HỘI ĐỒng quý chức quý Chức Họ Đạo Ở Việt Nam Tham Gia Vào Thừa Tác Vụ Của Linh Mục



tải về 1.51 Mb.
trang1/22
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.51 Mb.
#16972
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22


HỘI ĐỒNG QUÝ CHỨC

Quý Chức Họ Đạo Ở Việt Nam

Tham Gia Vào Thừa Tác Vụ Của Linh Mục.


MỪNG NGÂN KHÁNH
HỘI ĐỒNG MỤC VỤ
GIÁO XỨ VIỆT NAM – PARIS
1983 – 2008

Tái bản lần 1, có tu bổ và cải tiến

Ấn bản tin học

Paris


2011


HỘI ĐỒNG QUÝ CHỨC

Quý Chức Họ Đạo Ở Việt Nam

Tham Gia Vào Thừa Tác Vụ Của Linh Mục.


MỪNG NGÂN KHÁNH
HỘI ĐỒNG MỤC VỤ
GIÁO XỨ VIỆT NAM – PARIS
1983 – 2008

Paris


2008


HỘI ĐỒNG QUÝ CHỨC


Chủ trương :

HỘI ĐỒNG MỤC VỤ


Phối trí :

Mai Đức Vinh


Chuyển ngữ :

Trần Thị Kim Chi, Phạm Hòa Hiệp, Bùi Trọng Khang, Đoàn Quốc Khánh, Mai Đức Vinh


Phụ lục :

Trần Văn Cảnh, Lê Đình Thông


Đọc và tu chính bản Văn :

Bùi Thị Lý, Thân Thị Kim Liên, Mai Đức Vinh


Trình bày nội dung:

Thân Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Thạch.


Trình bày bìa :

Ngô Thị Kim Đào, Vũ Đình Khiêm


An phí :

Giáo Xứ Việt Nam - Paris




M ỤC L ỤC

LỜI NGỎ / Lê đình Thông


XÁC ĐỊNH MỘT SỐ DANH TỪ / Mai Đức Vinh

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT / Mai Đức Vinh


NHẬP ĐỀ / Mai Đức Vinh
CHƯƠNG I : Lịch sử đại cương của Giáo Hội Việt Nam / Mai Đức Vinh

CHƯƠNG II : Diễn tiến lịch sử công trình tổ chức HĐQC Họ đạo Việt Nam / Mai Đức Vinh

CHƯƠNG III : Khuôn mặt một Họ đạo Việt Nam / Mai Đức Vinh

CHƯƠNG IV : Tham gia vào Thừa Tác Vụ Thánh Hóa / Mai Đức Vinh

CHƯƠNG V : Tham gia vào Thừa Tác Vụ Giảng Huấn / Mai Đức Vinh

CHƯƠNG VI : Tham gia vào Thừa Tác Vụ Quản Trị / Mai Đức Vinh

CHƯƠNG VII : Hội Đồng Quý Chức dưới ánh sáng của Công Đồng Vatican II / Mai Đức Vinh
T ỔNG K ẾT / Mai Đức Vinh
PH Ụ LỤC I : Tiến trình thành lập HĐMV – GXVN Paris / Trần Văn Cảnh

PH Ụ LỤC II : Hình thành và tu chính Nội Quy HĐMV / Lê Đình Thông

PH Ụ LỤC III : Hội Đồng Mục Vụ (thơ) / Cung Chi

PH Ụ LỤC IV : Sứ mệnh và công tác của HĐMV / Trần Văn Cảnh

PH Ụ LỤC V : Niềm vui chung / Mai Đức Vinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO / Mai Đức Vinh

LỜI NGỎ

Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris, vui mừng gửi đến Quý Độc Giả cuốn sách ‘HỘI ĐỒNG QUÍ CHỨC’, (Quý Chức họ đạo ở Việt Nam tham gia vào thừa tác vụ của Linh Mục). Cuốn sách này được chuyển ngữ từ luận án Tiến Sĩ Thần Học Mục Vụ «La Participation des Notables de Chrétientés Vietnamiennes aux Ministères des Prêtres» của cha Giuse Mai Đức Vinh. Ngài đã bảo vệ luận án này tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Thomas Aquinô quen gọi là đại học Angelicum, tại Roma năm 1977. Chúng tôi làm chung công việc này với những mục đích sau đây :


• Cám tạ Thiên Chúa, Đức Mẹ Lavang về bao nhiêu hồng ân đổ xuống trên Dân Tộc Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam và tiêu biểu là một đoàn ngũ giáo dân Việt Nam ưu tuyển mang danh là ‘Hội Đồng Chức Việc’ hay ‘Hội Đồng Quí Chức’ của các Họ Đạo Việt Nam.
• Ghi ơn các Linh Mục, Tu Sĩ Thừa Sai dấn thân cho công trình Truyền Giáo tại Việt Nam với sức mạnh niềm tin bất khuất, với tinh thần hy sinh cao cả và với phương pháp truyền giáo tuyệt vời.
• Nêu bật tấm gương sống đạo của Tổ Tiên mà tiêu biểu là những Chức Việc hay Quý Chức thành viên của các Hội Đồng Chức Việc hay Hội Đồng Quý Chức của Họ Đạo. Quý ngài là những người đã thực sự ‘bền vững sống đức tin, can đảm bênh vực đức tin và nhiệt thành truyền bá đức tin’ (Giáo Lý Thêm Sức).
• Nêu bật sự hợp tác tông đồ giữa Giáo Sĩ và Giáo Dân, nói khác sự tham gia tích cực và đa diện của Hội Đồng Quí Chức vào các Thừa Tác Thánh hóa, Giáo huấn và Quản trị (officium sanctificandi, docendi et regendi) của các linh mục. Sự hợp tác này là một điểm son của lịch sử Truyền Giáo tại Việt Nam, vì nó đã củng cố và phát triển Giáo Hội Việt Nam ngay trong những thời kỳ bách, và hơn thế, nó thích hợp với giáo huấn của Công Đồng Vatican II về hoạt động tông đồ giáo dân, nó là kiểu mẫu cho Hội Đồng Giáo Xứ vào các thập niên 1950-1970 và Hội Đồng Mục Vụ hiện nay ở Việt Nam.
• Góp phần cung ứng tài liệu ‘huấn luyện tông đồ giáo dân’, ‘đào tạo nhân sự’ đang thể hiện trong các Chủng Viện và các Phong Trào Tông Đồ Giáo Dân… tại Việt Nam.
• Đặc biệt để Mừng lễ Ngân Khánh của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris đã tích cực sinh hoạt từ 25 năm qua (1983-2008). Các thành viên của Hội Đồng Mục Vụ là những giáo dân sốt sắng sống đạo, nhiệt tình xây dựng Giáo Xứ… theo tinh thần tông đồ giáo dân của Công Đồng Vatican II và theo gương mẫu của các Bậc Tiền Bối.
Với những thiện ý như trên, chúng tôi chân thành xin Quý Độc Giả xa gần miện tình cho những thiếu sót, và hết lòng cám ơn những Người đã cộng tác thực hiện, cũng như mội Độc Giả thịnh tình đón nhận cuốn sách này.
Tất cả vì Vinh Danh Thiên Chúa và Giáo Hội.

Paris, Phục Sinh 2008, thay mặt Hội Đồng Mục Vụ:

Ls. Phanxicô Xavie Lê Đình Thông
Chủ Tịch HĐMV – GXVNP
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ DANH TỪ

I. Về mấy cụm từ chính thức : Vì đây không phải là cuốn sách chuyên đề lịch sử và muốn đơn giản hóa cho người đọc ‘khỏi rối trí’, nên trong cuốn sách này, thay vì dùng những cụm từ chính thức, như ‘Điạ phận Đàng Trong’, ‘địa phận Đàng Ngoài’, ‘địa phận Tây Đàng Ngoài’, ‘địa phận Đông Đàng Trong’… chúng tôi mạn phép dùng những cụm từ quen thuộc và đơn giản hơn, như ‘giáo phận Sài Gòn’, ‘giáo phận Hà Nội’, ‘giáo phận Hải Phòng’….
II. Giáo Phận, Giám Mục.

Dựa vào Giáo Luật :

Điều 368 : Các Giáo Hội địa phương, trong đó và từ đó mà Giáo Hội Công Giáo duy nhất hiện hữu, ám chỉ trước hết là các giáo phận, các lãnh thổ thuộc giám hạt tòng thổ và đan viện tòng thổ, Đại diện Tông Toà và Phủ Doãn Tông Tòa và cả Giám Quản Tông Tòa được thiết lập cách thường trực cũng được đồng hóa với các giáo phận, trừ khi đã rõ cách nào khác.

Điều 371 : 1) Hạt Đại Diện Tông Tòa, hoặc Hạt Phủ Doãn Tông Tòa, là một phần nhất định của dân Chúa, mà vì hoàn cảnh đặc biệt, chưa được thiết lập như là một giáo phận, và việc chăn dắt được giao cho một Đại Diện Tông Tòa hoặc cho một Phủ Doãn Tông Tòa để quản trị thay mặt đức thánh cha.


Và dựa vào thói quen ở Việt Nam :

• Trừ trong những văn kiện chính thức, còn trong thực tế, từ đầu đến trước 1960, khi Tòa Thánh chính thức lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, người ta không dùng cụm từ ‘Hạt Đại Diện Tông Tòa’ nhưng là ĐỊA PHẬN hay GIÁO PHẬN.

• Cũng không dùng cụm từ ‘Giám Quản Tông Tòa’ mà vắn gọn hơn là ‘Giám Mục’.
Trong cuốn sách này chúng tôi dùng từ ‘GIÁO PHẬN’ thay cụm từ Hạt Đại Diện Tông Tòa và từ ‘GIÁM MỤC’ thay cụm từ ‘Giám Quản Tông Tòa’.
III. Về Công Nghị : cũng vậy, thay vì viết ‘Công Nghị Tonkin’, ‘Công Nghị Cochinchine’, chúng tôi dùng cụm từ ‘Công Nghị Bắc Kỳ’, ‘Công Nghị Nam Kỳ’…
IV. Họ Đạo

Dựa vào Giáo Luật

• Điều 516,1) Trừ khi luật quy định cách khác, chuẩn giáo xứ cũng được đồng hoá với giáo xứ. Chuẩn giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu ở trong Giáo Hội địa phương được ủy thách cho một tư tế như là chủ chăn riêng, nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt chưa được thiết lập thành giáo xứ.

• 2) Ở đâu các cộng đoàn không thể thành lập giáo xứ hay chuẩn giáo xứ được, thì giám mục giáo phận phải dự liệu việc săn sóc mục vụ cho họ bằng cách khác.


Và vào thói quen ở Việt Nam :

• Trong thời truyền giáo, kể cả trước năm 1960, ở Việt Nam chưa có giáo xứ theo Giáo Luật, chỉ có ‘chuẩn giáo xứ’, và mỗi chuẩn giáo xứ lại có nhiều ‘cộng đoàn không thể lập thành chuẩn giáo xứ’.



• Tại Việt Nam, người ta quen dùng từ HỌ ĐẠO để chỉ chung về các họ chánh và họ lẻ.
Vì thế, trong cuốn sách này chúng tôi dùng chung một từ HỌ ĐẠO (Chrétienté) thay vì dùng nhiều từ tách biệt ‘chuẩn giáo xứ, họ chánh, họ lẻ…’
V. Quý Chức hay Chức Việc, Chức Sở là ba từ mà chúng tôi, dựa các văn bản chính thức vào thói quen ở Việt Nam, dùng để chỉ chung những giáo dân được đề cử hay tuyển chọn làm nên Hội Đồng Quý Chức, Hội Đồng Chức Việc hay Hội Đồng Chức Sở, để cộng tác với linh mục trong việc điều hành Họ Đạo. Chúng tôi muốn dành từ Chức Sắc hay Kỳ Mục cho những người có thế giá và chức phận trong các làng, xã dân sự.
VI. Sau cuốn Chức Sở Mục Lệ (1884), còn có những tài liệu chính thức khác có hệ đến Hội Đồng Quí Chức, chúng tôi mạn phép phân biệt:
• Từ CHỈ NAM (Directoire) cho những cuốn ‘Directoires’ của nhiều giáo phận đã ban hành sau Công Đồng Đông Dương (1934) : như cuốn Chỉ Nam của giáo phận Quy Nhơn…
• Từ QUY CHẾ (Statut) cho những cuốn ‘Quy Chế Hội Đồng Giáo Xứ của hầu hết các giáo phận ở Miền Nam đã ban hành sau Công Đồng Vatican II (1965).
• Từ NỘI QUY (règlement) cho cuốn ‘Nội Quy Hội Đồng Mục Vụ’ của hầu hết các giáo phận hiện nay.

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

AD : Acta et Decreta Primae Regionalis Tunquini (1990).
AME : Archives des Missions Etrangères de Paris
APF : Annales de la Propagande de la Foi
ASME : Annales de la Société des Missions Etrangères de Paris
Bull.MEP : Bulletin des Missions Etrangères de Paris.
CNNK : Công Nghị Nam Kỳ (Synode de Cochinchine, 1880)
CNF : Công Nghị Faifo (Synode de Faifo, 1672)
CSML : Chức Sở Mục Lệ (Le Règlement des Notables, 1884)
DCO : Directoire pour la Cochinchine Occidentale (Chỉ Nam giáo phận Sàigòn) (1922)
DH : Directoire du Vicariat Apostolique de Huế (Chỉ Nam Giáo Phận Huế) (1941)
DHN : Directorium Vicariatus Apostolici de Hà–Nội (1941).
DQN : Directoire du Vicariat Apostolique de Quy–Nhơn (1941)
ĐT : Đào Tạo các Linh Mục (Sắc lệnh Optatam Totius, 28.10.1965)
ES : Ecclesiae Sanctae (Motu proprio, 1966)
GH : Giáo Hội (Constitutio Lumen Gentium, 21.11.1964).
GM : Sắc lệnh về nhiệm vụ của các Giám Mục (Drec. Christus Dominus 28. 10. 1965)
HN : Sắc lệnh về Hiệp Nhất (Dcret. Unitatis Redintegratio, 21.11.1964).
LM : Sắc lệnh về chức vụ và đời sống Linh Mục (Dec. Presbyterorum Ordinis, 7. 2. 1965)
MBTC : Sách Mười Bảy Thư Chung của ba Giám Mục Sàigòn (1958)
MC : Les Missions Catholiques (báo).
MV : Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới ngày nay (Const. Gaudium et Spes, 7. 12. 1965)
NKĐP : Nam Kỳ Địa Phận (Báo của giáo phận Sài Gòn)
PCI : Primum Concilium Indoniense (1934).
PV : Hiến chế về Phụng Vụ (Decretum Sacra Liturgia, 4.13.1963).
QCHĐGX / CT, ĐL, H, LX, NT, PC, SG, XL : Quy Chế Hội Đồng Giáo Xứ / (giáo phận) Cần Thơ (1972), Đà Lạt (1973), Huế (1969), Long Xuyên (1971), Nha Trang (1970), Phú Cường (1971), Sài Gòn (1971), Xuân Lộc (1971).
SCPFMR : Sacrae Congregationis de Propaganda Fide Memoria Rerum (3 cuốn, 1972-1975)
SI : Sacerdos Indoniensis (Báo)
TCĐPT : Thơ Chung Địa Phận Thanh (1920)
TCĐPĐN : Thơ Chung Địa Phận Tây Đàng Ngoài (1901 – 1908)
: Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân (Decr. Apostolicam Actuositatem, 18.11.1965)
TG : Sắc lệnh về hoạt động Truyền Giáo của Giáo Hội (Decr. Ad Gentes, 7. 12. 1965)
TH : Sách Tử Hầu (1942)
sd : sách dẫn
tr. : trang
trg. : trong

Luận án tiến sĩ thần học của cha Giuse Mai Đức Vinh, Xuân Bích,

dưới sự hướng dẫn của cha Raphaël MOYA, Đa-Minh

trình năm 1977

tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Thoma Aquino, Roma, Ý Đại Lợi


NHẬP ĐỀ

QUÝ CHỨC CỦA CÁC HỌ ĐẠO TẠI VIỆT NAM THAM GIA VÀO THỪA TÁC VỤ CỦA LINH MỤC’ (La participation des Notables de Chrétientés vietnamiennes aux Ministères des Prêtres) (1) là đề tài luận án của chúng tôi.


Những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài này thì đơn giản và cụ thể: sau nhiều năm làm việc tại Đại Chủng Viện Giáo Tỉnh Huế, chúng tôi luôn ưu tư về việc huấn luyện mục vụ cho các chủng sinh (2). Trong các giáo phận gửi chủng sinh đến chủng viện, có nhiều vấn đề trầm trọng đặt ra về việc đào tạo giáo dân, cách riêng các thành viên của các Hội Đồng Giáo Xứ, để họ dấn thân làm việc tông đồ (3). Từ mối ưu tư đó, tôi ý thức nhiều về tầm quan trọng lớn lao của việc tông đồ giáo dân gắn liền với thừa tác mục vụ của linh mục. Đang khi đó, Hội Đồng Quí Chức Họ Đạo là tổ chức tuyệt hảo trong việc tông đồ có tương quan thường xuyên với các linh mục. Vì thế tôi quyết tâm đào sâu một vấn đề nào trực tiếp tương quan như vậy trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội.
Trong hoàn cảnh riêng của Giáo Hội Việt Nam, việc tổ chức Hội Đồng Giáo Xứ theo giáo huấn Công Đồng Vatican II, không phải là một sáng kiến hoàn toàn mới mẻ. Đúng ra chúng ta có thể nói tổ chức này chỉ là một việc đổi mới, việc thích ứng hay canh tân một hệ thống đã có ngay từ buổi đầu của lịch sử truyền giáo tại Việt Nam: Hội Đồng Quí Chức hay Hội Đồng Chức Việc của Họ Đạo. Chính vì thế, chúng tôi cảm nghiệm sâu đậm rằng: việc nghiên cứu lịch sử và mục vụ của tổ chức tông đồ giáo dân này đối với chúng tôi, là thiết yếu.
Công việc nghiên cứu này được đóng khung giữa hai niên tuế quan trọng 1533 và 1953. Năm 1533 chính là năm khởi đầu công trình Truyền Giáo tại Việt Nam, hay đúng hơn là năm chào đời của Giáo Hội Việt Nam. Chính vì đời sống của Giáo Hội này mà Hội Đồng Quí Chức được thiết lập. Tổ chức này tiến triển và gầy tạo nhiều sự nghiệp tông đồ sáng giá. Còn năm 1953 là năm ấn hành lần cuối cùng một tài liệu liên quan trực tiếp đến tổ chức các Hội Đồng Quí Chức. Đó là cuốn Chức Sở Mục Lệ do đức cha Colombert đã soạn và xuất bản năm 1884. rồi đức cha Phêrô Ngô Đình Thục, bấy giờ là giám mục giáo phận Vĩnh Long, đã tu chính lại đôi chút trước khi tái bản, năm 1953. Hơn thế 1953, là niên tuế giáp cận với một biến cố lớn trong Lịch Sử Nước Việt Nam: Ngày 20.07.1954, hiệp định đình chiến tại Genève chia đôi nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17, Miền Bắc thuộc chính phủ Cộng Sản và Miền Nam thuộc chính phủ Quốc Gia. Đương nhiên Giáo Hội Việt Nam cũng bị chia thành hai: Giáo Hội Miền Bắc nằm dưới chế độ Cộng Sản, và Giáo Hội Miền Nam dưới chế độ Quốc Gia (4).
Công việc làm của chúng tôi nhằm vào những mốc điểm rõ ràng: Trước tiên chúng tôi trình bày đại cương lịch sử của Giáo Hội Việt Nam (Ch. I) và sự tiến triển lịch sử của Hội Đồng Quý Chức (Ch. II). Hội Đồng Quí Chức không được thành hình trên bình diện quốc gia hay giáo phận, mà thực tế chỉ ở trên bình diện mỗi họ đạo. Vì thế, sau khi trình bày những đường nét chung lịch sử, chúng tôi quan tâm đến khuôn mặt của một họ đạo tại Việt Nam: Một trong những đặc tính đáng chú ý của các họ đạo Việt Nam, là được tổ chức theo khuôn khổ của một làng xã cổ truyền và hành chánh. Vì thế chúng tôi phải trình bày khuôn mặt của một làng xã hành chánh và cổ truyền trước khi vẽ lại khuôn mặt của một họ đạo Việt Nam (Ch. III). Tuy đơn giản, nội dung trình bày của ba chương đầu cho phép chúng tôi đề cập đến việc tham gia của Quí Chức vào các Thừa Tác Vụ của Linh Mục: Thừa Tác Vụ Thánh Hóa (officium sanctificandi) (Ch. IV), Thừa Tác Vụ Giảng Huấn (officium docendi) (Ch. V), và Thừa Tác Vụ Quản Trị (officium regendi) (Ch. VI). Những dữ kiện trình bày trong các chương trước, cho phép chúng tôi nhận định Hội Đồng Quí Chức dưới ánh sáng của Công Đồng Vatican II, nghĩa là trước hết trình bày những tương quan giữa Hội Đồng Quí Chức với việc tông đồ giáo dân theo quan điểm và giáo huấn của Công Đồng Vatican II, đồng thời trình bày về những điểm tương đồng và những điểm dị biệt so chiếu với Hội Đồng Giáo Xứ ngày nay (Ch. VII). Sau cùng, chúng tôi kết thúc công việc nghiên cứu bằng mấy nhận định vắn gọn về sự khôn ngoan mục vụ và phương pháp truyền giáo chính thống của các Linh Mục và Tu Sĩ Thừa Sai, về địa vị thiết yếu của họ đạo và của giáo xứ, và nhất là về sự hợp tác của giáo dân vào việc tông đồ tại các xứ truyền giáo hôm qua và ngày nay (Tổng kết).
Về phương pháp làm việc, chúng tôi nói đơn sơ rằng: chúng tôi đọc chăm chú một số sách và bài báo viết về Giáo Hội Việt Nam, và đặc biệt về tổ chức Hội Đồng Quí Chức, chúng tôi tập trung các dữ kiện và các sự việc lịch sử và mục vụ làm nền tảng cho việc nghiên cứu. Phải thú nhận rằng, trước Công Đồng Vatican II, hoạt động tông đồ giáo dân hầu như bị quên lãng, người ta không quý trọng đủ chỗ đứng, việc làm, sự cộng tác truyền giáo của giáo dân mà những giáo dân ưu tuyển chính là các Quí Chức họ đạo (5). Chắc chắn có nhiều tài liệu khác được giữ cẩn thận trong các văn khố của các Hội Thừa Sai Paris hay của Bộ Truyền Giáo (6), nhưng những ước nguyện tham khảo của một sinh viên nhỏ bé như chúng tôi đã không được chấp nhận. Đó là lý do tại sao việc nghiên cứu của chúng tôi còn nghèo nàn về tài liệu.
Ý thức về những điểm thiếu sót và những điểm mơ hồ (imprécis) tản mát trong các chương trình bày của chúng tôi, chúng tôi thành thực cáo lỗi, và mong có những người khác bổ túc lại.
Roma, Lễ Thánh Cả Giuse, 19.03.1997
Giuse Mai Đức Vinh xb.
-----------------------------
Chú thích
(1) Theo thói quen tại Việt Nam, chúng tôi sẽ dùng danh từ ‘HỌ ĐẠO’ (La Chrétienté) để chỉ chung về các họ đạo chính hay họ lẻ của một Giáo Xứ (Quasi-paroisse), là những nơi có nhà thờ hay nhà nguyện, có tập đoàn tín hữu đưọc hướng dẫn bởi các Chức Việc hay Quí Chức, linh mục cư ngụ tại đó hay hàng năm đến làm phúc, thăm viếng…

(2) Xem: ĐT 4, 5, 11, 19 trg AAS 58 (1966), tr. 716-717, 722, 725; GM 30 trg AAS 58 (1966) tr.688; TĐ 10, 18, 30 trg AAS 58 (1966) tr. 847, 852, 861.

(3) Xem: GH 37 trg AAS 57 (1965) tr. 43 ; TĐ 24-26 trg AAS 58 (1966) tr.856-859; GM 15 trg AAS 58 (1966) tr.679 ; LM 9 trg AAS 58 (1966) tr. 726 ; ĐT 20 trg AAS 58 (1966) tr.726.

(4) Sau trận Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp điều đình với chính phủ Cộng Sản Việt Nam. Kết quả là Hiệp định đình chiến ký ngày 20.07.1954 chia đôi Nước Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm danh giới : Miền Bắc thuộc về Cộng Sản và Miền Nam thuộc về Quốc Gia.

(5) Sau đây là một trường hợp: Năm 1972, nhân dịp kỷ niệm 350 năm thiết lập Bộ Truyền Giáo, tại Sài Gòn, đã tổ chức một cuộc triển lãm lớn về công trình phát triển Giáo Hội Việt Nam với rất nhiều lược đồ, sách vở, hình ảnh và tài liệu đủ loại… nói lên những hoạt động truyền giáo của các linh mục thừa sai, của các dòng tu, với những con số gia tăng các họ đạo, giáo xứ, các hội đoàn công giáo tiến hành… nhưng hoàn toàn không có một chỗ nào trưng bày, không một bài bản nào nói đến sự nghiệp truyền giáo của giáo dân nói chung và Hội Đồng Quí Chức Họ Đạo nói riêng. Ngày 15.03.1974, tôi đến nhà ông Phaolô Nguyễn Văn Nghĩa, Trùm cả của Hội Đồng Chức Việc xứ Chợ Quán, xin ông một vài tài liệu, tôi được nghe những lời phàn nàn từ tốn về sự quên lãng đáng tiếc này. Ngày 01.04.1974, tôi đã đến nhà ông Micae Lê Văn Đời, chánh thư ký của Hội Đồng Chức Việc xứ Cầu Kho, mượn ông bản văn đầu tiên của cuốn Chức Sở Mục Lệ đi làm ‘photocopi’, tôi được nghe lại những lời than phiền như trên.

(6) Văn khố của Hội Thừa Sai Paris nằm tại 128 rue du Bac, 75007 Paris; Văn khố của Bộ Truyền Giáo nằm tại Piazza di Spagna 48, Roma.


CHƯƠNG I
LỊCH SỬ ĐẠI CƯƠNG

CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM

Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày ba mục chính :

I. Những bước đầu dò dẫm và những mùa lúa đầu tiên

II. Lớn lên trong bách hại

III. Tái thiết và phát triển.

MỤC I
NHỮNG BƯỚC DÒ DẪM

VÀ NHỮNG MÙA LÚA ĐẦU TIÊN

(1533-1659).
I. Những bước dò dẫm đầu tiên của công trình truyền giáo
1) I-ni-Khu (Ignatio), nhà truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam

Niên giám chính thức của Nước Annam (Dạ Lục) năm 1533 ghi rằng: «Trong tháng thứ ba của năm thứ nhất triều đại Nguyễn Hòa (1533), Lê Trang Tôn, có một người Âu Châu tên là I-ni-Khu đã đến các làng Ninh Cường và Quần An thuộc quận Nam Chân và Châu Lư (tỉnh Nam Định) và lẩn lút rao giảng tà đạo Gia Tô» (1).


I-ni-Khu là phiên âm tiếng trung hoa từ chữ tây ban nha ‘Inigo’. Có lẽ đây là một linh mục dòng Đaminh hay dòng Phanxicô người Bồ Đào Nha. Rồi không ai nói gì đến thời gian khởi thủy của công trình truyền giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên một cách chính thức, I-ni-Khu vẫn được coi là nhà truyền giáo có mặt trước tiên trên xứ sở này (2).
2) Các cha dòng Đaminh và dòng Phanxicô đầu tiên đến Việt Nam
Mười bảy năm sau, 1550, cha Gaspard de Santa Cruz, dòng Đaminh, người Bồ Đào Nha, đã từ Goa đến truyền giáo tại Cao Miên, rồi vượt biên giới vào Việt Nam qua cửa Cần Cao, hiện nay là tỉnh Hà Tiên. Cha đã kêu gọi nhiều anh em cùng dòng tới với cha. Rồi năm 1558, cha Fernando dòng Tên cũng có mặt tại Việt Nam; Qua năm 1558 hai cha dòng Đaminh Bồ Đào Nha khác là Lopes và Acevedo, cũng cập bến Việt Nam và lưu lại đó tới 10 năm, cho tới khi vua ra lệnh trục xuất. Hai cha trở về Macao là điểm giao liên truyền giáo đã lâu năm của các cha dòng Đaminh Bồ Đào Nha. Các cha Đaminh Tây Ban Nha lại đặt trụ sở tại Phi Luật Tân. Cũng vào thời điểm ấy, bốn cha Phanxicô từ Manila đã lấn lút vào việt Nam qua cửa sông Hồng Hà, nhưng các ngài không ở lại lâu. Việc tông đồ của các ngài không có kết quả. Một trong bốn là cha Barthelemi Ruis rán ở lại ít lâu, nhưng rồi cũng ra đi.
3) Một linh mục triều Tây Ban Nha cập bến
Năm 1590, Ordonez de Cevalles, linh mục triều Tây Ban Nha, cập bến Bắc Kỳ. Có nhiều dấu ngài đến Việt Nam với tính cách một nhà thám hiểm hơn là một thừa sai truyền giáo. Ngài chỉ ở Bắc Kỳ mấy tháng thôi. Dầu vậy hình như ngài đã đem được người em gái của vua vào đạo và đặt chị làm bề trên một tu viện. Nhờ sự hăng say của cha, thành phố Hà Nội đã biến thành một cộng đoàn đông đảo có tới hàng ngàn kitô hữu (4).
Chúng ta còn lưu ý đến sự có mặt trong miền Nam (Hội An) một vài cha dòng Augustinô, và năm 1596, một cha Đaminh là Alfonso Jimenez, người Tây Ban Nha. Cha bị chính quyền bắt giữ làm con tin (5).
4) Một thừa sai ở trong triều đình Huế một thời gian ngắn
Sau cùng năm 1597, ngụ trong triều đình Huế một linh mục thừa sai công giáo đầu tiên, là cha Diego Auarte, dòng Đaminh đến từ Manila. Cha được dẫn đến trình diện với chúa miền Nam (Cochinchine) là Nguyễn Hoàng. Ban đầu chúa tiếp đón cha rất thịnh tình, và cho phép cha giảng đạo trong lãnh thổ của chúa. Nhưng chẳng bao lâu chúa lại đổi ý và ép buộc cha phải bỏ lãnh thổ (6).
5) Một nhận xét có thể chấp nhận
Trước khi trình bày giai đoạn thứ hai, chúng ta có thể kết luận với lời nhận xét của cha Henri Bernard, dòng Tên : «Như chúng ta đã thấy, vào thế kỷ XVI, đã có nhiều bước dò dẫm để truyền giáo tại Việt Nam, nhưng tất cả không để lại những kết quả tốt, vì các thừa sai không được lòng các vua, làm việc chưa có tổ chức và phương pháp lâu bền, lý do vì sự cạnh tranh về ‘quyền bảo trợ’ (patronage) giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha» (7).
II. Công cuộc truyền giáo có phương pháp của các cha dòng Tên
Sau khi cha Diego Aduarte rời khỏi Việt Nam, công việc truyền giáo bị đình trệ trong vòng 20 năm. Mãi tới năm 1614 mới khởi sự lại với các cha dòng Tên từ Nhật chạy qua. Kể từ đây, viêc truyền giáo không bị gián đoạn nữa. Mặc dù liên tục có những cuộc bách hại dữ dội.
Vào thời này, nước Việt Nam đã mất sự thống nhất quốc gia, và bị chia làm hai: Phần Bắc thuộc quyền cai trị của Chúa Trịnh và vua nhà Lê, phần Nam thuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn. Sông Gianh trở thành danh giới của hai miền Nam-Bắc (8). Và đó là gốc tích của hai quốc gia trong một nước, Bắc Kỳ (Tonkin) và Nam Kỳ (Cochinchine) (9) mà chả bao lâu lại trở nên hai Đại diện Tông Tòa đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam (deux premiers Vicariats Apostoliques de l’Eglise Vietnamienne).
Trước tiên, ngày 18.01.1615, dưới triều chúa Sãi Vương, đã cập bến Hội An (Tourane) một tàu nhỏ của Bồ Đào Nha đến từ Macao, trong tàu có hai cha dòng Tên đến với sứ mệnh thiết lập một sở truyền giáo mới tại vùng Bắc-Nam Kỳ (Nord-Cochinchine) (hiện nay nằm trong Miền Trung của Việt Nam). Hai cha dòng Tên đó là linh mục Francois Busoni và linh mục Didaco Carvahlo, cùng với ba trợ sĩ mà hai là người Nhật Bản. Tiếp theo sau, có nhiều thừa sai khác cũng cập bến, như cha Bori và cha Pina. Các cha thừa sai đã dựng lên ngôi nhà thờ đầu tiên tại Hội An. Suốt 20 năm trời, cha Busoni, bề trên của cộng đoàn dòng Tên đồng thời là người điều hành điểm truyền giáo. Ngài thực sự là người sáng lập địa điểm truyền giáo này. Ngài đã nâng con số tín hữu từ quãng 10 tín hữu lên tới 12.000 giáo dân.
Sở truyền giáo Hội An cũng đã được thiết lập bởi các cha dòng Tên và một số gia đình Nhật Bản, trở nên rất phồn thịnh và trong suốt hai thế kỷ là một trong những địa điểm truyền giáo quan trọng nhất của miền Trung Việt Nam. Cửa Hội An bấy giờ được xử dụng như một trọng điểm vãng lai, lưu trú, và trú ẩn của các thừa sai và các giám mục (bấy giờ gọi là Đại Diện Tông Tòa) (10).
Năm 1624, số các linh mục và tu sĩ dòng Tên là 15 vị, mà 11 gốc Âu Châu và 4 là người Nhật Bản. Cũng thời điểm này, cha Alexandre de Rhodes tới Việt Nam. Ngài lập sở truyền giáo ở miền Bắc Việt Nam, có lẽ là vùng Cửa Bạng (Thanh Hóa). Bị đuổi nhiều lần, và ngài trở lại Âu châu vào năm 1645. Nhờ ngài rao giảng, 500 người đã được rửa tội vào lễ Giáng Sinh năm 1627 và lễ Phục Sinh năm 1628. Trong số 500 người tân tòng này, có nhiều nho sĩ và nhiều gia đình hoàng tộc (11). Năm 1611, tại Hà Nội và vùng chung quanh đã có tới mấy ngàn tín hữu và 20 nhà nguyện. Vào năm 1639, tài liệu còn ghi lại cả miền Bắc và miền Nam đã có 100 nhà thờ, 130 nhà nguyện và 8.942 tín hữu (12).

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương