Hcm cityweb


Những yếu tố chính của mô hình chính sách văn hoá quốc gia hiện nay



tải về 383.66 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích383.66 Kb.
#27387
1   2   3   4

3.1 Những yếu tố chính của mô hình chính sách văn hoá quốc gia hiện nay

    Đặc điểm của mô hình chính sách văn hoá Pháp là sự tham gia… của các cơ quan công quyền. Bên cạnh các khía cạnh pháp lý liên quan đến văn hoá do nhà nước quản lí, thì các chính quyền địa phương cũng có phần đóng góp quan trọng về tài chính cho các hoạt động văn hoá. Các hoạt động này được ghi nhận trong những mục tiêu chung của chính sách văn hoá quốc gia và chủ yếu được quản lí bởi các cơ quan chuyên trách. Quyền của công dân trong việc bình đẳng tiếp cận đối với văn hoá được ghi nhận trong hiến pháp: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm rằng mọi người dân phải được tham gia vào đời sống văn hoá. Hơn nữa, điều được thừa nhận rộng rãi ở Pháp là văn hoá là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển nói chung (bao gồm cả phát triển kinh tế và xã hội). Do đó, văn hoá là yếu tố chủ chốt trong việc đảm bảo chất lượng sống và sự hoàn thiện của mọi cá nhân. Đã có nhiều chính sách được ban hành ra nhằm khắc phục những sự không bình đẳng do các yếu tố địa lí, kinh tế và xã hội gây ảnh hưởng đến sự tham gia vào đời sống kinh tế của người dân. Các chính sách này nhằm mở rộng và đa dạng hoá các đối tượng thưởng thức văn hoá, và thúc đẩy phát triển, với khả năng lớn nhất có thể, các hoạt động văn hoá nghệ thuật trong mọi lĩnh vực. Những chính sách này được thể hiện qua những sáng kiến mang lại lợi ích cho một bộ phận dân cư và những vùng kém thuận lợi về mặt địa lí. Theo quy định của luật, hoạt động của Chính phủ, một mặt còn bao gồm việc bảo vệ, di tu, bảo dưỡng, phát triển, quảng bá và cải thiện các di sản văn hoá nghệ thuật được xem là những tài sản chung của quốc gia, và mặt khác là việc bảo vệ, quảng bá, thúc đẩy, hỗ trợ và tuyên truyền về các hoạt động sáng tạo văn hoá nghệ thuật. Trong những hoạt động này, hỗ trợ của Chính phủ nhằm vào việc ngăn ngừa và khắc phục những khuyết tật cố hữu mà kinh tế thị trường gây ra: đó là sự biến mất – do thiếu tính khả thi trong ngắn hạn, sự tập trung và chuẩn hoá - những sản phẩm văn hoá, vốn không được xem là những hàng hoá để đem bán trên thị trường. Hơn nữa, Chính phủ cũng có trách nhiệm trong việc giáo dục và đào tạo về văn hoá và nghệ thuật với mức độ tương tự như trách nhiệm của Chính phủ về giáo dục phổ cập. Khía cạnh giáo dục trong hoạt động về văn hoá của Chính phủ có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề tiếp cận và tham gia vào đời sống văn hoá của các cá nhân. Bộ văn hoá có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch hành động do chính phủ đề xướng trong lĩnh vực văn hoá trên phạm vi toàn nước Pháp. Các bộ khác cũng có trách nhiệm trong một số lĩnh vực cụ thể của chính sách văn hoá (ví dụ như Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục). Các chính quyền địa phương và vùng cũng có trách nhiệm thực hiện các chính sách văn hoá trong phạm vi của mình (thành phố, giữa các thành phố, vùng); chính sách văn hoá được thực hiện bởi các cơ quan công quyền thường nảy sinh sự chồng chéo, cho nên phải có sự phối hợp thực hiện. Bộ Văn hoá thực hiện các chính sách theo hai cách: Bằng các quy định (thông qua các văn bản pháp luật do nghị viện ban hành) và trực tiếp bằng ngân sách nhà nước được phân bổ cho Bộ Văn hoá theo quy định tại ngân sách quốc gia.

 

    Quy định: Bộ Văn hoá chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát thực hiện các luật và quy định liên quan đến lĩnh vực văn hoá. Ví dụ như, các quy định pháp lí về bảo vệ di sản, trách nhiệm và các tiêu chuẩn khoa học kĩ thuật đối với các tư liệu lưu trữ, các bộ sưu tập, các tác phẩm văn học nghệ thuật, phúc lợi dành cho nghệ sĩ, các quy định về thuế và phí đối với một số tổ chức hoạt động văn hoá (điện ảnh, giải trí), việc sản xuất bắt buộc và hạn mức phát sóng chương trình. Những quy định này không đồng nghĩa với việc Chính phủ nhận trách nhiệm cung cấp ngân sách. Mặt khác, chúng có thể gây ra hệ quả quan trọng về mặt tài chính đối với các chính quyền địa phương, vùng và những tổ chức hoạt động văn hoá (những mạng lưới truyền hình tư nhân, chủ sở hữu các hàng hoá di sản văn hoá, v.v..). Quy định của Bộ Văn hoá còn bao gồm: các sáng kiến nhằm hậu thuận cho chất lượng, tính chuyên nghiệp và sự hợp nhất các hoạt động đã được nói đến trong các mục tiêu chính sách văn hoá - ví dụ như, tuyên bố chúng được nhà nước chấp nhận (lợi ích chung).http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image012.jpg



    Hoạt động trực tiếp. Một trong các hoạt động trực tiếp của Bộ Văn hoá là việc quản lí trực tiếp các tổ chức văn hoá công duy trì và phát triển các di sản văn hoá, lịch sử và nghệ thuật, công trình nghệ thuật. Phân bổ nguồn tài chính cho các tổ chức, và cho các chính quyền vùng, địa phương để họ thực hiện các sáng kiến văn hoá. Sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực văn hoá được mở rộng đối với tất cả các loại hình, hình thức nghệ thuật và mĩ học, không chỉ hạn chế trong “mĩ thuật”. Nhà nước loại bỏ phương pháp mang tính can thiệp đối với việc quảng bá văn hoá nghệ thuật ‘chính thống’ để tránh sự kiểm soát, kiểm duyệt. Các quyết định liên quan đến trợ cấp, phân bổ tiền của nhà nước, bảo vệ các di sản, và thuê (tuyển dụng) các chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá, thường được thực hiện với sự cố vấn của các cơ quan tư vấn, những cơ quan này bao gồm các chuyên gia đã được công nhận trong các lĩnh vực phù hợp. Chính phủ trung ương (Đặc biệt là Bộ văn hoá) không giữ thế độc quyền đối với các hoạt động văn hoá - điều này cũng tương tự đối với các chính quyền vùng và địa phương. Trong khi khối nhà nước đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ cho văn hoá, thì một nguồn hỗ trợ đáng kể cũng đến từ phía khối tư nhân. Cũng cần lưu ý rằng, phần lớn các hoạt động được nhà nước hỗ trợ lại do khối tư nhân tổ chức.

Vai trò của chính quyền vùng và địa phương

Luật chuyển giao quyền lực

    Các Hội đồng của các thành phố và đô thị lớn ở Pháp đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động văn hoá trong nhiều năm qua. Từ thế kỉ 19, rất nhiều thành phố đã quản lí và cung cấp tài chính cho các thư viện, bảo tàng, nhà hát và nhạc viện, trợ cấp cho các hiệp hội văn hoá, tổ chức giáo dục. Từ những năm 1960, những thành phố nhỏ cũng bắt đầu xây dựng chính sách văn hoá của mình. Luật chuyển giao quyền lực năm 1982 và 1983 đã thừa nhận vai trò của chính quyền địa phương, vùng và thúc đẩy họ có các sáng kiến nhằm hỗ trợ cho các Ban Quản lý Văn hoá Vùng (DRAC, là những cơ quan thuộc Bộ Văn hoá). Thẩm quyền quản lí các thư viện trung ương và các cơ quan lưu trữ của tỉnh được cũng được chuyển giao cho các tỉnh theo quy định của các luật này.

 

    Phạm vi thẩm quyền của các thành phố, tỉnh và vùng: Các chính quyền địa phương, vùng có toàn quyền thực hiện các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình, trong đó có vấn đề văn hoá. Giữa việc phi tập trung của các cơ quan chính phủ và việc chuyển giao quyền lực, đây là một cách thức mới của hoạt động công dựa trên quan hệ hợp tác tối ưu. Trong khi Chính phủ trung ương vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng về hỗ trợ tài chính, thì đóng góp của các chính quyền địa phương, vùng (thành phố, tỉnh, vùng) cũng tăng lên đáng kể, và hiện nay chiếm đến 60% tổng hỗ trợ tài chính. Các thành phố có thể tiến hành hoạt động trên mọi lĩnh vực văn hoá - bảo tồn và giới thiệu di sản, sản xuất và truyền bá về nghệ thuật biểu diễn, phát triển sách và văn hoá đọc, giáo dục nghệ thuật. Về mặt này, (từ giai đoạn 1960-1970) ngày càng có nhiều thành phố có các đại diện do bầu cử được giao trách nhiệm về các vấn đề văn hoá, và thành lập những cơ quan văn hoá hoạt động có hiệu quả. Mức độ các thành phố đầu tư cho văn hoá phụ thuộc hoàn toàn vào mong muốn chính trị của họ, (ngoại lệ: đối với trường hợp các cơ quan lưu trữ công thì việc đầu tư là bắt buộc nhằm lưu giữ và tạo điều kiện tiếp cận cho các nhà nghiên cứu và công chúng nói chung). Quy trình can thiệp vào văn hoá là phạm vi thuộc thẩm quyền quy định của trung ương.



    Các quan hệ đối tác

    Hợp tác giữa khối nhà nước và tư nhân được thực hiện theo rất nhiều các thoả thuận với nhiều mức độ chuyên môn khác nhau: thoả thuận phát triển văn hoá, các thoả thuận “Thành phố và vùng nghệ thuật và lịch sử’, ‘Thành phố điện ảnh’ ‘Thành phố nghệ thuật thị giác’, ‘Dự án đô thị lớn’ ‘Thoả thuận quy hoạch nhà nước-vùng’. Với việc gia tăng các thoả thuận và đôi khi xảy ra sự chồng chéo, những biện pháp (thoả thuận) này thường rất khó khăn để thực hiện.

    Thực tế. Một số lượng lớn các thành phố và thị trấn là những đối tác của cơ quan trung ương trong việc thực hiện chính sách văn hoá do Chính phủ trung ương đề xuất. Tuy nhiên, khi dần đi vào thực tế của mỗi địa phương, thì chính quyền địa phương cũng cố gắng nâng cao tầm bao quát về văn hoá trong lãnh thổ của mình bằng cách phát triển giáo dục nghệ thuật, hỗ trợ cho các sự kiện văn hoá (lễ hội, v.v..) và bằng cách bảo vệ và phát triển di sản. Chính quyền địa phương cũng thực hiện hỗ trợ chủ yếu, và đôi khi là duy nhất, cho các hiệp hội văn hoá, tổ chức văn hoá không chuyên, và những hoạt động văn hoá nghệ thuật mới nổi lên.

    Tương lai của việc chuyển giao quyền lực Có hai xu hướng chính có thể dẫn đến những thay đổi quan trọng trong việc hỗ trợ của nhà nước trong những năm tới: Thứ nhất là xự xuất hiện ‘quan hệ hợp tác giữa các thành phố điều này cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực văn hoá. Và thứ hai là khả năng chuyển giao quyền lực ngày càng tăng, đặc biệt là trong các lĩnh vực di sản và giáo dục nghệ thuật (các hoạt động thí điểm hiện đang được thảo luận).



3.2 Định nghĩa văn hoá

    Trong chính sách văn hoá của Pháp, văn hoá được xác định theo nghĩa rộng hơn so với nghĩa hẹp thông thường mà từ này chỉ đến. Chính sách văn hoá của pháp dựa trên nhiệm vụ toàn diện và tầm nhìn phổ quát về hiện tượng văn hoá. Điều này được rút ra từ nhiệm vụ của Bộ Văn hoá: “Bộ văn hoá chịu trách nhiệm làm cho các thành tựu quan trọng của loài người trở nên dễ dàng tiếp cận cho tất cả người dân, đặc biệt nhấn mạnh đến thành tựu của nước Pháp.’ Theo đó, Bộ trưởng Văn hóa thực hiện một chính sách nhằm ‘bảo vệ và phát triển mọi khía cạnh của di sản văn hoá, khuyến khích sáng tạo nghệ thuật và những hoạt động sáng tạo khác, và thúc đẩy phát triển việc đào tạo nghệ thuật và các hoạt động.’ (Nghị định 15 tháng Năm, 2002, Điều 1). Trái với một số chế độ trước đây, chính sách văn hoá Pháp hiện nay không đưa ra hạn chế, phạm vi của văn hoá. Tuy nhiên, các chính sách lại đề ra các mục tiêu: thúc đẩy sáng tạo; bảo vệ di sản quốc gia; phát triển các ngành kinh doanh văn hoá; mở rộng sự tiếp cận đến các hoạt động văn hoá; thúc đẩy đa dạng văn hoá.http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image014.jpg

 

 

3.3 Các mục tiêu chính sách văn hoá



    Theo quan điểm của Chính phủ Pháp, đa dạng văn hoá phải được xem xét trong mối quan hệ với toàn cầu hoá. Khía cạnh đa dạng văn hoá trước tiên là một vấn đề của bản sắc văn hoá. ‘Các hàng hoá và dịch vụ văn hoá có vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ bản sắc của dân tộc và xã hội. Chúng làm cơ sở cho các giá trị, ý tưởng và ý nghĩa. Bản chất đặc biệt của chúng phải được thừa nhận. Chúng không phải là hàng hoá có thể mua bán như những sản phẩm khác’ (Catherine Trautmann, Bộ trưởng Văn hoá, tại một bài diễn văn ở UNESCO, 1990. Xác nhận tầm quan trọng của đa dạng văn hoá cũng là nói đến nhu cầu kinh tế cơ bản để thúc đẩy các ngành kinh doanh văn hoá châu Âu. Hơn nữa, coi trọng đa dạng văn hoá cũng phù hợp với một yêu cầu chính trị quan trọng, bởi vì đa dạng văn hoá có ảnh hưởng đối với tính đa nguyên của các tư tưởng và sự biểu thị nghệ thuật. Đa dạng văn hoá và sự ngoại lệ trong lĩnh vực văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. ‘Ngoại lệ văn hoá không phải là khái niệm ‘đặc thù Pháp’, mà nó tương quan với mong muốn bảo vệ mọi nền văn hoá. Theo quan điểm này, nó là cơ sở cho đa dạng văn hoá.’ (Jean-Jacques Aillagon, Minister of Culture, May 2002). Quyền tự do thể hiện, tự do lập hội và tự do bày tỏ ý kiến (Công ước châu Âu về nhân quyền) được xác nhận trong những đạo luật quan trọng của Pháp: Luật về tự do báo chí (ngày 29 tháng Bảy, 1881); Luật tự do hội họp, đã bãi bỏ quy định trước đó về việc phải xin phép (1881); Luật về việc lập hội (1/7/1901). Những xung đột xung quanh vấn đề tự do thể hiện ở Pháp đã hoàn toàn chuyển từ báo chí và điện ảnh (mặc dù đã có đề nghị về việc cấm trình chiếu phim Amen Costa Gravas, và phim Scream đối với lứa tuổi thanh thiếu niên vào năm 2002) sang lĩnh vực Internet. Các ý kiến kêu gọi quản lí nội dung các trang web ngày càng gia tăng (các trang web nhằm biện minh cho chủ nghĩa khủng bố, phát xít mới, chủ nghĩa xét lại và trang web về phân biệt chủng tộc, trang web của các giáo phái, những kẻ quan hệ tình dục với trẻ em, v.v..). Làm thế nào để dung hoà quyền tự do thể hiện với việc tôn trọng các quyền cơ bản khác (ví dụ như, bảo vệ thiểu số)? Nhìn chung, phát triển sự tham gia vào các hoạt động văn hoá và mở rộng sự tiếp cận đến văn hoá là mục tiêu chính sách văn hoá chủ yếu. Trong phần mở đầu bài phát biểu vào năm 2002, Bộ trưởng Văn hoá đã nói rằng: ‘Bộ Văn hoá chịu trách nhiệm về việc làm cho các thành tựu quan trọng của loài người trở nên dễ dàng tiếp cận cho mọi người dân, đặc biệt nhấn mạnh đến thành tựu của người Pháp.’ Điều này cũng được thể hiện nguyên văn trong nghị định 1959 về thành lập Bộ Văn hoá.http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image016.jpg

    Các kết quả của những hoạt động nhằm dân chủ hoá lĩnh vực văn hoá vừa phức tạp lại đáng thất vọng. Các điều tra về hoạt động văn hoá ở Pháp (xem tại phần 9.1) đã chỉ ra, ví dụ, đặc điểm văn hoá- xã hội của nhóm khán giả tại các nhà hát và bảo tàng rất ổn định. Những hoạt động văn hoá mới xuất hiện lại không thu hút được nhiều người quan tâm. Bên cạnh ‘sự đa dạng hoá các cách thức tiếp cận đến văn hoá nghệ thuật gắn liền với sự tăng trưởng ngành kinh doanh nghe-nhìn (Oliver Donnat), sự đa dạng hoá này có liên quan đến các hoạt động lễ hội đường phố, biểu diễn ngoài trời và các sự kiện du lịch, và sự tăng trưởng nói chung của các hoạt động nghệ thuật không chuyên.



 

Trở về

4. Những vấn đề chính sách văn hoá hiện nay và các tranh luận

4.1 Vấn đề chính sách văn hoá quan trọng và những ưu tiên

Trong 5 năm qua, chính sách văn hoá ở Pháp mang đặc điểm

    Bảo vệ đa dạng văn hoá (xem thêm phần 3.3);

    Chuyển giao quyền lực cho địa phương, và sự phi tập trung (xem thêm phần 3);

    Các hoạt động nhằm thúc đẩy giáo dục nghệ thuật, và đặc biệt là trong Kế hoạch 5 năm về Nghệ thuật và Văn hóa trong các trường học (2000) (xem thêm phần 4.2.8).

   Jean-Jacques Aillagon, Bộ trưởng Văn hoá từ tháng 6 năm 2002, đã tuyên bố ý định của ông về việc tiếp tục những chính sách này và mở rộng việc chuyển giao quyền lực. Vai trò của Chính phủ và các chính quyền vùng, địa phương sẽ được phân chia rõ ràng. “ở cấp vùng, Chính phủ cũng tập trung vào các cơ sở phát thanh truyền hình, các chương trình (đặc biệt là những chương trình nhằm thu hút những đối tượng khán giả mới), và để khắc phục những sai sót trong quá trình phát triển văn hoá vùng.” Những sáng kiến mới nhằm tăng tính độc lập và tăng trách nhiệm của các cơ quan công quyền thuộc sự giám sát của Bộ Văn hoá. Các cơ quan công quyền sẽ được trao nhiều quyền độc lập về mặt quản lí hơn trong phạm vi các thoả thuận của Chính phủ nhằm xác định các mục tiêu (của chính sách) và phương tiện thực hiện. Các cơ quan công quyền cũng sẽ phát triển một chính sách linh hoạt hơn để thu hút mọi người tham gia vào đời sống văn hoá, đặc biệt chú trọng vào tầng lớp thanh niên và những người khuyết tật.http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image018.jpg



4.2 Các vấn đề chính sách gần đây và những tranh luận

4.2.1 quy định đối với văn hoá của người thiểu số

    Chính phủ đã khẳng định rằng nước Pháp không thừa nhận các cộng đồng thiểu số, cho dù họ có các đặc điểm riêng về dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ hay yếu tố khác. Theo luật của nước Pháp, mọi công dân đều có quyền bình đẳng, và pháp luật không dành quyền đặc biệt cho một ‘nhóm’ nào đó được xác định dựa trên xuất xứ, văn hoá, tín ngưỡng, ngôn ngữ, màu da. Ví dụ như, vấn đề ngôn ngữ của người thiểu số không tạo ra các quyền hoặc điều đó có nghĩa là có sự tồn tại của một nhóm dân tộc cụ thể. Cộng đồng dân cư Pháp được hình thành từ những người có xuất xứ và truyền thống văn hoá khác nhau. Phát triển văn hoá, vốn phải dựa vào những yếu tố di sản, hoạt động nghệ thuật, và đặc biệt là ngôn ngữ - cho dù chúng là ngôn ngữ của các vùng hay là ngôn ngữ của những người nhập cư, là một biện pháp quan trọng và cần được ưu tiên để tạo ra bản sắc và thúc đẩy trao đổi giữa các cộng đồng trên toàn nước Pháp nói chung. Theo quan điểm chung, nước Pháp từ nhiều năm qua đã cam kết phát triển đa ngôn ngữ, đặc biệt là việc tăng số lượng các cơ sở giảng dạy ngôn ngữ. Có thể kể ra một vài ví dụ sau:

         Đối với ngôn ngữ không phải tiếng Pháp, thì tiếng Arab và tiếng Berber là phổ biến nhất. Hai ngôn ngữ này được giảng dạy cho hàng nghìn sinh viên ở các cấp giáo dục khác nhau và được đưa vào trong Chương trình thi tốt nghiệp trung học (baccalaureat);

         Tại Thư viện thông tin của Trung tâm Georges Pompidou ở Paris, đã đề nghị phương pháp tự học với hơn 120 thứ tiếng. Ngoài ra còn một hệ thống các thư viện có các tài liệu bằng ngôn ngữ của các vùng và ngôn ngữ của người nhập cư đang được sử dụng;

         Các chương trình dạy tiếng Pháp trên đài phát thanh (RFI) được thực hiện bằng tiếng Pháp và những ngôn ngữ khác;

         Có các cuộc hội thảo về đọc và viết, với sự tham gia của Nhà hát kịch Quốc gia Colline và những người phụ nữ nhập cư.

 

    Các cuộc giao lưu và lễ hội như ‘Les Belles Etrangeres’ và các diễn đàn ngôn ngữ (tại nhiều thành phố lớn) cùng với nhiều cuộc hội ngộ văn hoá ở địa phương, với sự hỗ trợ của các chính quyền vùng và địa phương, và các Ban quản lí văn hoá vùng (quản lý về các lĩnh vực như điện ảnh, biểu diễn trực tiếp, công nghệ thông tin và viễn thông, nghệ thuật thị giác và bảo tàng, kiến trúc và di sản, và lưu trữ) đã diễn ra nhằm giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hoá. Phòng Pháp ngữ và các ngôn ngữ của Pháp (thuộc Bộ Văn hoá) cùng phối hợp với Agence nationale de lutte contre l’illettrisme (ANLCI: Cơ quan quốc gia đấu tranh chống nạn mù chữ) đã thành lập một nhóm hoạt động liên ngành nhằm thống nhất việc giảng dạy ngôn ngữ cho công chúng. Các văn bản pháp lí và hành chính đều tránh gọi các cộng đồng dân theo nguồn gốc dân tộc của họ, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc loại bỏ lối sống và hoạt động xã hội của mỗi cá nhân, ví dụ như những người sống không theo nơi cư trú cố định (người ‘du mục’). Đây là cách khác để đặt vấn đề bình đẳng của mọi công dân. Một số sáng kiến muốn góp phần vào việc tái lập lại cảm nhận về bản sắc tại nhiều khu vực hành chính lãnh thổ của nước Pháp bằng cách phát triển và khôi phục lại các kí ức và câu chuyện của những người nhập cư từ  trong và ngoài nước Pháp. Một số tổ chức vùng hoặc liên ngành thực hiện giám sát và hỗ trợ, ví dụ như: Commission départementale d'accès à la citoyenneté (CODAC: Uỷ ban Phụ trách về quyền tiếp cận của công dân), the Groupe d'étude et de lutte contre les discriminations (GELD '114': Nhóm nghiên cứu và đấu tranh chống nạn phân biệt đối xử), the Agence nationale de lutte contre l'illettrisme (ANLCI: Cơ quan Quốc gia đấu tranh chống nạn mù chữ), the Fonds d'action et de soutien pour l'intộgration et la lutte contre les discriminations (FASILD: Quỹ hoạt động ủng hộ việc hội nhập và đấu tranh chống nạn phân biệt đối xử), the Association pour le développement des relations interculturelles (ADRI: Hiệp hội phát triển quan hệ đa văn hoá), v.v.. Từ những điều ở trên có thể kết luận rằng đâu đó giữa các mô hình cộng đồng dân tộc và những cộng đồng đã đồng hoá/ hội nhập đang hình thành nên một phương pháp thứ ba (trong chính sách về người thiểu số).http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image019.jpg



4.2.2 Bình đẳng giới và chính sách văn hoá

    Tháng 3 năm 2001, phụ nữ chiếm 45% lực lượng lao động trong ngành văn hoá (đây cũng là tỉ lệ của lao động nữ trên toàn bộ lực lượng lao động). Các lĩnh vực có tỉ lệ gần với mức bình quân này là: quản lí di sản văn hoá, xuất bản sách, phát thanh, nghệ thuật và các công việc phụ trợ trong ngành giải trí. Các lĩnh vực mà phụ nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới: xuất bản tạp chí; buôn bán lẻ; quản lí các địa điểm giải trí, và thư viện (phụ nữ chiếm 75% số lao động trong ngành này). Tuy nhiên trong một số lĩnh vực khác nam giới lại hoàn toàn chiếm ưu thế. Nam giới chiếm gần 2/3 lực lượng lao động trong các lĩnh vực xuất bản báo; sản xuất và phát sóng truyền hình; kiến trúc và các cơ quan báo chí. Một nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực âm nhạc đã cho thấy rằng đa số các nhạc sĩ/ nhạc công (nghệ sĩ âm nhạc) là nam giới. Năm 1999, Caisse des congés spectacles ( Một chương trình phúc lợi dành cho các nghệ sĩ biểu diễn) cho thấy chỉ có 24% các nghệ sĩ biểu diễn là nữ. Tỉ lệ này lại biến đổi rất đáng kể trong loại hình âm nhạc và chuyên môn của các nghệ sĩ: tỉ lệ nữ thấp nhất (17%) là trong các loại hình ‘phi cổ điển’ (nhạc jazz, rock, nhạc nhẹ, múa…), nhưng chiếm tỉ lệ tương đối cao (43%) trong thế giới ‘cổ điển’ (nhạc cổ điển, opera và nhạc đương đại). tuy nhiên, phụ nữ lại được trả thù lao thấp hơn so với các đồng nghiệp nam.

Hầu hết các công ty lớn của Pháp đều có các chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Do bản chất hình thành của các công ty này, lĩnh vực văn hoá không bị ảnh hưởng bởi các chương trình này.

 

4.2.3 Ngôn ngữ và chính sách về ngôn ngữ

    Tiếng Pháp, ngôn ngữ chính thức của nước Pháp, đóng vai trò là yếu tố gắn kết trên toàn nước Pháp và được hơn 100 triệu người thuộc cộng đồng francophone sử dụng. Trước quá trình toàn cầu hoá và sự xuất hiện của những hệ thống truyền thông mới, việc bảo vệ tiếng Pháp và duy trì vị trí của nó như là một ngôn ngữ quốc tế lại trở thành một ưu tiên. Do đó, chính sách với cộng đồng francophone (cộng đồng Pháp ngữ) đã được đẩy mạnh trong hơn 15 năm qua, và hiện nay chính sách đó còn bao gồm các yếu tố đa ngôn ngữ và đa dạng văn hoá (xem thêm phần 2.4 và 3.3). Trong phạm vi Bộ Văn hoá, Văn phòng Pháp ngữ và các Ngôn ngữ Vùng của Pháp (Délégation générale à la langue francaise et aux langues de France – DGLF-LF) là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển (làm phong phú, làm giàu) tiếng Pháp trong nước Pháp và cộng đồng Pháp ngữ, thúc đẩy thực hiện chính sách đa ngôn ngữ Vụ Sách và Văn hoá đọc thực hiện hỗ trợ đối với các loại sách, báo, tạp chí và ấn phẩm khoa học bằng pháp ngữ; Ban quản lí Văn hoá Vùng (Directions régionales des affaires culturelles – DRAC) hỗ trợ cho những sáng kiến nhằm thúc đẩy hiểu biết về tiếng Pháp, đặc biệt là các sáng kiến liên quan đến đa ngôn ngữ và nhận thức của du khách nước ngoài. Vào ngày 15 tháng 7 năm 1999, Pháp đã phê chuẩn Hiến chương châu Âu về ngôn ngữ của cộng động thiểu số, và đồng thời cũng ban hành Bản tuyên bố về việc giải thích Hiến chương. Trong hiến chương, những từ chỉ ‘nhóm’ những người sử dụng một thứ ngôn ngữ nhất định không phù hợp với lời nói đầu trong hiến pháp của Pháp, rằng ‘bảo vệ quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và thừa nhận một dân tộc Pháp duy nhất bao gồm tất cả các công dân Pháp bất kể nguồn gốc, sắc tộc và tôn giáo của họ.’ (Bản tuyên bố). Tuyên bố này cũng quy định nghĩa vụ sử dụng tiếng Pháp của các cơ quan nhà nước, các dịch vụ công và những người sử dụng dịch vụ công; việc giảng dạy ngôn ngữ của cộng đồng thiểu số là tuỳ nghi (không bắt buộc), và tất cả các văn bản pháp luật chính thức phải được xuất bản bằng tiếng Pháp. Ngôn ngữ là vấn đề cực kì nhạy cảm và nó đã dẫn đến những giải thích khác nhau đối với những khái niệm như ‘nhà nước’ (state), ‘châu Âu’ và ‘vùng’. Tháng 5/ 2002, Bộ trưởng Bộ giáo dục đã soạn thảo một quy định nhằm sáp nhập hệ thống các trường Diwan vào hệ thống giáo dục quốc gia (Đây là một hiệp hội gồm các trường học giảng dạy toàn bộ các chương trình học ở Breton). Tuy nhiên quy định đó đã bị Hội đồng Nhà nước đình chỉ thực hiện vào tháng 10 năm 2001.


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 383.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương