HỌc viện nông nghiệp việt nam dự thảo lầN 2 BÁo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.25 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2017
Kích4.25 Mb.
#34950
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DỰ THẢO LẦN 2

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

(Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học)

Hà Nội - 2015

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ CÁC THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

(Kèm theo Quyết định số 169/QĐ-HVN ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam)



TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

Chữ ký



……..




























































































































……

……

……

……


MỤC LỤC

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Mục đích tự đánh giá 2

1.2. Quy trình Tự đánh giá chất lượng giáo dục của Học viện 2

1.3. Phạm vi, công cụ và phương pháp tự đánh giá 2



PHẦN II. TỔNG QUAN CHUNG 4

2.1. Tổng quan chung về Học viện 4

2.2. Tổng quan về kết quả tự đánh giá chất lượng giáo dục Học viện 6

PHẦN III. TỰ ĐÁNH GIÁ 10

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học 10

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý 14

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo 32

Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo 44

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 61

Tiêu chuẩn 6: Người học 77

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ 97

Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế 116

Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác 125



Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính 143

PHẦN IV. KẾT LUẬN 150

PHẦN V. PHỤ LỤC 154

CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN 186


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮT

NỘI DUNG

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục & Đào tạo

BGĐ

Ban Giám đốc

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CBVC

Cán bộ viên chức



Cao đẳng

CSVCĐT

Cơ sở vật chất đầu tư

CTĐT

Chương trình đào tạo

CTCTCTSV

Công tác chính trị & công tác sinh viên

CTTT

Chương trình tiến tiến

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐH

Đại học

ĐUK

Đảng ủy khối

GDTC&TT

Giáo dục thể chất và thể thao

HĐĐT

Hoạt động đào tạo

HĐGD

Hoạt động giảng dạy

HVNNVN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

KĐCL

Kiểm định chất lượng

KHCTTT

Khoa học cây trồng tiên tiến

LĐLĐ

Liên đoàn lao động

LYK

Lấy ý kiến

QLĐT

Quản lý đào tạo

QTKDTT

Quản trị kinh doanh tiên tiến

SVTN

Sinh viên tốt nghiệp

TCKT

Tài chính kế toán

TĐG

Tự đánh giá

ThS

Thạc sỹ

TS

Tiến sỹ

TTĐBCL

Trung tâm Đảm bảo chất lượng

TTTVVL&HTSV

Trung tâm Tư vấn việc làm và Hỗ trợ sinh viên

VLVH

Vừa làm vừa học

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với sự phát triển năng động của kinh tế xã hội, giáo dục đại học (GDĐH) thế giới ngày càng được nhấn mạnh với vai trò là ngành trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực cùng với các sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) có chất lượng cao cho xã hội. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học và trình độ đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước. Thực hiện Luật Giáo dục Đại học được bổ sung năm 2009, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã và đang triển khai đổi mới toàn diện giáo dục về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất. Đặc biệt, công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế được đẩy mạnh triển khai trong những năm gần đây ở các cơ sở giáo dục đại học đã có những tác động tích cực đến chất lượng giáo dục. Công tác này nhằm đảm bảo đạt được những chuẩn mực nhất định trong đào tạo và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những cơ sở Giáo dục đào tạo đại học hàng đầu về lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Để hoàn thành sứ mạng và nhiệm vụ của mình trong giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao công nghệ phục vụ xã hội, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Học viện đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của đảm bảo chất lượng nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, cũng như công khai, cam kết với xã hội về chất lượng đào tạo.

Trong năm 2015, Học viện đã triển khai kế hoạch Tự đánh giá (TĐG) chất lượng giáo dục trên cơ sở bộ tiêu chuẩn ban hành của Bộ GD&ĐT. Học viện đã thành lập Hội đồng TĐG bao gồm Ban giám đốc và các phòng ban chức năng và các tổ chức đoàn thể trong Học viện.


1.1. Mục đích tự đánh giá

Chất lượng đào tạo quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mọi cơ sở đào tạo đại học nói chung, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Tự đánh giá chất lượng giáo dục là một hoạt động giúp Học viện tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của mình để từ đó phát huy những mặt mạnh, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo, điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao hơn. Đây cũng là điều kiện cần thiết để Học viện đăng ký đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng với một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.



Đánh giá chất lượng đào tạo còn thể hiện tính tự chủ tính tự chịu trách nhiệm của Học viện trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Quá trình tự đánh giá cũng là một dịp để cán bộ viên chức (CBVC) trong toàn Học viện nhìn nhận và hiểu rõ một cách toàn diện các hoạt động dựa trên bộ tiêu chuẩn áp dụng; từ đó gắn kết CBVC và nâng cao trách nhiệm trong hoạt động cải tiến, khắc phục các tồn tại, thiếu sót để Học viện hoàn thành sứ mạng và mục tiêu đã công bố.

1.2. Quy trình Tự đánh giá chất lượng giáo dục của Học viện



Căn cứ vào quy trình tự đánh giá trường đại học (công văn số 462/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 09/5/2013), quy trình TĐG chất lượng giáo dục của Học viện được xây dựng và thực hiện theo kế hoạch số 69/KH-HVN được Giám đốc Học viện phê duyệt ngày 20 tháng 1 năm 2015 như sau:

- Bước 1. Thành lập Hội đồng TĐG;

- Bước 2: Lập kế hoạch TĐG

- Bước 3: Tập huấn

- Bước 4: Thu thập và xử lý thông tin và minh chứng

- Bước 5: Viết báo cáo TĐG

- Bước 6: Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động cải tiến, điều chỉnh sau TĐG .

1.3. Phạm vi, công cụ và phương pháp tự đánh giá

Trong năm 2015, Học viện thực hiện tự đánh giá các hoạt động theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong một chu kỳ kiểm định chất lượng 5 năm, từ 2010 - 2015.

Công cụ đánh giá là bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học được ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 37/2012/QĐ-BGDĐT ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&DT; Công văn hướng dẫn số 462/KTKĐCLGD-KĐH ngày 09/5/2013 v/v Hướng dẫn tự đánh giá trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáp dục; Công văn số 527/KTKĐCLGD-KĐ ĐH ngày 23/5/2013 v/v Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học.

Trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục gồm 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí của Bộ GD&ĐT, Học viện thành lập 6 nhóm công tác với 17 thành viên và Ban thư ký với 13 thành viên chuyên trách về các tiêu chuẩn, tiêu chí để thu thập thông tin, minh chứng, viết báo cáo từng tiêu chí trong đó phân tích thực trạng, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu để đề xuất các kế hoạch hành động cải tiến. Ban thư ký hỗ trợ các nhóm công tác trong quá trình thực hiện tự đánh giá.

PHẦN II. TỔNG QUAN CHUNG

2.1. Tổng quan chung về Học viện



Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là Trường Đại học Nông lâm, được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956 theo Nghị định số 53NL-CP-NĐ của Bộ Nông Lâm; là một trong 4 truờng đại học được thành lập đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau ngày miền Bắc được giải phóng. Kể từ khi thành lập đến nay, Trường/Học viện đã trải qua nhiều thay đổi về tổ chức, tên gọi để đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời liên tục san sẻ sức người, sức của để góp phần hình thành và phát triển mạng luới các trường đại học, các viện nghiên cứu khối nông lâm ngư trên khắp mọi miền đất nước. Khi mới được thành lập Trường có tên gọi là Trường Đại học Nông lâm (1956-1958), trải qua 6 lần đổi tên, đến nay theo Quyết định số 441/QĐ-TTg ngày 28/3/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội sau 30 năm trực thuộc Bộ GD&ĐT .

Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam “Là một trường trọng điểm quốc gia, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội không ngừng phấn đấu đạt chất lượng cao trong đào tạo, khoa học và công nghệ và phục vụ xã hội, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam văn minh, giàu đẹp”.



Đội ngũ nguồn nhân lực của Học viện không ngừng tăng lên. Đến năm 2015, Học viện có 15 khoa; 15 phòng ban chức năng; 15 viện/trung tâm nghiên cứu và 01 công ty; 1.401 cán bộ viên chức, trong đó có 739 cán bộ giảng dạy. Lực lượng cán bộ giảng dạy đang làm việc có 6 Giáo sư, 86 Phó giáo sư, 166 Tiến sỹ, 348 Thạc sỹ, 133 đại học. Trong số các cán bộ giảng dạy đã có 6 người được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 80 Nhà giáo ưu tú, 1 Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới, 2 Nhà giáo được giải thưởng Hồ Chí Minh, 2 nhà khoa học nữ được giải thưởng Kovalepskaia.  Đội ngũ cán bộ do Học viện đào tạo vừa có trình độ chuyên môn, vừa có phẩm chất chính trị vững vàng, đã và đang là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng nông thôn mới ở khắp đất nước.

Trong lĩnh vực đào tạo, Học viện đang đào tạo 46 ngành và chuyên ngành đại học, 16 chuyên ngành thạc sĩ, 19 chuyên ngành tiến sĩ. Tính đến tháng 9/2015, Học viện đã đào tạo cho đất nước 62.839 kỹ sư và cử nhân; 3.370 thạc sĩ và 332 tiến sĩ, nhiều cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật viên. Học viện cũng đào tạo cho các nước CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia, CHDCND Trung Hoa hàng trăm kỹ sư, Bác sĩ thú y; 11 tiến sĩ, 27 thạc sĩ. Học viện đã liên kết đào tạo với hơn 40 tỉnh, thành phố, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương.

Trong lĩnh vực Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế: Các nhà khoa học của Học viện đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ, cấp Tỉnh…, đề xuất nhiều tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất và quản lý mới, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Học viện đã có 30 giống cây trồng, vật nuôi và tiến bộ kỹ thuật được công nhận Quốc gia. Các sản phẩm khoa học công nghệ tạo ra đều được ứng dụng nhiều trong thực tiễn. Trong 5 năm qua 2010-2014, Học viện đã ký kết 98 hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được ký kết với các tỉnh thành trong cả nước. Công tác phát hành ấn phẩm khoa học, công bố kết quả nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh. Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế tăng qua các năm. Giai đoạn 2010-2014, Học viện là một trong 20 tổ chức có công bố quốc tế nhiều nhất Việt Nam. Học viện đã có hơn 766 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên tham dự và đoạt các giải sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ GD&ĐT, giải VIFOTEX do Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức. Trong nhiều năm, Học viện được Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT tặng Bằng khen về thành tích nghiên cứu khoa học. Học viện xây dựng và có quan hệ hợp tác với hơn 80 trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế ở các nước trên thế giới. Bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm khoa học phục vụ đời sống và sản xuất, hoạt động nghiên cứu khoa học còn góp phần tích cực trong công tác đào tạo của Học viện, đặc biệt là đào tạo cao học và nghiên cứu sinh.

Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, Học viện đã đầu tư các phòng thí nghiệm cho các khoa với trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế bằng các nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu của Chính phủ, dự án Giáo dục đại học (TRIG), dự án JICA, qua đó đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học và thực hành của sinh viên. Học viện đã đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng: KTX sinh viên, nhà làm việc, vườn thực vật, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống giảng đường và phòng học, phòng thí nghiệm, tạo điều kiện phục vụ tốt công tác giảng dạy và học tập của cán bộ và sinh viên.

Bằng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhiều thế hệ thầy và trò, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị trí là một trong những trường trọng điểm quốc gia, một trung tâm khoa học công nghệ có uy tín của đất nước. Học viện đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba; Huân chương độc lập hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và nhiều huân, huy chương của Nhà nước, bằng khen của các Bộ ngành, các địa phương và nước ngoài trao tặng.

Đảng bộ Học viện, Ban Giám đốc Học viện, tổ chức Công đoàn Học viện, Đoàn thanh niên Học viện luôn là một khối đoàn kết thống nhất, phối hợp hành động để xây dựng thành một đơn vị vững mạnh toàn diện, liên tục phát triển.

2.2. Tổng quan về kết quả tự đánh giá chất lượng giáo dục Học viện

Học viện xác định rõ sứ mạng và mục tiêu của mình qua từng giai đoạn và xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phù hợp. Tuy nhiên, Học viện vẫn cần tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi sứ mạng và mục tiêu tới toàn thể CBVC (Tiêu chuẩn 1).

Tổ chức và quản lý của Học viện được thực hiện tốt với cơ cấu tổ chức được thực hiện theo đúng quy định; các nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm được phân định rõ ràng tới từng đơn vị và CBVC. Học viện đã xây dựng được bộ quy định đầy đủ toàn diện cho các lĩnh vực hoạt động, cũng như hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động chặt chẽ trong Học viện. Tuy nhiên, một số quy trình liên quan đến đảm bảo chất lượng (ĐBCL) và hoạt động đào tạo (HDĐT) chưa được đầy đủ; một số nhiệm vụ, chức năng có sự chồng chéo giữa khoa với các phòng ban và giữa các phòng ban; hệ thống quản lý và tích hợp cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị của Học viện chưa có (Tiêu chuẩn 2).

Chương trình đào tạo (CTĐT) là một thế mạnh của Học viện với tổng số 89 ngành/chuyên ngành đào tạo ở các bậc và đa dạng trong lĩnh vực đào tạo. CTĐT có mục tiêu rõ ràng, có tính mềm dẻo, linh hoạt và liên thông tốt, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của địa phương và đất nước, cũng như đáp ứng nhu cầu học tập của người học thuộc mọi đối tượng trong xã hội. Học viện thực hiện tốt các quy định về xây dựng CTĐT, cũng như thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung dựa trên đối sánh với các CTĐT trong nước và quốc tế và ý kiến đóng góp của các bên liên quan. Học viện cũng đang thực hiện tự đánh giá thí điểm CTĐT tiên tiến theo tiêu chuẩn mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN-QA) để làm mô hình cho các CTĐT khác (Tiêu chuẩn 3).

Hoạt động đào tạo của Học viện đa dạng với nhiều loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học. Với chủ trương của Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH, Học viện đã thực hiện chuyển toàn bộ các CTĐT từ phương thức đào tạo theo niên chế sang tín chỉ cũng như luôn đổi mới các phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập để đảm bảo người học đạt được các chuẩn đầu ra (CĐR) mà Học viện đã cam kết (Tiêu chuẩn 4).

Tuy nhiên, trong xây dựng và rà soát CTĐT và hoạt động đào tạo, Học viện chỉ mới bắt đầu triển khai công tác lấy ý kiến của sinh viên mới tốt nghiệp và nhà tuyển dụng nên các kết quả chưa được sử dụng hiệu quả. Học viện vẫn còn thiếu một số quy định liên quan đến công nhận tín chỉ tương đương khi sinh viên trao đổi quốc tế và cần mở rộng, tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế trong đào tạo (Tiêu chuẩn 3, 4).

Để phát triển bền vững, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBVC (gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên) luôn được Học viện coi trọng. Học viện có tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ quản lý. Do đó, đa số CBVC đều đánh giá cao về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, tạo sự đoàn kết và đồng thuận lớn trong Học viện. Hơn nữa, để tạo động lực cho CBVC, Học viện đã có các chính sách, biện pháp để CBVC tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực của mình. Học viện cũng luôn chú trọng đến trẻ hóa đội ngũ CBVC và tạo điều kiện để cán bộ trẻ đóng góp vào mục tiêu phát triển chung. Mặc dù chất lượng đội ngũ CBVC của Học viện tốt, hiện nay, số lượng giảng viên của Học viện vẫn còn thiếu (Tiêu chuẩn 5).

Học viện luôn hướng đến chính sách phục vụ người học theo quan điểm “người học là trung tâm”. Sinh viên của Học viện được đảm bảo đầy đủ các quyền, các chế độ chính sách xã hội và được chăm sóc, tạo điều kiện để người học học tập, tham gia các hoạt động và phong trào để tu dưỡng, rèn luyện bằng các chủ trương và biện pháp thiết thực, hiệu quả. Sinh viên tốt nghiệp từ Học viện nhìn chung có nền tảng kiến thức vững, chăm chỉ, tự tin và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng nói riêng và của xã hội nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ người học chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong học tập, rèn luyện và tu dưỡng bản thân. Người học cũng được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy từng học phần và CTĐT (Tiêu chuẩn 6).

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và hợp tác quốc tế (HTQT) của Học viện được quản lý và triển khai có hiệu quả. Công tác xây dựng kế hoạch, triển khai và quản lý khoa học công nghệ được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ trên cơ sở định hướng khoa học và công nghệ của Học viện. Hầu hết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai theo đúng tiến độ về nội dung nghiên cứu và thời gian thực hiện. Học viện tiếp tục đẩy mạnh liên kết và hợp tác với các tổ chức, trường đại học trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa các nguồn kinh phí và nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Tuy nhiên, các nhóm nghiên cứu cũng như các nghiên cứu liên ngành còn hạn chế; hoạt động KHCN mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực và cá nhân, chưa chú trong đến các vùng kinh tế khó khăn, có điều kiện thời tiết đặc thù (Tiêu chuẩn 7). Các hoạt động HTQT cũng đã góp phần hiệu quả vào phát triển đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thu hút thêm sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, Học viện vẫn cần đẩy mạnh HTQT hơn nữa trong xây dựng và phát triển các CTĐT liên kết, đặc biệt với các trường ĐH trong khu vực và tham gia công nhận tín chỉ tương đương (Tiêu chuẩn 8).

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, chuyển giao KHCN, Học viện tập trung đầu tư cơ sở vật chất (CSVC) theo từng giai đoạn, phù hơp với chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Học viện đạt chuẩn về diện tích đất, có đủ phòng học và trang thiết bị cơ sở vật chất cho dạy và học. Thư viện luôn được cập nhật và đầy đủ tài liệu, giáo trình cho người học và giảng viên sử dụng. Tuy nhiên, Học viện vẫn cần đầu tư vào nâng cấp và bảo dưỡng các trang thiết bị cho dạy học và nghiên cứu khoa học để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của người học và CBVC. Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong Học viện cần được ưu tiên rà soát và bổ sung. Thư viện cần được đầu tư về cơ sở vật chất và không gian, đặc biệt tăng thêm cơ sở dữ liệu để người học, CBVC được tra cứu, tham khảo. Website của Học viện cũng cần được cập nhật liên tục, đặc biệt là thông tin của các phòng ban và Khoa (Tiêu chuẩn 9).

Học viện luôn chủ động xây dựng phương án tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, Học viện đã có những giải pháp hiệu quả để đa dạng hóa các nguồn tài chính, đảm bảo cho các hoạt động chi thường xuyên của Học viện được phân bổ hợp lý và tăng thêm thu nhập cho CBVC. Tuy nhiên, hàng năm, vẫn còn tồn tại một số hoạt động không thuộc kế hoạch chi, gây khó khăn tới việc bố trí nguồn kinh phí (Tiêu chuẩn 10).

PHẦN III. TỰ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học

Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được xác định: “Là một trường trọng điểm quốc gia, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội không ngừng phấn đấu đạt chất lượng cao trong đào tạo, khoa học và công nghệ và phục vụ xã hội, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam văn minh, giàu đẹp”.

Sứ mạng của Học viện được xác định dựa chức năng, nhiệm vụ cũng như nguồn lực và định hướng mà Học viện đã xây dựng, duy trì và phát triển trong gần 60 năm qua (12/10/1959 – 12/10/2015). Đây cũng chính là cơ sở để Học viện xây dựng các kế hoạch, chiến lược, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và trung hạn nhằm gắn kết và hoàn thành sứ mệnh của mình trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.



Tiêu chí 1.1. Sứ mạng của trường đại học được xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

1. Mô tả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số 53/NĐ-NL của Bộ trưởng Bộ Nông Lâm nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ ngày thành lập đến nay Học viện đã 6 lần đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phát triển: Đại học Nông Lâm (1956 - 1958), Học viện Nông Lâm (1958-1963), Đại học Nông nghiệp (1963-1967), Đại học Nông nghiệp I (1967-2008), Đại học Nông nghiệp Hà Nội (từ 2008), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (từ 2014) [H1.1.1.1].

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện luôn cố gắng không ngừng để trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có uy tín trong nước và khu vực. Học viện đã xác định sứ mệnh rõ ràng trong đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển Học viện đến năm 2020” năm 2008 [H1.1.1.2]. Gắn với sứ mạng đó, chức năng nhiệm vụ chính của Học viện là: “Giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ và các trình độ khác; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao công nghệ phục vụ xã hội…”[H1.1.1.2]. Sứ mạng đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin và trang web của Học viện (http://www.vnua.edu.vn/vie/gt.php?cid=2&aid=34).

Sứ mạng của Học viện được xác định dựa trên nguồn nhân lực gồm đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý có trình độ và kinh nghiệm, nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất của nhà nước đầy đủ, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu dạy và học, nghiên cứu khoa học, đã được nêu rõ trong đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển Học viện đến năm 2020” về hiện trạng cơ cấu tổ chức cán bộ viên chức và cơ sở vật chất [H1.1.1.2].

Sứ mạng của Học viện đã nêu “phấn đấu đạt chất lượng cao trong đào tạo” hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 [H1.1.1.3].

Sứ mạng của Học viện nêu rõ về mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ là đạt chất lượng cao để phục vụ xã hội, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam văn minh, giàu đẹp. Nội dung này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội [H1.1.1.4]; Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[H1.1.1.5].



2. Điểm mạnh

Sứ mạng của Học viện được xác định rõ ràng, phù hợp gắn kết chắt chẽ với chức năng và nhiệm vụ và nguồn lực của mình. Sứ mạng đó được công bố rộng rãi.

Sứ mạng của Học viện luôn gắn liền và phù hợp với các chính sách, chiến lược phát triển của ngành giáo dục & đào tạo; ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn, của địa phương và cả nước.

3. Tồn tại

Mặc dù sứ mạng của Học viện được công bố rộng rãi, vẫn còn một số cán bộ giảng viên và một phần lớn sinh viên chưa quan tâm; nhà tuyển dụng cũng chưa nắm được nội dung tuyên bố trong sứ mạng Học viện.



4. Kế hoạch hành động

Hàng năm, Học viện sẽ tiến hành cập nhật và rà soát các chính sách và chiến lược phát triển của ngành giáo dục & đào tạo, ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước để có cơ sở đánh giá lại mức độ phù hợp của sứ mạng nhằm bổ sung và hoàn thiện sứ mạng cho phù hợp với tình hình mới.

Từ năm 2016, Học viện tăng cường phổ biến, giới thiệu sứ mạng của Học viện đến các đối tượng liên quan qua nhiều hình thức: sứ mạng Học viện được treo ở tòa nhà Hành chính; sứ mạng Học viện được phổ biến cho sinh viên trong các tuần sinh hoạt công dân sinh viên, các buổi sinh hoạt của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên, các buổi họp lớp định kì với tổ công tác sinh viên; các trưởng đơn vị phổ biến sứ mạng tới các nhân viên và giảng viên trong đơn vị.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 1.2. Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.

1. Mô tả

Mục tiêu của Học viện được xác định trong “Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020” là xây dựng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực đạt chất lượng hàng đầu trong nước, tiếp cận với trình độ và công nghệ tiên tiến của thế giới, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [H1.1.1.2]; trong đó nêu lên:

- Mục tiêu tổng quát: xây dựng trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nghiên cứu đa ngành, chất lượng hàng đầu trong nước, tiên tiến trong khu vực về nông nghiệp và phát triển nông thôn, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

- Mục tiêu cụ thể: xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, hợp tác quốc tế...

Một trong các mục tiêu cụ thể của Học viện là “đào tạo người học được phát triển toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, tri thức, kỹ năng, đáp ứng nhu cầu thị trường nguồn nhân lực”. Mục tiêu này phù hợp với 5 mục tiêu trong Điều 39 Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 [H1.1.2.1]. Trên cơ sở mục tiêu được đưa ra trong những năm qua, Học viện đã đào tạo và đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhân lực có chất lượng cho xã hội [H1.1.2.2].

Hàng năm, trên cơ sở các văn bản tổng kết năm học và phương hướng nhiệm vụ mới của các đơn vị, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Học viện tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức để báo cáo tổng kết năm học, tiếp thu lắng nghe ý kiến của cán bộ, giảng viên nhằm rà soát các công tác đã thực hiện và xây dựng phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu cho năm học mới [H1.1.2.3].

Các mục tiêu phát triển của Học viện đồng thời được rà soát, bổ sung điều chỉnh và triển khai thực hiện định kỳ giữa Đảng ủy, Ban giám đốc và các thủ trưởng đơn vị trong Học viện [H1.1.2.4]. Hiện tại, mục tiêu được rà soát, điều chỉnh thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển của Học viện đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và đang được phê duyệt [H1.1.2.5]. Mục tiêu giáo dục của Học viện được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giảng viên và người học cũng như công bố với xã hội bằng nhiều biện pháp và các phương tiện như : Website của Học viện, báo cáo hội nghị cán bộ viên chức hàng năm [H.1.1.2.6].

2. Đánh giá điểm mạnh

Mục tiêu của Học viện được xác định rõ ràng, phù hợp với mục tiêu đào tạo và sứ mạng của Học viện đã tuyên bố, thường xuyên được rà soát, bổ sung, điều chỉnh.

Mục tiêu của Học viện được phổ biến rộng rãi trong CBVC và người học.


Каталог: vie -> userfiles -> file -> thongbao
thongbao -> Ngày Quốc tế Lao động ở một số nước trên thế giới Tại Đức
thongbao -> Danh mục tài sản năM 2011 CŨ, HƯ HỎng không còn sử DỤng đƯỢc của cáC ĐƠn vị trong trưỜng đỀ nghị thanh lý
thongbao -> Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-cp ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
thongbao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triểNNÔng thôN
thongbao -> Tự do Hạnh phúc Số: /bc-nnh hà Nội, ngày tháng 11 năm 2011 “Dự thảo”
thongbao -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ban chqs huyện gia lâM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
thongbao -> HÌnh thứC ĐÀo tạo trong nưỚc I. Điều kiện và hồ sơ đăng ký theo Đề án 911 đào tạo trong nước

tải về 4.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương