Gi¸o ¸n DỰ thi giáo viên giỏi cấp cơ SỞ



tải về 45.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích45.79 Kb.
#1343
Gi¸o ¸n

DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP CƠ SỞ

NĂM HỌC 2015 – 2016
Lĩnh vực: Ph¸t triÓn thÈm mü

Hoạt động: Âm nhạc

Đề tài: “Mẹ ơi tại sao”

Thể loại: Ca hát

Chủ đề: Gia ®×nh

Đối tượng: Líp mÉu gi¸o 4 tuæi

Thời gian: 25 phút

Số lượng: 22 trẻ

Ngày dạy: 09/11/2015

Người soạn và dạy : Nguyễn Thị Tuyền

Địa điểm: Lớp 4 tuổi - Cụm MN tập trung số 1

- Trường mầm non Bình Định
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Kiến thức:

- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhạc, đúng giai điệu của bài hát, hát rõ lời, rõ tiếng.

- Biết chơi trò chơi âm nhạc

- Trẻ biết tên bài hát: “Mẹ ơi tại sao” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên



2/ Kỹ năng:

- Chú ý lắng nghe cô hát, cảm thụ được giai điệu bài hát.



  • - Rèn tai nghe cảm nhận về âm nhạc, giọng hát, hát đúng nhạc, rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo, giúp trẻ phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ đích.

- Mở rộng vốn từ cho trẻ.

- Phát triển thính giác, khả năng nghe âm nhạc

- 90 – 95% trẻ thực hiện tốt.

3/ Giáo dục tư tưởng:

- Trẻ biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người thân trong gia đình, họ hàng.

- Trẻ hứng thú học bài yêu thích môn âm nhạc

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

* Đồ dùng của cô:

- Cô soạn và thuộc giáo án

- Cô hát đúng và vân động nhẹ nhàng

- Đàn, vi tính

- Dụng cụ âm nhạc

- Một số bài hát có trong chủ đề



* Đồ dùng của trẻ:

- Nơ tay


- Phách, sắc xô, mõ dừa

2. Địa điểm - đội hình:

- Trẻ ngồi hình chữ U trên ghế đúng quy cách

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát đủ ánh sáng

3. Tâm sinh lý:

- Trẻ thoải mái vui tươi khi vào lớp

4. Nội dung tích hợp:

- Văn học, lễ giáo.



III. HƯỚNG DẪN

Hoạt động của cô

Dự kiến hoạt động của trẻ


1/ Ôn định tổ chức gây hứng thú: ( 2 phút)

Cô cho trẻ đọc đồng dao bài: “Gánh gánh gồng gồng”


-Chúng mình vừa được cùng nhau đọc bài đồng dao gì nhỉ?

- Trong bài đồng dao đã nhắc đến ai?

- Đúng rồi trong bài đồng dao đã nhắc đến bà, bố mẹ, anh chị và họ đều là những người thân yêu của chúng ta nên các con luôn nhớ là phải yêu thương và giúp đỡ mọi người trong gia đình của chúng mình . Các con có đồng ý với cô không?



2/ Bài mới ( 22 phút)

a) Ca Hát: (12 phút)Mẹ ơi tại sao”

- Hôm nay cô cũng có 1 bài hát rất hay nói về gia đình thân yêu của chúng mình đấy các con hãy cùng lắng nghe giai điệu bài hát này nhé!

- Các con đã nghe rõ giai điệu bài hát này chưa?

- Các con thấy giai điệu của bài hát có hay không?

- Vậy bây giờ chúng mình cùng hướng lên màn hình xem cô giáo Thanh Tuyền nói gì với các con nhé!

- Cô giáo bật giáo án Elearing:

- Vậy cô đố các bé đó là giai điệu của bài hát nào?

Có 3 đáp án để các bé lựa chọn:

+ 1, Bài hát: Bé quét nhà

+ 2, Bài hát: Bà còng

+ 3, Bài hát : Mẹ ơi tại sao?

- Xin mời các bé lựa chọn ( Mời 1 trẻ lên chọn trên máy tính)

- Cả lớp cùng nhắc lại cho cô giáo biết đó là bài hát gì?

- Các con rất giỏi cô khen cả lớp 1 tràng pháo tay.

- Để các con có thể cảm nhận rõ được giai điệu của bài hát này bây giờ các con hãy cùng lắng nghe cô hát nhé!

- Cô hát bài hát “Mẹ ơi tại sao”

- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

- Đúng rồi đó chính là bài hát: “Mẹ ơi tại sao” do nhạc sĩ “Nguyễn Đình Nguyên” sáng tác. Bài hát : “Mẹ ơi tại sao” cũng là bài hát chính trong buổi học ngày hôm nay.

- Cả lớp các con đã thuộc bài hát này chưa?

- Vậy cô mời cả lớp chúng mình hãy cùng nhau hát vang bài hát này thật hay nhé!

- Vừa rồi chúng mình đã được cùng nhau hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Đúng rồi đó chính là bài hát : “Mẹ ơi tại sao” Do nhạc sĩ: Nguyễn Đình Nguyên sáng tác

* Giảng nội dung: Bài hát thể hiện sự tò mò, hiếu kỳ của em bé muốn hỏi về mọi sự việc xung quanh mình: “Mẹ ơi tại sao con bướm bay cao, con ong làm mật, con kiến tha mồi.

- Mẹ ơi tại sao ông có lưng cong tiếng ông ồm ồm, râu tóc ông dài, rồi em bé còn hỏi mẹ ơi tại sao ba nói thương con, nhớ thương là gì vì sao hả mẹ . Và đó cũng là sự quan tâm, yêu mến của em bé đối với mọi người thân trong gia đình của mình.

+ Cô cho trẻ hát bằng nhiều hình thức khác nhau như: đi theo vòng tròn, hát to, nhỏ, theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân (cô chú ý sửa sai cho trẻ)

- Để thể hiện tình cảm của mình các con hãy cùng nhau vừa hát và vừa tạo dáng theo bài hát nhé!

+ Trẻ đứng dạy hát tập thể

+ Trẻ hát tập thể kết hợp đi tạo thành vòng tròn

+ Hát tập thể giọng to, nhỏ

- Cô thấy các con bạn nào cũng đã thể hiện được tốt bài hát này rồi. Và bây giờ cô cũng có một trò chơi tặng cho chúng mình đó là trò chơi: “Giong hát to! Giọng hát nhỏ”

+ Hát tập thể và đi về chỗ ngồi

- Cả lớp các con đã chơi rất tốt trò chơi rồi. Bây giờ cô mời chúng mình cùng hát vang bài hát này thật hay và cùng đi về chỗ của mình nào.

+ Hát theo nhóm:

- Tiếp sau đây là phần thể hiện của “ Nhóm Họa mi”

+ Hát cá nhân: 1 trẻ

- Tiếp theo chúng mình hãy cùng đến với giọng ca của bạn…



B) Vận động: (5 phút)

- Cô thấy bạn nào cũng có giọng hát hay và trí nhớ thật tuỵêt vời đấy. Vậy bây giờ bạn nào giỏi cho cô giáo biết trong bài hát này chúng mình có thể hát kết hợp vận động bằng những hình thức nào?

+ Hát tập thể kết hợp vỗ tay

Và bây giờ chúng mình hãy cùng nhau vừa hát, vừa vỗ tay theo bài hát nhé!

+ Hát tập thể kết hợp dùng dụng cụ âm nhạc gõ đệm theo bài hát

- Hôm nay cô cũng tặng cho mỗi bạn một dụng cụ âm nhạc bây giờ chúng mình hãy cùng nhau sử dụng các dụng cụ âm nhạc để thể hiện bài hát thật hay nhé!

+ Hát theo nhóm kết hợp dùng dụng cụ âm nhạc

- Đến với buổi học ngày hôm nay chúng mình hãy cùng chào đón sự góp mặt của ban nhạc: “Tình bạn”

Xin mời cả lớp cùng đứng lên giao lưu với ban nhạc
c/ Nghe hát: (5 phút) Cho con”

“ Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa

Mẹ sẽ là nhành hoa cho con cài lên ngực

Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con” đó là nội dung bài hát “Cho con”sáng tác của nhạc sĩ : Phạm Trọng Cầu mà ngay sau đây cô sẽ hát tặng cho các con nghe.

+ Cô hát lần 1.

- Các con vừa được nghe cô giáo hát bài hát gì? Do ai sáng tác?

- Đúng rồi đó chính là bài hát: “Cho con” do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sáng tác.

- Bài hát đã nói lên tình yêu thương của ba mẹ giành cho các con, ba mẹ luôn là những cánh chim, là những nhành hoa để đưa con đi đến những ước mơ.

=>Giáo dục: Các con luôn phải biết yêu thương giúp đỡ mọi người, ngoan ngoãn nghe lời ông bà bố mẹ các con nhớ chưa nào?

+ Lần 2: Sau đây xin mời các con cùng đến với bài hát múa do cô giáo: Thanh Tuyền và bạn nhỏ Phương Anh thể hiện

+ Lần 3: Trẻ hát cùng cô

3. Kết thúc: (1 phút)

Trẻ hát cùng cô bài hát: Cho con và đi ra ngoài.


Trẻ đi vòng tròn và đọc đồng dao.

“Gánh gánh gồng gồng 
Gánh sông gánh núi 
Gánh củi gánh cành 
Ta chạy cho nhanh 
Về xây nhà bếp 
Nấu nồi cơm nếp 
Chia ra năm phần 
Một phần cho mẹ 
Một phần cho cha 
Một phần cho bà 
Một phần cho chị 
Một phần cho anh 
Ta chạy cho nhanh 
Về xây nhà bếp 
Nấu nồi cơm nếp...”
Bài: Gánh gánh gồng gồng ạ!

- Nhắc đến bà, bố mẹ, anh chị

- Đồng ý

-Trẻ chú ý lắng nghe giai điệu bài hát.

- Có ạ!


- 1 trẻ lên lựa chọn

- Bài hát: Mẹ ơi tại sao

-Trẻ lắng nghe cô hát

- Bài hát: Mẹ ơi tại sao?

- Rồi ạ!
- Trẻ hát

- Bài hát: Mẹ ơi tại sao

Do nhạc sĩ: Nguyễn Đình Nguyên sáng tác


  • Trẻ đứng tại chỗ hát

  • Trẻ đi theo vòng tròn hát

- Trẻ hát giọng to, giọng nhỏ

- Trẻ hát và đi về chỗ của mình ngồi
- Nhóm Họa mi lên hát
- 1 trẻ lên hát.
- Trẻ hát và vỗ tay

- Vỗ tay, vỗ sắc xô


- Trẻ cầm dụng cụ âm nhạc và cùng biểu diễn với cô.
- Ban nhạc: Tình Bạn và cả lớp cùng biểu diễn
- Trẻ chú ý lắng nghe

Bài hát: Cho con do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sáng tác

- Vâng ạ
Trẻ chú ý xem.

- Trẻ thể hiện bài hát cùng cô










tải về 45.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương