HỘi liên hiệp phụ NỮ thành phố ĐÀ NẴng tài liệu triển khai về CÔng tác giám sát và phản biện xã HỘI



tải về 25.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích25.44 Kb.
#15424
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÀI LIỆU TRIỂN KHAI VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT

VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

(Dành cho Chi hội trưởng phụ nữ; kèm theo Công văn số 297 /BTV-CSLP

ngày 30 /9/2014)
I. MỘT SỐ CĂN CỨ CHỈ ĐẠO CỦA CẤP TRÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

- Quyết định số 217- QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội;

- Hướng dẫn số 10/HD-ĐCT ngày 04/6/2014 của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam về thực hiện Quyết định số 217- QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội;

- Kế hoạch số 34-KH/TU ngày 17 tháng 04 năm 2014 của Thành ủy Đà Nẵng về tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 217 - QĐ/TW và Quyết định số 218 - QĐ/TƯ của Bộ Chính trị (Khóa XI);

- Kế hoạch số 61/KH- BTV ngày 01/7/2014 của BTV Hội LHPN thành phố Đà Nẵng về việc triển khai thực hiện Quyết định số 217- QĐ/TW và Quyết định số 218- QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị trong hệ thống Hội năm 2014;

II. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

1. Hoạt động giám sát và phản biện xã hội không làm trở ngại các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát và phản biện xã hội.

2. Trong quá trình giám sát phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan và mang tính xây dựng; tôn trọng các ý kiến khác nhau nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên phụ nữ.

III. THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT


  1. Mục đích của giám sát

Giám sát nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

2. Chủ thể giám sát:

Hội LHPN Việt Nam từ cấp TW đến cơ sở (xã/ phường)



3. Nội dung giám sát

Giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) của cơ quan, tổ chức và cá nhân.



4. Phạm vi giám sát của chủ thể giám sát:

4.1. Chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, hội viên phụ nữ, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội được quy định trong các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia).

4.2. Phối hợp với UBMTQVN thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với những nội dung có liên quan khác.

5. Phương pháp giám sát

5.1. Hàng năm vào đầu quý IV, Hội LHPN từng cấp xây dựng kế hoạch giám sát của năm sau. Việc thành lập đoàn hay không là do các cấp Hội quyết định trên cơ sở thực tế và phải được thể hiện trong chương trình, kế hoạch.

5.2 Các cấp Hội cần lựa chọn phương pháp giám sát phù hợp trong số các phương pháp như: tiếp thu ý kiến phản ảnh của Hội viên, phụ nữ, của chuyên gia; tổ chức khảo sát thực tế, nghiên cứu các văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, các đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của hội viên, phụ nữ, tổ chức Hội, phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng ...

5.3. Các cấp hội cần thực hiện quy trình giám sát gồm 4 bước:

- Bước 1: Chuẩn bị giám sát: Chọn vấn đề giám sát, Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát;

- Bước 2: Báo cáo cấp Ủy, chính quyền cùng cấp và thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước liên quan; Triển khai chương trình, kế hoạch giám sát.

- Bước 3: Viết báo cáo giám sát.

- Bước 4: Gửi báo cáo giám sát đến các cơ quan liên quan và nơi được giám sát; Tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị (nếu cần); Theo dõi việc thực hiện kiến nghị, phối hợp các cơ quan tổ chức liên quan phổ biến các điển hình tiên tiến...



6. Quyền và trách nhiệm của Chi hội phụ nữ trong công tác giám sát

- Thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN xã, phường về công tác giám sát hàng năm.



- Tiếp thu ý kiến phản ảnh, kiến nghị của Hội viên, phụ nữ để phản ảnh lên Hội LHPN cấp xã, phường nhưng nội dung sau thuộc vấn đề giám sát:

+ Những sai sót, khuyết điểm, yếu kém.

+ Những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp.

+ Những nhân tố mới, những mặt tích cực.



III. THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI

  1. Mục đích của phản biện xã hội

Phản biện xã hội nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

  1. Đối tượng, phạm vi và nội dung phản biện xã hội

- Hội LHPN các cấp chủ trì phản biện xã hội các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên phụ nữ, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Hội.

- Phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội.



3. Phương pháp phản biện xã hội

Có ba phương pháp:

- Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành: cấp nào phản biện xã hội thì tổ chức hội nghị Ban Chấp hành cấp đó. Khi tổ chức hội nghị phản biện xã hội cần mời đại diện có trách nhiệm của cơ quan, tổ chức yếu cầu phản biện xã hội.

- Tổ chức lấy ý kiến phản biện xã hội của hội viên thông qua sinh hoạt chi/ tổ hội; lấy ý kiến của một số cấp hội; gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan/ tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện;

- Khi cần thiết, Hội LHPN các cấp có thể tổ chức đối thoại trực tiếp với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo.

4. Quy trình tổ chức phản biện xã hội

Bước 1: Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội.

Bước 2: Thu thập thông tin liên quan đến nội dung phản biện. Phương pháp thu thập thông tin: nghiên cứu văn bản, tài liệu, tổ chức tọa đàm, hội thảo, hội nghị đóng góp ý kiến, bảng hỏi, gửi văn bản lấy ý kiến, khảo sát thực tế...

Bước 3: Viết văn bản phản biện; gửi văn bản phản biện đến cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện.

Bước 4: Theo dõi việc tiếp thu ý kiến phản biện của cơ quan tổ chức có yêu cầu phản biện xã hội.

5. Quyền và trách nhiệm của Chi hội phụ nữ trong công tác phản biện xã hội

- Thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN xã, phường về công tác phản biện xã hội hàng năm.



- Tham gia các hoạt động phản biện xã hội do cấp trên tổ chức như tổ chức lấy ý kiến phản biện xã hội của hội viên thông qua sinh hoạt chi/ tổ hội, tham gia các cuộc tọa đàm, hội thảo, hội nghị đóng góp ý kiến, trả lời bảng hỏi thuộc hoạt động phản biện xã hội do cấp trên tổ chức..../.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 25.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương