HỒ SƠ MỜi thầu xây lắp gói thầu số 04 Toàn bộ phần xây lắp tuyến đê đoạn từ Km23+470 đến Km25+036 và công trình trên tuyến



tải về 1.3 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21898
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

V

Đường thi công







217

Đắp nền đường bằng máy đầm 9T, đạt độ chặt yêu cầu K=0,90

1 m3

1.004,870

218

Đào nền đường bằng máy đào <= 0.8m3, đất cấp I

1 m3

3,900

219

Đào thay đất không phù hợp

1 m3

119,730

220

Đào khuôn đường bằng máy ủi <= 75CV, vận chuyển trong phạm vi <=70m, đất cấp I

1 m3

11,350

221

Đánh cấp thủ công

1 m3

52,720

222

Làm mặt đường cấp phối đá dăm Dmax=37.5mm, đường mở rộng

1 m3

143,830

a

Cống D600 tại K0+27.00







223

Sản xuất và lắp đặt ống buy ly tâm D600, tảI trọng HL93 (băng đường), trọng lượng <=2T

1cấukiện

2,000

224

Bê tông móng chiều rộng R<=250cm, vữa BT đá 1x2 M200, độ sụt 2-4cm

1 m3

4,270

225

Bê tông móng chiều rộng R<=250cm, vữa BT đá 1x2 M150, độ sụt 2-4cm

1 m3

1,170

226

Bê tông tường thẳng, Dày<= 45 cm, cao <=4m, vữa BT đá 1x2 M200, độ sụt 2-4cm

1 m3

2,510

227

Bê tông đá dăm lót móng, R<=250cm, vữa BT đá 4x6 M100, độ sụt 2-4cm

1 m3

1,550

228

SXLD ván khuôn kim loại móng

1 m2

14,160

229

SXLD ván khuôn kim loại tường, cao <=16m, cột vuông, chữ nhật, xà dầm, giằng

1 m2

17,640

230

Đào móng bằng máy đào <= 0.8m3, Chiều rộng móng <= 6m, Đất cấp I

1 m3

19,360

231

Đắp đất công trình bằng đầm cóc, đạt độ chặt yêu cầu K=0,90 (tận dụng đất đào)

1 m3

4,760

232

Phá dỡ bê tông cống cũ

1 m3

0,590

Chương VI: YÊU CẦU VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Khi tính toán tiến độ thi công cần lưu ý các hạng mục ngầm dưới nước cần triển khai vào thời kỳ kiệt, hạng mục thi công cần chú ý thời đoạn thi công và biện pháp dẫn dòng trong thời gian trên để kịp thời thi công.

Tùy thuộc vào các hạng mục công việc cụ thể Nhà thầu phải lập tiến độ thực hiện thi công theo khả năng lực lượng thi công, nhân lực và máy móc thi công để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tương ứng theo thời gian.

Lập sơ đồ tổ chức tiến độ thi công phù hợp yêu cầu trong Hồ sơ yêu cầu về thời gian hoàn thành công trình và phù hợp điều kiện thực tế (Thời tiết, ngày nghỉ, công đoạn thi công...), hợp lý theo công nghệ và phương án thi công đã diễn trình trên.

Biểu đồ tiến độ thực hiện lập theo sơ đồ nhà thầu chọn, nhưng phải có diễn biến khối lượng công việc, số lượng nhân công và thiết bị theo thời gian tính theo tuần.

Tổng thời gian thi công: 360 ngày.

Khởi công dự kiến: tháng 07/2015.

Hoàn thành dự kiến: tháng 07/2016.

Chương VII: YÊU CẦU VỀ MẶT KỸ THUẬT

* Yêu cầu chung:

- Nhà thầu xây dựng phải thực hiện và hoàn thành công trình theo các điều khoản trong hợp đồng, những yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ thi công cung cấp trong HSMT gói thầu số 04.

- Ngoài các quy định chủ yếu nêu trong Chương này, nhà thầu còn phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật thuộc Quy phạm hiện hành của Nhà nước có liên quan.

1. Các quy trình, quy phạm áp dụng cho vật liệu xây dựng, thi công, nghiệm thu công trình:

+ TCVN 1770:1986 Cát xây dựng- Yêu cầu sử dụng

+ TCVN 1771:1986 Đá dăm, sỏi, sỏi dăm dùng trong XD - Yêu cầu kỹ thuật.

+ TCVN 2682: 1999 Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 6260: 1997 Xi măng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVNXD 7570: 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 7572: 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Các phương pháp thử

+ TCXDVN 302: 2004 Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVNXD 374: 2006 Hỗn hợp Bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

+ TCVN 6285: 1997 Thép cốt bê tông- Thép vằn

+ TCVN 6286: 1997 Thép cốt bê tông- Lưới thép hàn

+ TCVN 3994:1985 Chống ăn mòn trong xây dựng

+ QPTL.D.1.74. Quy phạm quy tắc thi công và nghiệm thu các công việc tiêu nước mặt và hạ mực nước ngầm bằng nhân tạo

+ 14TCN 59-2002. Công trình thủy lợi - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu

+ 14TCN90-1995. Công trình thủy lợi - Quy trình thi công và nghiệm thu khớp nối biến dạng.

+ QPTL.1.68. Quy phạm tạm thời thi công và nghiệm thu lắp ghép các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn

+ 14TCN 80-2001. Vữa thủy công - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

+ 14TCN 63-2002. Bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật.

+ 14TCN 64-2002. Hỗn hợp bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật.

+ 14TCN 78-88. Các dấu hiệu và tiêu chuẩn đánh giá ăn mòn của môi trường nước đối với bê tông của kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Các biện pháp chống an mòn.

+ 14TCN 91-1996. Vải địa kỹ thuật - Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

+ HD.TL-B-1-74. Hướng dẫn phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm các mẫu đất đá.

+ TCVN 4055:1985 Tổ chức thi công.

+ TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

+ TCVN 4086:1985 An toàn điện trong xây dựng - yêu cầu chung.

+ TCVN 4087:1985 Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung.

+ TCVN 4091:1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng.

+ TCVN 4252:1987 Qui trình lập TKTCTC và TKTC.

+ TCVN 4452:1987 Kết cấu BT và BTCT lắp ghép-QP thi công và nghiệm thu.

+ TCVN 4453:1995 Kết cấu BT và BTCT toàn khối-QP thi công và nghiệm thu.

+ TCVN 4506:1987 Nước cho bê tông và vữa- Yêu cầu kỹ thuật

+ TCVNXD 309: 2004 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình- Yêu cầu chung

+ TCVN 4447: 1987 Công tác đất- Quy phạm thi công và nghiệm thu

+ TCVN 4453: 1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu (trừ mục 6.8 được thay thế bởi TCVNXD 305: 2004)

+ TCVNXD 305: 2004 Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu (thay thế mục 6.8 của TCVN 4453-1995)

+ TCVNXD 390: 2007 Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép lắp ghép- Quy phạm thi công và nghiệm thu

+ TCVNXD 267: 2002 Lưới thép hàn dùng trong kết cấu Bê tông cốt thép- Tiêu chuẩn thiết kế thi công lắp đặt và nghiệm thu

+ TCVNXD 391: 2007 Bê tông nặng- Yêu cầu dưõng ẩm tự nhiên

+ TCVN 4519:1988 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

+ TCVN 5308:1991 Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

+ TCVN 5436:1998 Sản phẩm sứ vệ sinh. Phương pháp thử.

+ TCVN 5556:1991 Thiết bị điện hạ áp-yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật.

+ TCVN 5637:1991 QLCL xây lắp công trình xây dựng

+ TCVN 5672:1992 Hệ thống tài liệu TK - Hồ sơ thi công - Nguyên tắc cơ bản.

+ TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.

+ TCVN 6287:1997 Thép thanh cốt bê tông - thử uốn và uốn lại không hoàn toàn.

+ TCVN 6355:1998: Gạch xây - Phương pháp thử xác định cường độ nén.

+ TCXD 25:1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà và thiết bị điện trong nhà và công trình.

+ TCXD 65:1989: Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng.

+ TCXD 79:1980: Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng.

+ TCXD 170:1989 Kết cấu thép-Gia công lắp ráp và nghiệm thu-Yêu cầu kỹ thuật.

+ TCVN 4516:1988 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. QP thi công và nghiệm thu.

+ TCVN 5639:1991 Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản.

+ TCVN 5640:1991: Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.

Danh mục nêu trên không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu trong việc tìm hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành khác. Nhà thầu phải có trách nhiệm nghiên cứu và tuân thủ các quy trình, quy phạm hiện hành khác của nhà nước mà đang được áp dụng trong thời điểm thi công công trình.

2. Các yêu cầu về tổ chức kỹ thuật thi công, giám sát;

2.1 Bộ máy quản lý chỉ huy trực tiếp tại công trường:

Phải ghi rõ danh sách trích ngang trong đó có ghi rõ trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, khả năng quản lý, nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn của từng người. Đặc biệt, đối với cán bộ kỹ thuật chính (quản lý kỹ thuật) và chỉ huy trưởng công trường ngoài photo có công chứng các văn bằng chứng chỉ và hợp đồng mà còn nêu lên những công trình đã làm để đánh giá về năng lực thực tiễn, đáp ứng Qui định theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013.

Bộ máy này khi trúng thầu phải trực tiếp thực hiện công việc, không bố trí thay đổi trừ trường hợp ốm đau hoặc điều kiện đặc biệt khác, nhưng phải được Bên mời thầu đồng ý. Trong trường hợp đó phải bố trí cán bộ có đủ các điều kiện nêu trên, Bên mời thầu sẽ từ chối làm việc với Bên nhận thầu khi bố trí danh sách cán bộ không đúng trong đăng ký hồ sơ dự thầu, hoặc bộ máy đó không đảm đương được công việc theo các nội dung đã ký kết trong hợp đồng.

Mọi việc trên công trường cán bộ kỹ thuật Bên mời thầu chỉ làm việc với cán bộ kỹ thuật Bên nhận thầu đã được phân công bằng văn bản.



2.2 Lực lượng lao động trên công trường:

Lực lượng lao động tham gia trên công trường phải có tay nghề phù hợp với công việc, đã được tập huấn an toàn lao động và được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Lực lượng lao động phổ thông chỉ làm công việc lao động phổ thông, và lực lượng thợ tùy theo ngành, nghề bố trí phù hợp đảm bảo chất lượng thi công. Bên mời thầu có quyền từ chối lực lượng lao động trên công trường (thợ và phụ) khi thấy vi phạm về an toàn lao động, nội qui công trường và đặc biệt là tay nghề thi công không đảm bảo được yêu cầu của công việc kể cả phần thô, cốt thép.v.v...lẫn công tác hoàn thiện khác.

Khi công trường đang thi công, yêu cầu bên nhận thầu phải có người đại diện đủ thẩm quyền để giải quyết các vấn đề trên công trường.

Sơ đồ tổ chức bộ máy, nhân sự và tiến độ thi công được treo tại Văn phòng công trường và thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan để theo dõi chỉ đạo.



2.3. Về mặt bằng thi công:

Đơn vị thi công phải bố trí mặt bằng thi công trên bản vẽ phù hợp thực tế tại hiện trường tùy theo từng giai đoạn thi công phù hợp. Trong quá trình thi công, Bên nhận thầu phải bảo đảm các yêu cầu: Có che chắn trong giới hạn phạm vi thi công và một số hạng mục phụ trợ khác như lán trại nghỉ, WC, nơi làm việc tạm. . .



2.4. Quản lý chất lượng công trình xây dựng:

Ngoài những nội dung được ghi trong Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình và các yêu cầu về chất lượng công trình theo qui phạm và thiết kế, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013, Bên nhận thầu còn phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Cán bộ kỹ thuật hiện trường của Bên nhận thầu phải kiểm tra thường xuyên về quá trình thi công và thường xuyên có mặt trên công trường khi công nhân đang thi công và phải tiến hành nghiệm thu kỹ thuật nội bộ trước khi chính thức mời các bên liên quan tổ chức nghiệm thu kỹ thuật. Cán bộ kỹ thuật yêu cầu phải có chuyên môn, có kinh nghiệm thi công.

- Bên nhận thầu phải có các thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm nghiệm tối thiểu để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng công trình và các phương tiện đó phải thường xuyên có ở hiện trường, nếu không có đủ các thiết bị thì Bên nhận thầu phải thuê tư vấn khi cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư yêu cầu kiểm tra.

- Việc xác định tim, cốt phải thực hiện bằng máy và được tiến hành từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành căn cứ vào các mốc tim, cốt đã được bàn giao. Ngoài ra, Bên nhận thầu còn phải thực hiện các mốc dẫn khác không bị phá hoại, biến dạng hoặc mất mát trong quá trình thi công. Bên nhận thầu phải bảo vệ các mốc tim cốt để bàn giao cho Chủ đầu tư khi hoàn thành công việc, nếu không Bên mời thầu sẽ từ chối nghiệm thu kỹ thuật.

- Trước khi triển khai thi công của từng công việc chuyển tiếp, nhà thầu lập biện pháp thi công, biện pháp kiểm tra để đảm bảo chất lượng, triển khai tiến độ cụ thể, công tác chuẩn bị, thời gian bắt đầu triển khai và phải được Bên A duyệt mới tiến hành thi công.

- Đối với các vật tư vật liệu chính (như sắt thép, xi măng, gạch, đá, cát, sỏi…) trước khi đưa vào sử dụng phải được lấy mẫu để thí nghiệm có sự chứng kiến của Bên A và được lập biên bản cho mỗi lần lấy mẫu.

- Đối với bê tông đổ tại chỗ, mẫu phải được lấy tại công trường và được bảo dưỡng như bảo dưỡng kết cấu được lấy mẫu tại công trường. Số lượng mẫu, vị trí lấy mẫu phải được thể hiện trong biên bản lấy mẫu, có đại diện bên thử mẫu.

Số lượng mẫu được lấy, ngoài việc phục vụ cho Nhà thầu tiến hành thí nghiệm, thì phải lưu tối thiểu 2 mẫu tại công trường để khi cần thiết Bên A sẽ chỉ định phòng thí nghiệm để kiểm chứng.

Chi phí cho các lần thí nghiệm (kể cả thí nghiệm kiểm chứng), các thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu nhà thầu được tính vào trong giá dự thầu thông qua đơn giá các công việc của hồ sơ mời thầu.



2.5. Tổ chức thi công:

- Điện, nước phục vụ cho thi công bên nhận thầu chịu trách nhiệm giải quyết.

- Có sổ nhật ký công trình theo dõi hàng ngày.

- Bản vẽ bố trí tại Văn phòng thi công của Bên nhận thầu gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng tổ chức thi công từng giai đoạn.

+ Biểu đồ tiến độ, nhân lực trên công trường.

Trên đây là những điều kiện cần thiết, chủ yếu mang tính kỹ thuật thi công hiện trường đã được tóm tắt. Ngoài ra, các yêu cầu khác sẽ được thực hiện theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng và các qui định liên quan khác đã được nêu trong hồ sơ yêu cầu, yêu cầu Bên nhận thầu tuân thủ trong suốt quá trình thi công.

3. Các yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư thiết bị, biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ thi công;

3.1. Về vật tư:

Vật tư đưa vào công trường phải đúng chủng loại, qui cách và chất lượng, theo đúng hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, phải được kiểm nghiệm chất lượng. Bên A sẽ thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện không đúng sẽ bị loại và lập biên bản. Nếu tái phạm với bất kỳ lý do gì, Bên A có quyền từ chối nghiệm thu kể cả khối lượng đối với những công việc có liên quan. Những vật tư vật liệu đưa vào công trình không đảm bảo chất lượng, bị loại thì chậm nhất 24 giờ sau phải đưa ra khỏi công trình. Nếu sau 24 giờ mà đơn vị thi công không vận chuyển ra khỏi công trình thì Bên A có quyền đình chỉ thi công và mọi sự chậm trễ tiến độ và các ảnh hưởng khác Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm;

Đối với các vật liệu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, trước khi đưa vào thi công phải có chứng chỉ kiểm nghiệm, chủng loại đúng theo hồ sơ mời thầu được duyệt, một số vật liệu dưới dạng thành phẩm phải có cam kết đảm bảo chất lượng của nhà cung cấp.

3.2. Thiết bị thi công:

Thiết bị thi công trên công trường phải đảm bảo còn sử dụng tốt và không làm ô nhiễm làm ảnh hưởng môi trường, phù hợp với công việc thi công, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và người sử dụng thiết bị phải có chuyên môn, trang thiết bị bảo hộ lao động;

Thiết bị thi công phải được bố trí thường xuyên trên công trường khi công trường đang thi công có liên quan đến thiết bị đó, thiết bị đưa vào phải có sự đồng ý của bên A.

4. Yêu cầu về biện pháp tổ chức thi công tổng thể và các hạng mục, các yêu cầu về trình tự thi công, lắp đặt

4.1/ Công tác đất, nền móng:

- Phải đào hết gốc rễ cây trong các trường hợp sau đây:

+ Trong giới hạn những hố móng nông (chiều sâu nhỏ hơn 0.5m) như móng nhỏ, hào, kênh, mương;

+ Trong giới hạn đắp nền chiều cao đắp đất nhỏ hơn 0,5m;

+ Trong giới hạn bãi chứa đất, bãi lấy đất và phần đất lấy từ hố móng cần dùng để đắp đất trở lại;

- Trước khi đào đắp đất, lớp đất màu nằm trong phạm vi giới hạn qui định của thiết kế hố móng công trình và bãi lấy đất đều phải bốc hốt và trữ lại để sau này sử dụng tái tạo, phục hồi đất do bị phá hoại trong quá trình thi công, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng, đất phủ màu cho các vườn hoa, cây xanh..... Khi bốc hốt, dự trữ, bảo quản đất màu phải tránh nhiểm bẩn nước thải đất đá, rác rưởi và biện pháp gia cố mái dốc, trồng cỏ bề mặt để chống xói lở, bào mòn;

- Trước khi đào đất hố móng phải phải xây dựng hệ thống tiêu nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao, hồ, cống rãnh....) ngăn không cho nước chảy vào hố móng công trình. Phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ con trạch... tuỳ theo điều kiện địa hình và tính chất công trình;

- Tốc độ nước chảy trong hệ thống mương rãnh tiêu nước không được vượt quá tốc độ gây xói lở đối với từng loại đất;

- Khi đào hố móng nằm dưới mực nước ngầm thì trong thiết kế tổ chức xây dựng thiết kế thi công phải đề ra biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong phạm vi bên trong và bên ngoài hố móng. Phải bố trí hệ thống rãnh tiêu nước, giếng thu nước, vị trí bơm di động và trạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn thi công công trình. Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng. Khi mực nước ngầm cao và lưu lượng nước ngầm quá lớn phải hạ mực nước ngầm mới bảo đảm thi công bình thường thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải có phần thiết kế riêng cho công tác hạ mực nước ngầm cho từng hạng mục cụ thể nhằm bảo vệ sự toàn vẹn địa chất mặt móng;

- Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao cọc mốc và cọc tim. Sau khi bàn giao, đơn vị thi công phải đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là ở những chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng, nơi tiếp giáp đào và đắp... Những cọc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, phải cố định bằng những cọc, mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại những cọc mốc chính, đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công;

- Bề mặt phần đắp nền bằng đá cứng phải rải đá hỗn hợp lên trên gạt phẳng đầm chặt và bảo đảm độ dốc thiết kế;

- Đối với phần đào, phải san mặt bằng trước khi tiến hành xây dựng những công trình ngầm, riêng đối với phần đắp thì chỉ tiến hành đắp sau khi đã xây dựng xong các công trình ngầm trong phạm vi phần đắp đất;

- Chiều rộng đáy móng bằng và đáy móng độc lập tối thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng với lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván khuôn, neo chằng và tăng thêm 0,2m. trong trường hợp có công nhân làm việc dưới đáy móng thì khoảng cách tối thiểu giữa kết cấu móng và vách hố móng phải lớn hơn 0,7m. Nếu hố móng có mái dốc thì khoảng cách giữa chân mái dốc và chân kết cấu móng ít nhất phải là 0,3m;

- Đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng có vách đứng không cần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trên mực nước ngầm theo qui định tại TCVN 4447:1987;

- Thiết kế phải xác định cụ thể những trường hợp cần thiết phải gia cố tạm thời vách đứng của hào và hố móng, hay đào hố móng có mái dốc, tuỳ thuộc vào chiều sâu hố móng, tình hình địa chất công trình (loại đất, trạng thái tự nhiên của đất, mực nước ngầm..... ) tính chất tải trọng tạm thời trên mép hố móng và lưu lượng nước thấm vào trong hố móng;

- Những vật liệu để gia cố tạm thời vách hào và hố móng nên làm theo kết cấu lắp ghép để có thể sử dụng quay vòng nhiều lần và có khả năng cơ giới hoá cao khi lắp đặt. Khi đắp đất vào hố móng phải tháo dỡ những vật liệu gia cố tạm thời, chỉ được để lại khi điều kiện kỹ thuật không cho phép tháo dỡ những vật kiệu gia cố;

- Khi tổ chức thiết kế xây dựng tổ chức công trình phải xác định điều kiện bảo vệ vành đai ngoài hố móng, chống nước ngầm và nước mặt. Tuỳ theo điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn của toàn khu vực, phải lập bản vẽ thi công cho những công tác đặc biệt như lắp đặt hệ thống hạ mực nước ngầm, gia cố đất, đóng cọc bản thép ...

- Những đất thừa và những đất không đảm bảo chất lượng phải đổ ra bãi thải qui định, không được đổ bừa bãi làm ứ đọng nước, ngập úng những công trình lân cận và gây trở ngại sau thi công;

- Đối với những hố móng có vách thẳng đứng, không gia cố tạm thời thì thời hạn đào móng và thi công những công việc tiếp theo phải rút ngắn tới mức thấp nhất. Đồng thời phải đặt biển báo khoảng cách nguy hiểm trong trường hợp đào gần những nơi có các phương tiện thi công đi lại;

- Khi hố móng là đất mềm, không được đào sâu quá cao trình thiết kế. Nếu đất có lẫn đá tảng, đá mồ côi thì phần đào sâu quá cao trình thiết kế, tại những hòn đá đó phải được bù đắp bằng vật liệu cùng loại hay bằng vật liệu ít bị biến dạng khi chịu nén như cát, cát sỏi ....

- Độ chặt yêu cầu của đất được biểu thị bằng khối lượng thể tích khô của đất hay hệ số làm chặt. Độ chặt yêu cầu của đất được qui định trong thiết kế công trình trên cơ sở kết quả nghiên cứu đất theo phương pháp đầm nén tiêu chuẩn, để xác định độ chặt lớn nhất và độ ẩm tốt nhất của đất;

- Muốn đạt được khối lượng thể tích khô lớn nhất, đất đắp phải có độ ẩm tốt nhất. Độ sai lệch về độ ẩm của đất đắp nên dao động như sau: đối với đất dính 10%, đối với đất không dính 20% của độ ẩm tốt nhất;

- Trước khi đắp phải bảo đảm đất nền cũng có độ ẩm trong phạm vi khống chế. Nếu đất nền quá khô phải tưới thêm nước. Trong trường hợp nền bị quá ướt thì phải xử lý mặt nền để có thể đầm chặt;

- Phải đảm bảo lớp đất cũ và mới liên kết chắc với nhau, không có hiện tượng mặt nhẵn giữa 2 lớp đất, bảo đảm sự liên tục và đồng nhất của khối đất đắp;

- Khi đất dính không đủ độ ẩm tốt nhất thì nên tưới thêm ở nơi lấy đất. Đối với đất không dính và dính ít không đủ độ ẩm tốt nhất thì có thể tưới nước theo từng lớp ở chỗ đắp đất;

- Việc đầm nén khối đất phải tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất, chiều dày của lớp đầm phải được qui định tuỳ thuộc vào điều kiện thi công từng loại đất, loại máy đầm sử dụng và độ chặt yêu cầu. Khi rãi đất đầm thủ công phải san đều đảm bảo chiều dày qui định cho trường hợp đắp đất bằng thủ công. Những hòn đất to phải được băm nhỏ, những mảnh sành, gạch vỡ, hòn đá to lẫn trong đất phải nhặt loại bỏ. Không được đổ đất dự trữ trên khu vực đang đầm đất;



Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương