Giống lúa thâm canh đạt năng suất cao (65 75 tạ/ha) chống chịu được một số sâu bệnh hại chính



tải về 0.65 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.65 Mb.
#31415
  1   2   3   4   5   6   7

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

––––––––––––––––






CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––––––––––––––



DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP BỘ GIAI ĐOẠN 2011-2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-KHCN ngày tháng năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT

Tên đề tài

Mục tiêu

Dự kiến kết quả đạt được

TGTH
I

Trồng trọt










Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thâm canh và lúa chất lượng cho vùng đồng bằng sông Hồng

Chọn tạo và phát triển được bộ giống lúa thâm canh (năng suất đạt 65 tạ/ha trở lên) và lúa chất lượng cao (năng suất đạt 55 tạ/ha trở lên), có khả năng chống chịu được một số sâu bệnh hại chính, thích hợp cho vùng ĐBSH và các địa phương có điều kiện tương tự ở phía Bắc.

- 03 – 4 giống lúa thâm canh đạt năng suất cao (65 – 75 tạ/ha) chống chịu được một số sâu bệnh hại chính (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- 02 – 03 giống lúa chất lượng cao (hạt gạo dài, trong, ít bạc bụng....), có năng suất đạt 55 – 65 tạ/ha (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- Qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống lúa mới.

- 3-4 mô hình trình diễn cho mỗi giống, quy mô 3-5 ha/mô hình, năng suất tăng 10 – 15% so với đối chứng.



2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống lúa xuất khẩu cho vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chọn tạo và phát triển được bộ giống lúa có năng suất cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chống chịu được một số sâu bệnh hại chính phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu ở ĐBSCL.

- 03 - 04 giống lúa chất lượng cao, năng suất đạt 65-75 tạ/ha (được công nhận chính thức/sản xuất thử), chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chống chịu được rầy nâu và bệnh đạo ôn.

- Qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống lúa mới.

- 3-4 mô hình/giống, 3-5ha/mô hình, năng suất tăng 10 – 15% so với giống hiện hành.


2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai cho các vùng trồng lúa trọng điểm.

Chọn tạo và phát triển được bộ giống lúa lai Việt Nam có năng suất cao (đạt 10 tấn/ha vụ xuân, 7 tấn/ha vụ mùa trở lên), chất lượng khá cho các vùng trồng lúa trọng điểm để từng bước thay thế giống lúa lai nhập nội

- 03 - 04 tổ hợp lai năng suất cao (10 tấn/ha vụ xuân, 7 tấn/ha vụ mùa trở lên), chất lượng tốt, thích hợp cho các vùng trồng lúa chính (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- Qui trình nhân dòng bố mẹ và sản xuất lại lai F1 cho các tổ hợp mới, năng suất đạt 2,5 – 3,5 tấn/ha.

- 3-4 mô hình/giống, 3-5ha/mô hình, năng suất tăng 10 – 15% so với đối chứng.


2010-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống lúa cực ngắn và ngắn ngày, chống chịu với sâu bệnh hại chính, phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng và né tránh thiên tai

Chọn tạo và phát triển được bộ giống lúa cực ngắn, ngắn ngày (<90 ngày), năng suất cao (đạt 45 tạ/ha trở lên), chống chịu được một số sâu bệnh hại chính, phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, né tránh thiên tai và biến đổi khí hậu cho một số vùng sinh thái (Trung bộ, ĐBSCL...).

- 01 – 2 giống/mỗi vùng, có TGST cực ngắn và ngắn ngày (<90 ngày), năng suất 45 – 55 tạ/ha chống chịu được một số sâu bệnh hại chính (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- Qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống lúa mới.

- 2-3 mô hình/giống, quy mô 3-5ha/mô hình, năng suất tăng 10-15%.


2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chống chịu ngập ứng, khô hạn cho các vùng sinh thái có điều kiện khó khăn

Chọn tạo và phát triển được bộ giống lúa chống chịu ngập úng, khô hạn, năng suất cao, chất lượng khá, thích ứng cho các vùng sinh thái có điều kiện khó khăn (ngập úng, đất cạn nhờ nước trời, vùng bấp bênh nước).

- 02 – 3 giống lúa chịu ngập úng, năng suất 50-60 tạ/ha, 2-3 giống lúa chịu hạn, năng suất đạt tối thiểu 40 tạ/ha, chất lượng khá (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- Qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống lúa mới.

- 2-3 mô hình/giống, quy mô 2-3ha/mô hình, năng suất tăng 10 – 15% so với sản xuất đại trà.


2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng thâm canh.

Chọn tạo và phát triển được bộ giống ngô lai năng suất cao (đạt 12 tấn/ha/vụ trở lên) cho các vùng thâm canh.

- 02-3 giống ngô lai (được công nhận chính thức), năng suất đạt 12 tấn/ha/vụ trở lên, thích hợp cho các vùng trồng ngô thâm canh.

- 03-4 giống ngô lai (công nhận cho sản xuất thử), năng suất đạt 10 – 13 tấn/ha.

- Qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống ngô mới đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- 03-4 mô hình/giống, 3-5ha/mô hình, năng suất tăng 10-15%.



2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn.

Chọn tao và phát triển được giống ngô chịu hạn, chua phèn cho năng suất cao, thích hợp cho các vùng khó khăn.

- 02-3 giống ngô chịu hạn, 1-2 giống ngô chịu chua phèn, năng suất đạt 7 – 8 tấn/ha, thích hợp cho các vùng khó khăn (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- Qui trình kỹ thuật cho các giống ngô mới.

- 03-4 mô hình/giống, 3-5ha/mô hình, năng suất tăng 10-15%.


2011- 2015



Nghiên cứu giải pháp tổng hợp phát triển ngô bền vững trên đất dốc vùng miền núi phía Bắc.

Xác định và áp dụng được các giải pháp tổng hợp để phát triển sản xuất ngô bền vững trên đất dốc vùng miền núi phía Bắc.

- Báo cáo thực trạng sản xuất ngô trên đất dốc vùng miền núi phía Bắc.

- Giải pháp tổng hợp sản xuất ngô trên đất dốc, đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững về môi trường (được Hội đồng KHCN cấp Bộ đề nghị công nhận)..

- 2-3 mô hình, 1-2ha/mô hình, HQKT tăng 10-15%..


2011-2013



Nghiên cứu chọn tạo giống lạc, đậu tương cho các tỉnh phía Bắc.

Chọn tạo và phát triển các giống đậu tương, lạc mới năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính cho các tỉnh phía Bắc, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lạc và giảm nhập khẩu đậu tương.

- 03-4 giống đậu tương (được công nhận chính thức/sản xuất thử), năng suất 20 – 25 tạ/ha, thích hợp cho vùng ĐBSH, năng suất 25- 30 tạ/ha thích hợp cho vụ xuân hè và hè thu cho các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, năng suất trên 35 tạ/ha phục vụ làm thức ăn chăn nuôi.

- 02-3 giống lạc (được công nhận chính thức/sản xuất thử), đạt năng suất 55 – 60 tạ/ha cho vùng thâm canh và 30 – 35 tạ/ha cho vùng nước trời.

- Biện pháp kỹ thuật canh tác cho các giống mới.

- 2-3 mô hình/giống, 2-3 ha/mô hình, năng suất tăng 10 – 15% so với các giống hiện hành.



2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lạc, đậu tương chịu hạn, ngắn ngày cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Chọn tạo và phát triển được giống lạc, đậu tương chịu hạn, ngắn ngày nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

- 01 – 02 giống lạc, chịu hạn, ngắn ngày năng suất >30 tạ/ha thích hợp cho các vùng (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- 02 – 3 giống đậu tương chịu hạn, ngắn ngày đạt năng suất >20 tạ/ha thích hợp cho các vùng (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- Qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống mới.

- 2-3 mô hình/giống, 2-3ha/mô hình, năng suất tăng 10 - 15% so với các giống đại trà.



2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống cây có củ (khoai tây, khoai lang, sắn) cho các tỉnh phía Bắc.

Chọn tạo và phát triển được các giống khoai tây, khoai lang và sắn, năng suất cao chất lượng tốt phù hợp cho các tỉnh phía Bắc

- 01 -2 giống khoai tây, 2-3 giống khoai lang, 1-2 giống sắn, năng suất tăng 10-15%, chất lượng tốt (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- Quy trình kỹ thuật canh tác cho các giống mới

- 2-3 mô hình/giống, 3-5ha/mô hình, năng suất và hiệu quả kinh tế tăng 10-15%


2011-2015



Nghiên cứu phát triển sản xuất sắn bền vững trên đất gò đồi miền Trung và Tây Nguyên

Phát triển sản xuất sắn một cách bền vững, tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế đồng thời giảm suy thoái đất và bảo vệ môi trường vùng gò đồi miền Trung và Tây Nguyên

- 01 – 2 giống sắn tuyển chọn/vùng.

- Quy trình canh tác sắn bền vững cho mỗi vùng, tăng hiệu quả kinh tế 15-20% (được HĐKH cấp Bộ đề nghị công nhận).

- 02-03 mô hình/vùng, 3-5ha/mô hình, HQKT tăng 10-15%.


2011- 2013



Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua, dưa chuột, ớt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc.

Chọn tạo và phát triển được một số giống lai F1 cà chua, dưa chuột, ớt năng suất tương đương các giống nhập nội, chống chịu ít nhất một bệnh hại chính phù hợp cho ăn tươi, chế biến công nghiệp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- 02 – 03 giống cà chua lai F1, năng suất > 50 tấn/ha, chống chịu được ít nhất 1 bệnh hại chính (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- 02 - 03 giống dưa chuột lai F1, năng suất >40 tấn/ha, chống chịu bệnh sưong mai (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- 01 - 02 giống ớt cay, năng suất >30 tấn/ha kháng bệnh mốc sương (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- Qui trình sản xuất hạt lai cho các giống mới.

- 1-2 mô hình/giống, 1-2 ha/mô hình, năng suất tăng ít nhất 15%.


2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua, dưa chuột, dưa thơm phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chọn tạo và phát triển được một số giống rau (cà chua, dưa chuột, dưa thơm) năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

- 1-2 giống cà chua năng suất đạt >110 tấn/ha, 1-2 giống dưa chuột năng suất đạt >110 tấn/ha, 1-2 giống dưa thơm năng suất đạt >60 tấn/ha, chất lượng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới (được công nhận cho sản xuất thử/ chính thức).

- Qui trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các giống được chọn tạo.

- 2-3 mô hình/giống, 500–1000m2/mô hình.


2011-2015



Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp phát triển sản xuất một số loài rau có giá trị theo hướng công nghệ cao.

Đề xuất giải pháp tổng hợp để phát triển được một số chủng loại rau: cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, xà lách, dưa thơm... an toàn, quanh năm theo hướng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam

- Bộ giống rau có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (1-2 giống/loại).

- Qui trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho các chủng loại rau xác định.

- Đề xuất được phương án tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- 2-3 mô hình/chủng loại 1000 – 2000m2/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20%.



2011-2013



Nghiên cứu chọn tạo và phát triển một số giống nấm mới.

Chọn tạo và phát triển được một số giống nấm phục vụ nhu cầu sản xuất cho nội tiêu và xuất khẩu

- Chọn tạo được 1- 2 giống nấm mỡ, 1-2 giống nấm khác (được công nhận cho sản xuất thử/chính thức).

- Qui trình duy trì, nhân giống và nuôi trồng cho giống nấm chọn tạo

- 01 - 2 mô hình/giống, hiệu quả kinh tế tăng 10-15%.


2011-2013



Nghiên cứu chọn tạo giống vải, nhãn năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc


Chọn tạo và phát triển được một số giống nhãn, vải có năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian thu hoạch khác nhau, thích hợp với điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc.

- 1 - 2 giống vải, 2-3 giống nhãn tuyển chọn có năng suất cao, chín sớm (được công nhận cho sản xuất thử/chính thức).

- Vật liệu khởi đầu mới (4.000 - 5.000 cá thể lai/đột biến; 5 - 7 dòng lai/đột biến có triển vọng về chất lượng quả cho mỗi loại cây).

- 1-2 mô hình/giống, 0,5-1ha/mô hình.


2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống dứa chất lượng cao thích hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp.

Chọn tạo và phát triển được giống dứa năng suất cao, chất lượng tốt, dùng cho ăn tươi và chế biến công nghiệp, thích hợp cho các vùng sản xuất chính

- 1-2 giống dứa/mỗi loại/vùng (được công nhận sản xuất thử/chính thức), năng suất 70-80 tấn/ha, thích hợp cho ăn tươi và chế biến.

- Vật liệu khởi đầu mới (con lai/đột biến, dòng) phục vụ cho công tác chọn tạo.

- 1-2 mô hình/giống, 2-3 ha/mô hình, năng suất tăng 10-15%.


2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống xoài cho các tỉnh phía Nam.

Chọn tạo và phát triển được giống xoài mới chất lượng tương đương xoài Cát Hoà Lộc, vỏ dầy, phù hợp cho xuất khẩu và giống xoài năng suât cao, chất lượng tốt thích hợp cho vùng DHNTB.

- 1-2 giống xoài năng suất, chất lượng tương đương với giống xoài cát Hoà Lộc, vỏ dầy 1,5-1,7mm, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, được công nhận cho sản xuất thử.

- 1-2 giống xoài tuyển chọn cho ăn tươi có năng suất cao, chất lượng phù hợp cho vùng DHNTB.

- Vật liệu khởi đầu mới (1000-2000 con lai, dòng triển vọng).

- 1-2 mô hình/giống, 0,5-1ha/mô hình.



2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống sầu riêng và chôm chôm chất lượng cao cho các tỉnh phía Nam.

Chọn tạo và phát triển được giống chôm chôm và sầu riêng có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu một số bệnh hại chủ yếu, thích hợp cho các vùng trồng chính ở các tỉnh phía Nam

- 1-2 giống chôm chôm có thịt quả dầy, giòn, ráo, năng suất >20 tấn/ha; 1-2 giống sầu riêng có tỷ lệ ăn được >35%, thịt quả mầu vàng, chống chịu được bệnh Phytophthora (được công nhận cho sản xuất thử/chính thức).

- Vật liệu khởi đầu mới (3000-5000 con lai/cá thể đột biến của 10-15 tổ hợp/mẫu giống xử lý; 2-3 dòng triển vọng mỗi loại)

- 1-2 mô hình/giống, 1-2 ha/mô hình.


2011-2015



Nghiên cứu kỹ thuật canh tác hữu cơ cho thanh long tại các tỉnh phía Nam.

Phát triển được biện pháp canh tác hữu cơ cho cây Thanh long, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế đáp ứng yêu cầu xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam.

- Quy trình canh tác hữu cơ cho Thanh long (được Hội đồng KHCN cấp Bộ đề nghị công nhận):

- 1-2 mô hình canh tác hữu cơ, 2-3 ha/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng 10-15%.



2011-2014



Nghiên cứu chọn tạo giống ca cao năng suất cao, chất lượng tốt cho các tỉnh Phía Nam

Chọn tạo và phát triển được giống ca cao có năng suất cao, chống chịu bệnh Phytopthora cho các vùng trồng chính ở phía Nam (ĐNB, Tây nguyên, và ĐBSCL).

- 03-4 giống cho các vùng (được công nhận sản xuất thử/chính thức), năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu bệnh Phytophthora.

- Vật liệu khởi đầu mới (con lai/cá thể đột biến, dòng triển vọng).

- 1-2 mô hình/giống, 0,5-1,0 ha/mô hình.


2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống ca cao năng suất cao, chất lượng tốt cho các tỉnh Phía Nam

Chọn tạo và phát triển được giống ca cao có năng suất cao, chống chịu bệnh Phytopthora cho các vùng trồng chính ở phía Nam (ĐNB, Tây nguyên, và ĐBSCL).

- 03-4 giống cho các vùng (được công nhận sản xuất thử/chính thức), năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu bệnh Phytophthora.

- Vật liệu khởi đầu mới (con lai/cá thể đột biến, dòng triển vọng).

- 1-2 mô hình/giống, 0,5-1,0 ha/mô hình.


2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê vối chất lượng cao cho Tây Nguyên.

Chọn tạo và phát triển được giống cà phê vối chín muộn, năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các tỉnh Tây Nguyên.

- 1-2 giống chín muộn, năng suất ≥ 4,0 tấn/ha, 75% hạt đạt R1 (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- 2-3 dòng vô tính chín muộn có triển vọng.

- 1-2 mô hình/giống, 1-2 ha/mô hình.


2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè chất lượng cao cho các vùng trồng chính

Chọn tạo và phát triển được giống cà phê chè có năng suất cao, có khả năng thích nghi rộng và giống cà phê chè có chất lượng cao phục vụ sản xuất cà phê đặc sản.

- 1-2 giống cà phê chè (được công nhận cho sản xuất thử/chính thức), năng suất ≥3,0 tấn/ha,thích ứng với điều kiện 500m trở lên; 1-2 giống cà phê chè chất lượng cao, hàm lượng cafein <1,8%, kích cỡ hạt to (khối lượng 100hạt >15g) (được công nhận cho sản xuất thử).

- 1-2 mô hình/giống, 0,5-1 ha/mô hình.



2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống chè năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Chọn tạo và phát triển được giống chè có năng suất cao chất lượng tốt phục vụ nội tiêu và chế biến xuất khẩu

- 2-3 giống chè mới (được công nhận cho sản xuất thử/chính thức), năng suất >20 tấn búp tươi/ha, chất lượng tốt.

- 3-5 dòng chè mới triển vọng.

- 1-2 mô hình/giống, 1-2 ha/mô hình.


2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống điều năng suất cao cho các tỉnh phía Nam

Chọn tạo và phát triển đựợc giống điều có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu một bệnh hại chính, phù hợp cho các vùng trồng điều chính tại các tỉnh phía Nam.

- 2-3 giống điều (được công nhận cho sản xuất thử/chính thức), có năng suất nhân >2,5 tấn/ha đối với vùng ĐNB và Tây Nguyên, >1,8 tấn/ha đối với vùng DHNTB, tỷ lệ nhân/quả >28%, <170 hạt/kg, chống chịu được bệnh hại chính.

- 1-2 mô hình thử nghiệm/giống, 0,5-1ha/mô hình.



2011-2013



Nghiên cứu chọn tạo và công nghệ nhân giống dâu, tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm

- Chọn tạo và phát triển được giống dâu cho vùng sản xuất trọng điểm, có năng suất hơn các giống hiện có 15-20%, chất lượng cao, thích ứng với các vùng sinh thái.

- Chọn tạo và phát triển được giống tằm có năng suất và chất lượng cao, thích hợp cho nuôi trong các thời vụ khác nhau.



- 2-3 giống dâu cho các vùng (được công nhận chính thức/sản xuất thử), năng suất lá đạt 35-40 tấn/ha/năm, chất lượng tương đương hoặc cao hơn giống hiện tại.

- 2-3 giống tằm cho các vùng (được công nhận chính thức/sản xuất thử) năng suất chất lượng cao nuôi ở vụ Xuân, Thu (năng suất kén 13-14kg/vòng trứng , chiều dài tơ đơn >1000m); 1-2 giống tằm (được công nhận chính thức/sản xuất thử), có sức chống chịu tốt, chất lượng tơ trung bình nuôi trong vụ Hè ..

- Quy trình kỹ thuật nuôi, trồng các giống dâu, tằm mới chọn tạo.

- 1-2 mô hình/giống, 1-3 ha/mô hình, HQKT tăng 10-15%.



2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống cao su thích hợp cho các tỉnh Trung bộ và miền núi phía Bắc

Chọn tạo và phát triển được giống cao su mới có năng suất mủ cao> 3,0 tấn/ha, thích hợp với điều kiện sinh thái các tỉnh vùng Trung bộ và miền núi phía Bắc

- Tuyển chọn được 2-3 giống vô tính, năng suất mủ cao> 3,0 tấn/ha (được công nhận cho SXT).

- Tuyển chọn được 4-5 dòng vô tính có tiềm năng năng suất >2,5 tấn/ha, thời gian KTCB ≤6 năm, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu Trung bộ (nắng nóng, gió bão) và với điều kiện khí hậu miền núi phía Bắc (khô và lạnh về mùa đông).

- 45- 50 dòng lai đến giai đoạn tuyển non, có tiềm năng năng suất >3,0 tấn/ha.

- 1-2 mô hình/giống, 0,5-1 ha/mô hình..



2011-2015



Nghiên cứu chọn tạo giống bông chín sớm, năng suất cao và chất lượng xơ tốt thích hợp cho các vùng sản xuất chính

Chọn tạo và phát triển được giống bông chín sớm, tập trung có năng suất và chất lượng xơ cao, phù hợp cho các vùng sản xuất chính

- 2-3 giống bông (giống thường và giống lai), năng suất cao(≥1,5 tấn/ha điều kiện không tưới, ≥2,5 tấn/ha điều kiện có tưới), chất lượng xơ đảm bảo, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính (được công nhận cho sản xuất thử/chính thức).

- Quy trình canh tác cho các giống bông mới.

- 1-2 mô hình thử nghiệm/giống, 0,5 – 1 ha/mô hình.


2011-2015



Nghiên cứu tạo giống hoa lan có chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Chọn tạo và phát triển được một số giống hoa lan chất lượng cao mang bản quyền Việt Nam, thích hợp với sản xuất quy mô công nghiệp, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

- 2 giống phong lan, 2 địa lan mới (được công nhận sản xuất thử/chính thức).

- Vật liệu khởi đầu mới (20 tổ hợp lai phong lan và địa lan; 30-50 dòng đột biến có triển vọng).

- Quy trình nhân giống và sản xuất hoa thương phẩm cho giống mới.

- 1-2 mô hình/giống, 100-200/giò/chậu/mô hình.



2011-2015

Каталог: upload -> 2010
2010 -> Céng Hoµ X· héi chñ nghÜa ViÖt nam Së xy dùng §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc
2010 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thanh hoá Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ XÂy dựNG
2010 -> Së xy dùng Sè: 1425/sxd-qh V/v tham gia ý kiÕn vµ h­íng dÉn lËp qhct xy dùng tû lÖ 1/500 khu dn c­ phÝa Nam ®­êng NguyÔn Phôc, x· Qu¶ng Th¾ng, tpth. Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
2010 -> Ubnd tØnh thanh ho¸ céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
2010 -> SỞ XÂy dựNG
2010 -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam Së Xy dùng §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc
2010 -> Së xy dùng Sè: 2072/sxd-t§ Thanh Ho¸, ngµy 07 th¸ng 9 n¨m 2010
2010 -> Thông tin về năng lực hoạt động các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoạt động trên địa bàn
2010 -> Ubnd tỉnh hậu giang cục thuế SỞ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
2010 -> Së xy dùng Sè: 814/sxd-ht v/v: ý kiÕn vÒ ph¹m VI dù ¸n, vÞ trÝ xy dùng cÇu h¹ luu cÇu GhÐp. Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương