HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN



tải về 73.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích73.53 Kb.
#13170

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH BẮC KẠN

___________________________

Số 57/BC-HĐND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________________________________________________

Bắc Kạn, ngày 03 tháng 12 năm 2012


BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT

Việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
Thực hiện chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2012. Trong tháng 11 năm 2012, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án 1956). Đoàn giám sát của Ban Giám sát Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã giám sát trực tiếp tại Sở lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm dạy nghề và UBND các huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Mới; khảo sát tại Sở Nội vụ và Sở Nông nghiệp &PTNT. Đồng thời, giám sát gián tiếp thông qua việc xem xét báo cáo của Trung tâm dạy nghề Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề và UBND các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Na Rỳ, Chợ Đồn, thị xã Bắc Kạn.

Sau khi trực tiếp giám sát tại các sở, địa phương, cơ sở dạy nghề và tiếp thu báo cáo của các địa phương, đơn vị. Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh kết quả giám sát như sau:



I. Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện Đề án.

Căn cứ Đề án của Chính phủ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/209 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-TU ngày 24/9/2010 về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015. UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án.

Ngày 24/12/2010, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2811/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, Đề án có 3 hợp phần: Đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho lao động nông thôn và đào tạo cán bộ công chức xã, nhằm mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 6.000 người (trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn là 3.500 người). Đến năm 2020, đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 15.000 lượt cán bộ, công chức xã (trong đó đào tạo cử nhân cho 1.500 người, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 13.500 người).

Đối với các địa phương, 8/8 huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp huyện. Các huyện đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 37/NQ-TU ngày 24/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ vê công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 tới cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã, thị trấn. Một số huyện đã đưa nội dung đào tạo nghề cho LĐNT theo quyết định 1956 vào trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, như huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông, Thị xã Bắc Kạn.

Đối với cấp xã, đến nay có 118/122 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh thành lập Ban chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo dõi, phụ trách địa bàn và thực hiện các công việc như khảo sát nhu cầu, tuyên truyền, tư vấn, khi có các lớp dạy nghề tổ chức trên địa bàn, các xã, thị trấn cử cán bộ tham gia quản lý các lớp học nghề. Đến nay còn 04 xã chưa thành lập Ban chỉ đạo, cụ thể như xã Lãng Ngâm, xã Cốc Đán (huyện Ngân Sơn), xã Yến Dương (huyện Ba Bể), thị trấn Chợ Mới (huyện Chợ Mới).

Riêng huyện Pác Nặm, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 chưa tham mưu kịp thời, chậm triển khai thực hiện Đề án (hiện nay mới chỉ tổ chức đào tạo nghề theo Chương trình 30a); chưa tổ chức quán triệt Nghị quyết số 37/NQ-TU ngày 24/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 tới cán bộ chủ chốt huyện và các xã trên địa bàn; chưa xây dựng, phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án từng năm theo lộ trình đã phê duyệt.

Hiện nay mới chỉ có Thị xã Bắc Kạn bố trí được biên chế cán bộ chuyên trách theo dõi, quản lý công tác dạy nghề cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương còn lại chủ yếu là kiêm nhiệm.

II. Kết quả triển khai thực hiện Đề án.

1. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phát sổ tay tuyên truyền đào tạo nghề cho LĐNT cho các đối tượng là lãnh đạo UBND và trưởng các ban, ngành, các hội đoàn thể của 122 xã, phường, thị trấn và các trưởng thôn bản, tổ trưởng dân phố; phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền tư vấn học nghề và dạy nghề cho học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh; phối hợp với kênh truyền hình kỹ thuật số VTC 10, Đài PT-TH tỉnh, Báo Bắc Kạn tổ chức sản xuất các tin, bài, phóng sự phản ánh về công tác dạy nghề và việc làm trên địa bàn tỉnh; tổ chức các lớp tập huấn về “nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dạy nghề, thực hiện pháp luật dạy nghề, chế độ chính sách đào tạo nghề cho LĐNT” đối với cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề cấp huyện, thị xã, và các xã, phường, thị trấn và cán bộ của các cơ sở dạy nghề.

Bên cạnh đó, Hội nông dân tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Đoàn thanh niên và các cơ sở dạy nghề cũng thực hiện tuyên truyền các nội dung của Đề án 1956 đến các đối tượng là hội viên của các tổ chức chính trị xã hội ở các xã trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách của Đề án 1956 trên địa bàn các huyện, thị xã chưa được chú trọng. Việc tuyên truyền tại các địa phương chủ yếu là đối với cán bộ cấp huyện, cấp xã, thông qua các hội nghị tập huấn về dạy nghề do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hoặc thông qua công tác tuyển sinh, tư vấn học nghề của các cơ sở dạy nghề. Đối với cấp xã, hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT chưa thường xuyên; có nơi chỉ thực hiện việc tuyên truyền khi có văn bản chỉ đạo của UBND huyện (như các xã, thị trấn của huyện Ngân Sơn), do đó tỷ lệ người lao động nắm được chính sách của Đề án còn thấp.



2. Hoạt động điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu dạy nghề.

Điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của các xã là cơ sở xây dựng Đề án “đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” đối với cấp huyện. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn cho điều tra viên cấp huyện, cấp xã và thôn, bản, tổ phố.

Các địa phương đã thành lập tổ điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT trên địa bàn theo chỉ đạo và hướng dẫn của UBND tỉnh; các xã, phường thị trấn thành lập tổ điều tra và phối hợp với các trưởng thôn, bản tổ chức thực hiện điều tra nhu cầu học nghề tại các hộ gia đình. Có 7/8 huyện, thị xã đã xây dựng và phê duyệt Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, riêng huyện Chợ Mới chưa phê duyệt Đề án, chỉ xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo từng năm.

3. Quản lý nguồn kinh phí:

Đối với nguồn kinh phí đào tạo nghề, hiện nay được phân cho 02 sở quản lý: Sở Lao động - Thương binh và xã hội quản lý nguồn kinh phí đào tạo nghề phi nông nghiệp; Sở N&PTNT quản lý nguồn kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp. Các nguồn kinh phí này được giao trực tiếp cho các cơ sở dạy nghề để tổ chức dạy nghề cho LĐNT tại các địa phương trên cơ sở quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện hàng năm của UBND tỉnh; nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do Sở Nội vụ thực hiện.



4. Chính sách đối với người học nghề, các cơ sở dạy nghề.

Tại các lớp học nghề, học viên được hỗ trợ về tài liệu, học liệu, vật liệu học nghề theo quy định, các đối tượng học nghề thuộc chế độ chính sách được các cơ sở dạy nghề chi trả kinh phí hỗ trợ theo đúng quy định.

Trung tâm dạy nghề (TTDN) của 7 huyện được thành lập, đến nay đã kiện toàn bộ máy tổ chức và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn khó khăn, nên việc tổ chức đào tạo nghề còn hạn chế, như TTDN huyện Ngân Sơn đang xây dựng cơ sở vật chất; TTDN huyện Bạch Thông được phê duyệt hỗ trợ đầu tư xây dựng từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa giải phóng được mặt bằng.

Bên cạnh đó, số lượng giáo viên cơ hữu tại các TTDN hiện nay còn thiếu, chủ yếu là giáo viên hợp đồng vì vậy chất lượng và hiệu quả trong đào tạo nghề chưa cao (TTDN huyện Chợ Mới có 4 giáo viên, TTDN huyện Ngân Sơn có 01 giáo viên, TTDN huyện Bạch Thông có 01 giáo viên, TTDN huyện Ba Bể có 03 giáo viên).

Theo chính sách của Đề án, LĐNT học nghề thuộc đối tượng chính sách (có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác) được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn; được hỗ trợ tiền ăn 15.000đ/người/ngày học và tiền đi lại tối đa 200.000đ/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Hiện nay với tình hình giá cả tăng cao, mức hỗ trợ không còn phù hợp.

Theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất. Thực tế, trên địa bàn tỉnh chưa có LĐNT vay vốn để phát triển sản xuất sau khi học nghề theo Đề án.



5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

Sở Nội vụ là đơn vị tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh. Hàng năm chỉ đạo các địa phương tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp số liệu cho cơ quan thường trực của Đề án, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo đúng mục tiêu, đối tượng của Đề án. Theo đó, phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng nội dung bồi dưỡng theo chuyên môn và vị trí làm việc của cán bộ, công chức cấp xã.

Từ năm 2010 đến nay tổ chức được 10 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã với 943 lượt cán bộ, công chức tham gia. Cụ thể: 01 lớp bồi dưỡng công tác Hội nông dân, 02 lớp về bồi dưỡng về công tác Dân quân tự vệ; 01 lớp bồi dưỡng về công tác Mặt trận, 01 lớp bỗi dưỡng về tài nguyên môi trường cho cán bộ phụ trách công tác tài nguyên môi trường.

Để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng CB, CC xã theo chương trình, mục tiêu của Đề án, Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức các sở ngành được cử đi làm giảng viên lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tham dư 05 lớp tập huấn, gồm 41 lượt người tham gia.

Qua giám sát thực tế tại các địa phương cho thấy, các huyện không nắm được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Đề án 1956 do Sở Nội vụ tổ chức (mặc dù hàng năm vẫn cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhưng không rõ thuộc chương trình nào, do đơn vị nào tổ chức) do kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của Sở Nội vụ hàng năm gửi các địa phương không ghi rõ nguồn kinh phí đào tạo từ Đề án 1956. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện Sở Nội vụ phối hợp chưa chặt chẽ với cơ quan thường trực Ban chỉ đạo các cấp, nên các địa phương khó khăn trong việc theo dõi và không nắm được số lượng cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 1956.

6. Thực hiện tổ chức các lớp dạy nghề:

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 14 cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo Đề án 1956, cụ thể: Trường Trung cấp nghề Bắc Kạn, 06 Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, Trung tâm dạy nghề Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề tỉnh, 04 Trung tâm dạy nghề ngoài công lập.

Từ khi triển khai thực hiện Đề án cho đến thời điểm giám sát, trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức được 135 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với tổng số 4.069 học viên. Trong đó:

Năm 2010, tổ chức được 57 lớp dạy nghề, đào tạo cho 1.716 học viên; các nghề tổ chức đào tạo gồm: chăn nuôi gà thả đồi, trồng rau đặc sản, trồng cây lương thực thực phẩm, sửa chữa máy nông nghiệp, sản xuất phân vi sinh, trồng nấm, trông cây cam - quýt, làm miến giong, làm hoa giả.

Năm 2011, tổ chức được 56 lớp dạy nghề, đào tạo cho 1.693 học viên; các nghề tổ chức đào tạo gồm: chăn nuôi gà thả đồi, trồng rau đặc sản, sửa chữa máy nông nghiệp, sản xuất phân vi sinh, trồng nấm, trông cây cam - quýt, chế biến nông sản.

Năm 2012, đến thời điểm giám sát, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đang tổ chức mở được 22 lớp dạy nghề với tổng số 660 học viên; các nghề đào tạo chủ yếu là: sửa chữa máy nông nghiệp, sản xuất chế biến gỗ, may và thiết kế thời trang, kỹ thuật chế biến món ăn, dịch vụ chăm sóc gia đình, kỹ thuật xây dựng.

Ngoài ra, đối với việc triển khai tổ chức thực hiện các mô hình dạy nghề và các lớp dạy nghề cho LĐNT, năm 2010 đã tổ chức thí điểm 02 mô hình đào tạo nghề cho 60 học viên, cụ thể: Trường Trung cấp nghề tổ chức 01 mô hình dạy nghề nông nghiệp (lớp dạy nghề chăn nuôi gà thả đồi tại xã Phương Linh, huyện Bạch Thông với 30 học viên tham gia), 01 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp (lớp dạy nghề làm hoa giả với 30 học viên tham gia) do Trung tâm dạy nghề của Hội LHPN tỉnh tổ chức tại xã Xuất Hoá, thị xã Bắc Kạn.

7. Công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp triển khai thực hiện Đề án.

Năm 2011, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án của tỉnh đã tổ chức 07 đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án tại 7/8 huyện, thị xã và 14 điểm tổ chức các lớp dạy nghề cho LĐNT; năm 2012, tổ chức 8 đoàn kiểm tra, các đoàn đã trực tiếp làm việc với Ban chỉ đạo thực hiện Đề án của 8 huyện, thị xã, 13 cuộc làm việc với Ban chỉ đạo các xã, thị trấn và kiểm tra thực tế 19 lớp dạy nghề.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Đề án của tỉnh đã chủ động xây dựng nội dung, kế hoạch kiểm tra, giám sát và thường xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức các đợt kiểm tra thực tế các lớp học nghề. Năm 2011, Sở đã tổ chức kiểm tra, giám sát 11 cơ sở dạy nghề trực tiếp tham gia đào tạo nghề cho LĐNT, kiểm tra thực tế tại 45 điểm dạy nghề. Năm 2012, tổ chức kiểm tra 07 lớp chuyên canh cây thuốc lá tại các huyện Ngân Sơn, Chợ Đồn, Bạch Thông; tổ chức 25 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mô hình và các lớp dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

Qua thăm nắm thực tế tại các địa phương cho thấy, sự phối hợp giữa Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội với các cơ sở dạy nghề trong việc tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, một số cơ sở dạy nghề tổ chức các lớp đào tạo nghề trên địa bàn chưa tuân thủ quy trình mở lớp đào tạo, trực tiếp làm việc với các xã, tổ chức khai giảng, mở lớp không báo cáo UBND huyện, do đó khó khăn trong công tác kiểm tra, theo dõi và quản lý.

Ban chỉ đạo ở các địa phương chưa tổ chức kiểm tra công tác dạy nghề trên địa bàn các xã, thị trấn. Đối với các xã việc kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề chủ yếu giao cho cán bộ văn hoá - xã hội hoặc cán bộ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ thực hiện.

III. Đánh giá chung:

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Đề án đã đạt được những kết quả bước đầu. Các lớp dạy nghề cho LĐNT cơ bản bám sát được mục tiêu của Đề án, gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thông qua đó xác định được những hình thức đào tạo phù hợp với người dân lao động trên địa bàn tỉnh.

Học viên tham gia học nghề hầu hết là lao động nông thôn, nhiều học viên là lao động chính của gia đình, vì vậy đa số các cơ sở dạy nghề lựa chọn hình thức vừa học, vừa làm để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia học nghề, bên cạnh đó người học nghề có sẵn các điều kiện về tư liệu sản xuất như: ruộng, vườn, vật nuôi, cây trồng...tại gia đình, là địa điểm thực hành trực tiếp trong quá trình học. Qua giám sát tại các địa phương cho thấy, đa số học viên sau khi học nghề đã tự tạo việc làm, áp dụng kiến thức được học vào trong công việc lao động sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Phần lớn lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh là lao động nông nghiệp, lâm nghiệp nên việc lựa chọn tổ chức các lớp đào tạo nghề cho LĐNT thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biến các mặt hàng từ nông sản, lâm sản, phù hợp với phong tục tập quán lao động sản xuất của người lao động tại địa phương. Đa số các học viên sau khi được đào tạo nghề đã áp dụng kiến thức vào lao động sản xuất, kiệm được thời gian lao động, giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng, chất lượng, giúp người lao động tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Việc triển khai thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công chức xã đã tập trung bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định đối với từng chức danh, bước đầu tổ chức được các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu theo vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ.

Đề án đào tạo nghề cho LĐNT không chỉ là một chính sách có ý nghĩa an sinh xã hội mà còn là tiêu chí quan trọng trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể như:

Sự phối hợp giữa các các ngành thành viên thuộc Ban chỉ đạo cấp tỉnh chưa chặt chẽ, việc chỉ đạo thực hiện Đề án chủ yếu do cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện.

Ở các địa phương mới chỉ dừng lại ở việc thành lập Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực chưa chủ động trong việc tham mưu cho chính quyền địa phương lập, phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án hàng năm. Cán bộ theo dõi dạy nghề ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, còn thiếu và yếu về chuyên môn, kinh nghiệm nên hiệu quả quản lý dạy nghề chưa cao, khó khăn trong việc giám sát các hoạt động đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Các trung tâm dạy nghề cấp huyện cơ bản mới được thành lập, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên cơ hữu còn thiếu, trình độ và kỹ năng dạy nghề còn thấp, do đó việc tổ chức thực hiện Đề án chưa đạt kết quả như mong muốn.

Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chưa thật sự vào cuộc, chưa tập trung cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực Đề án, chưa huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị; chưa có sự phối hợp đồng bộ, còn lúng túng trong công tác tổ chức thực hiện; công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, nên hiệu quả tuyên truyền còn thấp.

Một số địa phương chưa chủ động trong việc khảo sát, xây dựng kế hoạch, và đào tạo nghề cho LĐNT nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên kết quả thực hiện Đề án chưa cao. Bên cạnh đó, đối tượng tham gia học nghề không đồng đều về độ tuổi, trình độ, nhận thức, điều kiện gia đình, một số LĐNT nhất là lao động trẻ, chưa nhận thức được việc đào tạo nghề là một nhu cầu, một yếu tố cần thiết để đảm bảo cuộc sống cho bản thân, cho gia đình nên chưa quan tâm đến việc học nghề, vẫn còn tư tưởng "trông chờ, ỷ lại" vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên chưa ý thức được hiệu quả của việc học nghề.

Trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, do đó người lao động sau khi được đào tạo nghề ít có cơ hội tìm kiếm được việc làm. Vì vậy, những nghề tổ chức đào tạo chủ yếu đào tạo phục vụ lao động tại chỗ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Hiện nay duy nhất có trung tâm dạy nghề huyện Chợ Mới thực hiện phối hợp với Công ty cổ phần chế biến gỗ Sahabac tổ chức đào tạo nghề Chế biến gỗ (5 lớp với 150 học viên) theo mô hình cam kết 3 bên (đơn vị đào tạo - người học nghề - doanh nghiệp), sau khi kết thúc khóa học, người học nghề được nhận vào làm việc tại Công ty.

V. Kiến nghị.

Qua giám sát tại các địa phương, đơn vị, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh có một số kiến nghị như sau:

1. Đối với UBND tỉnh.

Đề nghị UBND tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện Đề án. Hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thực hiện để có lộ trình, giải pháp trong những năm tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của Đề án.

Chỉ đạo các thành viên trong Ban chỉ đạo Đề án tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động tham gia các hoạt động của Đề án theo Quyết định số 2811/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”của UBND tỉnh.

Chỉ đạo Sở Nội vụ hướng dẫn UBND các huyện bố trí biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Có cơ chế phối hợp chặt chẽ nhằm phát huy vai trò của các ngành liên quan tham gia thực hiện Đề án.

3. Đối với Sở Nội vụ:

Chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban chỉ đạo Đề án các huyện, thị xã trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức xã hàng năm; kịp thời báo cáo định kỳ tháng, quý, năm theo quy định.

Hướng dẫn các địa phương bố trí biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Đối với UBND các huyện, thị xã.

Chỉ đạo các ngành thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực trong quá trình tổ chức thực hiện đào tạo nghề liên quan đến lĩnh vực do ngành phụ trách.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tư vấn học nghề, việc làm và định hướng cho người dân trong việc lựa chọn nghề cần học.

Thực hiện tốt công tác khảo sát nhu cầu học nghề trên địa bàn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với các ngành nghề, thế mạnh của địa phương; bổ sung biên chế giáo viên cơ hữu cho trung tâm dạy nghề.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn các xã, thị trấn nhằm đảm bảo tổ chức các lớp học đúng quy định.

3. Đối với các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT.

Tổ chức các lớp học nghề có hiệu quả, linh hoạt trong tổ chức đáp ứng nhu cầu, phong tục tập quán của địa phương, tập trung chú trọng chất lượng đào tạo nghề; đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, thực hiện tốt chế độ hỗ trợ cho người học nghề; phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề theo đúng quy định.

Hàng năm có kế hoạch khảo sát thị trường lao động, nắm bắt kịp thời thông tin lao động theo từng nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng kịp thời cho người lao động xác định chọn đúng nghề để học hoặc tự tạo được việc làm ổn định, tránh tình trạng người lao động sau khi đào tạo không tìm được việc làm hoặc không tự tạo được việc làm phù hợp gây lãng phí tiền của Nhà nước cũng như công sức, thời gian của người đi học.

Trên đây là Báo cáo kết quả giám sát việc triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Ban Văn hóa - Xã hội kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh./.





Nơi nhận:

- Các vị đại biểu HĐND tỉnh;

- Đại biểu dự họp;

- Sở LĐTB-XH, sở Nội vụ, sở NN&PTNT;

- Trường trung cấp nghề Bắc Kan;

- Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh), Trung tâm dạy nghề Hội Phụ nữ tỉnh;

- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã;

- Trung tâm dạy nghề các huyện: Ngân Sơn, Pác Nặm, Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn,Chợ Mới, Na Rì;



- LĐVP;

- Phòng Công tác HĐND, TT-DN;



- Lưu VT, hs.


TM. BAN VĂN HOÁ - XÃ HỘI HĐND

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN
Đồng Quang Huân

















Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 73.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương