HÀ NỘI 2007 ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên khung chưƠng trình đÀo tạo tiến sĩ chuyên ngàNH: MÔi trưỜng đẤt và NƯỚC



tải về 1.23 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.23 Mb.
#39739
1   2   3   4   5   6   7




TT

MÃ MÔN HỌC

TÊN MÔN HỌC


SỐ TÍN CHỈ

CÁN BỘ GIẢNG DẠY

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Chuyên ngành đào tạo

Đơn vị công tác

III.

Ngoại ngữ C chuyên ngành và nâng cao (Advanced Foreingn languge and Foreign language for specific purpose)

3













IV

Khối kiến thức chuyên đề NCS

6/24















MTMT064

Cơ sở môi trường đất và nước (Fundamental of Soil and Water Environment)

2

Lưu Đức Hải

Lê Đức


Trịnh Thị Thanh

PGS.TS

PGS.TS


PGS.TS

Địa chất

Thổ nhưỡng

Sinh học


Khoa Môi trường

Khoa Môi trường

Khoa Môi trường




MTMT065

Chỉ thị sinh học môi trường đất và nước

Bio-Indicator in Soil and Water Environment



2

Trịnh Thị Thanh

Lê Văn Khoa



PGS.TS

GS.TS


Sinh học

Thổ nhưỡng



Khoa Môi trường

Khoa Môi trường





MTMT066

Mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước (Pollutant Dispersion Model in Water Environment)

2

Phạm Ngọc Hồ

Hoàng Xuân Cơ



GS.TS

PGS.TS


Khí tượng

Khí tượng



Khoa Môi trường

Khoa Môi trường






TT

MÃ MÔN HỌC

TÊN MÔN HỌC


SỐ TÍN CHỈ

CÁN BỘ GIẢNG DẠY

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Chuyên ngành đào tạo

Đơn vị công tác



MTMT067

Đánh giá chất lượng môi trường đất và nước

Soil and Water Environment Quality Assessment



2

Lê Đức

Trần Khắc Hiệp



PGS.TS

PGS.TS


Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng



Khoa Môi trường

Khoa Môi trường





MTMT068

Tai biến, sự cố môi trường đất và nước (Hazards and Disasters in Land and Water Environments)

2

Nguyễn Đình Hòe

Nguyễn Cẩn



PGS.TS

GS.TSKH


Địa chất

Địa chất


Khoa Môi trường

Khoa Môi trường





MTMT069

Các quá trình tự nhiên trong môi trường đất

Natural Processes in Soil Environment



2

Nguyễn Xuân Cự

Nguyễn Xuân Hải



PGS.TS

TSKH


Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng



Khoa Môi trường

Khoa Môi trường





MTMT070

Các quá trình tự nhiên trong môi trường nước

Natural Processes in Water Environment



2

Trần Khắc Hiệp

Lê Văn Thiện



PGS.TS

TS


Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng



Khoa Môi trường

Khoa Môi trường






TT

MÃ MÔN HỌC

TÊN MÔN HỌC


SỐ TÍN CHỈ

CÁN BỘ GIẢNG DẠY

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Chuyên ngành đào tạo

Đơn vị công tác



MTMT071

Đánh giá tổng hợp môi trường đất và nước

Integrated Assessment of Land and Water Environment



2

Nguyễn Đình Hòe

Lưu Đức Hải



PGS.TS

PGS.TS


Địa chất

Địa chất


Khoa Môi trường

Khoa Môi trường





MTMT072

Sinh thái môi trường đất và nước (Soil and Water Environment Ecology)

2

Lê Văn Khoa

Trần Khắc Hiệp



GS.TS

PGS.TS


Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng



Khoa Môi trường

Khoa Môi trường





MTMT073

Ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý

Soil Environment Pollution and Treatment Methods



2

Lê Đức

Nguyễn Xuân Cự



PGS.TS

PGS.TS


Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng



Khoa Môi trường

Khoa Môi trường





MTMT074

Ô nhiễm môi trường nước và biện pháp xử lý (Water Environment Pollution and Treatment Methods)

2

Trịnh Thị Thanh

Trần Yêm


PGS.TS

TS.


Sinh học

Địa chất


Khoa Môi trường

Khoa Môi trường





MTMT075

Khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất

Sustainable Exploitation of Underground Water Resources



2

Lưu Đức Hải

Ngô Ngọc Cát



PGS.TS

PGS.TS


Địa chất

Địa chất


Khoa Môi trường

Viện Khí tượng TV



2.5. Tóm tắt nội dung các môn học:

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG: 11 TÍN CHỈ

1. MG01. Triết học (philosophy): 4 tín chỉ

- Môn học tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Theo chương trình của Khoa Sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội

2. MG02. Ngoại ngữ chung (General foreign languege): chọn 1 trong 5 ngôn ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung

- Số tín chỉ: 4 tín chỉ

- Môn học tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Theo chương trình của Khoa Sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội

3. MG03. Ngoại ngữ chuyên ngành (Speciality foreign language): Tiếng Anh

- Số tín chỉ: 3 tín chỉ

- Môn học tiên quyết: Sau khi đã học xong chương trình ngoại ngữ chung

- Nội dung môn học:

II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH: 34 TÍN CHỈ

II.1. Các học phần bắt buộc: 20 tín chỉ

1. MTMT 004. Nguyên lý khoa học môi trường

- Tên môn học: Nguyên lý khoa học môi trường

- Tên tiếng anh: Principles of Environmental Science

- Số lượng tín chỉ: 2, số giờ tín chỉ: LT 20, TL 2, TH 8

- Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học trình bày các nội dung khoa học môi trường dựa trên cơ sở bốn nguyên lý tự nhiên cơ bản: bảo toàn vật chất, bảo toàn năng lượng, cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.

Dựa vào nguyên lý bảo toàn vật chất, giáo trình đề cập tới sự bảo toàn, biến đổi và di chuyển chất ô nhiễm trong môi trường, các mô hình cân bằng vật chất trong tự nhiên, các chu trình sinh địa hoá, sinh độc học và ứng dụng nguyên lý cân bằng vật chất trong nghiên cứu môi trường.

Nguyên lý bảo toàn năng lượng trình bày dưới dạng định luật nhiệt động 1, 2 được sử dụng để phân tích dòng năng lượng trong hệ sinh thái, năng suất sinh học, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, sử dụng và dữ trữ năng lượng của hệ tự nhiên, con người và sinh vật Trái đất.

Nguyên lý cân bằng sinh thái được sử dụng để lý giải các hiện tượng và quá trình trong các hệ sinh thái tự nhiên: sự thích nghi, sự tăng trưởng và tự điều chỉnh của các quần thể sinh vật. tương tác giữa các quần thể trong hệ sinh thái, sự phát triển và tiến hoá của các hệ sinh thái tự nhiên, v.v.

Nguyên lý phát triển bền vững được sử dụng để lý giải mục tiêu phát triển của xã hội, các nguyên tắc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển xã hội hài hoà với thiên nhiên và môi trường.



2. MTMT 005. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên

- Tên môn học: Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên

- Tên tiếng anh: Bio-diversity and Nature Preservation

- Số lượng tín chỉ: 2, số giờ tín chỉ: LT 20, TL 5, TH 5

- Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này nhằm giới thiệu cho học viên hiểu các khái niệm về đa dạng sinh học, tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với con người và môi trường tự nhiên. Các dạng của đa dạng sinh học được giới thiệu như: Đa dạng di truyền; Đa dạng loài; Đa dạng hệ sinh thái, cụ thể là đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nư­ớc ngọt; Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái biển; Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Sinh viên cũng được tìm hiểu về các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học làm suy giảm đa dạng sinh học và tuyệt chủng như các loài sinh vật ngoại lai và tác hại của chúng; ; Các lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học; Các vấn đề trong công tác bảo tồn và các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học; Các điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới và các khu bảo tồn của Việt Nam cũng như các loài có trong Danh sách đỏ



3. MTMT 006. Chiến lược và chính sách môi trường

- Tên môn học: Chiến lược và chính sách môi trường

- Tên tiếng anh: Environmental Strategies and Policies

- Số lượng tín chỉ: 2, số giờ tín chỉ: LT 20, TL 5, TH 5

- Tóm tắt nội dung môn học:

Chiến lược và chính sách môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoạch định và xây dựng chiến lược và chính sách môi trường quốc gia. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phương pháp xây dựng, cũng như các nội dung lớn của chiến lược và chính sách môi trường Việt Nam chưa được đề cập đầy đủ trong các môn học của ngành môi trường. Môn học " Chiến lược và chính sách môi trường" trình bày nội dung lớn: những vấn đề chung về chiến lược và chính sách môi trường, nội dung chủ yếu của chiến lược và chính sách môi trường Việt Nam.

Trong phần "Những vấn đề chung về chiến lược và chính sách môi trường", môn học đề cập tới các nội dung: khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của chiến lược và chính sách môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường, các đặc trưng chủ yếu của chiến lược và chính sách môi trường, quá trình hình thành và phương pháp xây dựng chiến lược và chính sách môi trường cho vùng lãnh thổ và ngành kinh tế, kinh nghiệm xây dựng chiến lược và chính sách môi trường của các quốc gia trên Thế giới.

Phần " Nội dung chủ yếu của chiến lược và chính sách môi trường Việt Nam" trình bày nội dung chiến lược và chính sách môi trường quốc gia, chiến lược và chính sách môi trường của các ngành kinh tế Việt Nam (nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ, quan hệ quốc tế và thương mại, v.v.).



4. MTMT 007. Mô hình hoá môi trường

- Tên môn học: Mô hình hoá môi trường

- Tên tiếng anh: Environmental Modeling

- Số lượng tín chỉ: 2, số giờ tín chỉ: LT 20, TL 5, TH 5

- Tóm tắt nội dung môn học:

Trang bị những kiếm thức cơ bản sau:

- Tầm quan trọng và ý nghãi thực tiễn của mô hình hóa

- Các kiến thức toán lý phục vụ cho mô hình hóa (đạo hàm biến tính, địa phương, bình lưu và đối lưu; cơ sở lý thuyết hàm ngẫu nhiên; hệ phương trình mô tả chuyển động rối trung bình của Reynold; kỹ thuật GIS và viễn thám)

Định nghĩa, phân loại và nội dung các bước tiến hành mô hình hóa môi trường.

Giới thiệu một số hướng mô hình hóa môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái.

Ứng dụng kết quả mô hình hóa để giải quyết một số bài toán thực tế như: bổ sung nguồn số liệu tại những điểm không có số liệu quan trắc; nội ngoại suy số liệu thiếu hụt của trạm quan trắc tự động ngừng hoạt động do sự cố; tính toán dự báo chất lượng môi trường, tính toán thiết kế độ cao của các nguồn phát thải khí trong các dự án xây dựng khu công nghiệp và đô thị; ứng dụng trong đánh giá tác động và quy hoạch môi trường, ứng dụng trong kiểm soát và quản lý chất lượng môi trường

5. MTMT 008. Độc học môi trường

- Tên môn học: Độc học môi trường

- Tên tiếng anh: Environmental Toxicology

- Số lượng tín chỉ: 2, số giờ tín chỉ: LT 20, TL 5, TH 5

- Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học giới thiệu những kiến thức cơ bản về môi liên quan mật thiết giữa môi trường bị ô nhiễm với sức khoẻ con người, cơ chế tác động của chất độc đến cơ thể con người, đánh giá và đưa ra các biện pháp phòng tránh tác động xấu của môi trường bị ô nhiễm đến cơ thể con người.



6. MTMT 009. Kinh tế tài nguyên và môi trường

- Tên môn học: Kinh tế tài nguyên và môi trường

- Tên tiếng anh: Natural Resource Economics and Environment

- Số lượng tín chỉ: 2, số giờ tín chỉ: LT 20, TL 2, TH 8

- Tóm tắt nội dung môn học:

Cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về kinh tế tài nguyên, kinh tế ô nhiễm, kiến thức và kỹ thuật ước tính chi phí, lợi ích môi trường; xác lập và đưa vào thực hiện các công cụ kinh tế bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý tài nguyên tiến tới phát triển bền vững. Kỹ thuật phân tích chi phí lợi ích mở rộng sẽ được đề cập như công cụ đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường các dự án phát triển, các dự án xử lý chất thải, các dự án bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm nghiên cứu, sử dụng công cụ kinh tế để ngăn chặn, giảm nhẹ, giải quyết các vấn đề môi trường, bảo vệ tài nguyên trên thế giới sẽ được giới thiệu. Hiện trạng sử dụng các công cụ này ở Việt Nam và những khó khăn cần vượt qua, những thuận lợi cần phát huy sẽ được phân tích để nâng cao hiệu quả áp dụng các kiến thức, công cụ kinh tế này vào thực tiễn.



7. MTMT0 10. Nguyên lý công nghệ môi trường

- Tên môn học: Nguyên lý công nghệ môi trường

- Tên tiếng anh: Principles of Environmental Technology

- Số lượng tín chỉ: 2, số giờ tín chỉ: LT 20, TL 5, TH 5

- Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học giới thiệu cho học viên các kiến thức nguyên lý cơ bản về công nghệ môi trường và các giải pháp xử lý các vấn đề về công nghệ môi trường cụ thể. Môn học cũng mô tả các công nghệ chủ yếu, các cải tiến kỹ thuật áp dụng trong xử lý chất thải, giảm thiểu tác động từ các hoạt động của con người cho môi trường nước, khí và đất. Các nội dung cơ bản bao gồm nguyên tắc của các phương pháp xử lý chất thải: lý học, hoỏ học, sinh học và một số phương pháp kết hợp; Các vấn đề về quy định, luật, chỉ tiêu, vệ sinh môi trường... đối với công nghệ xử lý chất thải.. Môn học cũng đưa ra một số ví dụ cụ thể về biện pháp xử lý các loại chất thải.



8. MTMT 011. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững

- Tên môn học: Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững

- Tên tiếng anh: Environmental Management for Sustainable Development

- Số lượng tín chỉ: 2, số giờ tín chỉ: LT 20, TL 5, TH 5

- Tóm tắt nội dung môn học:

1. Thách thức đối với quản lý môi trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển bền vững

- Thách thức công khai: quy định về môi trường của các nước, tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như GATT/WTO, APEC, ASEAN, Hoa Kỳ, NAFTA, Agenda 21 của Việt Nam và VDG (mục tiêu Thiên niên kỷ Việt Nam)

- Thách thức bí mật - những vấn đề an ninh môi trường: Khái niệm về an ninh môi trường, những dạng thách thức về an ninh môi trường (tranh chấp đất đai, tranh chấp tài nguyên nước, buôn bán động vật hoang dã, buôn bán chất phóng xạ, vận chuyển chất thải xuyên biên giới, sinh vật lạ xâm nhập, khủng hoảng sinh thái...)

2. Quản lý môi trường theo tư duy hệ thống

I = M (P, C, T)

- Những nguyên tắc vận hành của hệ thống QLMT: nguyên tắc tương tác, nguyên tắc hội nhập, nguyên tắc bất toàn, nguyên tắc tương cầu.

- Tác nghiệp phân hệ M: tăng cường năng lực cho cơ quan QLMT

- Tác nghiệp phân hệ P: lồng ghép QLMT với chính sách dân số, xã hội hóa BVMT

- Tác nghiệp phân hệ C: xây dựng mô hình xã hội tiêu thụ xanh, tăng cường năng lực Hiệp hội người tiêu dùng và các đoàn thể chính trị - xã hội trong BVMT (Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân...)

- Tác nghiệp phân hệ T: quản lý môi trường các cơ sở sản xuất (công nghệ, tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm pháp luật, chỉ số thân môi trường của doanh nghiệp)

3. Một số nhiệm vụ QLMT cụ thể

- Mảng xanh: bảo vệ Đa dạng sinh học; bảo vệ cảnh quan và các khu bảo tồn thiên nhiên

- Mảng nâu: kiểm soát ô nhiễm; quản lý chất thải; phòng chống sự cố môi trường; kiểm soát phế liệu nhập khẩu

- Mảng luật pháp và thể chế: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; bộ máy quản lý môi trường; bộ tiêu chuẩn môi trường; hệ thống thông tin môi trường Quốc gia; thực hiện các công ước quốc tế về môi trường; điều hành và quản lý Quỹ môi trường Việt Nam; Văn phòng 33; tăng cường năng lực thẩm định - phê duyệt - tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển lồng ghép nội dung BVMT; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào BVMT; tăng cường năng lực Cảnh sát môi trường; hợp tác quản lý các lưu vực sông; tăng cường năng lực xử lý các xung đột môi trường.

9. MTMT 012. Quản lý các hệ sinh thái

- Tên môn học: Quản lý các hệ sinh thái

- Tên tiếng anh: Ecosystems Management

- Số lượng tín chỉ: 2, số giờ tín chỉ: LT 20, TL 5, TH 5

- Tóm tắt nội dung môn học:

Con người là một hợp phần của sinh quyển. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người luôn khai thác các các hệ sinh thái và làm biến đổi nó theo các xu hướng khác nhau mà thông thường là theo chiều hướng xấu đi. Cũng như các sinh vật khác, con người tác động đến các hệ sinh thái theo các qui luật sinh học tự nhiên. Tuy nhiên con người với tổ chức và thể chế xã hội riêng nên sự tác động vào tự nhiên cũng khác nhau và phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của loài người. Nội dung chủ yếu của môn học Quản lý các hệ sinh thái đề cập đến những đặc trưng chủ yếu về cấu trúc, chức năng, các quá trình, tính sản xuất, các xu hướng biến đổi và các tác động chính đến các hệ sinh thái. Những biện pháp quản lý và bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái cơ bản như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái cửa sông ven biển.



10. MTMT 013. Thực tập thiên nhiên

- Tên môn học: Thực tập thiên nhiên

- Tên tiếng anh: Field Study

- Số lượng tín chỉ: 2, số giờ tín chỉ: LT 25 TL 5, TH 0

- Tóm tắt nội dung môn học:

Thực tập thiên nhiên là môn học thực tế giúp học viên vận dụng các kiến thức đã học để nghiên cứu và nhận biết các vấn đề liên quan trong thực tế về khoa học môI trường. Những vấn đề nghiên cứu tìm hiểu thực tấ được đề cấp đên trong chương trình thực tập bao gồm: Các lĩnh vực về sinh thái học và đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, quản lý và sử dụng tài nguyên (đất, rừng, nước, tài nguyên khoáng sản năng lượng...), quản lý và bảo vệ môi trường ở các địa phương, các khu công nghiệp, khu dân cư. Học viên cũng có điều kiện tìm hiểu về công nghệ thu gom, quản lý và xử lý các chất thải (nước tải, rác thải, khí thải) tại các cơ sở sản xuất như nhà máy xí nghiệp. Hoặc thực trạng về những vấn đề môi trường làng nghề và các giải pháp quản lý... Tuỳ theo từng khoá học mà các tuyến thực tập và các điểm nghiên cứu có thể được thay đổi cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu và tình hình thực tế trên tinh thần đáp ứng được các nội dung nêu trên.

Sau đợt thực tập, học viên phảI viết báo cáo thu hoạch về những vấn đề liên quan trong quá trình thực tập. Các chủ đề hoặc đè tài báo cáo sẽ do các giáo viên tham gia hướng dẫn thực tập giao cho học viên vào cuối đợt thực tập. Kết quả thực tập của học viên được đánh giá thông qua quá trình thực tế, ý thức và tinh thần học tập và kết quả trình bày báo cáo của học viên trước hội đồng đánh giá.



tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương