HỘi ngộ quân y hiện dịch 15/4/2012 BÀi nói chuyện của gs uwe siemon-netto



tải về 52.43 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích52.43 Kb.
#30187

HỘI NGỘ QUÂN Y HIỆN DỊCH 15/4/2012

BÀI NÓI CHUYỆN CỦA GS UWE SIEMON-NETTO

Dịch thuật: Ban Biên Tập Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y


Kính chào quý vị,


Tôi rất hân hạnh được mời đến nói chuyện ngày hôm nay, gần nửa thế kỷ sau lần đầu tiên tôi đến Việt Nam với tư cách một phóng viên chiến trường Tây Đức. Thời điểm đó còn trước lúc những đơn vị chiến đấu đầu tiên Hoa Kỳ đổ bộ xuống Đà Nẵng. Từ đó tôi cảm thấy niềm thương mãnh liệt đất nước của các bạn cùng với dân tộc đã vinh danh người Đức chúng tôi bằng câu gọi: "Đức," chữ đồng nghĩa với "Phúc Đức..."
Tôi nhớ một ngày có một em bán báo vô gia cư sống trên lề đường Tự Do Sài Gòn đã đến gần và đề nghị tôi: "Ông là người Đức, tôi tên Đức, vậy chúng ta cùng là Đức cả. Vậy tôi đề nghị thế này. Nếu ông cho phép tôi và bạn tôi được ngủ trong xe của ông, chúng tôi sẽ bảo vệ và giữ gìn nó thật sạch sẽ."
Ngày đó tôi thuê gần như thường trực một chiếc Traction Citroen 15 mã lực. Đây là một chiếc xe Pháp khổng lồ lúc nào cũng khát xăng và có lẽ được sản xuất năm trước khi tôi sinh ra đời. Cái khóa cửa thì đã mất từ lâu. Do đó chẳng thà có ai đó trông chừng nó thì hay quá. Từ đó thỉnh thoảng, tụi nhỏ bụi đời chất đống tới sáu, bẩy em ngủ trong đó và giữ gìn chiếc xe thật sạch sẽ cả trong lẫn ngoài.
Tôi luôn luôn đậu chiếc xe trên đường Tự Do đối diện với khác sạn Continental, bên cạnh quán Givral, chắc quý vị còn nhớ những địa điểm này. Chiếc xe còn hơn cả một phương tiện di chuyển cho tôi mà quan trọng hơn đã biến thành một vật dụng chuyên chở tình bạn giữa phóng viên "Đức" và một đám trẻ em kỳ diệu dẫn đầu bởi "Đức" đi bán và giao báo Saigon Daily News, Saigon Post và nhiều tờ báo khác.
Tình bạn này đã kéo dài nổi trôi cho tới khi chiếc xe của tôi đã biến thành một "tổn thất" trong trận Mậu Thân 1968 và những đứa trẻ đó đã biến mất khỏi phố Tự Do trong một thời gian.

Tôi tự nhủ không biết chuyện gì đã xảy ra cho Đức từ đó đến nay? Có thể em đang sống tại Hoa Kỳ? Hoặc đang ngồi ngay trong phòng này? Thật là tuyệt diệu nếu tôi có dịp được cười nói với em lần nữa, em là một đứa trẻ tuyệt vời.


Nói thế không phải là tôi chỉ ở Sài Gòn không thôi. Tôi vẫn thường theo những cánh quân của các bạn ra ngoài chiến trường. Và tại đó, tôi đã chứng kiến những quân y sĩ và y tá QLVNCH cố gắng cứu chữa thương bệnh binh với lòng quả cảm. Có thể tôi và một số các bạn đã từng gặp nhau, gần Quảng Trị, Huế, Pleiku hay Pleime, Nha Trang, hay vùng đồng bằng sông Cửu Long, hoặc tại những trại giam tù binh đảo Phú Quốc...
Đó là thời kỳ đầu 1965.
Cuối năm đó tôi bị chấn thương cột sống khi chiếc trực thăng tản thương Hoa Kỳ chở tôi bị bắn rơi phía Tây An Khê và tôi được các bác sĩ Hoa Kỳ săn sóc. Nhưng nghĩa lý gì quốc tịch của các quân y sĩ và y tá. Thời gian 5 năm ở Việt Nam đã khiến tôi biết trân trọng hết sức sự hi sinh, lòng quả cảm và tay nghề chuyên môn của tất cả quý vị y tế, Mỹ, Việt, Đại Hàn và Úc.
Do đó có thể chúng ta đã từng gặp nhau. Kể ra thì chắc tôi cũng dễ nhận ra khi đi thăm các đơn vị của các bạn, bởi vì trong thời kỳ sớm sủa của cuộc chiến, tôi thường là phóng viên Tây Đức duy nhất tại Miền Nam Việt Nam, và bảng tên của tôi ghi rõ tôi là người Đức.
Trong một khoảng thời gian ngắn tôi đã trở thành bạn đồng đội của các bạn vì bắt được một nguời lính Việt Cộng.
Việc này quả thật là tức cười. Câu chuyện xảy ra như vầy:

Trong tháng Hai năm 1965 tôi theo chân một toán quân thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm Hoa Kỳ - tham dự vào một cuộc tập trận nhảy dù ở phía tây thành phố Mỹ Tho. Sau khi chạm đất, tôi cuốn xếp dù lại và chợt nhận ra mình bị hỏng chân vì đất lún xuống.


Tôi bước lui. Mặt đất lại lồi lên một lần nữa. Tôi nhảy lên và dùng cả hai chân đạp mạnh xuống điểm nhỏ đó. Mặt đất lõm xuống. Tôi nghe tiếng rên xiết. Một lần nữa, tôi lại bước lùi, dở một lớp cỏ lên và khám phá ra cái nón cối bằng nhựa được ngụy trang của một người lính VC cùng với mũi súng M-1 cổ lỗ sĩ chỉa lên.
Trước hết tôi kéo cây súng lên khỏi lổ hổng đó, rồi kế đến là kéo anh VC lên. Anh ta là một người đàn ông nhỏ con, thân gầy mặc đồ bà-ba đen và cả người đang run rẩy. Tôi bảo hắn: “Courage, camarade, pour toi la guerre est fini.”. Tôi không biết rõ là anh ta có nói được tiếng Pháp không nhưng chắc chắn là hiểu được lời tôi nói: “Này đồng chí, can đảm lên, đối với bạn cuộc chiến tranh đã chấm dứt rồi”. Bấy giờ anh ta mới mỉm miệng cười.
Tôi giao anh VC và khẩu súng cho người Hoa Kỳ nhưng giữ lại cái mũ bảo vệ bằng nhựa đó như là một chiến lợi phẩm. Trong suốt 46 năm sau đó, chiếc mũ ấy vẫn ngự trị trong thư viện của tôi cho đến khi người bạn Nha sĩ Lý Văn Quý và phu nhân là Châu đến thăm tôi tại nhà ở Pháp quốc vào tháng 10 năm ngoái. Thế nên tôi đã trao tặng chiếc mũ cho anh chị ấy như là một kỷ vật. Không phải để tỏ cho biết là tôi đã làm một việc của một anh hùng vĩ đại.
Vẫn thế, tôi vui mừng hổ trợ.
Vì thế đây này – cái mũ bảo vệ. Đây là chiến lợi phẩm của tôi. Bây giờ nó là của các bạn.

Tới đây, tôi xin kể một cuộc đụng độ nhẹ mà tâm tôi luôn hằng ấp ủ.


Vài tuần sau đó, tôi phải trải qua một kinh nghiệm đau đớn ở vùng phía tây của thành phố Nha Trang. Nhưng đó là sự kiện đầy ý nghĩa để tôi hiểu về trách nhiệm của mình. Vì điều đó đã cho tôi thấy rõ bộ mặt thật của Chiến Tranh Việt Nam.
Lý do tại sao tôi chi tiết hóa biến cố này là vì nó minh họa lý do tại sao có rất nhiều người Hoa Kỳ chưa bao giờ hoàn toàn hiểu rõ tận gốc tất cả về cuộc chiến này.
Tổng Thống Richard M. Nixon sau đó có trích dẫn bản báo cáo của tôi về cuộc đụng độ này trong cuốn sách ông viết mang tên Bộ Mặt Thật Của Chiến Tranh (The Real War). Xin các bạn tha lỗi cho một chút tự hào của tôi khi nhắc lại lời của một Tổng Thống Hoa Kỳ đã trích dẫn từ bài viết của tôi:
Nixon viết: “Ký giả người Đức Uwe Siemon-Netto đã cung cấp một minh họa sống động về du kích quân cộng sản dùng khủng bố để tạo tác dụng trên mục đích của họ. Siemon-Netto - khi theo chân một tiểu đoàn của quân đội Miền Nam Việt Nam đến một ngôi làng lớn mà Việt Cộng đã đột kích trong năm 1965 - đã báo cáo: “Treo lủng lẳng trên cây và các cột trụ ở một quãng trường là người Trưởng làng, vợ ông, và mười hai đứa con, nhiều người đàn ông, có một em bé nữa….”
Việt Cộng đã ra lệnh cho tất cả mọi người trong làng phải chứng kiến gia đình đầu tiên bị tra tấn và sau đó treo lên. “ Họ bắt đầu bằng em bé và từ từ thực hiện từ đứa con nhỏ lần lên đến những đứa con lớn, rồi người vợ, và cuối cùng chính là người Trưởng Làng…mọi việc họ làm đầy lạnh lùng, y như một hành động bóp cò bắn máy bay…”

Đây là tất cả những gì Nixon đã trích từ câu chuyện của tôi.
Nixon giải thích đó là lý do tại sao Cộng sản chiếm được trái tim và tâm thức của người dân quê. Họ không thắng trái tim và tâm thức bằng hành động của từ bi mà chính bằng những hình thức không thương xót cùng cực của sự hăm dọa.
Những người dân làng nói với tôi là các cán bộ Việt cộng đã vào làng nhiều lần trước đó và cảnh cáo ông Trưởng làng là nếu ông không chấm dứt việc hợp tác với chính phủ miền Nam Việt Nam thì ông phải chịu một hậu quả trầm trọng.
Nhưng ông vẫn tiếp tục trung thành, vì thế họ đã trở lại vào giữa đêm khuya và đánh thức tất cả mọi người dậy để bắt họ chứng kiến cuộc tàn sát đó trong khi những cán bộ tuyên truyền nói với dân chúng: “Nếu không theo chúng tôi thì chuyện này sẽ xảy ra cho mọi người, nhớ đấy nhá!”

Tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải nói là mình không còn nhớ tên của ngôi làng đó nữa. Nhưng điều đó cũng chẳng thành vấn đề bởi vì loại sự kiện như vậy xảy ra khắp mọi nơi ở miền Nam Việt Nam hằng đêm của ngày xưa đó.


Phần lớn cộng đồng người Hoa Kỳ cũng không biết điều này vì giới truyền thông không lên tiếng. Mỗi ngày trong phần tin vắn tại Sài Gòn - vào lúc 5 giờ, giờ ngu xuẩn ít ai biết đến - phân đoạn phát thanh như vầy chỉ là những con số thống kê. Người đọc bản tin ngắn theo lệ thường thông báo cho các phóng viên ngoại quốc một số lượng khổng lồ “các trận đụng độ” xảy ra trong 24 giờ trước.
Điều này tương tự như một bản báo cáo thương mại:
“I Corps: 184 enemy incidents.” II Corps: 360 incidents. III Corps: 225. IV Corps 480.”

“Quân đoàn 1: 184 trận đụng độ với địch”. Quân đoàn 2: 360 trận đụng độ. Quân đoàn 3: 225. Quân đoàn 4: 480” Chỉ có vậy thôi. Không một chi tiết nào được bạch hóa. Một con số lớn về các loại trận đụng độ này khó mà có thể xảy ra trong 24 giờ.


Chúng tôi những người ký giả không làm cách nào tìm hiểu tất cả những dữ kiện đặc biệt này, ngoại trừ chúng tôi trượt chân vào các sự kiện như thế như tôi đã tháp tùng một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 22 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Những gì tôi đã chứng kiến gần Nha Trang thật sự mang một ý nghĩa lớn lao vì đó là những gì tiêu biểu cho thực chất của giai đoạn đặc biệt này trong cuộc chiến Việt Nam.
Hành động khủng bố để hăm dọa thường dân là đặc tính của giai đoạn thứ hai trong chiến lược của chiến tranh du kích do Tướng Võ Nguyên Giáp - bộ trưởng bộ Quốc Phòng - hoạch định.

Tôi nghi ngờ một cách nghiêm trọng rằng nhiều người Mỹ đã chống lại chiến tranh Việt Nam vì giới truyền thông đã liên tục đưa tin về những hành động vô nhân đạo xảy ra khắp cả miền Nam Việt Nam.


Họ đã không được biết như vậy, một phần bởi vì các ký giả không có phương tiện để làm điều đó, một phần vì các thông tín viên và chủ bút đơn giản có một chương trình nghị sự khác. Tôi nói: nhiều - nhiều lắm, không phải là tất cả.
Ba năm sau, trong cuộc tấn công vào dịpTết ở Huế, tôi đứng với một đồng nghiệp Peter Braestrup phóng viên của tờ báo Washington Post tại vòng đai quanh ngôi mộ tập thể bị sát hại và nghe thấy ông hỏi người quay phim của một đài truyền hình Hoa Kỳ: “ Tại sao ông không quay cảnh này?”. Ông ta trả lời:” Chúng tôi tới đây không phải để tuyên truyền cho phong trào chống Cộng sản”
Điều này cho thấy một tâm ý đáng hổ thẹn của nhiều đồng nghiệp của tôi, một tâm ý mà tôi tin tưởng đó chính là khí cụ để định hình ước vọng chấm dứt cuộc chiến tranh này bằng bất cứ giá nào của người Mỹ.
Tuớng Giáp biết rằng điếu này sẽ xảy ra. Ông ta biết các cử tri người Mỹ quá mệt mỏi vì cuộc chiến này. Cũng bởi vì ông ta đã biết rõ khuyết điểm của một xã hội tự do, đáng kế chính là chủ tâm đó chỉ ngắn hạn thôi.
Sáu mươi năm trước, ông ta đã đề cập: “Kẻ thù” – thực nghĩa là chỉ tất cả các chế độ dân chủ Tây phương – “đã không sở hữu những phương tiện tâm lý và chính trị để chiến đấu chống lại một cuộc chiến tranh trường kỳ.”
Ông ta tiên đoán được sự mệt mỏi vì chiến tranh, giây phút hòa bình, khuynh hướng đạo đức giả của các nhà sáng tạo tư tưởng hệ nhìn xuống bản chất rất dễ sợ của một phong trào cách mạng tạo dựng một chế độ cai trị độc đảng chuyên chế không có phe đối lập; khuynh hướng làm nổi bật khuyết điểm của chính phe mình; bản chất của sự tham nhũng có thật không chứng cứ của xã hội dân chủ “đồng minh” đang hy sinh cuộc đời của nhiều thanh niên; và kết quả cuối cùng là ước vọng “đi tìm kiếm một cuộc rút lui trong danh dự”, tìm kiếm “hoà bình trong danh dự”, và một thỏa thuận thương thảo hợp tình hợp lý.
Những gì đáng chú ý về vai trò của truyền thông tại Việt Nam là thuộc về những thông tín viên người Mỹ nhận thức rõ ràng về sự nguy hiểm này, sau đó họ trở thành những người lên tiếng nói mạnh mẽ trong việc chống chiến tranh Việt Nam.
Vào ngày 13 tháng Giêng năm 1965, nhà bỉnh bút nổi tiếng và cũng là sử gia Stanley Karnow trích dẫn lời tuyên bố của tướng Giáp về sự bất lực của các quốc gia tự do về việc chiến đấu chống lại những cuộc chiến tranh cố tình kéo dài này và cảnh cáo bạn đọc về hậu quả của sự sai lầm khủng khiếp này trong cấu trúc của bất cứ hệ thống dân chủ nào.
Và không lâu sau đó, Karnow dẫn đầu một số lớn các cây viết khuấy động một phong trào có tên gọi là “hòa bình trong danh dự” mà ông ta biết rất rõ là khó mà có được.
Ngày hôm nay chúng là nghe những vang vọng này trong vấn đề của A Phú Hãn. Một lần nữa chúng ta nghe sự kêu gọi thương thuyết thỏa thuận. Chúng ta nghe thấy những cuộc bàn thảo bí mật giữa Hoa Kỳ và phe Taliban. Không có một ý kiến nào được bạch hóa về những gì mà phong trào độc đảng này thỏa thuận tuân theo.
Sự thỏa hiệp bắt buộc thực hiện theo một trình tự đó là gì?: Thay vì cấm đoán việc học đọc và viết, phụ nữ được cho phép học một nửa mẫu tự? Điều đó là trong năm năm đầu tiên sau khi thống lãnh, một nửa số người vi phạm việc ngoại tình sẽ bị ném đá cho đến chết như thường thấy trước khi phe Taliban muốn chiếm ngự quyền lực?. Điều đó chính là phụ nữ sẽ chị chịu một nửa số lượng roi đánh mà thường họ phải chịu khi để cho mọi người thấy mắt cá chân khi mặc áo trùm kín thân.
Mười hai năm trước, một nhóm nữ giới Hoa Kỳ nổi tiếng, đó là “Tổ chức Phụ Nữ Toàn quốc” đã công bố trên trang mạng của họ một con số gây xúc động mạnh về sự vi phạm nhân quyền kinh khủng đối với phụ nữ.
Thật là lãng phí khi ngày hôm nay không ai nghĩ về việc có xác suất cao là những sự sỉ nhục đó sẽ tiếp tục lập lại một khi NATO rút hết lực lượng bởi vì những đối xử tồi tệ này chính là bản chất hiện hữu trong ý thức hệ về chủng tộc của người theo Hồi giáo, như là những trại tập trung là cố hữu của ý thức hệ Cộng sản.
Ai trong các bạn có kinh nghiệm về việc bị Việt Cộng bắt giam tù sẽ hiểu được điều tôi muốn nói ở đây.
Tôi tin tưởng rằng tất cả chúng ta đều có trách vụ là những chứng nhân của lịch sử. Chúng ta phải giữ tất cả ký ức sống động về sự thật của lịch sử đề làm lợi lạc cho những ai theo bước chân mình.
Chúng ta phải luôn nhắc nhở giới truyền thông nơi quốc gia mình đang sinh sống về vai trò then chốt của họ trong việc bảo tồn sự tự do. Chúng ta phải cảnh cáo họ - những người hậu sinh về những hậu quả kinh khủng do nghề làm báo không tốt, đạo đức giả khoa bản và một cuộc bầu cử chán ngấy chẳng tìm được phương cách giải quyết vấn đề.
Các bạn là những người đang ở vị thế tốt nhất đề làm việc này. Các bạn đã chứng kiến và đã từng đau đớn không cùng.
Cho tôi nói thêm vài điều nữa ở đây: Tôi là một tín đồ Cơ Đốc Giáo, và là một sử gia không chuyên nghiệp. Như là một người có tín tâm vào Cơ Đốc Giáo, tôi biết ai là Thượng Đế tối thượng của lịch sử. Và với tư cách một sử gia tài tử tôi biết là lịch sử luôn luôn mở ngỏ cho tương lai.
Đặt hai yếu tố này lại với nhau là chúng ta có hy vọng – hy vọng cho Việt Nam, hy vọng cho A Phú Hãn, hy vọng cho nhân loại. Chúng ta không là người tinh thông về tương lai. Nhưng chúng ta kêu gọi sự đóng góp của mọi người cho một tương lai tươi sáng hơn.
Thế nên, chúng ta đã, đang và sẽ không thấy những hành động ác cực kỳ đó đang là vô vọng, cũng như chúng ta không thấy sự đau đớn ấy là bất chợt vu vơ. Có một lý do cho tất cả các điều này, và lý do đó chính là tất cả chúng ta đều có thể cho thế hệ tương lai biết rõ những gì đã thực sự xảy ra, bất kể bao nhiêu người còn sống lập đi lập lại về chiến tranh Việt Nam.
Xin cám ơn các bạn đã cho tôi hiện diện trong tập hợp này như là một thân hữu và đã lắng nghe tôi tỏ bày.


Vài hàng về tác giả:

Giáo Sư Uwe Siemon-Netto, Ph.D gốc người Ðức, nguyên tổng biên tập về tôn giáo của United Press International, hiện là bình luận gia quốc tế và một nhà thần học (không phong chức) của đạo Lutheran. Ông là sáng lập viên của Center for Lutheran Theology and Public Life (CLTPL) và chủ tịch của tổ chức “The League of Faithful Masks” đặt bản doanh tại Capistrano Beach và trường Concordia University Irvine, California.

Với tư cách một nhà báo, ông chuyên về những đề tài liên quan đến niềm tin, xã hội và ngoại giao. Ông hiện là cộng tác viên thường trực của tờ “The Atlantic Times,” một tờ báo tiếng Anh hàng đầu của giới báo chí Ðức tại Mỹ.

Ông đã từng là phóng viên tường thuật những sự kiện lịch sử quan trọng như vụ xây dựng bức tường Bá Linh năm 1961, hoạt động của Liên Hiệp Quốc, phong trào nhân quyền tại Mỹ, vụ ám sát TT John F. Kennedy, cuộc chiến Việt Nam (trong thời gian 5 năm), cuộc chiến 6 ngày Ả Rập-Do Thái, và Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Cộng.

Trong thời gian làm phóng viên chiến trường tại Việt Nam, ông đã chứng kiến tội ác Việt Cộng tại Huế kỳ Mậu Thân 1968, trong đó một số người quen của ông là 3 bác sĩ người Ðức cùng với vợ của một người đang làm việc thiện nguyện tại trường Y Khoa Huế đã bị thảm sát






tải về 52.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương