HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC



tải về 202.01 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích202.01 Kb.
#17397
  1   2   3   4   5   6


HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG VƯƠNG QUỐC HÀ LAN

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG 1

1. Các thông tin cơ bản 1

2. Lịch sử 2

3. Đường lối đối ngoại 2

4. Văn hoá xã hội 3

5. Du lịch 5

6. Con người 9

7. Văn hóa kinh doanh 10

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ 11

1. Tổng quan 11

2. Các ngành kinh tế mũi nhọn: 12

3. Các chỉ số kinh tế 13

4. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, XNK, thuế v…v 14

III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM 15

1. Các chuyến thăm cao cấp gần đây 15

2. Cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan 15

IV. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM 16

1. Hợp tác thương mại 16

2. Hợp tác đầu tư 16

3. Hợp tác trong các lĩnh vực khác 16

V. HỢP TÁC VỚI VCCI 18

1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết 18

2. Hoạt động đã triển khai 18

VI. THÔNG TIN HỮU ÍCH 19

1. Địa chỉ hữu ích 19

2. Các thông tin khác 19



PHỤ LỤC THAM KHẢO

Bảng 1. Xuất khẩu VN – Hà Lan 2012

Bảng 2. Nhập khẩu VN – Hà Lan 2012

I. GIỚI THIỆU CHUNG





1. Các thông tin cơ bản


Tên nước

Vương quốc Hà Lan (Kingdom of the Netherlands)

Thủ đô

Amsterdam

Quốc khánh

30/4 (theo ngày sinh của Nữ hoàng)

Diện tích

41.526 km2

Dân số

16,877,351 (2013)

Khí hậu

Ôn đới, khí hậu biển; mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp

Ngôn ngữ

Tiếng Hà Lan : 90% dân số sử dụng ngôn ngữ này. Khoảng 350.000 người chiếm 2,2% dân số Hà Lan sử dụng tiếng Frisian là ngôn ngữ chính, chủ yếu ở tỉnh phía Bắc của Friesland. Ở Hà Lan hơn 1,2% dân số sử dụng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập.

Tôn giáo

Thiên chúa giáo La mã 30%, Hà Lan cách tân 11%, Can-vin 6%, Hồi giáo 5,8%, khác 5,2%, không tôn giáo 42%

Đơn vị tiền tệ

Euro

Múi giờ

GMT +1

Thể chế

Quân chủ lập hiến và Nghị viện

Nguyên thủ

Nữ hoàng Beatrix (Queen Beatrix) kế vị ngày 30/4/1980

Khác với nhiều nước Châu Âu khác, Nữ Hoàng Hà Lan - nguyên thủ quốc gia - tham gia thành một bộ phận của chính phủ bên cạnh Thủ tướng và các bộ trưởng. Nữ Hoàng có trách nhiệm đọc các bài phát biểu hàng năm, khai mạc quốc hội và thông qua kế hoạch năm của chính phủ vào ngày Thứ Ba tuần thứ ba của Tháng Chín.

Nữ Hoàng có vai trò quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử Hà Lan chưa khi nào có một chính đảng một mình chiếm được đa số trong Quốc hội và các chính phủ Hà Lan đều là chính phủ liên hiệp


Thủ tướng

Mark RUTTE (từ 14/10/2010);

2. Lịch sử


Trong thời trung cổ, nước Hà Lan được chia thành những vùng từ trị dưới quyền các lãnh chúa phong kiến. Dưới thời vua Karel đệ ngũ (1500-1558), những vùng tự trị này kết hợp với vùng đất thuộc Bỉ và Luxembourg ngày nay dưới tên gọi "Lage Lande" (có nghĩa là các nước thấp hơn mực nước biển) và bị sát nhập vào đế quốc Bourgon và Habsburg (Bourgondisch - Habsburgse Rijk). Năm 1568, vì vua Phillip đệ nhị (con của vua Karel đệ ngũ) độc tài nên hoàng tử Willem van Oranje lãnh đạo những vùng tự trị miền bắc Hà Lan đứng lên chống lại Phillip đệ nhị. Lịch sử Hà Lan gọi giai đoạn này là "Cuộc chiến tranh 80 năm", kết thúc bằng hiệp ước MÜ nster năm 1648 đánh dấu sự ra đời của quốc gia độc lập "Cộng hoà thống nhất bảy xứ Hà Lan" (Pepubliek der Zeven Verenigde Nederlanden) gồm 7 vùng tự trị là Holland, Zeeland, Utrecht, Friesland, Groningen, Overijssel và Gelderland.

Cuối Thế kỷ 18, Pháp chiếm đóng Hà Lan và thành lập nước Cộng hoà Batavia (Batavian Republic). Napoleon đã biến nước cộng hoà này thành vương quốc (Kingdom of Holland) dưới sự trị vì của em mình là Louis, lấy Amsterdam làm thủ đô. Một vài năm sau, Netherlands bị sát nhập vào Pháp. Đến 1813, Hà Lan lại được độc lập, nhưng lại xẩy ra nội chiến giữa hai phe Cộng hoà và nhóm ủng hộ Hoàng gia. Kết quả là nhóm Cộng hoà bị thua.

Năm 1813, Willem Frederik - vị Vua đầu tiên - chuyển chính phủ về The Hague, mặc dù Amsterdam vẫn tiếp tục là thủ đô chính thức. Năm 1815, miền Bắc và miền Nam Netherlands - ngày nay là lãnh thổ Hà Lan và Bỉ - sáp nhập lại thành Vương quốc Netherlands dưới sự trị vì của Vua Willem Frederik. Năm 1830, miền Nam Netherlands tách ra để thành lập Vương quốc riêng là Vương quốc Bỉ hiện nay. Vua Willem đệ tam qua đời năm 1890 mà không có con trai để nối ngôi. Dưới quyền nhiếp chính của Thái hậu Emma, nữ hoàng Wilhelmina bắt đầu lãnh đạo đất nước và cũng chấm dứt quyền lực của Hà Lan đối với Luxembourg.

Hiến pháp năm 1848 mở đầu thời kỳ quân chủ lập hiến (nhà vua không chịu trách nhiệm về các hoạt động của chính phủ mà các bộ trưởng phải có trách nhiệm giải trình với Nghị viện) và việc bầu trực tiếp Hạ viện.

Trong chiến tranh Thế giới thứ nhất, Hà Lan được đánh giá là nước trung lập nhưng trong chiến tranh Thế giới thứ hai, Hà Lan bị Phát xít Đức xâm lược và chiếm đóng. Hiện nay, là một quốc gia hiện đại, công nghiệp hóa cao, Hà Lan cũng là quốc gia chuyên xuất khẩu các sản phẩm nông sản.

Hà Lan là thành viên sáng lập NATO và EEC (hiện nay là EU), và tham gia vào khu vực đồng tiền chung Châu Âu năm 1999.



Каталог: Media -> AuflaNews -> Attachment
Attachment -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Attachment -> Trung tâm thông tin công nghiệp và thưƠng mạI
Attachment -> Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban Đổi mới và qldnnn, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Attachment -> Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011 B…BỘ NÔng nghiệP
Attachment -> THỦ TƯỚng chính phủ ­­­­­­­­­ Số: /QĐ-ttg DỰ thảO
Attachment -> HIỆP ĐỊnh về quy tắc thanh toán trong liên vận hành khách và HÀng hóA ĐƯỜng sắt quốc tế do Ủy ban osjd tái bản
Attachment -> TỔng cục lâm nghiệp số: 287 /QĐ – tcln-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachment -> Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n
Attachment -> CỤC ĐƯỜng sắt việt nam

tải về 202.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương