GIÁo hội phật giáo việt nam tỉnh long an  TẤm gưƠng đẠo hạNH



tải về 41.61 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích41.61 Kb.
#30567


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH LONG AN


TẤM GƯƠNG ĐẠO HẠNH



MOÄT VÒ CAO TAÊNG CUÛA PHAÄT GIAÙO LONG AN

ÑAÏI GIÔÙI ÑAØN

HIEÅN KYØ

DL:2014 – PL:2558

LÖU HAØNH NOÄI BOÄ


NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni Chứng minh
Theo quy định của Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo việt Nam, mỗi tỉnh thành hội phật giáo có thể ba năm khai Đại Giới Đàn một lần, hầu kế vãng khai lai, thừa hành Phật sự, góp phần cho nền Đạo Phật xương minh, tuệ đăng bất diệt. Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An thể theo nguyện vọng của Tăng Ni có nhu cầu thọ giới, học giới, giữ giới, nên đồng thuận tiến hành Tổ chức Đại Giới Đàn vào ngày 8 ,9,10,11,12 tháng 2 năm Ất mùi (nhằm ngày 27,28,29,30,31 tháng 03 năm 2015 ) tại Chùa Phước Bảo dành cho chư Tăng và chùa Tôn Vân dành cho chư Ni. Được sư chấp thuận của Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và cho phép của Ủy Ban nhân dân tỉnh Long An. Ban Kiến Đàn nhất trí lấy danh hiệu “Đại Giới Đàn Hiển Kỳ’’ Pháp hiệu của một vị cao Tăng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo long An nói chung và Tông Phái Thiên Thai Giáo Quán Pháp Hoa nói riêng. Giới tử đủ duyên lãnh thọ giới pháp tại ĐẠI GIỚI ĐÀN này, cần hiểu rõ tấm gương Đạo Hạnh của Người xưa, hầu tài bồi công đức trang nghiêm tự thân trên bước đường tiến Tu Đạo Nghiệp. Ban Kiến Đàn xin lượt khảo đôi nét vế tấm gương đạo đúc của Tổ Hiển Kỳ, nhất tâm cúng dường Đại Giới Đàn , Trang Nghiêm Phật Sự.


  1. THÂN THẾ :

Tổ Sư Thích Hiển Kỳ húy Nhiên Công thế danh Trần Quốc Lượng tự Trần Quốc Ngởi. Xuất thế năm Quý Hợi(1863) niên hiệu Tự Đức thứ 17, triều đại nhà Nguyễn Việt Nam; tương ứng vào niên hiệu Đồng Trị năm thứ 2 triều đại nhà Thanh Trung Quốc. Quê ở làng Rạch Quau, huyện Cần Giuộc tỉnh Gia Định (nay thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An).

Hòa thượng là đệ tử nối pháp với Đại Sư Đế Nhàn thuộc dòng Thiên Thai Giáo Quán Pháp Hoa Tông đời thứ 19 chi phái cao Minh Tự, được suy tôn là Sơ Tổ Tông Thiên Thai Pháp Hoa tại Việt Nam. Hòa thượng là chú ruột của bà Thoại Tám tức Ni Trưởng Thích Nữ Liễu Tướng (khai sơn chùa Pháp Vỏ huyện Nhà Bè ,tỉnh Gia Định ).


II XUẤT GIA HỌC ĐẠO :

Thưở thiếu niên, Ngài rất có nhiều thiện căn, có chí hướng tu hành với tuổi đời còn rất trẻ mà Ngài đã ăn chay trường lúc chỉ 11 tuổi.

Trong khoảng cuối thế kỉ thứ 19 các vị lão sư Lưu Đạo Nguyên, Trương Đạo Dương, thường qua lại giữa 2 thành phố Quảng Châu và Sài Gòn Gia Định để truyền bá Đạo Minh Sư. Duyên lành hội đủ, Hòa Thượng đảnh lễ cầu xin xuất gia học đạo, lão sư Lưu Đạo Nguyên được ban cho pháp danh là Đắc Chân và từ đó Ngài theo các lão sư tu học tại các vùng Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Long An .v.v…, lúc đó Ngài chỉ vừa tròn 12 tuổi. Sau đó được các lão sư tiền bối hướng dẫn Ngài về Thanh Sơn Đạo Quán Thuần Dương Cung tại Hồng Kông Trung Quốc, tiếp tục học đạo tu hành. Thời gian thực hành đạo giáo Ngài rất tinh tấn hành trì nên rất được các bậc đồng tu kính trọng. Thời gian cứ tiếp tục trôi đi, các vị Đại lão sư Tiền Bối lần hồi Liễu Đạo Thoát hóa. Hòa thượng được đại hội suy tôn lên Ngôi vị Tổ Sư, Trưởng môn phái Minh Sư Hồng Kông Trung Quốc.

III QUY HƯỚNG PHẬT GIÁO:

Đạo Minh Sư là Đạo Tiên, giáo lý pha lẫn ba tôn giáo: Khổng giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, do đó Ngài có nhân duyên điều kiện đọc tụng tiếp cận kinh điển Phật giáo. Như đi đường dài sương thắm lạnh, Tổ xem kinh Phật lâu ngày, bỗng nhiên tỏ ngộ lời Phật dạy với tri kiến của mình, Tổ biết đường lối Tu Tiên không đạt đến kết quả giải thoát giác ngộ, còn trong vòng sanh tử luân hồi đau khổ trong lục đạo. Ngược lại, chỉ mới đắc quả vị A LA HÁN của đạo Phật mà đã dứt trừ mọi sanh tử giải thoát khổ đau, diệt tất cả phiền não, chứng hữu dư Niết Bàn, an vui, tự tại, vô ngại, huống hồ đắc quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác thấu triệt tột cùng quá khứ, hiện tại, vị lai của Đạo Phật. Mấy mươi năm tinh tấn hành trì theo Tôn chỉ Đạo Tiên nay tỏ ngộ Đạo Phật, Tổ vằn vặt giữa 2 ranh giới của dòng tư tưởng, nhất là hiện nay chức vụ trong đạo Minh Sư là trưởng môn của 1 phái lớn. Cuối cùng Ngài mạnh dạn quyết định bỏ Tiên về Phật. Lúc bấy giờ, Tổ Đế Nhàn ở chùa Quán Tông nối dòng Thiên Thai Giáo Quán đời thứ 19 là bậc danh tăng đương thời, cùng thời với các vị cao tăng như Ngài Thái Hư Đại Sư, Hư Vân Đại lão Hòa Thượng …v,v.

Năm 1922 Hòa Thượng đến Quán Tông Giảng Tự, núi Tứ Minh, huyện Cẩm, tỉnh Triết Giang, đảnh lể đại Sư Đế Nhàn xin quy hướng Tam Bảo, Đai Sư Đế Nhàn nói rằng : Hành giả đầy đủ nhân duyên bỏ Tiên quy Phật là điều quý báu, để hiểu rõ tông chỉ tu hành thành tựu công đức ta sẽ lượt nói cương yếu tông chỉ Thiên Thai Pháp Hoa như sau :

“Trong chúng ta đều sẳn có tâm thanh tịnh vô nhiễm, nhưng vì vọng niệm chấp trước nên bị khổ đau và phiền não ngự trị, học pháp là để nhìn rõ được trạng thái của tâm, tưới tẩm mảnh đất tâm thức bằng dòng nước chánh niệm và vô niệm thì sự hiểu biết tỏ bày, nếu thực tập ba pháp quán một cách hợp lý thì sẽ đạt được an lạc giải thoát”.

1 KHÔNG QUÁN :chân lý thứ nhất cho rằng mọi pháp không có mọi tướng thực tế và vì vậy mà trống rỗng.

2 GIẢ QUÁN: chân lý thứ hai cho rằng tuy thể các pháp vẫn có một dạng tồn tại tạm thời với thời gian và vì vậy giác quan con người có thể tạm nắm bắt được.

3 TRUNG QUÁN: chân lý thứ ba là tổng hợp 2 chân lý đầu cho rằng thể của mọi sự vật lại không nằm ngoài tướng, không thể bỏ tướng để tìm bản chất nên thể và tướng chỉ là một.

Thành tựu tam pháp quán từ không vào giả, hành giả diệt được trần sa hoặc, đắc được đạo chủng trí.

Sau cùng vượt qua 2 cực đoan không và giả, nhập trung đạo, thành tựu công đức viên mãn.

Pháp tu của Tông Thiên Thai, ngoài Tam Quán còn có Pháp Chỉ và Pháp Quán.

Chỉ: là chú tâm và qua đó thấy rằng mọi pháp đều không, nhờ đó mà không còn ảo giác xuất hiện.

QUÁN: giúp hành giả thấy rằng tuy mọi pháp đều không nhưng chúng có một dạng tồn tại tam thời, một sự xuất hiện giả tướng và lại có một chức năng nhất định giả huyển của các pháp.

Đại sư Đế Nhàn dạy tiếp: Ngoài việc thực hành pháp Chỉ, pháp Quán của tông môn, hành giả cần bổ cứu bộ kinh Pháp Hoa giáo lý tổng hợp của Đức Phật trong một đời thuyết giáo kết hợp tu hành, đồng thời hành giả nên tự tu tập, hưóng dẫn những người có duyên thực hành theo pháp môn tịnh độ, để trợ duyên cho chúng sanh trong đời mạc pháp có cơ hội niệm phật bất loạn tâm, hầu trở về bản tâm thanh tịnh hạnh phúc viên mãn.

Tu Chỉ Quán và Tịnh Độ song hành thì gọi là “Thai Tịnh”.

(nghĩa là kết hợp Pháp Chỉ, Quán của Tông Thiên Thai và Tịnh Độ Tông cùng tu tập nên gọi là Thai Tịnh).

Sau khi nghe Đại Sư Đế Nhàn truyền đạt diệu lý của Tông Phái, Hòa Thượng vô cùng hoan hỷ nhất tâm lãnh thọ.

Hòa thượng được thế phát xuất gia có pháp danh là Nhiên Công pháp hiệu Hiển Kỳ và được đại sư Đế Nhàn cung thỉnh Thập Sư truyền thọ Sa Di Thập Giới, Tỳ Kheo Cụ Túc, Bồ Tát Thành Tựu Tam Tụ Tịnh Giới, chính thức đứng vào hàng Tăng Đoàn, Sứ giả Như Lai.

IV HÓA ĐẠO:

Sau khi trở về Hương Cảng, Hòa Thượng cải đổi Thuần Dương Cung thành Thanh Sơn Thiền Viện, đồng thời là vị khai sơn trụ trì đời thứ nhất. Từ đây Hòa Thượng ngày đêm tịnh tu yếu chỉ Tam Quán của Tông môn và chuyên trì Niệm Phật theo truyền thống “Thai Tịnh” được tổ Đế Nhàn khen ngợi ấn khả, sau này Hòa Thượng còn khai sáng Cửu Long Đường thuộc khu Du Ma Địa tại Hương Cảng, để làm phương tiện chuyên tu cho những vị tăng phát nguyện nhập thất ẩn tu.

Từ năm 1924 đến 1935 vì muốn cho tất cả thiện tín xa gần hiểu được chân lý Phật Đà, thực hành theo lời Phật dạy, Hòa Thượng đã cung thỉnh chư vị pháp sư: Phật Khả, Kỷ Tu, Quán Thanh, Diệu Tham, Bảo Tịnh, Phật Thọ v.v.. thăng tòa thuyết pháp tại đạo tràng Thanh Sơn, nhờ đó vô số người thính pháp nghe kinh, ân triêm pháp nhủ.

Hòa Thượng Hiển Kỳ là người văn hay chữ tốt, lúc sinh thời Ngài thường giao kết thâm tình với các danh Nho thi sĩ tại Hương Cảng như: trạng nguyên Huỳnh Sơn Lâm, thi sĩ Hàn Quốc Quân, Vương Quốc Hiến, Bằng Quan Nghiêu, Huỳnh Gia Xuyến, Trần Bách Đào, Tào Thọ Bồi, Hạ Đức v.v..Thường đến chùa Thanh Sơn cùng uống trà, đàm đạo, ngâm vịnh thi phú được kết thành sách: “Thanh Sơn Thiền Viện Đại Quán”. Sách gồm có: Hiển Kỳ Trụ Trì Sự Lược nhiều tài liệu nói về Chùa Thanh Sơn cùng hơn 60 bài thơ kệ khen ngợi cảnh quan của trụ xứ Thanh Sơn và răn dạy chúng tăng tu học của Hòa Thượng Hiển Kỳ.

Sau khi ổn định việc tu hành truyền bá phật pháp tại Thiền Viện Thanh Sơn. Hòa Thượng muốn cho các môn đệ tín hữu Đạo Minh Sư tại Việt Nam hướng về Đạo Phật. Một cái tin loan truyền vượt ngàn dậm làm chấn động phái Minh Sư Việt Nam, Tổ nói rằng :

“Tôi đầy đủ nhân duyên, được tiếp cận giáo lý Phật Đà hiểu thấu lời Phật dạy, giáo lý Đức Phật có thể đưa chúng sanh thoát khỏi cảnh khổ đau chứng đắc niết bàn Tịch Tịnh, nên bỏ Tiên về Phật, các vị cố gắng tìm phương tiện sang đây để được lãnh thọ giới pháp của Phật”.

Năm 1928 qua lời kêu gọi của Tổ Hiển Kỳ. Ông lão Hai ở Vĩnh Long, ông Lão Sư và Bà Thoại Tám ở Phú Xuân – Nhà Bè đủ duyên sang Trung Hoa quy y thọ giới của Phật

Ông Lão Hai sau khi thế phát được ban cho pháp danh Tu Tất Tự Liễu Đàn, ông Lão Sư được pháp danh Tu Thánh Tự Liễu Học. Bà Thoại Tám pháp danh Tu Hảo Tự Liễu Tướng. Đồng thời Tổ Hiển Kỳ kiến tạo giới đàn, để truyền thọ chánh giới cho các đệ tử. Đàn giới này Tổ đương vi hòa thường Đàn Đầu, Ngài Kỷ Tu đương vi Yết Ma, Ngài Phật Khả đương vi giáo thọ Giới Đàn này được tổ chức trong 15 ngày.

Theo lối tu hành của đạo Minh Sư khi đạt được trình độ nào đó thì sẽ được điểm đạo gọi là Ông Lão tương đương phẩm vị của Hòa Thượng bên Đạo Phật. Ngày xưa bên Trung Quốc Đại Giới Đàn khi thành lập việc tổ chức rất quy mô và long trọng. Có thể nói Đại Giới Đàn có khi tổ chức xuyên suốt nhiều tuần, có nơi kéo dài đến 3 tháng. Trong mùa Đại giới Đàn Ban Tổ Chức thường mở các lớp rèn luyện, tuyển sinh về giới luật, oai nghi, giáo lý nhà Phật, các nghi lễ trong khi thọ giới để thí sinh được hướng dẫn đầy đủ các đức tính của người xuất gia, hầu tu học đúng tinh thần giới luật của Phật Giáo. Ngoài ra, để tỏ lòng tôn kính giới pháp của Phật, các vị giới sư truyền thọ Phật Giới. Các giới tử phải đến tận nơi cầu thỉnh các Giới Sư A Xà Lê Quang lâm chứng minh truyền thọ giới pháp.

Đến năm 1931 vâng lời Tổ dạy, một số ông lão ở Long An như: Ông Lão Hai ở chợ Trạm, Ông Lão Mười, Ông Lão Năm ở Đức Hòa và đệ tử ông Lão Mười, tất cả bốn người sang Trung hoa đến chùa Thanh Sơn đảnh lễ ra mắt Tổ. Nghe tin một số đệ tử ở Việt Nam sang, Tổ chống gậy xuống khách đường với tâm đầy hoan hỷ. Sau đó Tổ hướng dẫn phái đoàn tham quan tất cả mọi nơi tại Thiền Viện Thanh Sơn, rồi làm lễ xuất gia thế phát. Trong 3 ngày Tổ dạy những chi tiết cách thức sinh hoạt ở thiền môn và khai phương tiện Đại Giới Đàn kéo dài trong 7 ngày, truyền trao chánh giới tam đàn cho các đệ tử, Tổ tận tình hướng dẫn đời sống tu học của một vị Tu Sĩ Phật Giáo chân chính. Tổng cộng Giới Đàn này tổ chức tất cả là 10 ngày. Tổ ban pháp danh 3 vị, ông Lão Hai pháp danh Tu Trì Tự Liễu Thiền, ông Lão Năm pháp danh Tu Tịnh Tự Liễu Lạc, ông Lão Mười pháp danh Tu Quán Tự Liễu Chứng. Giới đàn này Tổ làm Đàn Đầu Hòa Thượng, Ngài Phật Thọ làm giáo thọ A Xà Lê, Ngài Tâm Sự làm Yết Ma.

Sau đó, đích thân Tổ đưa các vị đệ tử đi tham quan nhiều nơi trên đất Trung Hoa rồi sau đó chia tay Tổ, các đệ tử trở về quê hương Việt Nam tu hành và hóa độ chúng sanh.

Năm 1935 Tổ cho một số đệ tử ở chùa Thanh Sơn đến chùa Bửu Lâm núi Phụng Hoàng để đăng đàn thọ giới. Đàn giới này Tổ Hiển Kỳ làm Yết Ma, Ngài Kỷ Tu làm Đàn đầu Hòa Thượng, Ngài Phật Khã làm giáo thọ A Xà Lê. Đàn truyền giới nầy kéo dài đến 21 ngày dạy đầy đủ mọi nghi lễ cho người thọ Phật Giới. Đàn giới này có ngài Tu Nhiên tự Liễu Tức người Việt Nam thọ giới tỳ kheo.

V VIÊN TỊCH :

Hạnh nguyện viên thành, cơ duyên giáo hóa quần sanh đã mãn ngày 4 tháng 3 năm Bính Tý ( 26/ 3/ 1936) Ngài an nhiên thâu thần tịch diệt tại Chùa Thanh Sơn Trung Quốc trụ thế 74 năm, đệ tử xuất gia, tại gia rất nhiều đang tu tập, truyền đạo tại Hương Cảng_Trung Quốc. Riêng có bảy vị đệ tử người Việt Nam truyền bá Tông Thiên Thai Giáo Quán Pháp Hoa tại Việt Nam như sau:

1. Hòa Thượng Thích Liễu Đàn húy Tu Tất khai sơn Chùa Pháp Hoa, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

2. HT Thích Liễu Học húy Tu Thành khai sơn Chùa Pháp Giới Sài Gòn.

3. HT Thích Liễu Thiền húy Tu Trì khai sơn Chùa Bồ Đề, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

4. HT Thích Liễu Hạc Húy Tu Tịnh khai sơn Chùa Pháp Minh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

5. HT Thích Liễu Chứng Húy Tu Quán khai sơn Chùa Vĩnh Long, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

6. HT Thích Liễu Tức Húy Tu Nhiên trụ trì Chùa Vĩnh Long, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

7. Ni Trưởng TN Liễu Tướng húy Tu Hảo khai sơn Chùa Pháp Võ, huyện Nhà Bè, Tp. HCM.

Tổ là người đầu tiên trong đạo Minh Sư bỏ Tiên về Phật, đắc đạo giải thoát. Tổ chẳng từ gian khó, nơi đất khách quê người trải thân hành đạo, đào tạo tăng tài, tiếp dẫn hậu lai. Để từ đó cội Bồ Đề ngày thêm vững chắc, cành lá xum xuê, khiến cho hàng tử tôn tông phong Thiên Thai Giáo Quán ngày thêm phát triển, góp phần cho nền đạo Phật Việt Nam ngày thêm rạng rở, được môn đồ đệ tử tôn xưng là Sơ Tổ Tông Thiên Thai Pháp Hoa tại Việt Nam.

Ngày nay hàng hậu học xin kính ghi lại đôi nét tiêu biểu về cuộc đời hành đạo của Tổ, đã có nhiều ân đức truyền thừa Tông chỉ Thiên Thai Pháp Hoa vào đất nước Việt Nam, thành tâm ôn lại công hạnh của Ngài, hầu lấy đó làm tấm gương quy hướng cho đời sau tinh tấn tu hành, lợi ích cho mình và tha nhân.

Nam Mô Tự Thiên Thai Giáo Quán Tông Nhi Thập Thế Thanh Sơn Đường Thượng thượng Hiển hạ Kỳ Đại Lão Hòa Thượng Tổ Sư tác đại chứng minh.






Каталог: uploads -> files -> Document
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
Document -> Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Khu công nghiệp Phường 8, Cà Mau, Việt Nam

tải về 41.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương