Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật của tỉnh Nghệ An



tải về 66.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích66.53 Kb.
#3472

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH NGHỆ AN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1081/QĐ-UB

Nghệ An, ngày 14 tháng 4 năm 1998

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật của tỉnh Nghệ An.




UỶ BAN NHÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994.

Căn cứ Quyết định số 03/1998/QĐ-TTG ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Căn cứ Thông tư số 339/1998/TT.BTP ngày 19-03-1998 của Bộ trưởng Bộ tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 03 của Thủ Tướng Chính phủ.

Theo đề nghị của các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh và Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Nghệ An.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, Ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.



QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA TỈNH NGHỆ AN.

(Ban hành theo Quyết định số 1081/199/QĐ-UB ngày 14 tháng 04 năm 1998 của UBND tỉnh).




CHƯƠNG 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bản quy chế này quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và những điều kiện bảo đảm cho các hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Nghệ an. Mọi hoạt động của Hội đồng đều phaỉ tuân theo các quy định của pháp luật và nội dung Bản quy chế này.

Điều 2: Chức năng của Hội đồng:

1 - Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Nghệ an. (gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức do UBND tỉnh thành lập, có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh Quyết định - Xây dựng và thực hiện kế hoạch phối hợp hàng quý của Hội đồng.

2 - Phối hợp sự chỉ đạo của các Sở, Ban, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3 - Duy trì các hoạt động phối hợp gữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các tổ chức Chính trị, tổ chức Chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở trong tỉnh để giúp các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.



Điều 3: Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng:

1 - Hội đồng hoạt động theo chế độ tập thể: Thiểu số phục tùng đa số, khi xây dựng và Quyết định chương trình phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuân theo nguyên tắc vừa phát huy tính chủ động của mỗi thành viên, của mỗi ban, vừa bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các thành viên, giữa cơ quan thường trực, các Ban, tổ thư ký với các cơ quan, tổ chức có thành viên trong Hội đồng.

2 - Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên và tổ thư ký hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Khi tham gia các hoạt động của Hội đồng, các thành viên vừa tham gia công tác của Hội đồng, vừa đại diện cho cơ quan, tổ chức đặc cử ra mình trong chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở ngành, cơ quan, tổ chức mình theo kế hoạch của UBND tỉnh và chương trình hàng quý của Hội đồng.

Điều 4: Phương thức hoạt động của Hội đồng:

1 - Hội đồng hoạt động theo chương trình, kế hoạch, đề án dài hạn, ngắn hạn về công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương, chương trình, kế hoạch, đề án hàng năm của UBND tỉnh và theo kế hoạch hàng quý của Hội đồng, hoặc một nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể do Hội đồng hoặc các ban của Hội đồng thông qua.

2 - Hoạt động của Hội đồng thực hiện theo phương thức vừa bao quát toàn diện các hoạt động phối hợp chung tổng thể công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trên mọi lĩnh vực đối tượng, vừa phát huy tính chủ động sáng tạo cuả các Ban, thành viên và cơ quan thường trực bằng các hình thức linh hoạt, phong phú, vừa thể hiện sự phân công phụ trách chuyên sâu từng lĩnh vực, đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể.

3 - Các kết luận của Hội đồng đều phải được thông qua tại phiên họp toàn thể của Hội đồng hoặc tại phiên họp của các Ban. Là căn cứ để Hội đồng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.

CHƯƠNG 2

CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 5: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm có:

1 - Hội nghị toàn thể Hội đồng.

2 - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng.

3 - Cơ quan thường trực, các Ban, các thành viên, tổ thư ký của Hội đồng.

4 - Thành phần của Hội đồng gồm có: Giám đốc Sở Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng, Phó văn phòng UBND tỉnh và Phó giám đốc Sở văn hoá - thông tin là Phó Chủ tịch. Các thành viên gồm: Đại diện Sở giáo dục và đào tạo, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban tổ chức Chính quyền tỉnh, Sở tài chính vật giá, Ban dân tộc và Miền núi, Uỷ ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em tỉnh, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, các tổ chức Chính trị - xã hội và xã hội nghề nghiệp trong tỉnh.

Ngoài các thành viên được quy định tại Điều 1 của Quyết định số 728 ngày 16/03/1998 của UBND tỉnh, khi triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc ngành nào thì mời một đại diện lãnh đạo của ngành đó tham gia thành viên của Hội đồng.

Điều 6: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng:

1 - Xây dựng kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm trình UBND tỉnh Quyết định và xây dựng kế hoạch chương trình, đề án phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quý của Hội đồng để các ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện , cấp xã tổ chức thực hiện.

2 - Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các văn bản QĐPL theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh.

3 - Định kỳ theo báo cáo và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở lĩnh vực được phân công.

4 - Phối hợp chỉ đạo việc xây dựng lực lượng báo cáo viên pháp luật từ cấp tỉnh đến cơ sở.

5 - Lập và dự trù kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ ngân sách Nhà nước trình UBND tỉnh Quyết định và huy động kinh phí từ các nguồn hỗ trợ khác ngoài giáo dục pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp đẩy mạnh công tác này.

6 - Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết và báo cáo Chủ tịch UBND Tỉnh về tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.

Điều 7: Hội nghị toàn thể Hội đồng:

Hội nghị toàn thể Hội đồng là tổ chức cao nhất của Hội đồng được tiến hành hàng quý, năm và được xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì để giải quyết các công việc của Hội đồng theo quy định tại Điều 13 của quy chế này.

Hội nghị toàn thể Hội đồng tiến hành thảo luận, bàn bạc thống nhất và Quyết định các chủ trương, biện pháp, kế hoạch hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong các ngành các cấp từ tỉnh đến cơ sở.

Điều 8: Các Ban của Hội đồng:



1 - Hội đồng có 6 Ban sau đây:

a, Ban phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ quan Nhà nước gồm đại diện của Ban tổ chức Chính quyền Tỉnh, văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Sở tư pháp do Trưởng hoặc Phó Ban tổ chức Chính quyền tỉnh làm trưởng Ban.

b, Ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong các tổ chức đoàn thể - xã hội và các tầng lớp nhân dân gồm đại diện của Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban dân vận Tỉnh uỷ, Mặt trận Tổ quốc Tỉnh, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội luật gia, Uỷ ban chăm sóc bảo vệ trẻ em, Ban dân tộc và miền núi tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBMTQ tỉnh làm trưởng Ban.

c, Ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp gồm đại diện của văn phòng UBND tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội luật gia tỉnh, Sở tư pháp do Phó văn phòng UBND tỉnh làm trưởng Ban.

d, Ban phố hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường học gồm: Đại diện sở giáo dục đào tạo, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ, Đoàn thanh niên tỉnh, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Sở tư pháp, Công an Tỉnh do Giám đốc hoặc Phó giám đốc, Sở giáo dục và đạo tạo là trưởng ban.

đ, Ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lực lượng vũ trang gồm: Đại diện của Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở tư pháp, Hội luật gia tỉnh do Giám đốc hoặc Phó giám đốc Công an tỉnh làm trưởng Ban.

e, Ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng gồm: Đại diện Sở văn hoá thông tin, Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, Đài phát thành truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An, Sở tư pháp do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở văn hoá thông tin làm trưởng ban.

Tuỳ theo nhu cầu công việc các ban có thể cử phó ban để giúp trưởng ban giải quyết công việc của ban.

2 - Các ban của Hội đồng giải quyết những công việc được quy định tại điều 15 của quy chế này.

3 - Căn cứ đối tượng, lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật được giao, các Ban phân công các thành viên phụ trách về lĩnh vực, đối tượng cụ thể hoặc từng hình thức phổ biến, giáo dục để thực hiện.

4 - Các ban mời đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia hoạt động của ban để tăng cường phối hợp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được phân công.

Điều 9: Chủ tịch, các phó Chủ tịch Hội đồng giải quyết các công việc sau đây:

1 - Điều hoà phối hợp hoạt động của Hội đồng; chỉ đạo hoạt động của thường trực Hội đồng.

2 - Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng và đôn đốc, kiểm tra các nhiệm vụ được giao.

3 - Thay mặt Hội đồng trình UBND ban hành kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, ban hành kế hoạch hàng quý của Hội đồng và các vấn đề khác đã được Hội đồng thông qua.

4 - Lập kế hoạch dự trù kinh phí hoạt động hàng quý, năm của Hội đồng trình UBND tỉnh phê duyệt để phân bổ kinh phí cho các hoạt động hàng quý, năm của Hội đồng và các Ban của Hội đồng.

5 - Định kỳ báo cáo với UBND tỉnh về tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các Sở, Ban, ngành, các cấp trên địa bàng tỉnh.

6 - Giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng và thường trực Hội đồng.

Điều 10: Cơ quan thường trực của Hội đồng:

Cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1 - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị các dự thảo chương trình hoạt động của Hội đồng; chuẩn bị dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng; dự kiến kế hoạch huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2 - Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Quyết định của Hội đồng.

3 - Theo dõi tổng hợp tình hình triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật của các Sở, Ban, ngành, uỷ ban cấp huyện để Hội đồng thông qua báo cáo với UBND tỉnh.

4 - Tổ chức các phiên họp của Hội đồng, theo dõi việc thực hiện các Quyết định, kết luận của Hội đồng và định kỳ báo cáo với Hội đồng.

5 - Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Hội đồng, Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng giao cho.

Điều 11: Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng:

1 - Tham gia hoạt động của một hoặc nhiều Ban của Hội đồng.

2 - Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng. Trong trường hợp không thể tham dự phiên họp các thành viên Hội đồng thông báo cho cơ quan thường trực và gửi ý kiến của mình về vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng hoặc trưởng ban.

3 - Thực hiện có hiệu quả, chất lượng các công việc được Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng và trưởng ban phân công.

4 - Đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả và phối hợp tổ chức thực hiện.

5 - Theo dõi kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của UBND tỉnh, của Hội đồng ở các Sở, Ban, ngành, các tổ chức do mình phụ trách và thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

6 - Khi thực hiện nhiệm vụ của mình các thành viên của Hội đồng sử dụng và phát huy vai trò tham mưu giúp việc của các tổ chức pháp chế và tổ chức có liên quan ở đơn vị mình.

Điều 12: Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ thư ký của Hội đồng.

1 - Tổ thư ký của Hội đồng gồm có các cán bộ của Sở tư pháp và một số cán bộ của Sở, Ban, ngành, tổ chức, thành viên được phân công làm trưởng ban của Hội đồng, tổ trưởng tổ thư ký là trưởng phòng phổ biến, giáo dục pháp luật, được thành lập theo Quyết định của Hội đồng.



2 - Tổ thư ký có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a, Dưới sự chỉ đạo của thường trực Hội đồng, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan đề ra nội dung, biện pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, để Hội đồng thông qua.

b, Chuẩn bị các dự thảo kế hoạch phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quý, hàng năm, tổ chức biên soạn tài liệu để phổ biến, giáo dục pháp luật.

c, Đề xuất ý kiến để Hội đồng Quyết định các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, đột xuất và các biện pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ.

d, Làm báo cáo tổng hợp tình hình, kết quả công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quý, hàng năm và đột xuất trình Hội đồng thông qua.

e, Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng giao cho.

CHƯƠNG 3

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 13: Chuẩn bị nội dung và các điều kiện khác bảo đảm cho phiên họp của Hội đồng, phiên họp của các ban.

Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các cơ quan thường trực, các Ban, tổ thư ký chuẩn bị nội dung và các điều kiện đảm bảo cho các phiên họp của Hội đồng và các Ban của Hội đồng.

Điều 14: Phiên họp toàn thể của Hội đồng:

Hội đồng họp phiên toàn thể 3 tháng một lần để giải quyết các vấn đề sau đây:

1 - Xây dựng kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm trình UBND Tỉnh Quyết định : Thông qua kế hoạch chương trình, phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quý và 6 tháng của Hội đồng, kế hoạch, chương trình đột xuất theo chuyên đề để các ngành, cấp thực hiện.

2- Cho ý kiến về chương trình hoạt động của các ban của Hội đồng, kiến nghị với các ban thực hiện các công việc để tăng cường phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối tượng, lĩnh vực được phân công.

3 - Thông qua báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến nghị với UBND tỉnh về các biện pháp đẩy mạnh công tác đó.

4 - Đề ra kế hoạch chương trình xây dựng lực lượng báo cáo viên pháp luật của các Sở, Ban, ngành các tổ chức trên địa bàn tỉnh.

5 - Quyết định các hoạt động kiểm tra, khảo sát để nắm tình hình đề ra các biện pháp tăng cường phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương các ngành, các tổ chức.

6 - Thông qua các kế hoạch phổ biến các văn bản QPPL quan trọng theo Quyết định của UBND tỉnh và Chính phủ.

7 - Cho ý kiến về phương hướng huy động; Sử dụng kinh phí ngoài ngân sách tỉnh cấp để hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

8 - Quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch, các Trưởng Ban oặc các thành viên của Hội đồng.

Điều 15: Phiên họp của các ban và phương thức hoạt động khác của các Ban.

1 - Các ban của Hội đồng họp 3 tháng 1 lần để giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:

a, Thông qua chương trình hoạt động hàng quý, hàng năm của ban; Nội dung, biện pháp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối tượng và từng lĩnh vực được phân công.

b, Quyết định chỉ đạo điểm để mở rộng diện đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

c, Xem xét kết quả thực hiện khảo sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của các ngành, các cấp theo đối tượng, lĩnh vực được phân công.

d, Cho ý kiến đối với đề nghị của các Sở, Ban, ngành, địa phương trong Tỉnh về việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để Chủ tịch Hội đồng trình UBND tỉnh Quyết định.

đ, Giải quyết các công việc khác theo đề nghị của Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội đồng.

2 - Các ban của Hội đồng tiến hành họp chung theo định kỳ hoặc đột xuất để cùng giải quyết các công việc có liên quan và đề xuất các nội dung cần thiết để Chủ tịch Hội đồng xử lý.

Điều 16: Các cuộc họp giữa Chủ tịch và các phó Chủ tịch Hội đồng.

Theo đề nghị của Chủ tịch, các phó Chủ tịch Hội đồng, cơ quan thường trực tổ chức các cuộc họp giữa Chủ tịch và các phó Chủ tịch Hội đồng để giải quyết những vấn đề liên quan đến sự phối hợp chung của Hội đồng hoặc của các ban. Các trưởng ban của Hội đồng có thể được mời dự các cuộc họp giữa Chủ tịch và các phó Chủ tịch Hội đồng.



CHƯƠNG 4

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17: Trụ Sở làm việc và con dấu Hội đồng.

1 - Trụ Sở làm việc của Hội đồng, các ban của Hội đồng, tổ thư ký đặt tại Sở tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng.

2 - Hội đồng sử dụng con dấu của Sở tư pháp trong hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.

Điều 18: Cơ quan thường trực của Hội đồng chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trình UBND xem xét, Quyết định.

Điều 19: Cơ quan thường trực các ban của Hội đồng, tổ thư ký, các thành viên của Hội đồng và các cơ quan, tổ chức có liên quan quán triệt và tổ chức thự Chủ tịch hiện có hiệu quả quy chế này.






T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)
Nguyễn Hoàng Kim

Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 66.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương