Giáo viên hướng dẫn: nguyễn thị NƯƠng chịu trách nhiệm xuất bản



tải về 5.32 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2023
Kích5.32 Mb.
#54089
1   2   3   4   5
sp nhon loc

2. Lịch sử:
Thành Cha là toà thành còn có nhiều tên gọi khác trong dân gian như thành Hời, thành Hồ Xứ, thành Bắc, thành Cừ … nhưng tên gọi thông dụng nhất là thành Cha. Thành Cha thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Toà thành được xây dựng trên một dải đất cao nằm trên bờ Nam sông Côn, cách thành Chà Bàn khoảng 5km về phía Bắc. Hiện nay chỉ còn lại phế tích.Theo các nhà nghiên cứu,thành Cha có thể đã được xây dựng từ trước thế kỷ XI.
K
huôn viên bên ngoài của di tích quốc gia Thành Cha (Bình Định)

Về Kiến trúc: qua khảo cứu cho thấy, thành Cha có cấu trúc khá đặc biệt. Nhìn trên bình đồ, hệ thống thành giống như được liên kết bởi hai toà thành hình chữ nhật, một lớn, một nhỏ. Toà thành lớn nằm về phía Đông. Tường thành mặt Bắc chạy theo hướng Tây-Đông, dài 947m, mặt rộng 3-5m, chiều cao hiện còn khoảng 1m. Ở vị trí chính giữa tường thành nổi lên một gò đất cao 8m, thoải dần về hai phái mặt thành, có tên gọi là gò Cột Cờ. Bức tường phía Nam có chiều dài tương tự, nhưng đã bị bào mòn, chỉ còn cao hơn mặt đất một chút. Phần di tích còn rõ nhất là hai bức tường phía Đông và phía Tây. Tường phía Đông chạy theo hướng Bắc-Nam, dài 345m với chiều cao trung bình 4m, mặt thành rộng tới trên 30m. Bức tường phía Tây có độ dài và chiều cao tương tự, nhưng bề mặt hẹp hơn, khoảng 7m – 10m. Góc Tây Bắc của toà thành lớn được vây kín bởi hai đoạn tường thành, một chạy từ gò Cột Cờ xuống phía Nam dài 240m và một đoạn vuông góc với nó chạy sang phía Tây, nối với bức tường phía Tây của thành lớn tạo thành một khuôn viên hình chữ nhật. Chính giữa khuôn viên này có một gò gạch lớn, dấu tích còn lại của một công trình kiến trúc đã bị sụp đổ.


.Nhiều dấu tích tường thành tại hố khai quật di tích Thành Cha năm 2015


Thành hình chữ nhật nhỏ hơn nằm kề phía Tây Bắc thành lớn có chiều dài 440m, chiều rộng 134m. Tường phía Đông của toà thành này trùng với một phần bức tường phía Tây của thành lớn. Hai toà thành được liên kết với nhau thành một hệ thống mà chức năng của chúng cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Vết tích hệ thống hào xung quanh thành Cha còn khá rõ. Đường hào phía Nam còn tương đối nguyên vẹn, rộng tới 35-40m. Ở mặt Đông và Băc hào gần như đã bị lấp nhưng còn để lại một loạt các bàu, đìa, rộc và vùng trũng sâu liên tiếp nhau, chạy dọc theo tường thành. Trong lòng thành có khá nhiều gò đống như gò Gạch, gò Cây Me, gò Hời…
C ác nhà nghiên cứu đã tìm thấy ở đây không ít ngói vỡ, mảnh phù điêu trang trí bằng đất nung thể hiện tu sĩ Bàlamôn, hình phụ nữ… vỡ ra từ các công trình kiến trúc Chămpa trước đây


Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia Thành Cha do Bộ VHTT& DL cấp 2003.









MỤC LỤC TRA CỨU

Tiêu đề: Trang:

Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 4

Dân cư, lao động 6

Nông nghiệp 7

Vài nét về văn hoá, lịch sử Nhơn Lộc 10












tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương