Hà Nội, 2012 MỤc lụC 6 phần mở ĐẦU 7 phần I: hiện trạng 9


I.4. Cơ hội và thách thức



tải về 0.5 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.5 Mb.
#12952
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

I.4. Cơ hội và thách thức

I.4.1. Cơ hội


ĐDSH được quan tâm trên quy mô toàn cầu

Ngày nay, bảo tồn ĐDSH được quan tâm không chỉ ở phạm vi riêng lẻ từng quốc gia mà là ở quy mô toàn cầu, vì bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH gắn chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời góp phần hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu. Liên hiệp quốc chọn năm 2010 là năm quốc tế ĐDSH và thập niên 2010-2020 là thập niên đa dạng sinh học của thế giới. Trong cuộc họp các bên tham gia Công ước ĐDSH lần thứ 10 tại Nhật Bản (COP10), các nước thành viên cam kết thực hiện chiến lược cho giai đoạn mới nhằm thực mục tiêu Chiến lược đến 2020 (mục tiêu Aichi) đã được thông qua tại COP10. Thông qua Quỹ Môi trường Toàn cầu và các cơ chế tài chính khác, Công ước tiếp tục hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc thực hiện các mục tiêu của Công ước.



Cam kết của Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế liên quan đến bảo tồn ĐDSH. Việc tiếp tục thể hiện những cam kết tích cực của nước ta với cộng đồng quốc tế về ĐDSH sẽ tạo thêm nguồn lực và động lực cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH của Việt Nam.



Bảo tồn ĐDSH là một giải pháp ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nói chung có tác động tích cực tới việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Trồng rừng và quản lý rừng bền vững là một giải pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính vì các hệ sinh thái rừng nhiệt đới hấp thu khí CO2 phát thải, để tạo thành chất hữu cơ; trồng rừng ngập mặn để chống lại nước biển dân cao và tấn công của bão. Do đó, bảo tồn và quản lý hiệu quả ĐDSH có ý nghĩa rất lớn trong ứng phó với biến đổi khí hậu, là một giải pháp quan trọng nhằm giúp những cộng đồng người dân ở những vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Dựa vào hệ sinh thái để thích ứng với biến đổi khí hậu là một cách tiếp cận lồng ghép, gắn kết việc sử dụng ĐDSH và dịch vụ hệ sinh thái trong chiến lược thích ứng chung với biến đổi khí hậu. Phương thức quản lý tổng hợp ĐDSH và biến đổi khí hậu trong khuôn khổ những chiến lược xoá đói giảm nghèo và lập kế hoạch an ninh lương thực sẽ có ý nghĩa quyết định tới việc hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của nước ta.



Kế thừa nội dung chiến lược của các ngành kinh tế - xã hội

Đến nay, nhiều ngành kinh tế-xã hội bắt đầu triển khai các chiến lược phát triển đến năm 2020, trong đó có những nội dung liên quan trực tiếp đến ĐDSH, như Chiến lược phát triển Lâm nghiệp ( 200x ), Chiến lược Thuỷ sản (200x), Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường (2012), Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu( 20xx), Chiến lược Khoa học công nghệ (20xx)… Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020 đã tham khảo và kế thừa các Chiến lược trên để đảm bảo tính thống nhất và tính hợp lý, đồng thời có tính tới việc lồng ghép các nội dung bảo tồn ĐDSH với các chiến lược liên quan khác. Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn 2030 mang tính chất khung, làm cơ sở để các ngành, các địa phương triển khai xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH.


I.4.2. Thách thức


Tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng, nghèo đói và di dân tự do

Dân số Việt Nam năm 2011 đã đạt 87,84 triệu và hiện là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất ở châu Á. Sự gia tăng số lượng và mật độ dân số đã gây áp lực lớn và ảnh hưởng mạnh đến đa dạng sinh học của toàn Việt Nam. Tây nguyên là vùng bị ảnh hưởng rõ rệt và lớn nhất với ĐDSH do vấn đề tăng dân số và di dân tự do.

Để nuôi sống gần 90 triệu dân và chắc chắn sẽ tăng tới 100 triệu vào giữa thế kỷ 21, Việt Nam vẫn phải khai thác mạnh các loại tài nguyên thiên nhiên, như: đất, nước, rừng, biển, động, thực vật, và nếu không có ý thức, thiếu trách nhiệm, thì sẽ làm cho các loại tài nguyên quý giá này bị cạn kiệt nhanh chóng, rõ rệt nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nơi ĐDSH cao, nhưng tỷ lệ hộ nghèo lại lớn, đây là một thách thức quan trọng tác động tiêu cực tới bảo tồn ĐDSH. Sự suy giảm rừng tự nhiên là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong bảo tồn ĐDSH, đặc biệt trong điều kiện phải ứng phó với Biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh đó, ĐDSH phải được đặt trong mối liên hệ gắn kết với sự nghiệp phát triển của đất nước: ĐDSH là sự sống còn, sự thịnh vượng dài lâu của đất nước, nhưng cũng không vì bảo tồn ĐDSH mà cản trở quá trình phát triển của đất nước. Giải pháp ở đây tuy rất khó khăn, nhưng phải quán triệt vì đó chính là lời giải của quá trình phát triển bền vững đất nước.



Tập trung phát triển kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH: Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã quá tập trung vào phát triển kinh tế. Điều đó đã giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh (GDP tăng trưởng với tốc độ trên 5%/năm từ năm 1994), tuy nhiên, quá trình này cũng đã gây tác động tiêu cực đến môi trường. Đến nay, việc đánh giá thành tựu phát triển tại cấp tỉnh, nơi đưa ra hầu hết các quyết định về sử dụng đất, chủ yếu dựa trên các tiêu chí tăng trưởng kinh tế, mà chưa khuyến khích bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH và trên thực tế đã xuất hiện tình trạng xung đột lợi ích giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH.

Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu: Nền kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, như cà phê, cao su, cá tra, tôm,… Điều đó dẫn đến sự chuyển đổi nhanh chóng các vùng sinh cảnh tự nhiên thành đất nông nghiệp, đầm nuôi thuỷ sản, và diễn ra mạnh mẽ nhất tại các vùng đất màu mỡ với mật độ dân cư thưa thớt tại Tây Nguyên và ĐBSCL. Trong khi đó, người dân vẫn chưa thực sự có động lực để đầu tư vào xây dựng nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm hoặc các hình thức khác nhằm tăng giá trị sản phẩm.

Đánh giá thấp giá trị và vai trò của ĐDSH: Mặc dù đối với Việt Nam, ĐDSH và các dịch vụ từ hệ sinh thái tự nhiên đáng giá hàng trăm triệu USD mỗi năm, nhưng giá trị của các dịch vụ này hầu như vẫn chưa được công nhận và chưa được phản ánh vào hệ thống kế toán, tài chính, kinh tế quốc gia. Vì vậy, ĐDSH và giá trị dịch vụ hệ sinh thái bị đánh giá thấp và chưa được quan tâm trong các quá trình ra quyết định. Đây là một hiện tượng diễn ra trên toàn thế giới mà các chương trình quốc tế, như chương trình Giá trị kinh tế của các hệ sinh thái và ĐDSH đang tìm cách giải quyết.

Thiếu phương thức bảo tồn ĐDSH hợp lý

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta, vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế. Trên thực tế, hầu như vẫn thiên về công tác bảo vệ hơn là bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là các giải pháp bảo tồn ĐDSH dựa trên cộng đồng chưa được thực hiện đúng mức. Chưa phát triển rộng rãi các công cụ kinh tế như chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) hoặc áp dụng công cụ quản lý mới theo hướng phát triển bền vững (ABS). Những vấn đề mới, phức tạp trong bảo tồn ÐDSH, như: tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích thu được từ ÐDSH, áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, chưa được quan tâm thích đáng.



Quản lý bảo tồn ĐDSH còn nhiều bất cập

Hiện nay, ở nước ta chưa có một thể chế điều phối thống nhất về bảo tồn ĐDSH. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH được chia sẻ giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT và UBND các tỉnh, còn tồn tại chồng chéo và xung đột. Trong xã hội, ý thức về bảo tồn và nhận thức được giá trị thực sự của ĐDSH còn hạn chế, kể cả đối với một số nhà hoạch định chính sách cấp cao.

Hệ thống pháp lý, chính sách còn bất cập, thiếu văn bản hướng dẫn. Trong một số trường hợp, quy định trong nhiều chính sách và luật còn chồng chéo về trách nhiệm, thiếu rõ ràng và có khi dẫn đến những mâu thuẫn. Đặc biệt, hiệu quả thực thi pháp luật chưa cao. Do đó, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Lực lượng làm công tác bảo tồn còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, chưa đủ trang thiết bị cần thiết. Công tác xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn còn chưa phù hợp cũng là nguyên nhân ngày càng gia tăng những vụ khai thác, buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã. Lâm tặc lộng hành, khai thác trái phép, có tổ chức, thậm chí ngay tại những KBT. Một mối lo ngại nữa là Việt Nam đã trở thành điểm trung chuyển đối với nhiều sản phẩm từ động thực vật hoang dã giữa các quốc gia châu Á và trên toàn thế giới.

Đầu tư kinh phí thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH từ nguồn ngân sách đã tăng nhưng còn dàn trải, thiếu trọng điểm và hiệu quả đầu tư còn thấp. Hầu hết kinh phí của các tổ chức phi chính phủ phụ thuộc vào các dự án ngắn hạn và dựa vào tài trợ, vì vậy khó có thể thực hiện các cam kết dài hạn cho công tác bảo tồn.

Công tác điều tra cơ bản về tài nguyên sinh vật và về ĐDSH tuy có một số thành tựu, nhưng chưa mang tính hệ thống.



Biến đổi khí hậu gia tăng nguy cơ suy giảm ĐDSH

ĐDSH đặc biệt nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Hiện nay, suy giảm ĐDSH và biến đổi khí hậu toàn cầu đã trở thành hai vấn đề môi trường nghiêm trọng bậc nhất, có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sự phát triển của con người trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất đối với biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn có các hệ sinh thái đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất cả nước. Việc lồng ghép bảo tồn ĐDSH trong Chiến lược biến đổi khí hậu là quan trọng để một mặt xác định mức độ ảnh hưởng của BĐKH tới ĐDSH, mặt khác xác định vai trò của ĐDSH với giảm thiểu tác động của BĐKH, tiến tới thích ứng với BĐKH.




tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương