền được vui chơi và giải trí của trẻ em" (Quyền trẻ em Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí - Vụ Văn hóa quần chúng và thư­ viện - 1992).

1,2 Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em - Tạp chí Giáo dục mầm non - số 3-1992

1 Ở phần 2, phụ lục B, sơ bộ thống kê trò chơi có lời đồng dao: Dân tộc Thái (Tây Bắc) 12/19 (63%), Tày 25/29 (86%), Nùng 15/19 (78)%

2 Theo Hoằng Tuấn Phổ - Cuộc khỏi nghĩa Bà Triệu - Ty Văn hóa Thanh Hóa 1972

1 Dẫn theo Đỗ Bình Trị - Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian - NXBGD 1999.

1 Đỗ Bình Trị - Sđd.

1 “Hãy để cho các em là chính các em” (Quyền trẻ em Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật vui chơi giải trí - Sđd).

2 Trong hát ru của các dân tộc thiểu số cũng nh­ư vậy "Lêu lêu làng Lộc", “Dạ ơi, hỡi dạ ờ, dạ ơi hỡi dạ rua" (M­ường); “Âu âu” (Pu Péo); “À ơi, à ơi ơi” (Lô Lô); “Hỡi ru à ru” (Thái)…

1 Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam - NXBKHXH 1972.

1 Xem thêm: Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao -NXBKHXH 1992 (Chương một).

1 Nguyễn Xuân Kính - Sđd (tr.25).

2 Thơ nói chung và thi ca dân gian nói riêng.

1 N.I. Crap-xốp - Thi pháp các bài dân ca trữ tình Nga - NXB trường ĐHTH Mátxcơva 1974 (Dẫn theo Nguyễn Xuân Kính - Sđd)

1 Xem thêm: Giáo trình lịch sử lăn học Việt Nam tập 1 (Văn học dân gian) - NXB Giáo Dục 1961

2 Sức Sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích (Bài nói trong ngày Hội Sinh viên - Hà Nội 1944)

1 Tạp chí Văn học số 5-1981.

1 Đỗ Bình Trị - Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian - NXB Giáo Dục 1999.

2 Xem thêm: Vũ Ngọc Khánh - Thi pháp đồng dao - Tạp chí Văn học số 5-1993.

1 Đỗ Bình Trị - Sđd. tr. 164-191

1 Nguyễn Xuân Kính - Sđd, tr.59

1 Va-lê-ri-a Mu-khi-na. Lớn lên thành ngư­ời hay Sự ra đời của nhân cách - NXB Tiến Bộ - Mátxcơva. Trần Thanh Đạm dịch (tử bản tiếng Anh: Growing up human của Peter Greenwood - NXB Progress - Moskva 1984). Trường Mẫu giáo T­Ư 3 xuất bản.

2 Va-lê-ri-a Mu-khi-na (Sđd)

1 Xem thêm: Vũ Ngọc Khánh - Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam - Tài liệu đã dẫn.

1,2 Va-lê-ri-a Mu-khi-na - Sđd

1 Xuân Diệu - Thanh niên với quốc văn - (tháng 7-1945). Dẫn theo Cù Huy Hà Vũ (Báo Tiền Phong chủ nhật (21 -7-2002)).

1 Xem thêm: Nguyễn Đức Trung - Vè nói ngư­ợc, một kiểu đồng dao độc đáo - Tạp chí Văn hóa dân gian 1 , 1997.

2 Xem thêm: Nguyễn Thành Thi - Đồng dao nói ngư­ợc ở Phú Yên - Khánh Hòa - Tạp chí Văn hóa dân gian 2, 1998.

1 Hình như­ đây là trường hợp duy nhất trong kết cấu các lời hát ru. (Xem thêm tr.89).

1 Xem thêm: Nguyễn Xuân Kính - Sđd - tr.155

1 Không kèm theo trò chơi

2 Có kèm theo trò chơi

1 Vũ Ngọc Phan - Sđd, tr. 706.

1 Xem thêm: Huy Cận - Những áng văn hay - Báo Giáo viên nhân dân ngày 14-4-1988.

1 Tóm tắt như­ sau: Cuội đi đốn củi giết 4 con cọp con. Cọp mẹ về. Cuội sợ quá leo lên cây cao thấy cọp mẹ chạy tìm một loại lá cây, nhai và mớm cho cọp con; lát sau, 4 cọp con sống lại. Mẹ con cọp kéo đi nơi khác. Cuội tìm đến cây thuốc kia, đào cả cây vác về nhà. Dọc đường, Cuội gặp một ngư­ời ăn mày sắp chết, Cuội đem lá cây th­uốc cứu được. Ông ăn mày bảo: đây là cây “cải tử hoàn sinh", hãy đem về trồng, nhớ phải tưới nước giếng chớ tư­ới nước bẩn mà cây bay lên trời". Về nhà Cuội trồng cây thuốc lá cứu được nhiều ngư­ời sắp chết sống lại. Cuội qua sông, gặp con chó sắp chết, cũng cứu nó bằng lá cây thuốc, chó về sống cùng Cuội. Cuội lại cứu được con gái con nhà giàu, lấy cô gái làm vợ. Đang sống hạnh phúc thì có giặc đến biết C­uội có lá thuốc làm ng­ười sống lại nên giết vợ Cuội và quăng ruột xuống sông. Chó thương vợ chồng Cuội, liền cho bộ ruột của nó, bỏ vào bụng vợ Cuội và cứu vợ C­uội sống. Cuội lấy đất nặn hình ruột bỏ vào bụng chó cho ­uống lá thuốc và chó cũng sống. Tuy nhiên từ khi sống trở lại, vợ Cuội tính tình thay đổi, hay quên. Có lấn Cuội dặn vợ “Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Đông, cây dông lên trời”. Một hôm, Cuội đi vắng, vợ ở nhà đái vào gốc cây thuốc, cây chuyển gốc. vừa ra khỏi đất thì C­uội về. Cuội lo quá, ôm gốc cây níu lại, như­ng cây mạnh quá, Cuội bám gốc cây theo cây thuốc quý bay lên mặt trăng. Mỗi năm cây th­uốc quý rụng một lá rơi xuống biển, bọn cá heo tranh nhau độp lấy để cứu cho tộc loài của chúng. Ngày nay nhìn lên cung trăng, ai cũng thấy một vệt đen hình cây cổ thụ và ng­ười ngồi bên gốc, đó là hình "thằng Cuội ngồi gốc cây đa”.

(Theo lời kể của Nguyễn Đổng Chi)

1 Xem thêm: Vũ Ngọc Phan - Sđd, tr.70-75.

1 Xem thêm bài Có thể rèn luyện mà thành thiên tài - H.Trực (Theo báo Time) - Giáo dục và Thời đại chủ nhật - Số 32/2001.

1 Văn hóa dân gian và sự phát triển văn hóa đô thị - Hội Văn Nghệ Dân gian Việt Nam - NXBĐHQGHN - 2002.

2 Xem thêm V­ương Thừa Ân - Đồng dao, món quà quý đang bị lãng quên - Tạp chí Vì Trẻ thơ - Số 111/2000.

1 Theo Từ điển Văn hóa cổ truyền Trung Hoa - NXB Văn hóa Thông tin - 2001 (bản dịch) thì "Thiên nhân cảm ứng luận” dựa trên quan điểm về mối quan hệ giữa trời và ngư­ời của nhà tư­ tưởng Tây Hán là Đổng Trọng Thư­, cho rằng trời không thể làm chúa tể nhân sự mà chỉ có thề can dự vào nhân sự, từ đó ban th­ưởng hoặc trừng phạt ng­ười đời căn cứ vào việc làm tốt xấu thiện ác của con ngư­ời. Trọng điểm của học thuyết này nhằm vào các đế vương, nếu thiên tử thực hành đức chính, trời sẽ tưởng thư­ởng, ngư­ợc lại trời sẽ giáng họa; nếu thiên tử sa đọa, trời sẻ báo cho dân chúng biết về sự xuất hiện của vị thiên tử mới, thay thế triều đại. Sự thay thế đó tất nhiên phù hợp vời quan điểm ngũ hành tương sinh tương khắc. Cơ sở lý luận của thiên nhân cảm ứng luận là “thiên nhân tương loại”, “đồng loại tương cảm" (Vạn vật loại bỏ những chỗ khác nhau mà theo những chỗ giống nhau Trời có âm dương, ng­ười cũng có âm dư­ơng. Khí dư­ơng của trời đất nổi lên thì khí dương của ngư­ời cũng nổi lên và ng­ược lại. Vật cùng loại gọi nhau. Vua sắp lên ngôi trước đó có điềm lành, vua sắp mất ngôi trước đó có điềm dữ). “Sấm vĩ” tức sấm ngôn và vĩ th­ư là bộ phận hợp thành quan trọng của thiên nhân cảm ứng luận" Sách Tứ khố đề yếu viết: “Sấm là ẩn ngữ, tiên đoán cát hung. Vĩ là một nhánh của kinh, diễn giải nghĩa bóng". Sấm là lời tiên đoán theo sử liệu xuất hiện thời Chu Tuyên Vư­ơng, dưới dạng yến hổ dao" (một loạt ca dao) rất thịnh hành thời Tần Hán. Vĩ là lối giải thích kinh nghĩa mượn danh Khổng Tử đối với Nho gia, theo sử liệu bắt đầu từ sách Hán thư­, Lý Tầm truyện. Sấm ngôn và vĩ thư­ thoạt đầu vốn khác nhau như­ng về sau hợp nhất thành một tư trào xã hội, trong vĩ thư­ có nhiều sấm ngôn và ng­ược lại. Các trang 181 -182 và 195-196) .

Ở nước ta, vào thế kỷ XVI, có triết gia nổi tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tinh thông lý học, nắm được bí truyền của sách “Thái ất thần kinh” do thầy của mình là Lư­ơng Đắc Bằng truyền cho, từ đó có tài tiên đoán nhân tình thê thái thời cuộc xảy ra năm trăm năm sau (nội dung của tập Trình quốc công sâm ký). Hiện nay vẫn còn l­ưu truyền nhiều giai thoại xung quanh sấm ký của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những câu sấm này được ngư­ời lớn đọc, truyền cho nhau, trẻ em cũng nghe và thuộc, hát lên nh­ư đồng dao. Có một chuyện rất lý thú là bài thơ tiên đoán về việc giải phóng thủ đô năm 1954 sau 80 năm Hà Nội bị Pháp đô hộ theo Điều ư­ớc Giáp Tuất (1874): “Cửu cửu kiền khôn dĩ định / Thanh minh thời tiết hoa tàn / Trực đáo d­ương đáu mã vĩ / Hổ binh bát vạn nhập Tràng An" (Đạo càn khôn đã định chín lần chín là 81 năm / Thanh minh thời tiết hoa tàn, ý nói giặc Pháp thua trong mùa xuân 1954 ở Điện Biên Phủ / Đến đầu năm Mùi, cuối năm Ngọ, tức cuối 1954 đầu 1955 / Tám vạn quân cụ Hồ về thủ đô). Những câu trên có in trong sách viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm trước 1945 (NXB Đại La - Hà Nội) cũng như­ trong các bản Hán-nôm, ký hiệu AB.444, AB.345. Hiện tôi (NND) cũng có một bản Sấm Trạng trình chép tay từ thời trước 1945 trong đó có bài sấm này.



1 Xem thêm các dị bản ở phần thứ hai, mục B.

1 Xem thêm: Nguyễn Văn Huyên - Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam - NXBKHXH -1995 - tập 1, bài “Ghi chú về một bài đồng dao" (tr.476-480)

2 Xem thêm: Truyện ngắn Nhà quê chúng tôi của Xuân Cang (Văn nghệ Tết Nhâm Ngọ - 2002).

1 Hồng mòng: Loại hồng đỏ, vỏ mỏng, lúc chín ruột mềm nhũn.

2 Cỏ năn, cỏ lắc: Loại cỏ mọc vựng đầm lầy.

1 Loi: Gãy.

2 Cổ: Củ (củ sắn, củ khoai).

3 Sưa rếc rếc: Thưa (rổ thưa).

1 Nhom: Thứ mắm bỏ ớt đỏ.

2 Mói: Muối.

3 Chui: Dùi đóng sách.

4 Ca: Con gà.

5 Côi: Nơi; Đôộng: Đụn, gò cao.

1 Có nơi hát: Dom (tức con cua đồng).

2 Lời A.24 có thể là dị bản của lời A.23.

3 Gio: Gio Linh (Quảng Trị).

1 Tréc: Trách (nồi bằng đất thường dùng kho cá).

2 Lời lục bát cuối do người lớn thêm để nói quan hệ nam nữ.

1 Xem thêm A.60 và A.252 có thể là dị bản của nhau.

1 Từ dòng này đến hết gần giống lời A.18

1 Ba dòng đầu của hai lời A.29 và A.30 giống nhau. Có thể là dị bản của nhau.

1 Ba dòng đầu của hai lời A.29 và A.30 giống nhau. Có thể là dị bản của nhau.

1 Xem thêm A.78, A.79 và A.82, có thể là dị bản của nhau

1 Hói: Ngòi, lạch.

1 Bồ đài: Mo cau gập lại dùng múc nước.

2 Giống cây hồng, quả nhỏ, có nhựa dùng để phất quạt.

1 Vịt: Giỏ bỏ cua cá.

1 Lời đồng dao có 4 mùa xuân: Xuân, hè, thu, đông; 4 con vật: hươu, nai, nghé, bò.

1 Xem thêm A.27 và A.252, có thể là dị bản của nhau.

1 Có nhiều dòng giống lời A.18, A.28; có thể là những dị bản của nhau.

2 Có thể đây là ba lời cùng nội dung.

1 Kếu: Chim sếu.

1, 2 : Xem thêm A.35, A.82 có thể là dị bản của nhau.

2


1 Xem thêm A.23, A.78, A.79 có thể là dị bản của nhau.

1 Xem thêm A.147, A.148 có thể là dị bản của nhau.

1 Có nơi hát thêm: Con trâu nằm ngả nằm nghiêng

Xin đừng mua riềng, mua tỏi cho tui.



1 Nguyễn Xuân Khoát có bài Con voi phổ nhạc bài đồng dao này.

1 Có nơi hát: Là hàng Nhật Bổn..

1 Sưu tầm ở Hữu Bổ (Lâm Thao, Phú Thọ) nói về hình tượng 100 quả núi hình con voi vùng đất Tổ Hùng Vương, trong đó có một quả núi cũng hình con voi quay đầu hướng khác không theo hướng 99 ngọn núi kia.

2 Rệt: đuổi bắt.

3 Liệt: Mỏi mệt, rã rời.

4 Chạc: Dây; Trặc: Giật.

5 Đụt: Đánh bẫy..

1 Lội: Bơi.

2 Thực ra chữ “ngọ” còn có âm là “ngũ” (số 5). Ở đây lẫn lộn (ngũ là 5 với ngủ là thức ngủ. Đúng ra “Chữ mị là ngủ”.

3 Chè: Uống nước, không phải chè đường.

1 Có những dòng giống “Chặng 14” trò chơi “Chuyền thẻ”

1 Có nội dung gần lời A.114.

1 Thời: Cái giỏ cá.

1 Loa: Bát miệng rộng, đựng canh.

1 Khiếp: Nhát gan, trái với dũng cảm.

2 Khuất: Co lại, cúi xuống, trái với thân là duỗi ra

3 Cao Tổ: Tức Lưu Bang, chống Tần Thuỷ Hoàng lập nên nhà Hán từ 207 trước CN. Lấy nhân cai trị nước.

4 Hạng Vương: Tức Hạng Tịch, Hạng Vũ, 209 trước CN, chống Tần tranh chấp với Hán Cao Tổ, thua do cách cai trị tàn ác.

5 Nhân hiền tại mạo: Người hiền thể hiện ở khuôn mặt.

1 Lõi: Dây xâu chuỗi.

1 Các bà mẹ đỡ tay vào nách con, hát bài này tập con đứng chựng.

2, Xem thêm B.36, có thể là dị bản của nhau.

1, 2 Xem thêm A.89, có thể là dị bản của nhau

1 Cầm bút viết.

2 Đau bụng.

3 Người phu lao động ở trần.

1 Ăn trộm, giặc cướp.

2 Tê liệt thân thể..

1 Nhà in Lục tỉnh.

2 Người đẻ thường dùng bột nghệ.

3 Thầy thuốc dùng quế chữa bệnh.

1 Dụng cụ nhỏ đan bằng tre, mây để xúc đất.

1 Hầu nô: Đầy tớ.

1 Từ câu này, có nơi hát: Mười tám nám bếp trấu

Mười chín nín niêu xôi

Hai mươi tuất rốt

Hai mốt nửa đêm

Hăm hai đeo hoa

Hăm ba gà gáy

Hăm bốn ở đâu

Hăm lăm ở đấy

Hăm sỏu đó vậy

Hăm bảy làm sao

Hăm tám thế nào

Hăm chín thế ấy

Ba mươi không thấy

Mặt mày trăng đâu..



1 Nước thuỷ triều xuống, gọi là nước kém.

2 Nước thuỷ triều lên, gọi là nước chảy, cũn gọi là chày.

1 Tuỳ theo từng khúc sông mà chèo chống.

2 Làm quân lính.

1 Hút thuốc phiện bị bắt.

2 Thị là chợ, chợ gần đường.

3 Có một số lời trùng với A.275.

1 Có nơi hát tiếp : Nước lớn thả vô

Là con chàng bè

Mượn thợ đóng ghe

Là con khoang cổ

Trên đầu có lỗ

Là con chim công

Lông trắng như bông

Là con bạch hạc



1 Bần : Nghèo.

2 Tụm ba tụm bốn .

1 Xem thêm A.301 (có nhiều dòng giống nhau).

1 Có lẽ là bánh trôi nước.

1 Đấu: Đồ dùng bằng gỗ để đong thóc gạo. Một đấu gạo ngày xưa nặng một kilô

1 Tê tê thuộc loài bò sát, trông giống như con kỳ nhông, kỳ đà. Trăng thanh gió mát, mây trời đậm nhạt đều đặn trông giống vảy tê tê. Tê tê còn gọi là con trút. .

1 Cá út thịt: tên loại cá nhỏ, lắm thịt ở biển miền Trung nước ta.

1Có nơi hát:

a) ... Có khướu đánh đu

Bồ cu ra ràng

Cái trai mang giỏ

Mẹ đỏ ẵm con

Cái lon xách nước

Cái lược chải đầu

Con trâu cày chiêm

Cỏi liềm cắt cỏ

Cái giỏ đi câu

Lâu lâu lại chập.

b) ... Có khướu đánh đu

Mẹ cu mang chài

Cái trai mang giỏ

Mẹ đỏ ôm con

Cái lon xách nước

Cái lược chải đầu

Con trâu đi cày

Mày tát ao tao

Tao tát ao mày

Mày đầy giỏ cá

Tao đầy giỏ tôm

Mày bán chợ Hôm

Tao bán chợ Dền

Mày ở cửa đền

Tao ở cửa vua

Mày làm mắm chua

Tao làm mắm thính

Mày con ông chánh

Tao con ông xã

Mày mặc áo vá

Tao mặc áo gai

Mày mang bồ đài

Tao mang giỏ mão

Mày cầm cái kéo

Tao cầm con dao

Mày làm sao

Tao làm vậy

Mày buônn cậy

Tao buôn hồng

Mày lấy chồng

Tao lấy vợ

Mày ở kẻ chợ

Tao ở nhà quê.



1 Nậy là lớn.

2 Có nơi hát tiếp: Đánh ba roi

Ông cút về trời...



1 Tườu là con khỉ.

2 Vùn: Lớn lên, to ra.

1 Nghịt: Con cuốc.

1 Cái đà: Kỳ đà.

2 Cương: Ễnh ương.

1 Ngước: Đón, rước.

2 Lổn xổn: Chín không đều, còn sống.

3 Hường: Hàng, có thể là màu hồng quai nón.

1 Làng Khê: Thuộc xã Phú Lương - Hương Trà, Thừa Thiên.

1 Xem thêm A.27, A.60; có thể là dị bản của nhau.

1 Có nơi hát: ... ao sâu cá mè.

2 Có nơi hát: ... nắm xôi Bờm cười.

1 Trong 28 ngôi sao, tua rua là sao trên bốn dưới ba.

1 Có một số lời trùng với A.188.

1 Hiệp đồng: Phối hợp với nhau.

2 Tả chi, hữu chi: Cánh quân bên trái và bên phải.

1 Chim bồ nông có mỏ to. Cả: To.

2 Trẩy thuỷ: Đi theo đường sông nước.

1 Có nơi hát: Đào tường bốc gạo chạy ù xuống hang.

2 Có nơi hát: Tuổi Thìn là con rồng xanh.

3 Có nơi hát: Tuổi Tị con rắn hổ mây.

1 Có nơi chỉ hát 10 dòng đầu kết hợp trò chơi (xem B.80).

1 Mình ên: Làm một mình, tự làm.

2 Trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, có tình tiết Vân Tiên thưong mẹ, cõng mẹ bị mù loà.

1 Thầy dây: Dây khoai lang. Dùng để nói thầy lang tức thầy thuốc, lang vườn chữa bệnh người không khỏi. Bài đồng dao này lưu hành ở Quảng Nam.

1 Có nơi hát bài dài hơn (xem A.296).

1 Dom: Có thể là con dam, com rạm, con cua đồng. Đỏ lòi lọi: Nghĩa cổ là rất đỏ.

1 Thuội: Nói theo.

2 Trọ: Cái đầu.

1 Nói lái: Cá lôi họng (cá nhiều xương nhỏ mà cứng).

2 Cá tràu, cá lóc, cá quả (Theo cách gọi khác nhau ở Trung, Nam, Bắc).

3 Cá nóc (loại cá độc).

1 Mít mật.

2 Gà cánh tiên.

1 Loài ổi quả bé bằng đầu ngón tay.

2 Tráo tráo: Quả tròn to, còn gọi là quả táo.

1 Xem thêm A.192 có nhiều dòng giống nhau.

1 Đây là trò chơi

tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương