Hà Nội, Ngày 10 tháng 03 năm 2014



tải về 236.99 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích236.99 Kb.
#20862
  1   2   3   4   5   6   7

Khóa luận Tốt nghiệp


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, mặc dù đã rất cố gắng song khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô, cán bộ thư viện và bạn bè để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Qua đây tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Thông tin - Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; cảm ơn Ban Giám hiệu và các cán bộ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Lao động Xã hội đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện khóa luận.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Đồng Đức Hùng - giáo viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài, giúp tôi hoàn thành Khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!



Hà Nội, Ngày 10 tháng 03 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Văn Công
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận “Ứng dụng phần mềm IlipMe V5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động Xã hội” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu được đăng tải trên các công trình nghiên cứu, Các tạp chí và các trang Web theo danh mục tài liệu tham khảo của Khóa luận.

Sinh viên

Nguyễn Văn Công



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CNTT

Công nghệ thông tin


CSDL

Cơ sở dữ liệu

NDT

Người dùng tin


TTTTTV

Trung tâm thông tin thư viện

TT-TV

Thông tin thư viện


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Bố cục đề tài 3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI VÀ TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM THƯ VIỆN 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 5

1.2.1 Chức năng 5

1.2.2 Nhiệm vụ 5

1.3 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ của Trung tâm 7



1.3.1 Cơ cấu tổ chức 7

1.3.2 Đội ngũ cán bộ 9

1.4 Cơ sở vật chất và nguồn lực thông tin 11



1.4.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 11

1.4.2 Nguồn lực thông tin 12

1.5.1 Công tác phát triển vốn tài liệu 13

1.5.2 Công tác xử lý tài liệu 13

1.5.4 Công tác phục vụ người dùng tin 14

1.6.1 Khái niệm phần mềm thư viện 15

1.6.2 Phân loại phần mềm thư viện 16

1.6.3 Các tiêu chuẩn lựa chọn phần mềm 16

1.6.4 Tính cấp thiết ứng dụng phần mềm 18

1.6.5 Một số phẩn mềm thư viện phổ biến hiện nay 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG ILIBME V5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI 21

2.1 Các tiêu chí lựa chọn phần mềm của Trung tâm 21

2.1.1 Tiêu chí về chuẩn nghiệp vụ thông tin thư viện 21

2.1.2 Tiêu chí về công nghệ thông tin và truyền thông 22

2.1.3 Tiêu chí về Kinh tế 22

2.2 Tổng quan về phần mềm IlipMe V5 22



2.2.1 Sự hình thành và phát triển 22

2.2.2 Các tính năng của phần mềm 24

2.2.3 Các phân hệ chính 24

2.3 Thực trạng ứng dụng IlibMe V5 tại Trung tâm 28



2.3.1 Ứng dụng phân hệ bổ sung 29

2.3.1.1 Quy trình bổ sung Xuất bản phẩm riêng biệt 30

Tạo đơn nhận 31

31


Tra trùng 32

Đăng kí cá biệt 33

33

2.3.1.2 Quy trình bổ sung Xuất bản phẩm nhiều kỳ 36



2.3.2 Phân hệ Biên mục 36

2.3.2.1 Thiết lập các Worksheet nhập tin 37

2.3.2.2 Biên mục tài liệu 40

Tìm kiếm các biểu ghi đã biên mục 41

42

Sửa biểu ghi đã biên mục 42



Thông thường việc tìm kiếm biểu ghi biên mục. Các cán bộ tại đây thường sử dụng các bước sau: 42

2.3.2.3 In phích và thư mục 43



2.3.3 Phân hệ Lưu thông 44

2.3.3.1 Thiết lập tham số lưu thông 44

2.3.3.2 Quản lý bạn đọc 46

Tạo thẻ bạn đọc 46

2.3.3.3 Mượn tài liệu/Trả tài liệu 50

Trả tài liệu 50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ILIBME V5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 52

3.1 Một số nhận xét 52



3.1.1 Ưu điểm 53

3.1.2 Nhược điểm 54

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng IlibMe V5 tại Trung tâm 55



3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện các hạn chế của phần mềm 55

3.2.2 Nghiên cứu và tiến tới sử dụng các phân hệ khác của phần mềm 56

3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn 56

3.2.4 Đào tạo người dùng tin 56

3.2.5 Xây dựng và phát triển nguồn tin điện tử 57

3.2.6 Phát triển phần mềm 57

3.2.7 Phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật 58

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Thế kỷ 21, công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông đã chiếm một vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trở thành động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông với những thành tựu của nó như: Máy tính điện tử, liên lạc viễn thông, các kĩ thuật ghi và lưu trữ thông tin đa phương tiện đã làm biến đổi sâu sắc và toàn diện tới sự phát triển của hoạt động thông tin – thư viện.

Việc tin học hóa hoạt động thư viện đã làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động thư viện truyền thống từ xử lý, thu thập đến phục vụ người đọc, đồng thời tạo ra các các sản phẩm, dịch vụ thông tin có giá trị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin.

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của CNTT vai trò quản lý và cung cấp thông tin của thư viện là vấn đề cần phải được xem xét một cách thấu đáo. Vấn đề đặt ra là làm thế nào tự động hóa các khâu nghiệp vụ của các cơ quan thông tin thư viện bởi mỗi thư viện có các cách xử lý khác nhau. Để đáp ứng được những yêu cầu này các cơ quan thông tin và thư viện ở nước ta đang nhanh chóng thúc đẩy quá trình tin học hóa.

Đáp ứng nhu cầu tin học hóa, các tổ chức, các công ty, các doanh nghiệp… đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều phần mềm quản trị thư viện các phần mềm đó liên tục cập nhật và phát triển và có những thay đổi phù hợp với nhu cầu thư viện hơn.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều các phần mềm quản trị thư viện. Mỗi phần mềm có tính năng riêng biệt phù hợp với điều kiện thực tế của từng thư viện. Có những phần mềm phát triển chiếm lĩnh được một vị trí nhất định trên thị trường, có những phần mềm có tính ứng dụng chưa cao và có những phần mềm đã lỗi thời và đang dần được thay thế.

Việc tìm hiểu về các phần mềm và khả năng ứng dụng của nó là hết sức cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với thư viện Việt Nam. Bởi lẽ việc ứng dụng từng phần mềm đối với từng thư viện có phù hợp hay không là điều vô cùng quan trọng. Đây chính là lý do tôi nghiên cứu đề tài “Ứng dụng phần mềm IlipMe V5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động Xã hội”.




tải về 236.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương