HỒ SƠ MỜi thầu xây lắp gói thầu số 04 Toàn bộ phần xây lắp tuyến đê đoạn từ Km23+470 đến Km25+036 và công trình trên tuyến


Các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn lao động



tải về 1.3 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21898
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

5. Các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn lao động;

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu phải đảm bảo công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo qui định hiện hành và phải được trình bày đầy đủ các biện pháp chi tiết trong hồ sơ dự thầu với một số yêu cầu cơ bản như sau:



5.1/ Quản lý công trường xây dựng:

Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chất ổn định, an toàn của tất cả các hoạt động ở Công trường trong suốt thời gian thi công, hoàn thiện công trình và trong giai đoạn bảo hành. Nhà thầu phải nêu rõ chi tiết các biện pháp cụ thể trong hồ sơ dự thầu và phải đảm bảo yêu cầu chung như sau:

- Không gây ô nhiễm quá giới hạn cho phép tới môi trường ở trong và ngoài công trường do xã ra các yếu tố độc hại như bụi, hơi khí độc, tiếng ồn ... hoặc thải nước, bùn, rác, vật liệu phế thải.

- Không gây nguy hiểm, thiệt hại về tài sản và người ở công trường và khu lân cận.

- Không gây lún, sụt, nứt, đổ cho nhà, công trình và hệ thống kỹ thuật hạ tầng ở chung quanh.

- Không cản trở giao thông do vi phạm lòng lề đường, vỉa hè.

- Không để sự cố cháy nổ xãy ra;

Nhà thầu phải thiết kế mặt bằng thi công bảo đảm các yêu cầu trên, đồng thời thể hiện đầy đủ các yếu tố: Vị trí công trình thi công, vị trí các hạng mục phụ trợ thi công như: kho nguyên vật liệu; đường giao thông đã có; đường giao thông mở thêm phục vụ thi công; bãi để vật liệu cấu kiện ngoài trời; khu vực bố trí vật liệu phế thải, đất đá dư thừa; Rãnh tiêu thoát nước, biện pháp xử lý khi đưa thải vào hệ thống công cộng.

Nhà thầu phải chuẩn bị bố trí biển báo, rào che chắn thi công ở những nơi cần thiết để bảo đảm an toàn và chỉ dẫn mọi người thực hiện; Cần che chắn chống bụi hoặc rơi vật liệu ở nơi gần dân cư hoặc đường giao thông;

Khi vận chuyển nguyên vật liệu cấu kiện phải tuân thủ luật lệ giao thông và các quy định của chính quyền địa phương; Phương tiện phải được che chắn kín, giằng buộc vững để tránh bụi, rơi vãi và rơi đổ vật xuống đường.

Đối với thi công cơ giới cần chú ý lựa chọn giải pháp thi công phù hợp đặc điểm, vị trí công trường nhằm tránh gây ồn và rung động quá mức

Phải thực hiện biện pháp phòng chống cháy nổ cho công trường; Khu vực có vật liệu dể cháy nổ như xăng dầu, bình hơi, thiết bị có áp lực cần bố trí vị trí có khoảng cách an toàn tới khu vực dân cư, có biển báo và trang bị dụng cụ, phương tiện phòng chửa cháy thích hợp;

Tại những khu vực có hệ thống công trình hạ tầng phải có biện pháp bảo vệ hệ thống này hoạt động bình thường. Chỉ được phép thay đổi, di chuyển sau khi đã có văn bản của cơ quan quản lý hệ thống này cấp phép.

Phải thực hiện bảo vệ cây xanh đã có trong khu vực; Chỉ được chặt hạ khi được phép của cơ quan quản lý và đã thực hiện công tác đền bù.

Sau khi thi công hoàn thiện công trình và trước khi nghiệm thu công trình, bên B phải thu dọn, san trả hiện trường, sửa chữa những chổ hư hỏng do thi công đối với các công trình hạ tầng, nhà dân, đường giao thông ... và làm cho khu vực công trường được sạch sẽ để bàn giao cho đơn vị sử dụng.

5.2/ An toàn lao động và phòng chống cháy nổ:

Nhà thầu phải quan tâm đầy đủ đến an toàn của người lao động, thiết bị, vật tư, công trường, công trình và công trình lân cận. Đảm bảo trật tự cho công trình không để xảy ra tình trạng nguy hiểm cho người lao động.

Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ về bảo hộ lao động như: thời gian làm việc, nghỉ ngơi; lao động nữ; lao đông chưa thành niên; bồi dưỡng độc hại; trang bị phương tiện, trang bị bảo hộ lao động; giảm nhẹ khâu lao động nặng nhọc và hạn chế các yếu tố gây độc hại, gây bệnh nghề nghiệp và gây sự cố nguy hiểm; Cần bố trí các tiện nghi phục vụ sinh hoạt cho người lao dộng bao gồm nhà vệ sinh, nhà trú nắng mưa, nước sinh hoạt, nước uống, nơi nghỉ giữa ca, nơi sơ cấp cứu và phương tiện cấp cứu...

Phải báo cáo cho Chủ đầu tư các chi tiết về bất kỳ tai nạn, hư hỏng nào trong hoặc ngoài công trường. Trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng hư hỏng hay chết người Nhà thầu phải báo cáo ngay lập tức bằng các phương tiện nhanh nhất sẵn có. Thực hiện đầy đủ quy định về an toàn, vệ sinh lao động và chế độ khai báo, điều tra nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc canh giữ công trình, nguyên vật liệu và máy móc đưa vào sử dụng cho việc thi công công trình kể từ ngày khởi công công trình đến ngày cấp giấy chứng nhận nghiệm thu bàn giao công trình.

Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng có xảy ra bất kỳ tổn thất hư hỏng nào đối với công trình, người lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thực hiện (không thuộc trách nhiệm bên chủ đầu tư) Nhà thầu phải tự sửa chữa, bồi thường bằng chính kinh phí của mình.

Tuân thủ Qui phạm an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91 và các tiêu chuẩn an toàn khác về Tiếng ồn, Điện, Hàn, Khoan, Sơn, Gia công gỗ, Gia công kim loại, Sử dụng thiết bị ...

Tuân thủ Quy phạm an toàn trong xây dựng về cháy, nổ. Có biện pháp phòng chống cháy, nổ trên công trường.



6. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu;

Nhà thầu phải theo dõi và kiểm tra chất lượng công tác thi công ở cả bãi vật liệu lẫn ở công trình. Yêu cầu công tác tự kiểm tra chất lượng thi công, tiến độ của nhà thầu thực hiện theo Quy định Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 27/07/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.



7. Yêu cầu về nội dung bản vẽ hoàn công công trình

Bản vẽ hoàn công là tài liệu pháp lý trong hồ sơ hoàn công.

Trước khi nghiệm thu bàn giao gói thầu Nhà thầu phải lập bản vẽ hoàn công (phần của Nhà thầu thi công) theo quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 27/07/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, nộp cho Ban quản lý dự án kiểm tra, đối chiếu với thực tế thi công. Bản vẽ hoàn công phải lập thành 5 bộ, nhà thầu giữ 1 bộ và nộp cho Ban quản lý 4 bộ gửi cho các cơ quan và lưu trữ theo quy định.

Bản vẽ hoàn công phải thể hiện đầy đủ chi tiết các bộ phận và toàn bộ công trình do nhà thầu thực hiện trên nền bản vẽ thiết kế (có cả khung tên đơn vị tư vấn thiết kế). Bản vẽ hoàn công ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật đã đạt được trong thực tế (các kích thước, trụ mốc, chủng loại kích thước vật tư nguyên liệu ....) và các thay đổi về thiết kế phải do tổ chức thiết kế xác nhận và đóng dấu. Các bản vẽ hoàn công trong từng bộ do nhà thầu lập ký tên đóng dấu do đại diện hợp pháp của nhà thầu và Ban quản lý dự án tại khoản lưu không của bản vẽ (không được đóng trùm lên khung tên của đơn vị tư vấn thiết kế).

Bản vẽ hoàn công phải bảo đảm chất lượng rỏ ràng về đường nét và các thông số kỹ thuật. Trường hợp thi công đúng với bản vẽ thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, được chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư xác nhận thì bản vẽ thiết kế được xem là bản vẽ hoàn công.

8. Biện pháp thi công, vận hành, thử nghiệm

8.1. Đối với công trình chính:

- Về nguyên tắc, không được thay đổi biện pháp thi công theo quy định trong bản vẽ thiết kế và thuyết minh thiết kế kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế. Tuy nhiên, trong quá trình xây lắp, khuyến khích nhà thầu đề xuất biện pháp thi công hợp lý trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của công trình và phù hợp với điều kiện thực tế của hiện trường thi công, nhằm khai thác vật tư tại chổ và tiềm lực hiện có, giảm giá thành xây dựng ... Nhưng yêu cầu phải thuyết minh chi tiết, trình bày rõ biện pháp thi công đưa ra đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn công trình và hiệu quả kinh tế. Biện pháp thi công này chỉ được thực hiện khi được người có thẩm quyền phê duyệt (tư vấn thiết kế và chủ đầu tư trình).

- Việc thay đổi biện pháp thi công có thể dẫn đến thay đổi về vật liệu, khối lượng so với hồ sơ mời thầu. Giá trị phần thay đổi này sẽ được nghiệm thu, thanh toán theo biện pháp thi công thực tế được duyệt, nhưng không được vượt quá giá trúng thầu.

8.2. Đối với công trình phụ, tạm:

- Các hạng mục đê quai dẫn dòng thi công …: Khối lượng trong hồ sơ mời thầu căn cứ theo biện pháp và khối lượng của tư vấn thiết kế lập; Nhà thầu tự thiết kế biện pháp thi công cho phù hợp.

- Các hạng mục công trình phụ như đường thi công nội bộ, san mặt bằng thi công xây đúc, kho bãi, vét bùn, tát nước ... theo quy định trong bản vẽ thiết kế và có thể không thể hiện trong khối lượng mời thầu, nhà thầu tự thiết kế biện pháp thi công cho phù hợp; Tên công việc và khối lượng không nêu trong hồ sơ mời thầu xem như đã tính vào khối lượng công việc chính.
Chương VIII: DANH MỤC CÁC BẢN VẼ


TT

Tên bản vẽ

Số lượng

1

Hạng mục: Tuyến đê từ K23+470 đến K25+033.77

01 tập

Phần thứ ba: YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG

Chương IX: ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG



Điều 1. Giải thích từ ngữ

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo.

2. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà chủ đầu tư đã thỏa thuận với nhà thầu theo hợp đồng.

3. “Chủ đầu tư” là___________ [Ghi tên chủ đầu tư].

4. “Nhà thầu” là_____________[Ghi tên nhà thầu trúng thầu].

5. “Nhà thầu phụ” là nhà thầu thỏa thuận hoặc ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc xây dựng đã được dự kiến trong HSDT.

6. “Tư vấn giám sát” là nhà thầu tư vấn được chủ đầu tư lựa chọn để hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường nhằm giám sát việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. Nhà tư vấn giám sát là__________ [Ghi tên tư vấn giám sát].

7. "Ngày khởi công" là ngày mà chủ đầu tư quyết định cho nhà thầu bắt đầu thi công công trình.

8. "Thời gian hoàn thành” là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công trình được tính từ ngày khởi công đến ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.

9. “Ngày” là ngày dương lịch, được tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.

10. “Thời hạn bảo hành công trình xây dựng” là thời gian nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý về sửa chữa các sai sót đối với công trình. Thời hạn bảo hành được tính từ ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.

11. “Biên bản nghiệm thu” là biên bản được phát hành theo Điều 34 Chương này.

12. “Công trường” là địa điểm mà chủ đầu tư quy định cho nhà thầu sử dụng để thi công công trình:___________ [Ghi địa điểm công trường]



Điều 2. Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng

Luật điều chỉnh hợp đồng là pháp luật của Việt Nam. Ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt.



Điều 3. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu sau:

a) Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng là 03 ngày sau khi ký hợp đồng nhưng trước ngày hợp đồng có hiệu lực

b) Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bằng thư bảo lãnh của ngân hàng

c) Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: 3% giá hợp đồng

d) Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến hết ngày ____ tháng ____ năm ____.



[Căn cứ tính chất, yêu cầu của gói thầu mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực cho đến khi công trình được nghiệm thu, bàn giao và nhà thầu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định].

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được trả cho chủ đầu tư như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát sinh do lỗi của nhà thầu khi nhà thầu không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng.

3. Chủ đầu tư phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu trong thời hạn___________ [Ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu.

Ví dụ: Chủ đầu tư phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu ngay sau khi hoặc không chậm hơn ____ ngày kể từ khi công trình được bàn giao, nghiệm thu, đồng thời nhà thầu đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định.]

Điều 4. Hình thức hợp đồng

Hình thức hợp đồng là: Hợp đồng trọn gói.



Điều 5. Nhà thầu phụ

1. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ để thực hiện một phần công việc nêu trong HSDT. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Danh sách các nhà thầu phụ bao gồm:___________ [Ghi danh sách nhà thầu phụ]

Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư chấp thuận.

2. Giá trị công việc mà nhà thầu phụ thực hiện không vượt quá 30% giá hợp đồng.

3. Nhà thầu không được sử dụng thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng nhà thầu phụ trong HSDT.

4. Yêu cầu khác về nhà thầu phụ:_____ [Ghi yêu cầu khác về thầu phụ, nếu có].

Điều 6. Nhân sự của nhà thầu

Nhà thầu phải sử dụng các cán bộ chủ chốt có tên trong Danh sách cán bộ chủ chốt để thực hiện các công việc nêu trong danh sách này hoặc sử dụng các cán bộ khác được chủ đầu tư chấp thuận. Chủ đầu tư sẽ chỉ chấp thuận việc đề xuất thay thế cán bộ chủ chốt trong trường hợp có lý do chính đáng, năng lực và trình độ của những người thay thế về cơ bản tương đương hoặc cao hơn các cán bộ được liệt kê trong danh sách.

Danh sách cán bộ chủ chốt bao gồm:_________ [Ghi danh sách cán bộ chủ chốt phù hợp với Danh sách cán bộ chủ chốt như kê khai trong HSDT].

Điều 7. Bồi thường thiệt hại

1. Nhà thầu phải bồi thường và chịu trách nhiệm về những tổn hại cho chủ đầu tư, nhân viên của chủ đầu tư đối với các thiệt hại, mất mát và các chi phí liên quan đến:

a) Tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau hoặc thiệt hại về tính mạng của bất kỳ người nào xảy ra trong hoặc ngoài quá trình thi công hoặc do nguyên nhân từ bản vẽ của nhà thầu, từ việc thi công, hoàn thành công trình, sửa chữa sai sót, trừ trường hợp do chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng;

b) Hỏng hóc hay mất mát bất cứ tài sản nào (không phải là công trình) xảy ra trong hoặc ngoài quá trình thi công hoặc do nguyên nhân từ bản vẽ của nhà thầu, từ việc thi công, hoàn thành công trình, sửa chữa sai sót, trừ trường hợp do chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng.

2. Chủ đầu tư phải bồi thường và chịu trách nhiệm về những tổn hại cho nhà thầu, các nhân viên của nhà thầu đối với các thiệt hại, mất mát và các chi phí liên quan đến tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau hoặc thiệt hại về tính mạng được xác định do chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng.

Điều 8. Trường hợp bất khả kháng

1. Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch.

2. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Trong khoảng thời gian không thể thi công công trình do điều kiện bất khả kháng, nhà thầu theo hướng dẫn của chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 12 Chương này.



Điều 9. Bảo hiểm

Yêu cầu về bảo hiểm như sau: Các bên phải thực hiện theo yêu cầu về bảo hiểm công trình phù hợp với pháp luật xây dựng đối với cả chủ đầu tư và nhà thầu. Kể từ ngày khởi công cho đến hết thời hạn bảo hành công trình, nhà thầu phải mua bảo hiểm cho vật tư, máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba cho rủi ro của nhà thầu…



Điều 10. An toàn

Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho tất cả các hoạt động tại công trường theo quy định của pháp luật hiện hành.



Điều 11. Tư vấn giám sát

1. Tư vấn giám sát có trách nhiệm thực hiện các công việc nêu trong hợp đồng.

2. Tư vấn giám sát có thể đưa ra chỉ dẫn cho nhà thầu về việc thi công xây dựng công trình và sửa chữa sai sót vào bất kỳ lúc nào. Nhà thầu phải tuân theo các chỉ dẫn của tư vấn giám sát.

3. Trường hợp chủ đầu tư thay đổi tư vấn giám sát, chủ đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu.



Điều 12. Giải quyết tranh chấp

1. Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế sau:_______ [Ghi cụ thể thời gian và cơ chế xử lý tranh chấp căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Trong đó cần nêu rõ thời gian gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp, tổ chức giải quyết tranh chấp, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp...]

Điều 13. Tiến độ thực hiện

1. Chủ đầu tư phải giao quyền sử dụng công trường cho nhà thầu vào ngày khởi công công trình.

2. Nhà thầu có thể bắt đầu thực hiện công trình vào ngày khởi công dự kiến. Nhà thầu phải hoàn thành công trình vào ngày hoàn thành dự kiến: 07/2016.

Điều 14. Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng

1. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ thương thảo về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong những trường hợp sau đây:

a) Chủ đầu tư không giao quyền sử dụng công trường cho nhà thầu vào thời gian quy định tại Điều 13 Chương này;

b) Chủ đầu tư không chấp thuận nhà thầu phụ ngoài danh sách nhà thầu phụ nêu tại khoản 1 Điều 5 Chương này mà không có lý do chính đáng;

c) Chủ đầu tư chậm trễ không có lý do trong việc cấp Biên bản nghiệm thu công trình;

2. Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu hoãn việc khởi công hay thực hiện chậm tiến độ của bất kỳ hoạt động nào trong công trình.

3. Trường hợp cần rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư phải tiến hành thương thảo với nhà thầu về các nội dung liên quan.

Điều 15. Chất lượng vật tư, thiết bị

Nhà thầu phải đảm bảo tất cả vật tư và thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật.



Điều 16. Xử lý sai sót

Tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng các công việc của nhà thầu. Trường hợp phát hiện sai sót, tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu xem xét tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Việc kiểm tra nói trên không ảnh hưởng tới nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu.



Điều 17. Bảo hành công trình

1. Thời gian bảo hành công trình là 12 tháng được tính từ ngày chủ đầu tư ký Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng. Thời gian bảo hành công trình phải được gia hạn cho đến khi khắc phục xong các sai sót do lỗi của nhà thầu.

2. Yêu cầu về bảo hành công trình: Theo quy định của pháp luật xây dựng.

3. Trong thời gian bảo hành, chủ đầu tư cần thông báo cho nhà thầu về những hư hỏng liên quan tới công trình do lỗi của nhà thầu gây ra. Nhà thầu có trách nhiệm khắc phục các sai sót bằng chi phí của nhà thầu trong khoảng thời gian do chủ đầu tư quy định.

4. Trường hợp nhà thầu không khắc phục sai sót trong khoảng thời gian được chủ đầu tư quy định, chủ đầu tư có thể thuê tổ chức khác khắc phục sai sót, xác định chi phí khắc phục sai sót và nhà thầu sẽ phải hoàn trả chi phí này.

Điều 18. Biểu giá hợp đồng

Biểu giá hợp đồng nêu tại Phụ lục hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm các hạng mục công việc mà nhà thầu phải thực hiện và đơn giá của các hạng mục đó.



Điều 19. Điều chỉnh giá hợp đồng

19.1. Giá hợp đồng trọn gói: Giá hợp đồng được điều chỉnh khi bổ sung khối lượng ngoài phạm vi Hợp đồng đã ký kết (ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế được duyệt).

19.2. Khi có khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi Hợp đồng đã ký kết (được cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế và dự toán bổ sung) thì các bên phải lập phụ lục hợp đồng bổ sung, trong đó cần xác định rõ về khối lượng công việc bổ sung, đơn giá áp dụng.

19.3. Đối với các công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng đã ký. Đối với các công việc bổ sung chưa có đơn giá trong Hợp đồng, thì đơn giá mới được xác định trên cơ sở đơn giá trong dự toán bổ sung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

19.4.Tr­êng hîp Chñ ®Çu t­ c¾t gi¶m khèi l­îng c«ng viÖc hoÆc h¹ng môc trong hå s¬ thiÕt kÕ thuéc ph¹m vi c«ng viÖc ph¶i thùc hiÖn theo Hîp ®ång ®· ký kÕt th× gi¸ hîp ®ång ph¶i gi¶m t­¬ng øng víi phÇn gi¸ trÞ khèi l­îng c«ng viÖc kh«ng ph¶i thùc hiÖn.

19.5. Trường hợp có sai lệch về khối lượng trong hồ sơ thiết kế thuộc phạm vi công việc phải thực hiện theo Hợp đồng đã ký kết, các bên thống nhất tính toán lại khối lượng và giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh theo khối lượng tính toán lại đó (khối lượng có thể tăng hoặc giảm) nhưng phải đảm bảo tổng giá trị hợp đồng sau khi điều chỉnh không vượt quá giá trị hợp đồng đã ký kết .

19.6. Các bên thống nhất sẽ điều chỉnh giá hợp đồng trên cơ sở kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán, quyết toán (nếu có).
Điều 20. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng

1. Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Bổ sung hạng mục công việc, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc dịch vụ cần thiết ngoài khối lượng công việc phải thực hiện theo thiết kế và ngoài phạm vi công việc quy định trong hợp đồng;

b) Thay đổi về chất lượng và các thông số của một hạng mục công việc nào đó;

c) Thay đổi về thiết kế;

d) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng.

2. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

3. Trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng, nhà thầu phải đưa khối lượng công việc được bổ sung vào Bảng tiến độ thi công chi tiết.



Điều 21. Tạm ứng

Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu như sau:__________ [Ghi số tiền tạm ứng, các chứng từ để tạm ứng, phương thức tạm ứng... phù hợp quy định của pháp luật về xây dựng. Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu nhà thầu nộp bảo lãnh tiền tạm ứng theo Mẫu số 17 Chương X).

Hoàn trả tiền tạm ứng:____________________ [Ghi thời gian và cách thức hoàn trả tiền tạm ứng phù hợp quy định của pháp luật về xây dựng. Ví dụ về cách thức thực hiện: tiền tạm ứng sẽ được hoàn trả bằng cách khấu trừ đi số tiền theo tỉ lệ nhất định trong các khoản thanh toán khác đến hạn cho nhà thầu trên cơ sở theo tiến độ phần trăm hoàn thành công trình...]


Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương