Hà Nội Điện Biên Phủ trên không



tải về 1.12 Mb.
trang1/18
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.12 Mb.
#6077
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Kỷ niệm 58 năm ngày giải phóng Thủ đô và 40 năm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”

Trích diễn văn của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo tại lễ kỷ niệm 58 năm

Ngày Giải phóng Thủ đô và biểu dương Người tốt, việc tốt; Công dân Thủ đô ưu tú năm 2012

Thủ đô đang đẹp hơn,

hứa hẹn một tương lai tươi sáng (*)

Thứ Tư 10/10/2012



Trong lịch sử của Thủ đô Hà Nội, ngày 10-10-1954 là một mốc son chói lọi, mở ra một trang sử mới của Thủ đô và đất nước.

Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Hà Nội và cả nước không có mong muốn gì hơn là được sống trong hòa bình. Nhưng với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp vẫn tìm cách gây hấn và xâm lược. Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Hà Nội anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ Thủ đô, bảo vệ đất nước. Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ và trước sức mạnh chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta, nhất là sau chiến thắng Điện Biên Phủ “vang dội năm châu, chấn động địa cầu”, thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn thương lượng và ký Hiệp định Giơnevơ (20-7-1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, chấp nhận phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam.

Đúng 16 giờ ngày 9-10-1954, những tên lính thực dân cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sáng 10-10-1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Hai mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ hoa, với niềm vui sướng tột độ đón mừng đoàn quân 20 năm qua, phong trào “Người tốt, việc tốt” được các tầng lớp nhân dân Thủ đô hưởng ứng sôi nổi. Ảnh: Huy Hùng

chiến thắng trở về. Cờ đỏ sao vàng tung bay, cả Hà Nội tưng bừng hân hoan trong niềm vui giải phóng.

Ngay sau ngày giải phóng Thủ đô, phát huy khí thế cách mạng và truyền thống yêu nước nồng nàn, quân dân Hà Nội đã đoàn kết một lòng bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam. Hà Nội cùng nhân dân miền Bắc vừa xây dựng, vừa chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, huy động sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến miền Nam ruột thịt. Với chiến thắng lẫy lừng “Điện Biên Phủ trên không”, Hà Nội đã góp phần cùng cả nước giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. Đất nước thống nhất, Hà Nội cùng cả nước tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, quân dân Hà Nội lại tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, hào khí và tài hoa vươn lên vượt mọi khó khăn thử thách giành được thành tựu to lớn và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

Sau 58 năm, từ một thành phố nhỏ bé, lạc hậu về mọi mặt, có diện tích khoảng 130km2, với gần 40 vạn dân; ngày nay, Hà Nội đã trở thành một đô thị lớn và ngày càng khang trang, hiện đại; với diện tích 3.344km2, dân số 6,5 triệu người. Dù vẫn còn những điều chưa hài lòng, song mỗi người dân Hà Nội và bạn bè trong nước, ngoài nước đều có thể cảm nhận Thủ đô đang “thay da đổi thịt” từng ngày; vóc dáng của Thủ đô đang lớn lên, đang đẹp hơn, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.

Thành quả 58 năm bảo vệ, xây dựng, phát triển Thủ đô gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh; sự quan tâm dìu dắt ân cần của Bác Hồ kính yêu, của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ thiết thực của các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, các địa phương và của đồng bào chiến sĩ cả nước. Thành quả ấy bắt nguồn trực tiếp từ tinh thần đoàn kết, từ sức mạnh lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, đảng viên, của đồng bào, chiến sĩ Thủ đô. Tinh thần và sức mạnh to lớn ấy đã được tập trung và phát huy mạnh mẽ thông qua các phong trào thi đua yêu nước - khởi nguồn do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động và được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, bồi đắp không ngừng. Thi đua yêu nước đã trở thành một phong trào cách mạng của quần chúng, thành sức mạnh nội sinh, quyết định mọi thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô…

(*) Đầu đề là của Hànộimới.

Theo http://hanoimoi.com.vn/



58 năm giải phóng Thủ đô (10-10-1954 / 10-10-2012):

Hà Nội trong dòng chảy thời gian

V

i lợi thế nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, ngay từ buổi đầu dựng nước, Hà Nội đã được các bậc tiên hiền khẳng định một vị trí hết sức quan trọng. Trên đất này, An Dương Vương xây thành Cổ Loa chống giặc ngoại xâm. Thời gian đi qua, tòa thành đất còn đó, giếng Ngọc còn đó, truyền thuyết nỏ thần còn đó… Và cũng còn đó câu chuyện tình bi thảm của Công chúa Mỵ Châu "trái tim lầm chỗ để trên đầu”, khiến người đời sau biết mấy u hoài, cảm khái...





Ngày 15-10-1954, Đại đoàn 308 trở về Hà Nội trong sự chào đón nồng nhiệt của nhân dân

Ảnh: TL


Tên gọi Hà Nội chính thức có từ năm 1831, với vị trí hành chính là cấp tỉnh (cả nước có 31 tỉnh), theo cách tổ chức dưới thời Vua Minh Mạng. Hà Nội lúc bấy giờ gồm 4 phủ: Phủ Hoài Đức (khu trung tâm), phủ Ứng Hòa (phía Tây), phủ Thường Tín (phía nam) và phủ Lý Nhân (thuộc Hà Nam hiện nay). Như vậy, từ lúc ấy, Hà Nội đã rất rộng, không chỉ bó gọn trong 36 phố phường như nhiều người lầm tưởng.

Năm 1010, Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn đã quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Hà Nội. Kinh đô Thăng Long của nhà nước phong kiến tập quyền được dựng lên. Trải suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm quyền lực, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa, giáo dục của quốc gia. Sau đó, nhà Tây Sơn rồi nhà Nguyễn trị vì, đã chuyển kinh đô về Huế. Từ đó, Thăng Long trở lại tên Hà Nội. Sau khi người Pháp vào Đông Dương, Huế vẫn là Thủ đô nhưng Hà Nội lại là thủ phủ của Liên bang Đông Dương.

Ngày 19-8-1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam độc lập. Ngày 2-9 năm ấy, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Niềm hạnh phúc sống trong một nước độc lập tự do chưa lâu, thì cuối năm 1946, thực dân Pháp lại gây hấn hòng chiếm nước ta một lần nữa. Hà Nội trong tư cách Thủ đô đã trở thành điểm nóng nhất trong cuộc đối đầu với kẻ thù xâm lược. Ngày 17-12-1946, lính Pháp nổ súng nhiều điểm trong thành phố: Lò Đúc, Hàng Đậu, cầu Long Biên, Cửa Bắc, Trúc Bạch… Riêng ở phố Hàng Bún, chúng đã giết hại 50 người và bắt đi 15 phụ nữ. Ngày 20-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát đi lời kêu gọi: "Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong những ngày tháng gian nan ấy, những chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô, những người lính cảm tử với bom ba càng trong tay, những người dân phố Hàng Ngang, Hàng Đào... mang bàn ghế ra dựng thành chiến lũy trên đường phố. Rồi những chiến binh dũng cảm ấy sau 57 ngày đêm bám trụ kìm chân địch ở Thủ đô, đã rút qua cầu Long Biên lên chiến khu Việt Bắc, theo Đảng, theo Bác Hồ làm cuộc chiến tranh trường kỳ kéo dài suốt 9 năm.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cũng như xây dựng trong hòa bình, Hà Nội luôn là "trái tim hồng” của cả nước. Tháng 12-1972, Hà Nội kiên cường chịu đựng nhiều đợt bom rải thảm của pháo đài bay B52. Bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên đổ nát. Nhưng, trải qua mưa bom bão đạn, Hà Nội một lần nữa đứng lên từ hoang tàn của cuộc chiến, ngày một mạnh mẽ, lộng lẫy.

*

* *


Trở lại quá khứ, vào những năm 40 của thế kỉ XX, khi Hà Nội là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, dân số thành phố được thống kê là 132.145 người. Nhưng đến năm 1954 (sau cuộc kháng chiến chống Pháp), dân số Hà Nội chỉ còn 53.000 người và diện tích nội thành cũng chỉ vẻn vẹn 152 km². Vì thế, đến nay, với số dân hơn 6 triệu người, Hà Nội một đại đô thị có sức hút mạnh mẽ và đủ khả năng dung nạp bất cứ ai. Xa xưa, Thăng Long đã là điểm đến của người dân tứ xứ. Sử sách ghi rằng, vào thế kỷ XV, dân các trấn về Thăng Long quá nhiều, vua Lê Thánh Tông từng có ý định buộc họ phải về nguyên quán. Nhưng rồi nhận thấy họ có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Thủ đô nên sắc lệnh đó đã không thực hiện. Cũng do "đất lành chim đậu”, nhiều thống kê cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Năm 1954, thành phố có 53.000 dân, diện tích 152 km². Năm 1961, diện tích lên 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Năm 1991, diện tích 924 km², dân số hơn 2 triệu người, tới năm 1999 là 2.672.122 người. Năm 2010, Hà Nội có 6.561.900 người (thống kê năm 2010, sau khi Hà Tây sáp nhập- tháng 8-2008).

Hà Nội đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình” vào ngày 17-6-1999. Ngày 4-10-2000, Nhà nước tặng thưởng thành phố Hà Nội danh hiệu "Thủ đô Anh hùng”. Năm 2010, Hà Nội lập Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cho một thành phố 9,1 triệu dân vào năm 2030 và trên 10 triệu người vào năm 2050.

*

* *





Một Hà Nội trẻ trung

Ảnh: HỒNG VĨNH

Hơn 15 năm trước, nữ đạo diễn người Pháp- Leslie Wiener sang Việt Nam làm một bộ phim ngắn cho kênh truyền hình France-5, về di họa chất độc da cam tại Việt Nam.

Chúng tôi cùng nhau đi trên phố Mã Mây trong một đêm hè oi ả, bất chấp những cơn gió từ sông Hồng hun hút chạy dọc phố Hàng Hòm. Leslie thích ngắm phố cổ Hà Nội về đêm và thích thú khi nhận ra rằng hai đầu hồ Gươm thì một là khu phố cổ thuần Việt, một lại là những công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp thế kỉ XIX. "Hồ Gươm chính là nơi giao thoa của hai nền văn hóa Đông- Tây”, Leslie nhận xét. Sau này, mỗi khi đi quanh hồ Gươm tôi lại nhớ đến người phụ nữ Pháp ấy, và bỗng chợt nhận ra rằng mình đang chiêm nghiệm nó theo con mắt của Leslie.

Một lần, tôi tò mò muốn biết Leslie nghĩ gì về tốc độ đô thị hóa rất mạnh của Hà Nội. Tôi chắc chị sẽ đưa ra những nhận xét kiểu như thiếu quy hoạch, hoặc là sao chép thiếu chọn lọc.v.v. Nhưng thật bất ngờ, Leslie lại có một cách nhìn hoàn toàn khác:

- Hà Nội cũng giống như các thành phố châu Âu, cũng phải dằn vặt rất dữ dội để quyết định phát triển theo hướng nào. Lối cũ thì không được, còn đua theo kiến trúc hiện đại thì cũng không ổn. Quá trình hiện đại hóa của một thành phố bao giờ cũng phải trải qua những cuộc "trở dạ” như vậy. Chúng ta cần bình tĩnh, đến một lúc nào đó nó sẽ tìm được sự thăng bằng. Hà Nội là một thành phố nhiều năm tuổi, mạch ngầm tinh thần của nó là rất ghê gớm, sẽ đến lúc nó tự điều chỉnh được mình.

Leslie không thích những khu nhà cao tầng hiện đại của Hà Nội, vì chị cho rằng chúng xuất hiện nhan nhản ở khắp mọi nơi. Chị cũng không thích những ngôi biệt thự cũ của Pháp, vì theo chị nó không đem đến điều gì đó mới mẻ trong tư duy. Leslie chỉ thích phố cổ và hồ Gươm. "Đi trong phố cổ, tôi cảm giác nghe được hơi thở của nó. Đó là một không gian xưa, nơi đó có những gốc cây già nua, những hàng quán bé bỏng, có cách cư xử người với người rất riêng”, Leslie nói. Người phụ nữ Pháp đắm mình trong không gian phố cổ và mê muội nó, bởi chị biết đó là những gì một đi không trở lại, là sợi dây nối quá khứ với hiện tại, mong manh và dễ bị tổn thương.

Thật thú vị khi Leslie không bị mặc cảm là công dân một quốc gia chiến bại trên đất này. Tôi cũng nhớ rằng mình từng giới thiệu cho Leslie những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Đông Dương, với sự pha trộn tài tình phong cách kiến trúc Pháp với kiến trúc truyền thống Việt Nam. Và tôi cũng nhớ là khi ấy Leslie nói, đó là những điều tốt đẹp của quá khứ mà chúng ta cần gìn giữ và vun đắp, cho dù cuộc sống đang chảy với tốc độ chóng mặt. "Nó là chiếc neo vững chãi để chúng ta bình an trong cuộc sống đầy sôi động”, Leslie nói.

Sau này tôi mới biết, cha của Leslie là quân nhân, từng tham chiến ở chiến trường Điện Biên.



Hà Nội hiện có 10 quận, 1 thị xã, 18 huyện, diện tích 3.345 km², mật độ dân số trung bình 1.979 người/km², đông nhất là quận Đống Đa:35.341 người/km². Còn theo đường phố, thì Hàng Ngang - Hàng Đào có mật độ dân số thuộc loại đứng hàng đầu thế giới, với trên 50.000 người/km2. Hiện, dân số đô thị chiếm khoảng 42% tổng dân số Hà Nội.

Hà Trọng Nghĩa

T
Tin tức

Hội thu bài dự thi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: 40 năm oanh liệt và tự hào” là hoạt động kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” và hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: 40 năm oanh liệt và tự hào” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cục Chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân phối hợp tổ chức. Cuộc thi được phát động ngày 8/10; Dự kiến lễ trao giải sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (18-30/12).

498.926 bài dự thi, trong đó 1.268 bài được trình bày công phu, chất lượng, là thông tin được Ban Tổ chức Cuộc thi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: 40 năm oanh liệt và tự hào” đưa ra trong Hội thu bài thi, sáng 26-11, tại Thành đoàn Hà Nội.

Thí sinh nhỏ tuổi nhất năm nay mới 7 tuổi là em Nguyễn Thị Minh Trang,  trường tiểu học Tân Mai, Hoàng Mai; thí sinh lớn tuổi nhất là bác Mai Văn Báu, 75 tuổi, hội viên Cựu chiến binh Việt Nam (quận Đống Đa).
heo http://daidoanket.vn/

Đường Vành đai 3 (đoạn Mai Dịch - Trung Hòa), công trình giao thông hiện đại của Thủ đô dự kiến thông xe vào ngày 21-10-2012. Ảnh: Huy Hùng


58 năm trôi qua kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2012), Hà Nội hôm nay đã mang một diện mạo hoàn toàn mới, đầy triển vọng, xứng đáng là trái tim của cả nước. Tinh thần và truyền thống Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10 qua hơn nửa thế kỷ luôn được bồi đắp, tiếp thêm sinh lực trong thời kỳ đổi mới với những nỗ lực phấn đấu và thu được thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực…


Xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại

Thứ Tư 10/10/2012



Nền móng vững chắc cho những thành công

Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Hà Nội hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc kiến thiết, xây dựng Thủ đô đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trong sự nỗ lực vươn lên của cả đất nước, Thủ đô đã có những đóng góp chủ yếu và quan trọng. Hàng chục năm qua, Hà Nội luôn giữ vị trí đầu tàu, trung tâm của cả nước trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là về kinh tế với mức tăng trưởng luôn cao gấp 1,5 lần trung bình của cả nước, đóng góp trên 20% vào GDP của cả nước.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội (ngày 1-8-2008), Hà Nội hôm nay đã có một vị thế mới và mang một trọng trách mới. Điều đó đã được khẳng định trong Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020. Đó là xây dựng Hà Nội là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, giao dịch quốc tế, làm động lực thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô, vùng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước… Nhằm tạo điều kiện cho Hà Nội thực hiện mục tiêu trên, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Có thể nói đây là những tiền đề, điểm tựa quan trọng để Hà Nội bước vào một giai đoạn mới - giai đoạn xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. Như vậy Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và các quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính là trao động lực lớn để Thủ đô bứt phá, phát triển mạnh mẽ hơn nữa bằng cảm hứng mới, sinh lực mới.

Để khát vọng trở thành hiện thực phải đánh giá đúng những ưu điểm, lợi thế để phát huy, song cũng phải thẳng thắn nhìn nhận các yếu kém, hạn chế. Đây chính là những vấn đề đã được Hà Nội đúc rút qua 25 năm cùng đất nước thực hiện công cuộc đổi mới. Đặc biệt những tồn tại trong chặng đường phát triển của Thủ đô giai đoạn 2001-2010 cũng được Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị chỉ rõ. Đó là nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, sức cạnh tranh còn thấp; thiếu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao; sự liên kết, hợp tác giữa Thủ đô với các tỉnh, thành phố, với các bộ, ngành trung ương còn nhiều hạn chế; công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị chưa đồng bộ; một số vấn đề như quản lý đất đai, vệ sinh môi trường, giao thông đô thị… bộc lộ bất cập, gây bức xúc xã hội…



Để khát vọng trở thành hiện thực cuộc sống

Khắc phục tình trạng trên và nhằm chuyển hóa tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị thành hiện thực cuộc sống, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015) đã đặt ra những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Hai khâu đột phá được lựa chọn là đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác cán bộ và tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường. 9 chương trình công tác trọng tâm được xây dựng gồm: Nâng cao năng lực, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, chất lượng đội ngũ đảng viên, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; Xây dựng nông thôn mới; Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô; Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị; Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững... Đây là những chương trình quan trọng đã được thảo luận qua nhiều hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các ngành, các cấp trước khi Thành ủy thông qua nên tập trung được trí tuệ của toàn Đảng bộ và nhân dân Thủ đô.

Trong bối cảnh đầy biến động và khó khăn của tình hình thế giới và trong nước nhưng với cách làm năng động, bài bản, thời gian qua Hà Nội đã thu được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Những vấn đề bức xúc xã hội như nhà ở cho người có thu nhập thấp; đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông; giải quyết quy hoạch "treo"; tình trạng thiếu trường, thiếu lớp; tình trạng ô nhiễm môi trường… đã được thành phố tập trung chỉ đạo giải quyết. Đồng thời, công tác xóa đói giảm nghèo, chăm sóc, hỗ trợ các đối tượng chính sách cũng thu được kết quả khả quan. Trung bình mỗi năm Hà Nội giảm trên 2 vạn hộ nghèo; trong 2 năm qua thành phố đã cơ bản hoàn thành việc xóa nhà dột nát và xây dựng mới nhà ở cho trên 3.700 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn… Khu vực nông thôn đã tiệm cận với nền tảng của sự phát triển bền vững thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới với những biện pháp, chính sách cụ thể trong đầu tư cả về trước mắt và lâu dài. Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực, vùng miền đang dần thu hẹp…

Có được những kết quả trên, ngoài những biện pháp đồng bộ cùng sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp còn phải kể tới một vấn đề đặc biệt quan trọng, đó là sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Điều đó cho thấy, những quyết sách của thành phố đã bảo đảm hài hòa được lợi ích chung xây dựng Thủ đô và lợi ích riêng của người dân, bằng chứng là những kết quả có được không chỉ tạo niềm tin trong nhân dân mà còn duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô hôm nay.

Kỷ niệm 58 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, bước vào giai đoạn phát triển mới, Hà Nội đang quyết tâm vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XI) về định hướng phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020, gắn với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, huy động tối đa sức mạnh tổng hợp cả về vật chất và tinh thần của Thủ đô và cả nước, xây dựng và phát triển Hà Nội xứng đáng là trái tim của cả nước. Những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc của Thủ đô đang bắt đầu từ ngày hôm nay.

Thái Sơn - Ngọc Hà



http://hanoimoi.com.vn/





Каталог: upload -> download
download -> Nq-qh11 Tiêu đề: nghị quyết số 45/2005/nq-qh11 CỦa quốc hội về việc thi hành bộ luật dân sự
download -> CÔng ty cổ phầN ĐẦu tư dna cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
download -> Biểu tượng của khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo
download -> Ngoại giao Việt Nam 67 năm: Vươn tới những tầm cao mới
download -> Chuẩn nén hình ảnh là gì?
download -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng và CÀI ĐẶt lập trình tổng đÀI ĐIỆn thoại ike ike 308 ac ike 416 hc ike 832 vc ike 816 bc
download -> Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng độc lập tự chủ, hòa bình và hội nhập thế giới một truyền thống lâu đời của chính trị Việt Nam
download -> Bảng Giá Bán Lẻ Dây & Cáp Điện Số: 01/09. 09. 2014/lkh-r

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương