HỌc thuyết pháp trị KẾt cấu bài làm chính I. Hoàn cảnh ra đời. II. Nội dung chính



tải về 112.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích112.98 Kb.
#15986
MÔN HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI

NHÓM II: LỚP QLNN VỀ ĐÔ THI-KH11


HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ
KẾT CẤU BÀI LÀM CHÍNH

I. Hoàn cảnh ra đời.

II. Nội dung chính

1. Thương Ưởng( khoảng 390 TCN-338 TCN)

2. Hàn Phi Tử (280- 233TCN)

3. Machiavelli (1469-1527)

4.Một số học giả khác:

- Quản Trọng(Thế kỷ VI TCN)

- Thận Đáo(370- 290 TCN)

- Thân Bất Bại( 401- 337TCN)



III. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của học thuyết Pháp trị

VI. Ứng dụng các học thuyết vào thực tiễn việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quản lý xã hội trong giai đoạn hiện nay.

V. So sánh tư tưởng giữa các học giả.

VI. Tổng kết.


  1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI.

Quản lý ra đời là một tất yếu khách quan khi có một sự hợp tác của nhiều người cùng thực hiện một nhiệm vụ và để đạt được một mục tiêu chung. Từ thuở sơ khai của loài người để các hoạt động của mình có hiệu quả như mong ước các nhà quản lý đã biết vận dụng những học thuyết quản lý để đưa tổ chức đạt được mục tiêu.

Bên cạnh đó với ý muốn chinh phục và cải tạo thế giới vật chất để phục vụ cho nhu cầu con người nên con người đã biết tìm cách sắp sếp các yếu tố vật chất theo một trật tự nhất định để điều khiển chúng có mục đích hơn, đó chính là nền tảng ban đầu cho sự ra đời của các học thuyết quản lý.

Cũng cần phải nhấn mạnh nền tảng trên lý luận trên đây không chỉ sinh ra từ ý chí mà nó được đúc kết qua thực tiễn chinh phục thế giới khách quan của con người, xuất phát từ việc cùng hợp tác để sản xuất làm gia tăng mức chuyên môn hóa hoạt động và quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động thì việc cần có các học thuyết khoa học quản lý ra đời và phát triển chính bởi vậy.

Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử xã hội thời chiến quốc xảy ra chiến tranh liên miên chính trị tồn tại nhiều bất ổn, bên cạnh đó việc áp dụng tư tưởng đức trị tồn tại nhiều hạn chế làm cho đạo đức xã hội bị suy đồi con người luôn tranh giành nhau vụ lợi các vua chúa và tầng lớp quan lại ăn chơi sa đọa không quan tâm lo lắng cho cuộc sống của người dân thay vào đó chúng nhũng nhiễu, áp bức, hà hiếp dân chúng làm cho người dân khổ cục lầm than...

………………………………………………………………………………….


II. NỘI DUNG CHÍNH

1.THƯƠNG ƯỞNG

1.1. Tiểu sử

Thương Ưởng (khoảng 390 TCN-338 TCN), hay Thương Quân, tên thật là Công Tôn Ưởng, sau đó ông đổi hàn Vệ Ưởng là người nước Vệ (cái tên Vệ Ưởng xuất phát từ tên nước Vệ), làm thừa tướng nước Tần dưới thời vua Tần Hiếu Công. Ông là một chính trị gia xuất sắc theo đường lối của Pháp gia, có công lớn đưa nước Tần Hiếu Công làm nên nghiệp bá. Ông được phong 15 ấp ở đất Ư, đất Thương, phong hiệu là Thương Quân nên gọi ông là Thương Ưởng.

1.2. Nội dung chính

“Chính sách pháp trị của ông coi trọng biến phá”( cải cách thể chế)



* Cải cách kinh tế : Bắt đầu từ kinh tế tiểu nông

+ Ban bố lệnh khẩn hoang, khích lệ sự phát triển của nông nghiệp.

+ Đả phá sự áp chế hoạt động buôn bán.

+ 350 TCN: ban bố lệnh đổi mới triệt để, thay đổi kinh tế nô lệ, hiến lập toàn diện chế độ địa chủ, tư hữu và quốc hữu hóa toàn bộ đất đai.

+ 348 TCN: ban hành chính sách “ Sơ địa phú” ( ngoài thuế ruộng đất thì phải nộp thêm một thuế nhân khẩu).

* Cải cách thể chế chính trị.

- Bãi bỏ chế độ lãnh chúa với nông nô, thiết lập chế độ địa chủ

- Thành lập quận, huyện để quản lí thay cho các lãnh chúa.

* Khống chế tư tưởng có ảnh hưởng quan trọng trong văn hóa.

 “ Đốt thi thư để làm rõ pháp lệnh” : cho thiêu hủy những Thi, Thư không còn phù hợp với lợi ích vương triều Tần.

 Thực hành chủ nghĩa chuyên văn hóa và chủ nghĩa ngu dân.

=> Biến pháp của Thương Ưởng thành công khiến pháp gia bước lên địa vị chủ yếu trên vũ đài chính trị. Tư tưởng của ông trở thành một bộ phận tư tưởng chủ yếu trong tư tưởng chính trị của Trung Quốc. Ảnh hưởng tới mọi chính sách của mọi triều đại phong kiến.



2. HÀN PHI TỬ (280-233 TCN)

2.1. Tiểu sử

- Hàn Phi hay còn gọi là Hàn Phi Tử (280-233 TCN) sống dưới thời cuối đời Chiến Quốc trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hán (còn gọi là “công tử”).

Hàn Phi có tật nói ngọng, biện luận không giỏi nhưng giỏi về mặt viết sách, Hàn Phi và thừa tướng nước Tần là Lý Tư là học trò của Tuân Tử.

- Hàn Phi là người theo khuynh hướng Pháp gia ( pháp trị), chịu ảnh hưởng của Mặc Tử.


2.2 Nội dung chính

Hàn Phi không phải là người đầu tiên nêu lên học thuyết Pháp trị mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng và Thân Bất Bại đã là người khởi xướng. Tư tưởng của Hàn Phi đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo

( vốn cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng Nhân trị và Đức trị).

Ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang...khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ xót của kẻ thất phu”.

Theo Hàn Phi để dựng nước và giữ nước bậc làm vua phải biết sử dụng thứ công cụ vạn năng là pháp luật.

* QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI

 Giáo dục, thuyết phục không thể là phương tiện thay đổi tính ác của con người thành tính thiện được, mà phải lấy cái ác để chế ngự cái ác.

 Ông đứng trên quan điểm vị lợi của con người để giải thích về mọi quan hệ xã hội, kể cả quan hệ huyết thống.

 Ông cũng giải thích lòng vị kỷ, vụ lợi của con người lấy cơ sở là những chuẩn mực giá trị mà xã hội coi trọng, đó chính là hệ thống chuẩn mực giá trị liên quan tới quyền lợi vật chất, địa vị xã hội như tiền bạc, nhà cửa ruộng vườn, chức tước, quan lại.

* QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO

 Lãnh đạo là phải nắm vững nghệ thuật sử dụng và duy trì quyền lực

 Nhà lãnh đạo trị vì đất nước cũng phải biết cách dùng người, dụng nhân như dụng mộc, tập hợp quanh mình bầy tôi giỏi để có thể trị quốc an dân.

 Một trong những bài học quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là phải hiểu được lòng dân

 QUAN NIỆM VỀ QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI CAI TRỊ VÀ KẺ BỊ TRỊ

   Người cai trị có thể thực hiện ý muốn của mình đối với kẻ bị trị bất chấp sự chống đối

  Hàn Phi coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo;

  Đánh giá năng lực người quản lý, Hàn Phi nêu 3 mức:

     - Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng mình;

     - Bậc vua trung bình dùng hết sức của người, của nhân dân;

      - Bậc vua cao hơn dùng hết trí của người, lúc đó vua như là thần;

   Hạn chế trong tư tưởng của Hàn Phi  chính là mô hình quản lý pháp trị cứng nhắc theo một trật tự quyền lực từ cao nhất đến thấp nhất trong bậc thang quyền lực

* QUAN NIỆM VỀ NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI    

1.Pháp


- Pháp là phép tắc, pháp luật có ba điểm chính yếu: 1) pháp luật do người cầm quyền cao nhất (Vua) đặt ra; 2) nội dung chính yếu của pháp lệnh là thưởng và phạt; 3) nguyên tắc của pháp là kịp thời, dễ hiểu, dễ thi hành; công bằng và bênh vực kẻ yếu; được thực thi như nhau đối với tất cả mọi người, mọi tầng lớp dưới vua.

- Trong quan điểm của Hàn Phi Tử pháp còn có nghĩa là lệnh “ cấm”, là những gì kẻ thống trị đòi hỏi một chiều ở nhân dân, kẻ bị trị không có quyền ngược lại. Ai làm đúng thì được thưởng, trái lệnh đó sẽ bị phạt bị trừng trị. Thưởng và phạt là hai cái cán giúp cho thống trị kiểm soát, nô dịch nhân dân.

Để thực thi pháp có hiệu quả, trở thành một công cụ hữu hiệu thì kẻ thi hành phải công bằng vô tư. Hàn Phi khẳng định “Phàm người rơi lệ, không đành lòng gia hình cho kẻ khác là nhân: nhưng buộc không thể không gia hình cho kẻ khác là Pháp”.

-Theo Hàn Phi, nội dung chính yếu của Pháp là thưởng và phạt:

1) Con người có tâm lý ham thưởng sợ phạt nên áp dụng thưởng phạt là phương pháp cai trị hữu hiệu nhất.

2) Nếu vua chúa để mắt nhìn, để tai nghe và dùng đầu óc để suy tư thì dễ bị thần thuộc và a dua, lừa bịp. Một khi đã áp dụng luật lệ thưởng phạt thì sẽ tránh được những điều tệ hại đó bởi điều thưởng phạt là phán xét theo sự kiện khách quan, việc gì đáng thưởng điều gì đáng phạt, đều được định sẵn bằng luật lệ minh bạch, khỏi bị ảnh hưởng bởi tình cảm chủ quan.

3) Thưởng phạt là lợi khí sắc bén để vua chúa kiểm soát được thần thuộc.

- Trong đó Pháp là Pháp luật và phải gắn liền với thế và thuật. Pháp được ví như cái dây, cái thước hay trật tự trong những tiêu chuẩn để đo lường hành vi con người.



2.Thuật

 Là kỹ năng cai trị của nhà quản lý. khái niệm này gắn liền với pháp. Nếu pháp dùng để trị dân thì thuật để nhà vua kiểm soát thần thuộc.

 Vua phải luôn cảnh giác với những người xung quanh, biết sử dụng người đúng lúc, đúng chỗ, đúng khả năng. Vua phải sáng suốt, không để lộ sự yếu gét để quân thần lợi dụng.

 Dùng thuật để biết rõ kẻ ngay người gian, để điều khiển bề tôi, thực chất đó chính là thủ đoạn của người làm vua để điều khiển các quan lại, phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh.



3.Thế

 Là uy thế quyền lực của người làm vua, vua phải triệt để sử dụng quyền của mình để trị nước. Hàn Phi Tử đặt địa vị, quyền lục lên trên tài đức. Ông cho rằng tài đức chỉ cần ở mức trung bình nhưng có thế tức là có quyền lực, có chức vụ cụ thể là có thể quản lý được.

 Quyền lực phải tập trung tuyệt đối vào tay nhà vua, không được trao quyền cho bất cứ ai, phải dùng pháp luật để củng cố quyền lực.với Hàn Phi Tử thì quyền lực là tối thượng là điều kiện căn bản nhất của nhà quản lý

 Nếu chỉ có pháp và thuật mà quyền lực (Thế) để cưỡng bức thì cũng không thể cao trị được. Trong pháp, thế, thuật có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó pháp là trung tâm, thuật và thế là điều kiện để thực hành pháp luật. Ở con người Hàn Phi Tử không những coi trọng quyền lực mà còn say mê quyền lực. Đó là ý nghĩ chung của kẻ chủ trương độc tài, chuyên chế từ cổ chí kim, từ đông sang tây, coi quyền lực như là chân lý có quyền lực là có tất cả.



 Hàn Phi Tử hết sức coi trọng tác dụng của pháp luật, chủ trương xây dựng một lý luận pháp trị hoàn chỉnh, trong đó lấy “pháp” làm hạt nhân và có sự kết hợp chặt chẽ và bổ trợ của 2 yếu tố, “thuật”, “thế”. Ba yếu tố trên luôn bổ trợ cho nhau, nếu thiếu đi một thì không thể nào có được nền pháp trị hoàn chỉnh mà chỉ gây thêm loạn trong dân chúng.”.

3.MACHIAVELLI(1469-1527)



3.1.Tiểu sử

- Sinh ngày 3/5/1460- mất ngày 21/6/1527.


- Niccolòdi Bernardo dei Machiavelli sinh ra trong một gia đình quý tộc đã phá sản, trưởng thành là một nhà ngoại giao, nhà triết học chính trị, nhạc gia, nhà thơ, nhà soạn kịch.

- Là đại biểu cho tư tưởng quản lý cổ điển của phương Tây- pháp trị;

  - Là một nhân vật của thời phục hưng Italia và là nhân vật trung tâm của bộ máy chính trị nước Ý thời Phục Hưng.

- Là triết gia đầu tiên tách rời ảnh hưởng tôn giáo ra khỏi lĩnh vực quốc trị và là người đặt những viên gạch đầu tiên cho quan niệm trị quốc hiện đại.

*Tác phẩm :

+ «  Luận bàn về mười cuốn sách đầu của Tito Livio ».

+ « Quân Vương ».

+ « Nghệ thuật chiến tranh ».

3.2.Nội dung chính trong tư tưởng của Machiavelli

* QUAN ĐIỂM VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Machiavelli cho rằng có hai loại nhà nước:

  • Loại nhà nước thứ nhất là áp đặt được quyền lực hay không áp đặt được quyền lực lên dân chúng - về bản chất một là nhà nước cộng hoà,

  • Loại nhà nước thứ hai là quyền lực tối cao tập trung trong tay một người, có thể do cha truyền con nối - nếu dòng họ quân vương trị vì trong một thời gian dài hoặc do thành lập mới.


Ông cho rằng nhu cầu quan trọng nhất của một quân vương là Quyền lực .Vị quân vương phải theo quy tắc thực tế để nắm giữ quyền lực này .Có hai cách duy trì quyền lực : Sức mạnh và Quyền lực.

Cách thứ nhất thì tốt nhưng luôn luôn không đủ ,vị quân vương giỏi phải dùng cách thứ hai, cách củ sức mạnh .

Ông ta phải vừa là một con sư tử vừa là một con cáo, phải đủ sức mạnh làm run sợ các con chó sói và phải đủ khôn ngoan để chinh phục được các quốc vương bằng hai yếu tố sức mạnh và mưu mô .

Bậc quân vương phải biết học hỏi từ bản tính của dã thú, biết kết hợp sức mạnh của sư tử với sự tinh ranh của cáo. Sư tử không thể tự bảo vệ mình tránh các cạm bẫy, còn cáo thì lại không thể chống lại sói. Vì thế, cần phải là cáo để nhận ra những cạm bẫy và là sư tử để doạ sói”.

  Đối với Machiavelli, bậc quân vương phải kết hợp khéo léo những đức tính hoàn toàn đối lập nhau: 
- Tàn bạo và bao dung: quân vương phải biết cách làm cho dân vừa yêu lại vừa sợ. Được yêu là lạc thú của con người, còn được dân sợ là lạc thú của bậc quân vương. 
- Hào phóng và keo kiệt: sự hào phóng có thể dẫn quân vương đến chỗ bị khinh miệt và thù ghét. Bởi vậy, người khôn ngoan nên sống với cái tiếng là người keo kiệt, bị chỉ trích nhưng không bị căm ghét, còn hơn là chuốc lấy cái tiếng tham tàn chỉ vì muốn được coi là người hào phóng. 
Nhưng trong thực tế hoàn cảnh của con người không cho phép một quân vương phải có đầy đủ đức tính tốt trên cho nên tốt xấu tùy lúc.Xét cho cùng một người đứng đầu đất nước chỉ cần biết trách tật xấu có thể không làm mất nước .Vị quân vương không cần giữ lời hứa nếu không có điều gì chạm vào quyền lợi của ông ta .

Hai nguyên tắc khi một nhà lãnh đạo lên nắm quyền:

- Một là cần noi theo kinh nghiệm lịch sử của các nước khác, kết hợp với điều kiện cụ thể của nước mình để xây dựng thể chế nhà nước thích hợp.

- Hai là nhà lãnh đạo khi dựng nước phải dựa vào năng lực của chính mình, đặt trọng tâm xây dựng lực lượng của mình.

     Những người nắm quyền một cách dễ dàng dụa vào tiền bạc hoặc do ân sủng của người khác nếu không biết giữ gìn thì cũng rất dễ đẻ rơi quyền lực vào tay người khác.


* QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ ĐỐI NGOẠI VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

Bàn về lãnh vực đối ngoại, nhà lãnh đạo không thể giữ thế trung lập. Khi hai quốc gia ngoại bang xung đột ,vua phải giúp nước yếu đẻ giữ thế quân bình khiến không nước nào trở thành quá mạnh để đe dọa vị trí của nhau. Nếu giữ thế trung lập ,ông ta sẽ bị cả hai quốc gia lân bang oán ghen và nước thắng cuộc với đội quân hùng mạnh đang xay men chiến thắng có thể gây hiểm họa.Trong đối ngoại cần có sự độc đoán .Khi đã quyết định làm gì phải cấp tốc thực hiện .Trong chiến tranh chỉ một cuộc ra quân quả quyết cũng có thể phân định thắng bại.

Ðối với vấn đề xây dựng chính quyền, tôn trọng và nghe theo lời khuyên của cố vấn và cộng sự, nhưng nhà lãnh đạo không được để họ lèo lái mình.

Ông ta phải cẩn trọng khi lựa chọn người dưới trướng, phải thẳng tay trừng trị những ai không phục vụ tốt và ban phát quyền lợi cho những kể trung thành ,cần phải nhớ là những kể dưới lúc nào cũng sẽ lo cho quyền lợi cá nhân cho nên phải luôn luôn đề phòng họ.Một lãnh tụ cẩn trọng là một người muốn có được các trung thần trung trực và luôn khuyến khích họ đừng ngại khi bàn luận các tin tức không tốt.

Đối với quân đội ,cần nâng đỡ họ ,giữa quân đội và nhân dân, theo ông nhà quản lý nên dùng về phía quân đội vì họ có cơ khí giới. Đối với nhân dân Machiavelli khuyên ông ta cần làm cho họ sợ nhưng đừng để dân ghét.Vì nếu họ oán ghét thì họ sẽ nổi dậy và lúc đó sẽ có ngoại bang can thiệp .Mặt khác nhà quản lý phải biết khuyến khích người tài, ủng hộ phường hội.Nếu có thời cơ nên tổ chức lễ hội linh đình để dân giải trí .Thỉnh thoảng xuất hiện trước dân chúng, tỏ sự nhân ái và hào phóng của mình.


Những phép thuật trị nước của Machiaveli dần dần biến thành chủ nghĩa Machiavelli.Ông quan tâm tới nhân tố con người và các lực lượng thế tục, là mốc đánh dấu sự kết thúc tư tưởng chính trị thần học trung cổ và mở đầu cho sự phát triển của tư tưởng chính trị cận đại với sự thoát ly hoàn toàn của quân quyền khỏi thần quyền. Đồng thời ông coi quyền lực là cơ sở pháp luật và quản lý. Tư tương của Machiavelli hoàn toàn không phải lý thuyết trìu tượng mà là những biện pháp cụ thể đẻ củng cố quyền lực của nhà quản lý. Đây có thể coi như một mẫu mực của chính trị như một khoa học thực dụng.
  • Kết luận:

Machiavelli  không ảo tưởng, không thành kiến mà tỏ ra thực tế hơn. Những quan điểm của Machiavelli xuất hiện trong giai đoạn lịch sử phức tạp nên trong đó có nhiều nội dung được đánh giá trái ngược nhau.


Ông được coi là nhà lý luận đầu tiên của nền chuyên chính tư sản. Đầu óc phê bình mạnh bạo, tư tưởng duy lý phi tôn giáo, lòng căm ghét bọn quý tộc ăn bám, khát vọng muốn xây dựng nước Italia thành một quốc gia thống nhất, tự do, bình đẳng với một chính quyền mạnh, sử dụng bạo lực để xây dựng trật tự mới.


.............................................................................................................................
4. MỘT SỐ HỌC GIA TIÊU BIỂU KHÁC

4.1 Quản Trọng (Thế kỷ VI TCN)

 Được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước.

 Tư tương pháp trị của Quản Trọng được ghi trong bộ “QUẢN TỬ” bao gồm 4 điểm chủ yếu sau:

Một là, mục đích trị quốc là làm cho phú quốc binh cường "Kho lẫm đầy rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinh nhục" .

Hai là, muốncó phú quốc binh cường một mặt phải phát triển nông, công thương nghiệp, mặtkhác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội: "Tội nặng thì chuộc bằng mộtcái tê giáp (áo giáp bằng da con tê); tội nhẹ thì chuộc bằng một cái qui thuẫn(cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kinh phí; tội còn nghi thì tha hẳn;còn hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì bắt nộp mỗi bênmột bó tên rồi xử hòa".

Ba là, chủ trương phép trị nước phải đề cao"Luật, hình, lệnh, chính". Luật là để định danh phận cho mỗi người,Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình là để trừng trị những kẻ làm tráiluật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải.

Bốn là, trongkhi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa, liêm... trong phéptrị nước. Như vậy có thể thấy rằng Quản Trọng chính là thủy tổ của Pháp gia,đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia.

4.2-Thân Bất Hại(401-337 TCN)

Là người nướcTrịnh chuyên học về hình danh, làm quan đến bậc tướng quốc. Thân Bất Hại đưa rachủ trương ly khai "Đạo đức" chống "Lễ" và đề cao "Thuật"trong phép trị nước. Thân Bất Hại cho rằng "thuật" là cái "bí hiểm" của vua, theo đó nhà vua không được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết ít, yêu hay ghét mình... bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối và lừa gạt nhà vua.


4.3-Thận Đáo (370-290 TCN)

Ông là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị ông lại đề xướng đường lối trị nước bằng pháp luật. Thận Đáo cho rằng Pháp luật phải khách quan như vật "vô vi" và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền. Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của "Thế".

Ông cho rằng: "Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp: kẻ bất tiếu mà phục được người hiền vì quyền trọng vị cao. Nghiêu hồi còn làm dân thường thì không trị được ba người mà Kiệt khi làm thiên tử có thể làm loạn cả thiên hạ, do đó biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được mà bậc hiền, trí không đủ cho ta hâm mộ. Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sức gió đưa đi, kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ của quần chúng, do đó màxét thì hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền" .

III. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ


  1. Ưu điểm

Trong học thuyết Pháp Trị có rất nhiều các điểm tiến bộ mà đến ngày nay vẫn còn giá trị trong việc xây dựng cũng như quản lý nhà nước pháp quyền XHCN.

Nhà nước tập trung vào tay một người => Bảo đảm quyền lực thống nhất không bị phân tán. Các hoạt động chính sách được thực hiện xuyên suốt, không có sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái. 

 Coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo, ông cho rằng “nhu cầu quan trọng nhất của một quân vương là quyền lực” nên dễ dàng thực hiện, bắt buộc tuân theo.

 Chứng minh được hiệu lực tối ưu của pháp luật, tạo tiền đề hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo chuẩn mực mới điều chỉnh hành vi con người, các mối quan hệ trong xã hội.

 Coi trọng năng lực nhà lãnh đạo, khuyến khích và trọng dụng được nhân tài => phát huy được hiệu quả trong quản lý.



  1. Nhược điểm

 Bỏ qua giá trị nhân văn của con người và độc tôn pháp luật.

 Trị nước xuất pháp từ một phía duy ý chí, độc quyền,áp đặt và lạm dụng quyền lực không đảm bảo quyền lợi của người dân dấn đến dân không ủng hộ => chuyên chế.

 Quá đề cao pháp luật, pháp luật mà học thuyết pháp trị đề cao là thứ pháp luật hà khắc, tàn bạo khác xa với pháp luật ngày nay; con người phải vì pháp luật, chứ pháp luật không vì con người; mặt khác pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhà vua), gây nên sự sợ hãi trong lòng người dân. Chiến tranh là nhân tố quan trọng trong cai trị.

 Pháp gia chỉ chú trọng đến hành chính, pháp luật và làm thế nào để quốc gia phú cường chứ không trú trọng giáo dục dân, bất chấp nguyện vọng của dân, bảo vệ giai cấp giàu và quý tộc “quan hệ giữa người quản lý và kẻ bị quản lý là quan hệ một chiều trong đó có sự mâu thuẫn với nhau”

 Quan niệm về bản chất con người trong xã hội là quan điểm thực dụng, bản tính con người là ác, chỉ nhìn thấy con người ở góc độ vụ lợi, cho đến nhà nước , chỉ quy về chủ nghĩa thực dụng, không thấy được lý tưởng cao đẹp và sắn sang quên mình cho lý tưởng ấy của những con người có tâm có đức.

 Tuyệt đối hóa pháp luật ở những khía cạnh biểu hiện cụ thể của nó, mà không thấy được còn có những công cụ khác kết hợp để trị nước, ví dụ như kết hợp cả đức trị.

 Lý thuyết của học thuyết không thể thực hiện được nguyên nghĩa của nó, khi mà xã hội còn tổ chức theo kiểu quân chủ chuyên chế, hình phạt không áp dụng đối với vua và thiên tử, vì vậy cũng không thể tìm ra được cơ chế bắt buộc nhà vua phải đề phòng cái họa từ trước.


  • Quyền lực là tất cả, vua chúa phải nắm lấy quyền lực, chớ có chia sẻ cho người ta, khi bề trên chia mất một quyền thì kẻ dưới sẽ lạm dụng thành trăm. Đây là ý nghĩa của kẻ chủ trương độc tài, chuyên chế, coi quyền lực là chân lý, có quyền lực có tất cả.

 Trong chính sách đối ngoại chỉ quan tâm đến lợi ích của mình còn chưa quan tâm đến sự phát triển chung.

VI. ỨNG DỤNG CÁC HỌC THUYẾT VÀO THỰC TIỄN VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.Trong quản lý xã hội hiện nay

- Nhà quản lý và việc áp dụng “Thuật”trong phương thức quản lý tổ chức và quản lý xã hội, phải là người có trí tuệ cao, có năng lực đạt được mục tiêu đề ra, sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân; không nên ảo tưởng, không thành kiến mà tỏ ra thực tế hơn.Phải đặt lợi ích của người dân, lợi ích chung của tập thể lên hàng đầu, luôn lắng nghe ý kiến của người dân đồng thời phải phân biệt được cái đúng và cái sai.

- Công bằng xã hội và dân chủ hóa pháp luật “Thưởng – Phạt” trong công việc và chế độ đãi ngộ hiền tài.

- Có khả năng đóng vai trò là một cố vấn và tư vấn sáng suốt.Học tập và vận dụng có chọn lọc linh hoạt sáng tạo những phương thức quản lý tổ chức và kinh nghiệm quản lý của thế hệ đi trước.

- Nhà quản lý phải biết cách tìm kiếm cơ hội: Tìm kiếm và thực hiện các cơ hội mới, động não và xác định những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề, suy nghĩ theo các cách khác nhau để tìm ra cách giải quyết, chủ động nắm bắt các cơ hội để thu lượm thông tin, nhân sự có kinh nghiệm, các trang thiết bị, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, thị trường và tài chính, . . .

2. Trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Vấn đề thực thi pháp luật và trách nhiệm của những nhà làm luật

- Hệ thống pháp luật đồng bộ và mục tiêu : “Lấy cong người làm trung tâm” .Phải có hệ thống pháp luật nghiêm minh đồng thời phải áp dụng được vào thực tiễn cuộc sống.Trong đối ngoại phải có chiến lược mền dẻo, đảm bảo quyền và lợi ích của đất nước.

- Môi trường chính trị -xã hội và môi trường pháp lý- mối quan hệ biện chứng không thể tách rời.

- Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta nên tham khảo, tiếp thu những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này, như: đề cao pháp luật; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội; Pháp luật phải được thi hành triệt để, nghiêm minh. Những ai vi phạm pháp luật mà Nhà nước đưa ra đều bị trừng phạt và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Quan niệm pháp quyền được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tựu trung, có ba quan điểm chính:

+ Một, hình thức luận: Không cần biết đến nội dung, chỉ cần mọi luật lệ đều phải rõ ràng, bình đẳng, cố định và phổ quát.

+ Hai, bản chất luận: Mọi luật lệ đều nhằm bảo vệ một số hoặc toàn bộ quyền của con người.

+ Ba, chức năng luận: một xã hội được xem là có tính pháp quyền cao nếu nhân viên chính phủ có ít khả năng tự tung tự tác; ngược lại, sự tự tung tự tác càng cao thì tính pháp quyền càng yếu và ít.

=> Học thuyết pháp trị do phản ánh đúng quy luật khách quan nên đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì một yêu cầu quan trọng là phải xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, tạo môi trường pháp lý ổn định cho phát triển kinh tế- xã hội. Trên thực tế cũng xuất hiện tình trạng chồng chéo, khủng hoảng thiếu hay thừa về luật trong một số lĩnh vực. Pháp luật của chúng ta lại thiếu tính ổn định và sự cụ thể chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn thấp dẫn đến việc coi thường trong chấp hành hoặc áp dụng pháp luật tuỳ tiện... là những nguyên nhân của kỷ cương phép nước không nghiêm. Những hạt nhân tiến bộ của Học thuyết pháp trị chắc chắn sẽ cho chúng ta nhiều suy nghĩ trong công tác xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật hiện nay.
Những nguy hại có thể mang lại khi áp dụng học thuyết pháp trị:

Một là:Pháp trị dễ sai lầm ,vì quan niệm con người và sự vật một cách chủ quan ,giáo điều ,đưa đến tổ chức xã hội xa rời thực tại.

Hai là:Pháp trị dễ thống nhất mục tiêu và phương diện của quốc gia trong ngắn hạn ,nhưng với thời gian nó lại hay đưa đến bất hợp tác, đới kháng ,thậm chí đụng độ đẫm máu ,tiêu hao lực lượng.

Ba là:Khi sai lầm rât khó sửa sai ,do ở nguyên tắc “Pháp bất nghị”

3, Giải pháp cho “ pháp trị” trong quản lí nhà nước


  • Phát huy tối đa các ưu điểm của học thuyết trong vận dụng vào quản lí nhà nước về xã hội trong tình hình hiện nay.

- Vận dụng học thuyết vào quản lí có chọn lọc, linh hoạt sáng tạo, phù hợp với điều kiện của từng quốc gia.

- Phát huy vai trò là công cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ hệ thống chính trị và lợi ích nhân dân. Tiếp tục phát huy thực hiện công bằng xã hội, tạo đà cho sự phát triển của đất nước.



  • Khắc phục những thách thức của thời đại trong việc áp dụng thuyết vào quản lí nhà nước về xã hội

- Phải làm cho pháp luật mềm dẻo linh hoạt do hệ tư tưởng pháp trị quá cứng nhắc.

- Đề cao vai trò của nhân dân trong việc xây dựng pháp luật và đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Các nhà “làm luật” cần có cái nhìn tổng thể trong việc xây dựng pháp luật và đứng về góc độ của nhân dân .Pháp luật phải thể hiện mối quan hệ giữa nhân dân – nhà nước và xã hội.



IV. SO SÁNH TƯ TƯỞNG GIỮA CÁC HỌC GIẢ

1.Sự giống nhau

- Cùng bàn về “đạo làm vua”. bày cách cho nhà vua dựng nước và giữ nước bằng thứ uy quyền của pháp luật, thay thế “đức trị” bằng nhân trị với nhiều bài học đắt giá, luôn đề cao và coi trọng pháp luật cho rằng để quản lý nhà nước và xã hội phải dùng pháp luật.

2.Sự khác nhau

Tiêu chí

HÀN PHI TỬ

MACHIAVELLI

1.Quan niệm về nhà lãnh đạo

- Lãnh đạo là phải nắm vững nghệ thuật sử dụng và duy trì quyền lực

- Phải biết cách dùng người, dụng nhân như dụng mộc, tập hợp quanh mình bầy tôi giỏi để có thể trị quốc an dân.

- Một trong những bài học quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là phải hiểu được lòng dân.




-Nhà lãnh đạo cần noi theo kinh nghiệm lịch sử của các nước khác, kết hợp với điều kiện cụ thể của nước mình để xây dựng thể chế nhà nước thích hợp.

-Nhà lãnh đạo khi dựng nước phải dựa vào năng lực của chính mình, đặt trọng tâm xây dựng lực lượng của mình.





2.Quan niệm về đạo làm vua

Khác với Machiavelli, Hàn Phi lại đề cao pháp trị. Ông định rõ rằng nước phải yên trước thì vua mới có thể dễ dàng dụng thuật và trí trong trị nước.

Hàn Phi cũng đã có những quan tâm đến nhân dân, nhưng vẫn còn rất hạn chế vì bị trói buộc trong pháp luật, vốn là những cỗ máy vô tình.

Machiavelli: Đề cao sử dụng thuật và trí. Ông quan niệm rằng nhà vua phải trị dân tùy biến theo tình huống, vừa làm minh quân cũng vừa làm bạo chúa. Machiavelli đề cao nhân dân, nhưng trong giới hạn là những bề tôi cho vua chứ chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của họ.

VI. Tổng kết

Ra đời cách đây trên hai nghìn năm, mặc dù còn có nhiều hạn chế do lịch sử, do bản chất giai cấp nhưng học thuyết Pháp vẫn toát lên nhiều giá trị tư tưởng quý báu mà học thuyết Nhà nước pháp quyền sau này đã tiếp thụ được. Những giá trị tư tưởng này đã đóng một vai trò tích cực trong lịch sử Trung quốc.Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta nên tham khảo, tiếp thụ những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này, như: đề cao pháp luật; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội; và, pháp luật phải được thi hành triệt để, nghiêm minh.

…………………………………………………………………………………



BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM II- QLNN VỀ ĐÔ THỊ KH11:


STT

Họ và tên thành viên

Phân công công việc

Tổ 1:


1.Mạc Thu Duyên

2.Nguyễn Thị Thúy Hằng

3.Trần Văn Tân

4.Ngô Thị Hải Yến



- Tìm hiểu về THƯƠNG ƯỞNG

- Phản biện và nhận xét nhóm 1, 3, 4.

- làm slide phần 1,2.


Tổ 2

5.Phạm Xuân Triều

6.Cao Thị Luân Lý

7.Ly Seo Mùa

8.Trần Thu Sương



- Tìm hiểu về HÀN PHI TỬ

- Thuyết trình

- Phản biện 5,6.

- làm slide phần 3,4



Tổ 3

9.Lương Thị Hồng

10.Vũ Thị Duyên

11.Sùng A Dinh

12.Lê Thị Vân





-Tìm hiểu về MACHIAVELLI.

-Tổng hợp ý kiến và hoàn thành bài word để nộp.

- -Tìm hiểu về một số học giả khác.

- So sánh các giữa các tư tưởng.



- Phản biện nhóm 7,8.





Каталог: file -> downloadfile2
downloadfile2 -> Môn: Hoá học Đề chính thức Thời gian
downloadfile2 -> BỘ ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Số nguyên tố mà trong cấu hình electron nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s2 là A
downloadfile2 -> HƯỚng dẫN ĐỔ MỰc và khắc phục sự CỐ MÁy in dụng cụ phục vụ cho việc đổ mực và sửa chữa
downloadfile2 -> Luận Văn “Thiết kế xưởng sản xuất supe phốt phát đơn ”
downloadfile2 -> Đề tài Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919-1945
downloadfile2 -> Đề tài: Chính Sách ngoại Giao giai đoạn 1954-1964 Chính sách ngoại giao trong giai đoạn 1954 1964 Mở bài
downloadfile2 -> Lớp Bồi Dưỡng Kiến Thức Giáo Viên: Huỳnh Phước Hùng oxi và LƯu huỳnh bài 1
downloadfile2 -> Một số câu nói hay và những câu khuyên dăn trên đời
downloadfile2 -> Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất?
downloadfile2 -> BÀi tiểu luận phân tích môi trưỜng bên ngoài công ty

tải về 112.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương