Hà Nam, ngày 3 tháng 7 năm 1997



tải về 70.69 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích70.69 Kb.
#21428


UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 464/QĐ-UB

Hà Nam, ngày 3 tháng 7 năm 1997




QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH HÀ NAM

V/v quy định tổ chức thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 18/02/1997

của Chỉnh phủ về thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

trên địa bàn tỉnh Hà Nam

-------------------


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 18/02/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định bản quy định tổ chức thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 18/02/1997 của Chính phủ về thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị, các Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

- VPCP;

KT. CHỦ TỊCH

- Các Bộ: KH&ĐT, XD, TC;

PHÓ CHỦ TỊCH

- TVTU;




- TT UBND tỉnh;

(Đã ký)

- Như điều 2;




- Viện KSND, TAND tỉnh;




- Các đoàn thể;

Đinh Văn Cương

- LĐVP, các tổ thư ký;




- Lưu VP1, Vp5.






UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc









Hà Nam, ngày 3 tháng 7 năm 1997




QUY ĐỊNH CỦA UBND TỈNH HÀ NAM

Về tổ chức thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 18/02/1997

của Chỉnh phủ về thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

trên địa bàn tỉnh Hà Nam

(Ban hành kèm theo Quyết định số 464/QĐ-UB ngày 03/7/1997

của UBND tỉnh Hà Nam)

--------------------


Chương I

NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Quy định này cụ thể hoá một số điều khoản của Nghị định 12/CP và cá Thông tư hướng dẫn kèm theo, là nguyên tắc để mọi tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tổ chức thực hiện.

Điều 2. Những nội dung có liên quan đến đầu tư nước ngoài không nêu trong quy định này đều phải thực hiện theo đúng các quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 Nghị định 12/CP và các Thông tư hướng dẫn kèm theo.

Chương II

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH TRONG TỈNH

Điều 3. Đối tượng:

Các đối tượng tham gia hợp tác đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Nam gồm:

1. Doanh nghiệp Việt Nam:

- Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.

- Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

- Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội

- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Công ty.

- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân.

2. Nhà đầu tư nước ngoài.

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

5. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT).



Điều 4. Hình thức đầu tư.

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (gọi là các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân.

2. Doanh nghiệp liên doanh:

Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa một bên hoặc nhiều bên Việt Nam với một bên hoặc nhiều bên nước ngoài để đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài:

Là Doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, được nhà nước cho thành lập tại Việt Nam, thực hiện theo pháp luật Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Điều 5. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư (GPĐT)

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- UBND tỉnh cấp GPĐT đối với các dự án theo phân cấp của Chính phủ.

Chương III

CÁC BƯỚC HÌNH THÀNH VÀ TRIỂN KHAI

DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 6. Dự án đầu tư theo các hình thức quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo 3 giai đoạn:

- Chuẩn bị dự án.

- Đàm phán ký kết dự án.

- Lập và hoàn chỉnh hồ sơ dự án.



Điều 7. Chuẩn bị dự án.

1. Căn cứ để hình thành dự án.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khuyến khích các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật trong các lĩnh vực pháp luật không cấm. Để hình thành dự án, chủ đầu tư phải căn cứ vào phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, của địa phương và của ngành để lựa chọng dự án cho phù hợp.

Các dự án cần chú ý đến việc sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu và tài nguyên hiện có của địa phương, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, tận dụng khả năng và cơ sở kinh tế hiện có để đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất, dịch vụ - du lịch…

2. Xây dựng dự án tiền khả thi.

Dự án tiền khả thi (DATKT) là bản phác họa nêu lên những khả năng đầu tư để xem xét, để làm cơ sở trao đổi đàm phán với bên nước ngoài.

Nội dung của dự án TKT;

- Xác định mục đích và phương án sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng chiến lược thị trường.

- Xác định nguồn nguyên liệu, nhu cầu năng lượng, vận tải, thông qua liên lạc….

- Công nghệ áp dụng.

- Địa điểm xây dựng.



Điều 8. Đàm phán ký kết.

DATKT do chủ đầu tư xây dựng, tham khảo ý kiến của các ngành hữu quan và được cơ quan chủ quản xem xét báo cáo UBND tỉnh trước khi đàm phán ký kết với bên nước ngoài.

Mọi dự án đầu tư (DAĐT) có thể được đưa ra thăm dò với một hoặc nhiều bên nước ngoài để lực chọn đối tác thích hợp nhất.

Việc thăm dò, tiếp xúc đàm phán với bên nước ngoài (mời vào Việt Nam hoặc đi ra nước ngoài) phải theo quy chế xuất nhập cảnh hiện hành của Nhà nước.

Đối với các dự án do UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư, việc mời bên nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài phải trình và báo cáo rõ nội dung để UBND tỉnh xem xét quyết định.

Đối với các dự án do UBND cấp giấy phép đầu tư, việc mời bên nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài phải trình và báo cáo rõ nội dung để UBND tỉnh xem xét quyết định.

Chủ đầu tư chịu chi phí tiếp xúc, thăm dò.

Nội dung đàm phán phải dựa trên DATKT đã được duyệt, mọi thoả thuận phải phù hợp với chính sách, pháp luật Nhà nước Việt Nam và pháp luật, thông lệ quốc tế. Trong khi tiến hành đàm phán phải dự kiến những vấn đề thuộc về nguyên tắc không thể nhân nhượng, xác định những yêu cầu tối thiểu cần đạt được và khả năng chấp nhận tối đa từ phía đối tác. Đặc biệt chú ý việc xác định giá trị vốn của mỗi bên, tỷ lệ vốn của mỗi bên, tỷ lệ vốn vay, tỷ lệ khấu hao hợp lý, chế độ kế toán - thống kê, mức thuế, phương án chia lợi nhuận.v.v…



Điều 9. Lập hồ sơ dự án.

Sau khi đàm phán đi đến thoả thuận, chủ đầu tư Việt Nam cùng bên nước ngoài soạn thảo hồ sơ dự án gồm các văn bản cần thiết để trình các cơ quan chức năng để xin giấy phép đầu tư (GPĐT).

1. Đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hồ sơ xin cấp GPĐT gồm có:

- Đơn xin cấp GPĐT.

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính mỗi bên.

- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.

- Các hồ sơ theo quy định tại điều 38, 39, 45, 83 của Nghị định 12/CP.

2. Đối với hình thức doanh nghiệp liên doanh:

Hồ sơ xin cấp GPĐT gồm có:

- Đơn xin cấp GPĐT.

- Hợp đồng liên doanh.

- Điều lệ doanh nghiệp liên doanh.

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính các bên liên doanh.

- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.

- Các hồ sơ theo quy định tại điều 38, 39, 45, 83 của Nghị định 12/CP.

3. Đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Hồ sơ xin cấp GPĐT gồm có

- Đơn xin cấp GPĐT.

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính nhà đầu tư nước ngoài.

- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.

- Các hồ sơ theo quy định tại điều 38, 39, 45, 83 của Nghị định 12/CP.

Hồ sơ DAĐT và các văn bản giao dịch chính thức với các cơ quan Nhà nước Việt Nam phải làm bằng tiếng Việt Nam hoặc tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài thông dụng.

Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ dự án, chủ đầu tư báo cáo cơ quan chủ quản trình UBND tỉnh xem xét duyệt cấp GPĐT (theo phân cấp) hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp GPĐT.

Điều 10. Triển khai thực hiện DAĐT nước ngoài tại Việt Nam.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, các địa phương nghiên cứu thực hiện và hướng dẫn các chủ dự án đầu tư thực hiện theo Thông tư số 03/BKH-QLDA ngày 15/3/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định việc triển khai thực hiện DAĐT nước ngoài tại Việt Nam.



Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11.

1. UBND tỉnh Hà Nam khuyến khích mọi hình thức đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Các hình thức hợp tác đầu tư trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực đều được tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi.

2. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, UBND báo cáo với Chính phủ quyết định doanh mục, địa bàn, dự án khuyến khích đầu tư hoặc đặc biệt khuyết khích đầu tư và những ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. UBND tỉnh chủ trì thẩm định cấp GPĐT và điều chỉnh GPĐT đối với dự án thuộc thẩm quyền, tham gia thẩm định DAĐT tại địa phương.

4. UBND tỉnh thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với mọi dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ theo các nội dung sau:

- Giám sát việc thực hiện góp vốn, thực hiện các quy định của GPĐT và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Giám sát việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ.

- Cấp giấy chứng nhận quyền thuê đất, tổ chức thực hiện việc giải phòng mặt bằng, cho phép đặt trụ sở, chi nhánh, đăng ký cư trú đi lại cho người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, giới thiệu lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp, đăng ký hành nghề…

- Tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp trên địa bàn.



Điều 12. Các cơ quan chức năng giúp việc UBND tỉnh.

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Hướng dẫn các doanh nghiệp chuẩn bị dự án, đàm phán ký kết, triển khai thực hiện dự án, cùng các cơ quan quản lý chuyên ngành theo dõi thực hiện các quy định trong giấy phép đầu tư, làm đầu mối giải quyết các vấn đề hình thành và triển khai thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định 12/CP.

b) Trình UBND tỉnh về việc cử cán bộ bên Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị, cùng các cơ quan khác tham gia Hội đồng đánh giá giúp cho bên Việt Nam xác định và nghiệm thu giá trị tài sản, thiết bị, vật tư của các bên góp vốn liên doanh.

c) Thông qua bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh giám sát hoạt động của doanh nghiệp, khi cần thiết thì có ý kiến với bên Việt Nam và báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.

d) Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án để báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan chức năng, tham gia kiểm tra doanh nghiệp liên doanh theo quy định của pháp luật.

e) Làm đầu mối về các vấn đề thẩm định, chuẩn bị thủ tục trình UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư, việc giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với các dự án đầu tư thuộc quyền địa phương quản lý và trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

2. Các cơ quan tài chính, thuế, quản lý doanh nghiệp, địa chính:

a) Hướng dẫn các doanh nghiệp chuẩn bị dự án đầu tư về chế độ tài chính, chế độ kế toán và các lĩnh vực ngành phụ trách.

b) Hướng dẫn doanh nghiệp liên doanh khi đã thành lập thực hiện chế độ kế toán - thống kê theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức hướng dẫn, giao và thu hồi vốn trong đó có các loại tiền thuê mặt đất, mặt nước, thuế tài nguyên…. được đưa vào góp vốn pháp định.

d) Thu các loại thuế theo quy định.

e) Hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ đầu tư về chế độ quản lý, sử dụng đất đai theo pháp luật.

f) Thông qua bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên doanh, khi cần thiết có ý kiến với bên Việt Nam hoặc cấp có thẩm quyền về hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên doanh.

g) Theo dõi, xử lý những vi phạm chế độ tài chính kế toán và thuế theo quy định của pháp luật, kiến nghị xử lý các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng chế độ tài chính bên cơ quan có thẩm quyền.

3. Ngân hàng:

Hướng dẫn các doanh nghiệp liên doanh thực hiện chế độ quản lý ngoại hối của Nhà nước, mở và sử dụng tài khoản tại Ngân hàng, kiểm tra việc thanh toán qua Ngân hàng. Hướng dẫn tổ chức và cá nhân chuyển các khoản tiền ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật, xem xét, giải quyết cho vay và bảo lãnh vay theo chế độ quy định.

4. Sở Thương mại:

a) Hướng dẫn các doanh nghiệp liên doanh làm thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác các mặt hàng ghi trong giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh.

b) Căn cứ giấy phép đầu tư theo dõi việc nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư nguyên liệu… để góp vốn cho các dự án đầu tư do tỉnh quản lý. Hướng dẫn các doanh nghiệp liên doanh về thay đổi bổ sung của chính sách xuất nhập khẩu, theo dõi việc xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh.

c) Xem xét hoặc thông qua bên Việt Nam xem xét việc xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước theo hạn ngạch và giấy phép đầu tư được cấp.

5. Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường.

a) Hướng dẫn các chủ dự án, doanh nghiệp liên doanh về danh mục các dự án phải lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư.

b) Theo dõi và kiểm tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường và môi sinh theo quy định của Pháp luật.

c) Làm đầu mối phân tích đánh giá những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng trong doanh nghiệp liên doanh, hướng dẫn doanh nghiệp liên doanh áp dụng chế độ về đo lường, chất lượng, tiêu chuẩn.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

a) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về lao động theo pháp luật.

b) Cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại doanh nghiệp liên doanh khi doanh nghiệp có yêu cầu và phủ hợp với quy định của pháp luật.

c) Thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến điều kiện lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

7. Cơ quan an ninh - quốc phòng:

a) Hướng dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp liên doanh thực hiện pháp luật của Việt Nam về an ninh - quốc phòng theo các điều 76, 77, 78, 79, 80 của Nghị định 12/CP.

b) Theo dõi ngăn ngừa các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và các hành vi vi phạm luật pháp Nhà nước Việt Nam.

8. Các Sở và cơ quan chuyên môn khác:

Hướng dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đúng quy định của pháp luật trong phạm vi ngành phụ trách.



Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Quy định này là cơ sở để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hình thành dự án đầu tư, thực hiện dự án sau khi được cấp giấy phép đầu tư và việc quản lý Nhà nước đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Quy định này có hiệu lực từ ngày ký./.






TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM




KT. CHỦ TỊCH





PHÓ CHỦ TỊCH










(Đã ký)









Đinh Văn Cương



Каталог: vbpq hanam.nsf
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam số: 1008/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq hanam.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> Uû ban nhn dn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà ham
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> QuyếT ĐỊnh ban hành thiết kế mẫu trụ sở Trung tâm y tế huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam

tải về 70.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương