Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang1/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   99

NGUỒN TƯ LIỆU GIA PHẢ TRONG NGHIÊN CỨU DÂN SỐ HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM…


Tiểu

ban

QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

VỚI CÁC NƯỚC VÀ KHU VỰC



­NGUåN T¦ LIÖU GIA PH¶
TRONG NGHI£N CøU D¢N Sè HäC LÞCH Sö VIÖT NAM
(TR¦êNG HîP GIA PH¶ Hä NGUYÔN QUAN GI¸P
LµNG B¸T TRµNG, GIA L¢M, Hµ NéI)




KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TiÓu ban C¸C NGUåN T¦ LIÖU PHôC Vô NGHI£N CøU viÖt nam




ThS Nguyễn Thị Bình*


1. Vài nét về tình hình nghiên cứu dân số học lịch sử Việt Nam

Ngành dân số học lịch sử chính thức ra đời từ những năm 60 của thế kỷ XX do các nhà sử học và các nhà dân số học Pháp khởi xướng. Có thể kể đến các sử gia lỗi lạc trong lĩnh vực này như: Pierre Goubert, Jacques Dupaquier, Pierre Chaunu, Philipe Ariès hay Hervé le Bras… Họ đã làm một cuộc cách mạng tri thức đối với dân số học trong quá khứ. Ngày nay, ngành dân số học lịch sử đã trở thành một ngành khoa học phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dân số học lịch sử vẫn còn là một ngành khoa học ít phát triển với sự thưa mỏng của các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, bởi đây là một chủ điểm vô cùng khó khăn, do thiếu vắng nguồn tư liệu.

Song cũng có thể kể đến một vài công trình đã đạt được một số thành tựu nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu này như: Nguyễn Thế Anh với cuốn Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn (xuất bản năm 1968). Tác giả đã dành một chương của cuốn sách đi vào nghiên cứu dân cư Việt Nam dưới các vua nhà Nguyễn. Nguồn tư liệu đầu tiên mà tác giả dựa vào khai thác chính là đinh bạ và con số kê khai trong các sổ bộ Hộ dưới triều vua nhà Nguyễn. Ngay lập tức, tác giả nhận ra những thiếu hụt và sai lệch lớn của những con số này so với thực tế bởi sự khai báo không đầy đủ và thiếu trung thực của các quan viên hàng xã, hơn nữa là do sự phức tạp trong thành phần cư dân. Bởi vậy sự tính toán dân số dựa vào nguồn tư liệu này dường như là bất khả thi!

Năm 1994, Trung tâm Nghiên cứu dân số và phát triển đã thực hiện một công trình rất đáng chú ý mang tên Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Đây là một công trình chuyên sâu nghiên cứu một khía cạnh của dân số học lịch sử. Các tác giả đã xác lập được tiến trình di dân, lịch sử di dân của người Việt qua từng thời đoạn cụ thể dựa trên một khối lượng tư liệu đồ sộ như gia phả, văn bia, thần phả… và nghiên cứu nhiều di tích tại nhiều địa phương trong cả nước. Có thể nói, đây là một sự tiếp bước thành công công cuộc nghiên cứu lịch sử di dân của Pierre Gourou1.

Tiếp theo sau đó, tới năm 1998, nhà Việt Nam học Li Tana cho ra mắt công trình mang tên Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII2 và đã gây một tiếng vang lớn. Trong tác phẩm này, Li Tana đã khảo cứu tỷ mỷ và so sánh rất nhiều nguồn tài liệu lịch sử như: Thông điển, Địa dư chí, An Nam chí nguyên, Minh thực lục, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Đại Việt sử ký toàn thư… để tìm ra những con số thống kê số hộ gia đình, số làng xã của Việt Nam từ thế kỷ XVI đến XVIII. Bằng nỗ lực phi thường để đấu tranh chống lại khuynh hướng tiếp tục chấp nhận và sử dụng lại tiêu đề của Pierre Gourou3 sau sáu thập niên, tác giả đã tự đặt cho mình một bài toán: tìm cách thiết lập một cơ sở tương đối vững chắc để ước tính dân số Việt Nam trong quá khứ. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, tác giả đã phát hiện ra rằng: Ngoài nguồn tư liệu, đặc điểm của địa lý lịch sử Việt Nam có thể giúp chúng ta trong công việc nghiên cứu về dân số này. Đặc điểm ấy chính là tầm quan trọng của làng Việt Nam. Tại Trung Hoa, người ta luôn nhấn mạnh vào hu (gia đình), và kou (sổ sách), trong khi tại Việt Nam thì lại khác, xã (làng) luôn luôn là đơn vị quan trọng, có lẽ nó phản ánh tầm quan trọng của xã trong di sản của Việt Nam4.

Li Tana đã mạnh dạn đưa ra một giả thuyết ước tính dân số của Việt Nam. Phương pháp thực hiện của tác giả là trên cơ sở các con số thống kê tìm được ở thư tịch cổ về tổng số xã (làng), tác giả đi tìm một con số ước tính tương đối kích thước trung bình của làng Việt Nam. Tác giả đã chọn một đơn vị lý (tương đương với 110 hộ) xuất hiện vào năm 14195 và coi đó là kích thước trung bình của xã (làng).

Phương pháp của Li Tana đã bước đầu cho những con số ước tính cụ thể về dân số Việt Nam trong lịch sử theo cả tiến trình không gian và thời gian. Song có thể nhận thấy rằng giả thuyết này còn khá chông chênh. Một là tác giả đã coi tất cả những con số kê khai trong các nguồn sử liệu là con số mang tính chính xác tuyệt đối bởi không có một nguồn tư liệu nào khác để đối chiếu và so sánh. Hai là mốc thời điểm gần nhau nhất để so sánh mà Li Tana chọn cách nhau những 5 thế kỷ, từ thế kỷ XV (năm 1419) tới thế kỷ XX (năm 1931). Và chắc chắn, cách ước tính của Li Tana mang tính phổ quát trên một diện rộng không có đại diện mẫu tiêu biểu sẽ dẫn tới những sự sai biệt vô cùng lớn. Như vậy, có thể thấy rằng, các ước tính của tác giả mang tính chất chủ quan phỏng đoán mà chưa có được một cơ sở suy luận cũng như những phép tính toán vững chắc và hợp lý.



Từ những năm 90 trở lại đây, trên các tạp chí chuyên ngành thuộc khoa học xã hội như: tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, tạp chí Xưa và Nay, tạp chí Dân tộc học, tạp chí Khảo cổ học… đều có những bài viết về các chủ điểm dân số ở nhiều góc độ khác nhau ví dụ như: Phan Đại Doãn với bài Vài nét về dân số học nông thôn tiền tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, đăng trên tạp chí Dân tộc học số 1 năm 1995; Phạm Huy Khánh: Dân số học, bệnh dịch học, sinh thái học và khoa học lịch sử trên tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 8 năm 1982; Nguyễn Phan Quang với bài Dân số Sài Gòn thời Pháp thuộc trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 năm 1998; Dân số học tiền sử trên tạp chí Khảo cổ học, số 4 năm 1998…

Tóm lại, việc lục tìm những chi tiết để tái hiện bức tranh dân số Việt Nam trong quá khứ một cách chân xác, gần với hiện thực nhất luôn là niềm trăn trở của các nhà sử học. Song trong thực tế, các công trình nghiên cứu theo chủ điểm này luôn ở trong tình trạng chênh vênh, chưa định hình rõ được một phương pháp cần thiết, chưa xác lập được một hướng đi khả thi mang tính đột phá. Nguyên nhân của sự bế tắc này có lẽ chính là bởi nguồn sử liệu để xây đắp nên những hình ảnh lịch sử dân số còn vô cùng khuyết thiếu. Rải rác trong một số tài liệu lịch sử cổ của Việt Nam (Dư địa chí, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục…) cũng như sử liệu của Trung Quốc viết về Việt Nam (Đường thư, Hậu Hán thư, Nguyên sử, Minh sử, An Nam chí nguyên…) có ghi những con số thống kê nhân khẩu Việt Nam ở một vài thời điểm. Ngoài ra, như các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về Việt Nam nhận định: các nguồn tư liệu khác để phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu dân số xem chừng rất khó khai thác và xử lý.

Như nhà địa lý nhân văn học Pierre Gourou đã từng nhận xét: Sự mù mờ về con số chính xác của dân số châu thổ là một việc có từ xưa. Nhà nước Việt Nam xưa đã không làm thế nào để biết được số thần dân của mình. Các xã có lưu giữ một cuốn sổ đinh (đinh bạ), trong đó ghi tên tất cả đàn ông tuổi từ 18 đến 60, những người về nguyên tắc phải nộp thuế thân; nhưng các xã chỉ ghi trong sổ một phần những người phải đóng thuế và ẩn lậu số còn lại, để chỉ phải đóng thuế ít hơn. Như vậy, nam giới tuổi từ 18 đến 60 được chia thành 2 nhóm, những người ghi danh trong sổ đinh và những người không ghi danh. Lâu lâu lại có một cuộc điều tra dân số nhưng chẳng qua chỉ là một vở kịch không có tầm vóc. Chẳng ai chịu bỏ chút công sức nghiêm túc để kiểm tra lại những tờ khai của các làng; chính phủ đôi khi cũng thử tiến hành sao cho có được con số chính xác hơn, nhưng những ý đồ ấy không được tuân theo và thường gây xôn xao quá đỗi trong dân chúng 6.

Có thể nói rằng, sổ sách thống kê của nhà nước cũng như của làng xã đưa ra những con số không đáng tin cậy, xa với thực tế. Những cuốn sổ đinh chỉ cho biết được một phần nổi của tảng băng chìm là dân số. Hơn nữa, nhiều sổ đinh của làng xã lại bị thất lạc, hầu như không còn được lưu giữ cho tới ngày nay.

Chúng ta không thể chỉ dựa vào các đinh bộ để nghiên cứu sự phát triển của dân số; những cuộc điều tra không giúp gì được nhiều, sổ hộ tịch cũng không phải là nguồn tài liệu khả quan hơn. Theo Pierre Gourou thì có chăng, nguồn tài liệu gia phả hay những sách về phả hệ mà nhiều gia đình còn giữ có những thông tin phong phú cho lịch sử dân số. Gia phả đề cập đến nhiều vấn đề về nguồn gốc dòng họ, sự di cư phân bố của dòng họ đó, thứ bậc các thế hệ của dòng họ; tiểu sử, sự nghiệp của các nhân vật nổi tiếng trong họ; những điều khuyên răn con cháu; ngày sinh, ngày mất của các bậc tổ tiên… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu dân số học lịch sử là: bằng phương pháp nào để có thể biến các thông tin từ gia phả thành số liệu của thống kê dân số có thời điểm cụ thể?

Ở các quốc gia phát triển phương Tây và ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, ngành phả điệp học vô cùng phát triển. Những thành tựu của nó đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự tiến bộ không ngừng của ngành khoa học dân số học lịch sử. Ở Việt Nam, từ lâu, các học giả đã từng đánh giá gia phả là một nguồn tư liệu khả quan trong nghiên cứu dân số học lịch sử song hầu như chưa có một công trình thử nghiệm nghiên cứu nào dựa trên nguồn tư liệu này. Bởi vậy, những mối liên kết giữa gia phả và dân số học lịch sử vẫn còn lỏng lẻo, và câu hỏi về phương pháp khai thác gia phả phục vụ dân số học lịch sử như thế nào vẫn chưa tìm được lời giải đáp thoả đáng. Xuất phát từ ý tưởng đầu tiên của GS Phan Huy Lê khi tiến hành sưu tầm và nghiên cứu hệ thống gia phả Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn thử đưa ra cách thức phân tích xử lý nguồn tư liệu gia phả của một dòng họ ở làng Bát Tràng để phục vụ việc tìm hiểu dân số trong quá khứ của dòng họ này.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương