GIỚi thiệu xây dựng mạng lưỚI Đo mưa cộng đỒng phục vụ CÔng tác phòng chống lũ



tải về 34.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích34.66 Kb.
#27487
GIỚI THIỆU

XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐO MƯA CỘNG ĐỒNG PHỤC VỤ

CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LŨ
I. GIỚI THIỆU XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐO MƯA CỘNG ĐỒNG

1. TỔNG QUAN

1.1. Sự cần thiết xây dựng mạng lưới đo mưa cộng đồng

- Trong những năm gần đây, lũ lụt xảy ra ngày càng phức tạp và khó lường, mức độ lũ và tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng, các giá trị cực trị của lượng mưa, đỉnh lũ các năm liên tục bị phá vỡ, tần suất xuất hiện mưa lớn và lũ lớn ngày càng cao hơn.

- Khó có thể dự báo tốt được lũ do mạng lưới trạm đo mưa quá thưa, trong khi xu thế mưa cục bộ ngày càng phổ biến do yếu tố địa hình trên các lưu vực sông.

- Vì thiếu số liệu quan trắc mưa nên dự báo lũ chủ yếu dựa vào dự báo mưa, tuy nhiên dự báo định lượng mưa hiện nay ở Việt Nam vẫn là một vấn đề rất khó, đặc biệt trong dự báo mưa lũ phục vụ vận hành hồ chứa, phòng chống thiên tai. 

Vì vậy, tăng dày lưới trạm đo mưa sẽ nâng cao tính chính xác của dự báo lũ từ mưa và sẽ chủ động trong vận hành nâng cao hiệu quả giảm lũ ở các hồ chứa thượng nguồn, chủ động sơ tán dân kịp thời vùng hạ du, hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Từ bất cập trong công tác dự báo lũ như trình bày ở trên, vấn đề cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng phát triển rộng khắp mạng lưới đo mưa chuyên dùng cho công tác phòng chống lũ phù hợp với điều kiện kinh tế, dân trí ở các lưu vực sông. Các dữ liệu mưa từ các điểm đo mưa cộng đồng cùng với các thông tin dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn sẽ là các dữ liệu đầu vào quan trọng hỗ trợ cơ quan phòng chống thiên tai địa phương đưa ra các quyết định ứng phó với lũ một cách kịp thời và phù hợp.



1.2. Nội dung chính

- Thiết lập mạng đo mưa cộng đồng là giải pháp hữu ích (tiện ích, chi phí thấp) nhằm nhanh chóng tăng dày mật độ trạm đo mưa để nâng cao công tác dự báo, cảnh báo lũ phục vụ phòng chống lũ một cách hiệu quả. Đề xuất đã được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đồng ý đưa vào phục vụ phòng chống lũ và đã được Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai chỉ đạo thực hiện trong nội dung Văn bản số 170/TWPCTT do Thứ trướng - Phó Trưởng ban thường trực ký ngày 30/6/2015.

- Các điểm đo mưa được thiết lập tại các hồ chứa nước, Ủy ban nhân dân xã

hoặc nhà cán bộ thôn, xã (tùy theo thực tế của địa phương). Người đo được tập huấn công tác đo, bảo quản thiết bị và được hỗ trợ chi phí đo.

- Thùng đo mưa đã được cải tiến theo chế độ quan trắc trực tiếp (không đổ ra cốc đo theo kiểu truyền thống), được chế tạo bằng thép không rỉ, hình thức đẹp và đã được Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường thẩm định và được Tổng cục Thủy lợi phê duyệt thiết kế.

(Xem phụ lục 1 đính kèm).

- Thời gian đo mưa: Do mục tiêu là phòng chống lũ và vận hành hồ chứa trong mùa lũ nên thời gian đo mưa chỉ thực hiện trong mùa mưa lũ hàng năm (4 - 5 tháng).

- Lượng mưa đo được sẽ được người đo nhắn tin báo cáo về cơ quan quản lý theo cú pháp và thời gian quy định của cơ quan quản lý và được tự động cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Chương trình quản lý theo các ốp thời gian quan trắc.

- Chi phí vận hành hằng năm: chủ yếu là chi phí hỗ trợ người đo, được sử dụng từ Quỹ Phòng, chống thiên tai của tỉnh (theo điểm b, khoản 1, điều 9 của Nghị định 94/2014/CP Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai) hoặc chi phí của Công ty Khai thác công trình thủy lợi (đối với điểm đo hồ chứa nước thuộc Công ty quản lý).



2. MỤC TIÊU DỰ ÁN

- Mục tiêu chung: Nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống lũ ở các lưu vực sông.

- Mục tiêu cụ thể: Tăng dày các điểm đo mưa chuyên dùng cho công tác phòng chống lũ đều khắp ở các lưu vực sông (vừa và lớn) với thùng đo mưa cải tiến phục vụ công tác điều hành phòng chống lũ.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

- Trang bị, lắp đặt các điểm đo mưa cải tiến theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

- Mỗi điểm đo gồm 02 thùng đo cải tiến (theo tiêu chuẩn ngành 94 TCN 6 - 2001 Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt) và 01 bộ giá, trụ đỡ.

- Thiết lập hệ thống thông tin quản lý và truyền dữ liệu đo mưa hai chiều giữa người đo và cơ quan quản lý thông qua Chương trình kết nối Web.



(Xem phụ lục 3 đính kèm).

- Dự thảo các quy định về vận hành hệ thống mạng đo mưa để Cơ quan quản lý ban hành.

- Đào tạo, tập huấn sử dụng, vận hành Chương trình quản lý và truyền dữ liệu đo mưa; Đào tạo quan trắc viên đo mưa cộng đồng quy trình đo và báo cáo số liệu mưa.

- Vận hành và duy trì hoạt động của hệ thống.



II. DỰ ÁN THÍ ĐIỂM

Dự án Thiết lập mạng lưới đo mưa cộng đồng được thực hiện trong khuôn khổ Hợp phần 1 của Dự án Quản lý thiên tai (VN-Haz/WB5), thí điểm trên hai lưu vực Ngàn Sâu - Ngàn Phố, tỉnh Hà Tĩnh và Sông Kôn - Hà Thanh, tỉnh Bình Định



1. Kết quả các nội dung công việc

- Hoàn thành lắp đặt 40 điểm đo ở lưu vực sông Ngàn Sâu - Ngàn Phố, tỉnh Hà Tĩnh và 45 điểm đo lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, tỉnh Bình Định.



(Xem phụ lục 2 đính kèm).

- Thiết lập hệ thống thông tin quản lý và truyền dữ liệu đo mưa hai chiều giữa người đo và Văn phòng BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thông qua Chương trình (Phần mềm) quản lý và truyền dữ liệu đo mưa kết nối Web.

- Xây dựng quy trình vận hành, duy trì hệ thống chuyển giao địa phương tiến hành các thủ tục trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Đào tạo tập huấn và chuyển giao hệ thống truyền dữ liệu; Đào tạo quan trắc viên đo mưa cộng đồng

- Vận hành thử và duy trì hoạt động của hệ thống.

2. Đánh giá

- Dự án thí điểm được sự ủng hộ và đánh giá cao của chính quyền địa phương các cấp; Được sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng khu vực Dự án.

- Khả năng mở rộng của Dự án lớn: thực hiện trên các lưu vực sông cả nước; lắp đặt thiết bị đo mưa tại các cộng đồng dân cư và hồ chứa phục vụ công tác phòng chống lũ.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong bối cảnh rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đã trở thành thách thức lớn của từng Quốc gia, trong đó có Việt Nam, công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong dự báo và cảnh báo sớm thiên tai.

Cùng với việc phát triển công nghệ dự báo thời tiết và thiên tai ngày càng hiện đại, việc xây dựng mạng lưới đo mưa cộng đồng là giải pháp khả thi nhất và phù hợp với thực tế của các địa phương cũng như điều kiện kinh tế hiện nay của nước ta nhằm khắc phục các bất cập và nâng cao hiệu quả trong công tác dự báo và ứng phó với lũ lụt.

Để duy trì bền vững mạng đo mưa cộng đồng phục vụ phòng chống lũ hiệu quả, kiến nghị:

- Thống nhất chủ trương và khuyến khích phát triển mở rộng mạng đo mưa cộng đồng ở các lưu vực sông quan trọng.

- Bố trí kinh phí duy trì mạng đo mưa cộng đồng hàng năm trong kế hoạch và nội dung sử dụng của Quỹ Phòng chống thiên tai hoặc nguồn kinh phí huy động khác của địa phương.


CỤC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Phụ lục 1: Thùng đo mưa cải tiến







Phụ lục 2a: Bản đồ vị trí các điểm đo mưa cộng đồng lưu vực sông Ngàn Sâu - Ngàn Phố, tỉnh Hà Tĩnh






Phụ lục 2b: Bản đồ vị trí các điểm đo mưa cộng đồng lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, tỉnh Bình Định






Phụ lục 3a. Thông tin hai chiều điều hành và báo cáo dữ liệu đo mưa




Phụ lục 3b. Số liệu đo mưa được tự động cập nhật trên chương trình (Dạng bảng và xuất báo cáo ra Excel)




Phụ lục 3c. Số liệu đo mưa tại các điểm đo thể hiện trên bản đồ của chương trình






Каталог: resources -> videos
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
videos -> TỔng quan về apec mục tiêu
videos -> HỘi thảo apec về quản lý RỦi ro thiên tai dựa vào cộng đỒng trong bối cảnh biếN ĐỔi khí HẬU

tải về 34.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương