Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2013



tải về 0.49 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.49 Mb.
#10528
  1   2   3   4

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số 1702 /QĐ-BNN-KHCN
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2013


QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Danh mục và kinh phí thực hiện Đề tài nghiên cứu và Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ giai đoạn 2014-2018




BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008;

Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục và kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ giai đoạn 2014-2018 (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn các tổ chức/cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án theo quy định về quản lý nghiên cứu khoa học công nghệ và quản lý tài chính của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài/dự án, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Lưu: VT, KHCN (40 bản).



KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã ký

Nguyễn Thị Xuân Thu










BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ GIAI ĐOẠN 2014-2018

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1702/QĐ-BNN-KHCN ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)


  1. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


TT

Tên đề tài

Tổ chức, cá nhân chủ trì

Mục tiêu

Dự kiến kết quả

TG thực hiện

Tổng KP

(Tr.đồng)

Kinh phí các năm

(Tr. đồng)



Ghi chú

2014

2015

2016

2017

2018

I

Trồng trọt - BVTV







20550

2310

5340

5600

4700

2600






Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp cho các tỉnh phía Bắc

Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, Viện Khoa học NN Việt Nam

ThS. Nguyễn Xuân Dũng



Chon tạo và phát triển được giống lúa nếp, ngắn ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá và thích hợp cho các vùng trồng lúa chính tại các tỉnh phía Bắc.

- 02 giống lúa nếp được công nhận chính thức, 2-3 giống lúa được công nhận cho sản xuất thử, ngắn ngày (100 – 110 ngày trong vụ mùa, 130 – 135 ngày trong vụ xuân muộn), chống chịu khá với sâu bệnh hại chính (điểm 3 – 5 bạc lá, rầy nâu, đạo ôn), năng suất đạt tối thiểu 50 tạ/ha vụ mùa và 60 tạ/ha vụ xuân muộn, chất lượng tốt (amylose 3 – 5%, thơm).

- Qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống lúa nếp mới.



2014-2018

4500

460

1040

1100

1100

800






Nghiên cứu chọn tạo các giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo kết hợp lai hữu tính

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc , Viện Khoa học NN Việt Nam.

TS. Nguyễn Thị Minh Phương



Chọn tạo và phát triển được các giống chè mới bằng phương pháp đột biến nhân tạo, kết hợp lai hữu tính, có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, phục vụ nguyên liệu chế biến chè xanh, chè đen, chè ô long cho các tỉnh phía Bắc.

- 2-3 giống chè mới được công nhận (trong đó có tối thiểu 1 giống được công nhận chính thức), có năng suất cao (tuổi 3 đạt 4 - 5 tấn búp/ha), đủ tiêu chuẩn chất lượng chế biến chè xanh, chè đen, chè ôlong.

- 10 - 12 dòng chè mới đột biến có đặc điểm quý về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường.

- Tập đoàn vật liệu khởi đầu các cây đột biến (70 – 100 cây)


2014-2018

4950

450

1000

1200

1300

1000






Nghiên cứu chọn tạo giống đu đủ lai F1 phục vụ sản xuất hàng hóa

Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Khoa học NN Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng



Chọn tạo và phát triển được giống đu đủ lai F1 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng quả tốt, thích hợp cho điều kiện sinh thái miền Bắc và miền Nam..

- 02 giống đu đủ lai F1 (cho 2 vùng miền Bắc và miền Nam) được công nhận chính thức/sản xuất thử; 2-3 tổ hợp lai mới có triển vọng, có năng suất, chất lượng quả tương đương với một số giống đu đủ lai nhập nội.

- Quy trình kỹ thuật duy trì dòng bố, mẹ và sản xuất hạt lai F1 và qui trình canh tác cho các giống đu đủ lai F1 mới.



2014-2018

4150

450

1000

1000

900

800






Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại một số vùng chuyên canh hoa

Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Khoa học NN Việt Nam

TS. Bùi Thị Lan Hương



Xác định được thực trạng ô nhiễm môi trường; các giải pháp KHCN và quản lý sử dụng an toàn, bền vững, hiệu quả thuốc BVTV, phân bón, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường (đất, nước, sản phẩm) ở một số vùng chuyên canh hoa.

- Báo cáo thực trạng sử dụng thuốc BVTV, phân bón và mức độ ô nhiễm môi trường tại một số vùng chuyên canh hoa (Hà Nội, Lâm Đồng).

- Giải pháp KHCN và quản lý sử dụng thuốc BVTV, phân bón, giảm ô nhiễm môi trường cho vùng trồng hoa chuyên canh (được công nhận TBKT).

- 01 mô hình trình diễn áp dụng giải pháp KHCN giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho mỗi vùng chuyên canh hoa tăng hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường (giảm thiểu ít nhất 3 lần phun thuốc cho cây hoa, thay thế 30% thuốc sinh học trong phòng trừ, giảm sử dụng 15% - 20% lượng phân hoá học)


2014-2017


2950

450

1000

1000

500









Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ sâu của rầy nâu, rầy lưng trắng và biện pháp quản lý ở Việt Nam

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang



Xác định được mức độ kháng thuốc của rầy nâu và rầy lưng trắng đối với thuốc trừ sâu và đề xuất biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hiệu quả trong phòng trừ tổng hợp rầy hại lúa ở các vùng trồng lúa trọng điểm.

- Báo cáo hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy nâu, rầy lưng trắng tại các vùng lúa trọng điểm.

- Báo cáo hiện trạng tính kháng thuốc của rầy nâu, rầy lưng trắng với các nhóm hoạt chất thuốc hoá học trừ rầy nâu, rầy lưng trắng ở các vùng trồng lúa trọng điểm (rầy nâu tại ĐBSCL và ĐBSH; rầy lưng trắng tại ĐBSH và miền Trung).

- Biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu có hiệu quả trong quản lý tổng hợp rầy nâu, rầy lưng trắng theo hướng hiệu quả, an toàn (được công nhận TBKT).

- Mô hình sử dụng thuốc trừ sâu trong quản lý tổng hợp rầy nâu, rầy lưng trắng, cho hiệu quả kinh tế tăng 10-15%, hiệu quả phòng trừ ít nhất đạt 85% và kéo dài thời gian kháng thuốc ít nhất 50 %.



2014-2017


4000

500

1300

1300

900







II

Chăn nuôi - Thú y







27250

10300

8750

5100

2800

300






Nghiên cứu khai thác và sử dụng hai dòng lợn nái cấp bố mẹ VCN21 và VCN22 tại các tỉnh phía Bắc

Viện Chăn nuôi

ThS. Đào Thị Bình An



Khai thác có hiệu quả nguồn gen 2 dòng mẹ VCN21 và VCN22 để tạo các tổ hợp lai có năng suất cao phục vụ chăn nuôi các tỉnh phía Bắc


- Cung cấp cho sản xuất: 1000 cái hậu bị/năm đảm bảo các chỉ tiêu như sau: số lứa đẻ/năm ≥2,2; số con sơ sinh sống/ổ: ≥11,0 con.

- Tổ hợp lai thương phẩm 4 và 5 dòng có các chỉ tiêu về sinh trưởng: Tăng khối lượng bình quân /ngày >750 gam/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 2,4 – 2,6. Tỉ lệ nạc đạt 58 - 62%; Hiệu quả kinh tế tăng >10% so với trước đây.

- Quy trình chăn nuôi lợn nái cấp bố mẹ VCN21 và VCN22 và lợn thịt thương phẩm.

- Hai mô hình lợn bố mẹ/mỗi trại: Mỗi mô hình trên 100 nái



2014-2016

1700

700

500

500







Thí điểm đặt hàng sản phẩm KHCN theo QĐ số 846/QĐ-TTg



Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống lợn VCN08 nuôi tại Việt Nam và khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai.

Viện Chăn nuôi

Ths. Phạm Duy Phẩm



Đánh giá được khả năng sản xuất của VCN08 và các tổ hợp lai của chúng



- Đánh giá được một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của giống lợn VCN08 nuôi tại Việt Nam.

- Tạo được con nái lai F1 giữa lợn đực Yorkshire với lợn cái VCN08 và giữa đực Landrace với lợn cái VCN08 có số con sơ sinh sống/ổ ≥ 12, số con cai sữa/ổ ≥10;

- Đánh giá được năng suất sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn thương phẩm Duroc x Y-VCN08 và Duroc x L-VCN08;

- Đánh giá được năng suất sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn thương phẩm Duroc x Y-VCN08 và Duroc x L-VCN08;

- Xác định được khẩu phần ăn phù hợp cho đàn lợn nái VCN08, đàn lợn nái F1 và đàn lợn thương phẩm Duroc x Y-VCN08 và Duroc x L-VCN08.


2014-2017

2600

700

700

700

500









Nghiên cứu lai tạo dòng lợn mẹ tổng hợp có máu Meishan đạt năng suất sinh sản cao

Viện Chăn nuôi

Ths. Lê Thanh Hải



Tạo dòng lợn tổng hợp đạt năng suất sinh sản và hiệu quả kinh tế cao

- Quy mô dòng lợn bố mẹ mới: 200 nái và 20 đực

- Số con sơ sinh sống đạt ≥ 11 con

- Khả năng tăng khối lượng ≥ 650 g/ngày

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 2,6 kg

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn


2014-2017

2900

800

600

800

700




Thí điểm đặt hàng sản phẩm KHCN theo QĐ số 846/QĐ-TTg



Nghiên cứu chọn tạo 3 dòng gà lông màu thả vườn có năng suất chất lượng cao

Viện Chăn nuôi

TS. Nguyễn Thanh Sơn



Chọn tạo 3 dòng gà lông màu có khả năng sản xuất thịt tăng 7-8% so với gà lai đại trà phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi tại các tỉnh trung du, miền núi theo phương thức bán chăn thả.


Dòng trống: Số lượng ổn định: 250 mái và 25-30 trống; Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi: 2,2-2,4kg với gà trống, 1,5 - 1,6 kg đối với gà mái; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 140 - 145 quả.

Dòng mái: Số lượng ổn định: 300-350 mái; 35-40 trống; Khối lượng cơ thể lúc 19 tuần đạt 1,7 - 1,9 kg đối với gà trống, 1,5 - 1,6 kg đối với gà mái; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 165 - 170 quả.

Gà thương phẩm: Khối lượng 15-16 tuần tuổi: 1,8 – 2,0 kg đói với gà trống; gà mái đạt 1,5-1,6 với tỷ lệ nuôi sống 90 - 95% và tiêu tốn thức ăn 2,8 - 3,0 kg.

- Quy trình nhân giống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà bố mẹ và thịt thương phẩm; và quy trình thú y, phòng bệnh cho gà bố mẹ và thịt thương phẩm.



2014-2017

2900

900

800

700

500









Chọn tạo hai dòng vịt chuyên thịt (dòng trống và dòng mái) có năng suất thịt cao cho chăn nuôi thâm canh

Viện Chăn nuôi

TS. Dương Xuân Tuyển



Tạo được 01 dòng trống có tỷ lệ cơ ức cao, tăng khối lượng cơ thể nhanh và 01 dòng mái có tỷ lệ cơ ức cao, năng suất trứng cao.


Dòng trống: Khối lượng cơ thể 49 ngày tuổi: vịt trống 3,25 kg/con, vịt mái 3,1 kg/con; năng suất trứng 190 quả/mái/42 tuần đẻ.

Dòng mái : Năng suất trứng 212 quả/mái/42 tuần đẻ. Khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi: vịt trống 2,95 kg/con, vịt mái 2,8 kg/con.

Vịt bố mẹ: Năng suất trứng: 210 quả/mái/42 tuần đẻ; khối lượng trứng 88-90 gam/quả; tỷ lệ phôi 93%; tỷ lệ nở trên tổng số trứng ấp 73,5%.

Vịt thương phẩm: Khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi: 3,1- 3,2 kg/con; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5-2,6 kg.

2014-2017

2900

800

850

650

600




Thí điểm đặt hàng sản phẩm KHCN theo QĐ số 846/QĐ-TTg



Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà lông màu phục vụ chăn nuôi công nghiệp

Viện Chăn nuôi

TS. Nguyễn Quý Khiêm



Chọn tạo được 3 dòng gà lông màu (1 dòng trống, 2 dòng mái) để tạo con lai thương phẩm phục vụ chăn nuôi công nghiệp.

- Dòng trống: Lông màu nâu cánh gián, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi: con mái đạt 2,2 - 2,3kg; con trống đạt 2,6 - 2,7kg

- Dòng mái 1: Lông màu nâu nhạt, năng suất trứng đạt 178 – 180 quả/mái/64 tuần tuổi.

- Dòng mái 2: Lông màu nâu đậm, năng suất trứng đạt 183-185 quả/mái/64 t.tuổi.

- Các tổ hợp lai thương phẩm có chỉ tiêu năng suất: Khối lượng lúc 8 tuần tuổi con mái đạt 2,0-2,2kg; con trống đạt 2,5-2,6kg. Tiêu tốn thức ăn: 2,2-2,3kg/kg tăng trọng.

- Quy trình chăn nuôi và quy trình thú y phòng trị bệnh gà sinh sản và thương phẩm


2014-2016

2650

900

1000

750












Nghiên cứu sử dụng có hiệu quả thóc làm thức ăn chăn nuôi.

Viện Chăn nuôi

TS. Trần Quốc Việt



Sử dụng có hiệu quả thóc để chế biến, sản xuất thức ăn cho lợn và gia cầm quy mô công nghiệp

- Xác định được tỷ lệ sử dụng thóc tối ưu trong thức ăn hỗn hợp cho các đối tượng lợn và gia cầm

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thóc làm thức ăn chăn nuôi



2014-2015

1700

900

800















Đánh giá hiệu quả đầu tư và tác động của chương trình giống vật nuôi giai đoạn 2001-2010

Viện Nghiên cứu quy hoạch nông nghiệp, nông thôn-Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật

PGS.TS. Nguyễn Đình Long



Đánh giá hiệu quả đầu tư và tác động ảnh hưởng của chương trình giống vật nuôi, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện quyết định đầu tư và phát huy tác động ảnh hưởng của Chương trình.


- Đánh giá được hiệu quả trực tiếp của một số dự án giống về hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Đánh giá được hiệu quả gián tiếp (đánh giá tác động) của Chương trình (tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, việc làm, an toàn xã hội, nguồn tài nguyên và môi trường.

- Đánh giá được tính bền vững của Chương trình (sự tham gia của người dân và tính bền vững)

- Đề xuất các giải pháp và chính sách nâng cao hiệu quả đầu tư và tác động của dự án.



2014-2015

1450

950

500















Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần và áp dụng một số giải pháp kỹ thuật xây dựng vùng giống trâu ở một số tỉnh phía Bắc

Viện Chăn nuôi

TS. Nguyễn Công Định



Nâng cao năng suất và chất lượng giống trâu ở một số tỉnh phía Bắc

- Đánh giá được hiện trạng quần thể trâu tại một số tỉnh phía Bắc.

- Chọn lọc, nhân thuần xây dựng 2 vùng giống trâu (mỗi vùng đàn hạt nhân có ít nhất 5-7 trâu đực và 100-120 trâu cái chất lượng tốt), nâng cao chất lượng đàn trâu giống 3-5%/thế hệ.

- Nâng cao tỷ lệ đẻ hàng năm của đàn trâu cái lên 3-5% (52-53%); rút ngắn khoảng cách lứa đẻ xuống dưới 20 tháng so với đàn đại trà.


2014-2018

2650

650

600

600

500

300






Nghiên cứu kéo dài thời gian bảo quản thịt gà và thịt lợn tươi ở điều kiện nhiệt độ thường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Viện Chăn nuôi

TS. Trần Thị Mai Phương



Kéo dài thời bảo quản thịt tươi ở nhiệt độ thường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm


- Xác định được chất bảo quản, liều lượng và thời gian thích hợp để bảo quản thịt tươi đảm bảo ATTP.

- Quy trình bảo quản đối với thịt lợn và thịt gà.



2014-2015

1200

800

400















Nghiên cứu sử dụng bã dong riềng và bã sắn làm thức ăn chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại một số tỉnh phía Bắc

Viện Khoa học sự sống -Đại học Thái Nguyên

PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng



- Sử dụng có hiệu quả bã dong riềng và bã sắn làm thức ăn chăn nuôi.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.




- Xây dựng được quy trình chế biến và sử dụng bã dong riềng và bã sắn làm thức ăn chăn nuôi.

- Giảm thiểu 10 % mức độ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế biến tinh bột sắn và dong riềng.




2014-2015

1100

600

500















Nghiên cứu mức độ nhiễm Salmonella trong chuỗi sản xuất thịt gà

Viện Thú y

TS. Phạm Thị Ngọc



Xác định được tỷ lệ, mức độ và nguy cơ nhiễm Salmonella trong chuỗi sản xuất thịt gà. Để xuất được một số giải pháp về quản lý và kỹ thuật áp dụng trong chuỗi sản xuất nhằm giảm ô nhiễm Salmonella trong thịt gà.

- Xác định được tỷ lệ, mức độ và nguy cơ nhiễm Salmonella trong chuỗi sản xuất thịt gà.

- Đề xuất được một số giải pháp về quản lý và kỹ thuật để giảm ô nhiễm Salmonella trong thịt gà.



2014-2015

1000

500

500















Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên chẩn đoán nhanh và giám sát sự lưu hành của vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) trên gà tại khu vực phía Bắc

Viện Thú y

TS. Đào Thị Hảo



- Nghiên cứu chế tạo thành công kháng nguyên Mycoplasma gallisepticum dùng trong chẩn đoán, hạn chế nhập khẩu.

- Xác định sự lưu hành của vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum trên đàn gà nuôi tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.



- Kháng nguyên Mycoplasma gallisepticum nhuộm màu giúp cho việc chẩn đoán Mycoplasmosis nhanh có chất lượng tương đương với kháng nguyên nhập khẩu.

- Phương pháp chẩn đoán và giám định vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum.

- Xác định được tỷ lệ lưu hành của Mycoplasma gallisepticum trên gà công nghiệp tại khu vực phía Bắc



2014-2015

1100

600

500















Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học sán lá Opisthorchis spp. ký sinh trên vật nuôi ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và đề xuất biện pháp phòng chống

Phân viện Thú y miền trung -Viện Thú y

TS. Nguyễn Đức Tân




- Xác định được loài, sự phân bố, đặc điểm sinh học và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm sán lá Opisthorchis sp trên vật chủ cuối cùng (vịt và các gia súc chủ yếu) và vật chủ trung gian tại một số tỉnh Duyên hải miền Trung;

- Đánh giá nguy cơ truyền lây cho người; xác định được biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả ở gia súc, hạn chế nguy cơ truyền lây cho người.



- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Opisthorchis vật chủ cuối cùng (vịt và các gia súc chủ yếu) và vật chủ trung gian; các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ và cường độ nhiễm; tương quan về tỷ lệ, cường độ nhiễm với các loài và tập quán sinh sống, chăn nuôi.

- Xác định được loài Opisthorchis sp gây bệnh trên các loại vật chủ bằng hình thái và sinh học phân tử.

- Xác định vòng đời phát triển Opisthorchis sp và thành phần vật chủ trung gian đối với loài vật nuôi và loài sán ký sinh phổ biến nhất (dự kiến Vịt).

- Đặc điểm lâm sàng, bệnh tích của một loài vật nuôi và loài sán ký sinh phổ biến nhất (dự kiến Vịt), phương pháp chẩn đoán, kết quả điều trị thực nghiệm và ở thực địa.

- Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do Opisthorchis ở các loài vật nuôi và biện pháp phòng chống bệnh cụ thể ở một loài vật nuôi nhiễm phổ biến nhất (dự kiến Vịt)


2014-2016

1400

500

500

400











tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương