Hài Nhi Tóc Bạc tt. Thích Tâm Thiện o0o Nguồn



tải về 279.82 Kb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích279.82 Kb.
#38846
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
Hài Nhi Tóc Bạc
TT.Thích Tâm Thiện

---o0o---

Nguồn

http://thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 8-8-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục


Lời Mở Đầu

Phần I: TỰ THUẬT

1- Giá trị của tình yêu thương ngây ngô

2- Lao đao với niềm tin chông chênh

3- Ðạo lý của niềm tin

4- Sức mạnh của niềm tin

PHẦN II: SUY TƯỞNG

1- Căn nhà vô minh (Vô minh)

2- Bước chân đi của tâm thức (Hành & Thức)

3- Cuộc sống tương duyên (Danh sắc & Lục nhập)

4- Tiếp xúc và cảm thọ (Xúc & Thọ)

5- Yêu thương và nắm giữ (Ái & Thủ)

6- Trôi lăn theo bánh xe (Hữu, Sinh & Lão Tử)

PHẦN III : VẤN NẠN

1- Vấn nạn về tình yêu

2- Vấn nạn về khỗ đau và hạnh phúc

3- Vấn nạn về giá trị

I/- TÌNH YÊU GIỮA NHÂN GIAN

1- Sự biểu hiện của tình yêu

2- Tình yêu theo tiếng gọi của lý trí

3- Tình yêu theo tiếng gọi của con tim

II/- TÌNH YÊU TRONG PHÁP THỂ CỦA PHẬT

1- Tình yêu - mặt trời trên đỉnh non cao

2- Khả tính vô biên của tình yêu

3- Sự biểu hiện của Pháp thể trong tình yêu vô biên

PHẦN VI: CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC

Gandhi - con người của những vĩ đại

1- Thế thân và sự nghiệp

2- Con người của Gandhi

3- Quan niệm về tôn giáo của Gandhi

4- Thượng đế trong con mắt của Gandhi

5- Quan niệm về bình đẳng của Gandhi

Phật giáo và dòng triết học Nietzsche

1- Vào đề

2- Con đường Nietzsche đi vào Phật giáo

3- Triết học Nietzsche

4- Âm hưởng Phật giáo trong triết luận của Nietzsche

5- Vấn nạn về thực tại của Nietzsche

6- Thay lời kết

Sự ảnh hưởng Phật giáo trong triết luận của Arthur Schopenhauer

I/- DẪN NHẬP

II/- SCHOPENHAUER - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIÊ�P

III/- TRIẾT LUẬN CỦA SCHOPENHAUER

IV/- BẠT



---o0o---

Lời Mở Đầu


Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan. Ðó là một bức tranh có nhan đề là "Hài nhi của thế giới thứ ba" (Third World Baby), được vẽ vào năm 1976. Bức tranh này được in trên tờ nhật báo Bangkok Post.

Ðối diện với bức tranh, tôi bổng dưng bàng hoàng xúc động trước những ấn tượng lạ lùng và nhiệm mầu. Bức tranh vẽ một em bé mới chào đời với gương mặt đầy dẫy khỗ đau - những nếp hằn in đậm trên trán, nếp nhăn trên má và đôi tay ve vẩy khóc than. Bức tranh lại được phụ chú với hàng chữ "Chiến tích trở lại sau hai thập kỷ". Hẳn bạn đọc cũng hiểu rằng đó chính là sự mô tả về hậu quả chiến tranh sau hai mươi năm mà con người phải gánh chịu.

Hài nhi già côi ỵi trước tuỗi đời là một ảnh tượng hãi hùng đối với con người. Vì nó đã đánh mất tất cả... nhưng cũng chính khuôn mặt già côỵi đó lại là nơi hội tụ, ngưng đọng của mọi tạo tác không phải do Thượng đế, mà do chính tư duy và hành động của môỵi con người. Ðây là nguổn cảm xúc vô tận và lặng lẽ mà mãi đến năm 1997, tôi mới viết lại qua bài thơ "Hài nhi tóc bạc", và đến đầu năm 1998, tôi lại viết thành tập sách dưới nhan đề cùng tên.

Có thể nói quyển sách này là một sự "rong chơi" trong suối nguổn của những suy tưởng. Và vì thế, nó được bố cục thành bốn phần : đó là "Tự thuật", "Suy tưởng", "Vấn nạn" và "Câu chuyện triết học". Riêng đối với phần II, phần III và phần IV - được xem như là những bình phẩm triết học nhằm góp phần soi sáng những giá trị và tư tưởng Phật giáo ; trong đó, một số bài tôi đã cho đăng rải rác trên nguyệt san Giác Ngộ với nhiều bút hiệu khác nhau.

Khi viết tập sách này, người viết dường như mong muốn gởi gắm một điều gì đó đến với bạn đọc, đến với người đang ở tuỗi hai mươi.

Sài Gòn, mùa Hạ 1998

Tác giả

---o0o---

Phần I: TỰ THUẬT


Người từ vô tận tái sinh

Ði qua trần thế mang tình nhân gian

Rổi từ cuộc mộng vừa tan

Quê hương một độ bàng hoàng ra đi

Ngày về bạc tóc hài nhi

Nắng chiều nhẹ đỗ thầm thì trên vai

Giã từ giấc mộng thiên thai

Vô biên ngày ấy Như Lai gọi về.

Tôi xin vào đề từ câu chuyện của một thằng bé . Nó ra đời ngày 21 tháng 7 năm 1970 tại một thành phố sương mù nằm xa xa dưới chân đỉnh LangBiang. Bố mẹ của nó là người mộ đạo. Thuở nhỏ, môỵi ngày vào mùa Hạ, nó thường theo bố mẹ lên chùa lễ Phật. Và cứ môỵi lần lên chùa như thế, trên đường về, cảnh Phật luôn luôn khơi dậy trong tiềm thức của nó. Nó nhớ sư ông, nhớ Phật, nhớ tiếng kinh, tiếng kệ... Sự nhớ nhung đó như là lời réo gọi phát ra từ đáy thẳm của tâm thức, khiến nó suy nghĩ về một con đường - trở thành một tu sĩ. Ðến năm lên 6 tuỗi, nó đã xuất gia theo Phật. Thế là, cuộc sống nội tâm của nó bắt đầu.

* * *

1- Giá trị của tình yêu thương ngây ngô


Sau khi xuất gia, thằng bé đã thoát ly gia đình và sống với một vị sư già trong một ngôi chùa nhỏ nằm ở vùng ngoại ô của thành phố. Trong những ngày sống xa mái ấm gia đình, lần đầu tiên nó cảm nhận được một giá trị, đó là tình yêu thương ngây ngô, một thứ tình yêu chỉ có ở tuỗi thơ. Và chỉ có khoảng cách của không gian và thời gian mới làm cho giá trị của tình yêu đó sáng ngời. Thằng bé, trong những tháng ngày đó, luôn luôn đối diện trước những mâu thuẫn của nội tâm. Lý trí đang dắt dẫn nó đi tìm về một con đường lý tưởng. Nhưng con tim thì mong muốn được sưởi ấm trong tình yêu thương của bố mẹ và gia đình. Nó không thể nào quên được nụ cười, ánh mắt của mẹ, sự nghiêm nghị của cha, sự cùng đùa cợt vui chơi với anh chị em... Tất cả hổi tưởng đó là một cuốn nhật ký mà lúc nào và đi đâu nó cũng mang theo ; có lẽ, cho đến bây giờ. Và cũng từ sự xa cách đó mà nó nghĩ rằng mình đã đánh mất tình yêu thương, một thứ yêu thương đầu nguổn trong đời sống của con người. Ðó cũng là tình yêu đầu tiên trong các loại tình yêu ; một thứ tình yêu trong sáng và cao thượng phát sinh từ mái ấm gia đình, một thứ tình yêu thống thiết như "quê hương môỵi người chỉ một". Tình yêu thương đầu nguổn này sẽ quyết định cho vận mệnh yêu thương của môỵi con người.

Về sau, tôi mới hiểu rằng, không, thằng bé không hề đánh mất tình yêu thương đầu nguổn, mà trái lại, nó đã nhận diện được tình yêu thương đó ngay khi nó nghĩ rằng mình đã đánh mất. Chính suy nghĩ đó là một sự nhận diện sâu sắc mà không ai dạy bảo, một sự trực nhận từ nội tâm. Mất mát ở đây, thực ra chỉ là một sự lãng quên, như người khỏe mạnh ít khi nào bận tâm đến sức khỏe. Chỉ khi ngã bệnh, lúc đó, anh ta mới thực sự biết sức khỏe là gì và giá trị của nó như thế nào. Và cũng chính khi ấy, anh ta mới nhận diện được giá trị của sức khỏe. Cũng vậy, tình yêu không thể nói là có hay là không. Tình yêu là một yếu tố thường trực, sẵn có nơi môỵi tâm hổn. Vấn đề là ở chôỵ, bạn có nhận diện được nó hay là không. Và chúng ta cũng biết rằng, một tâm hổn nếu thiếu vắng sự yêu thương, thì ở đó, chính là hỏa ngục.

---o0o---



tải về 279.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương