GIỚi thiệu văn bản mới ban hành (từ 16/06-30/06/2013) Phần I. Nghị ĐỊnh tổng số: 10 văn bản



tải về 264.84 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích264.84 Kb.
#18080
  1   2   3
GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH (từ 16/06-30/06/2013)

Phần I. NGHỊ ĐỊNH

Tổng số: 10 văn bản

1. Tên văn bản: Nghị định 59/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.

* Ngày văn bản: 17/6/2013

* Ngày có hiệu lực: 31/7/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Thay thế Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng

* Nội dung chính:

Nghị định này chỉ rõ, cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và đồng thời có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc. Trong đó, căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng như: khi có văn bản yêu cầu của cơ quan thanh tra; qua xác minh, làm rõ nội dung theo đơn tố cáo hoặc qua công tác tự kiểm tra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng…

Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức tối đa là 90 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền ra quyết định. Trong thời hạn này, cán bộ, công chức, viên chức vẫn được hưởng chế độ, chính sách và các quyền, lợi ích hợp pháp khác như ở vị trí công tác ban đầu.

Khi hết thời hạn nêu trên mà cơ quan có thẩm quyền không có kết luận về hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức hoặc kết luận cán bộ, công chức, viên chức không có hành vi tham nhũng thì quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được hủy bỏ. Đồng thời, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được khôi phục vị trí công tác ban đầu; được xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho địa phương

- Trách nhiệm cơ quan triển khai thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

- Cơ quan có trách nhiệm tham mưu: Thanh tra tỉnh

2. Tên văn bản: Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

* Ngày văn bản: 19/6/2013

* Ngày có hiệu lực: 15/8/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 1999 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các quy định trước đây trái với Nghị định này hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

* Nội dung chính:

Chính phủ quy định cụ thể về 02 hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc bao gồm: đối thoại tại nơi làm việc và hội nghị người lao động.

Theo đó, người lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc định kỳ 03 tháng/lần, để trao đổi, thảo luận về tình hình sản xuất, kinh doanh, điều kiện làm việc, yêu cầu của người lao động đối với người sử dụng và ngược lại... Khoảng cách giữa 02 lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày; trừ trường hợp thời gian tổ chức đối thoại trùng với thời gian tổ chức hội nghị lao người lao động thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ. Mỗi bên tham gia đối thoại quyết định số lượng thành viên đại diện của mình tham gia đối thoại nhưng phải có ít nhất là 3 người.

Đối với doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên phải tổ chức hội nghị người lao động hàng năm về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động; tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị, đề xuất của mỗi bên; thông qua nghị quyết hội nghị người lao động... Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể đối với doanh nghiệp dưới 100 lao động hoặc theo hình thức hội nghị đại biểu đối với doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên...

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định các hình thức thực hiện dân chủ khác như: cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp; tổ chức lấy ý kiến trực tiếp người lao động hoặc thông qua hòm thư góp ý kiến...

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho địa phương.

- Trách nhiệm cơ quan triển khai thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

- Cơ quan có trách nhiệm tham mưu: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

3. Tên văn bản: Nghị định 61/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước

* Ngày văn bản: 25/06/2013

* Ngày có hiệu lực: 15/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Văn bản được ban hành mới

* Nội dung chính:

  Nhằm đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn tồn tại, Chính phủ quy định, các doanh nghiệp này được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm hoặc qua công tác giám sát tài chính, kiểm toán phát hiện có tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một trong 04 trường hợp sau: Kinh doanh thua lỗ, có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định; có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu; có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5; hoặc báo cáo không đúng thực tế về tài chính, làm sai lệch lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu có trách nhiệm ra quyết định giám sát tài chính đặc biệt với doanh nghiệp; đồng thời thông báo với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cùng cấp để phối hợp thực hiện. Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm lập phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính, trình chủ sở hữu trong vòng 20 ngày kể từ khi có Quyết định giám sát đặc biệt; và phải báo cáo đầy đủ định kỳ hàng tháng, quý, năm.

Cũng theo Nghị định này, doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt mà 02 năm liên tục không còn các chỉ tiêu thuộc diện giám sát đặc biệt theo quy định và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì được đưa ra khỏi danh sách; trường hợp vẫn thua lỗ thì phải thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể, phá sản theo quy định.

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho địa phương

- Trách nhiệm cơ quan triển khai thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu; Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp có vốn nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.



- Cơ quan có trách nhiệm tham mưu: Sở Tài chính

4. Tên văn bản: Nghị định 62/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng

* Ngày văn bản: 25/06/2013

* Ngày có hiệu lực: 15/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Thay thế Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng./.

* Nội dung chính:

Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Xây dựng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ.

Bộ Xây dựng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như: Chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Bộ Xây dựng thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; có ý kiến thống nhất bằng văn bản để UBND cấp tỉnh phê duyệt các quy hoạch xây dựng cụ thể theo quy định của pháp luật; đồng thời, xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển và quản lý thị trường bất động sản; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...

Theo Nghị định, Bộ Xây dựng có 25 đơn vị gồm: 1- Vụ Quy hoạch-Kiến trúc; 2- Vụ Vật liệu xây dựng; 3- Vụ Kinh tế xây dựng; 4- Vụ Khoa học công nghệ và môi trường; 5- Vụ Kế hoạch-Tài chính; 6- Vụ Quản lý doanh nghiệp; 7- Vụ Pháp chế; 8- Vụ Hợp tác quốc tế; 9- Vụ Tổ chức cán bộ; 10- Văn phòng Bộ; 11- Thanh tra Bộ; 12- Cục Quản lý hoạt động xây dựng; 13- Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; 14- Cục Phát triển đô thị; 15- Cục Hạ tầng kỹ thuật; 16- Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản; 17- Cục Công tác phía Nam; 18- Viện Kinh tế xây dựng; 19- Viện Khoa học công nghệ xây dựng; 20- Viện Kiến trúc quốc gia; 21- Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia; 22- Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị; 23- Báo Xây dựng; 24- Tạp chí Xây dựng; 25 - Trung tâm Thông tin.

Các đơn vị từ Khoản 1 đến Khoản 17 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị từ Khoản 18 đến Khoản 25 là các đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ.

Các Vụ: Vụ Kế hoạch – Tài chính và Vụ Tổ chức cán bộ được tổ chức cán bộ được tổ chức 4 phòng trực thuộc.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định về danh sách các tổ chức sự nghiệp còn lại thuộc Bộ.

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho địa phương.

- Trách nhiệm cơ quan triển khai thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

- Cơ quan có trách nhiệm tham mưu: Sở Xây dựng

5. Tên văn bản: Nghị định 63/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

* Ngày văn bản: 27/06/2013

* Ngày có hiệu lực: 15/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Văn bản được ban hành mới.

* Nội dung chính:

Theo Nghị định, cấu trúc của Bộ Pháp điển gồm các phần như chủ đề, đề mục, phần, chương, mục, điều, ghi chú, chỉ dẫn trong Bộ Pháp điển.

Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề gồm: An ninh quốc gia; Bảo hiểm; Bưu chính, viễn thông; Bổ trợ tư pháp; Cán bộ, công chức, viên chức; Chính sách xã hội; Công nghiệp; Dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới;… Trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội chưa thuộc các chủ đề đã có trong Bộ pháp điển thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan thực hiện pháp điển đề nghị Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề.

Đề mục là bộ phận cấu thành của chủ đề, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định. Tên gọi của đề mục là tên gọi của văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội thuộc chủ đề.

Nghị định nêu rõ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp các đề nghị về xây dựng đề mục và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục.

Cơ quan thực hiện pháp điển thu thập các văn bản thuộc nội dung của đề mục gồm: Văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản đó; các văn bản có nội dung liên quan đến các văn bản quy định tại Điểm a khoản này.

Nghị định nêu rõ, nội dung không pháp điển là các QPPL đã hết hiệu lực vào thời điểm cơ quan thực hiện pháp điển tiến hành việc pháp điển; quốc hiệu, căn cứ ban hành, lời nói đầu, phần về quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền, dấu của cơ quan, tổ chức, nơi nhận văn bản.

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho địa phương.

- Trách nhiệm cơ quan triển khai thực hiện:

- Cơ quan có trách nhiệm tham mưu: Sở Tư pháp

6. Tên văn bản: Nghị định 64/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ

* Ngày văn bản: 27/06/2013

* Ngày có hiệu lực: 15/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Nghị định số 127/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ và các Khoản 3, 4 Điều 28 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành

* Nội dung chính:

Phạt tối đa 100 triệu đối với vi phạm trong hoạt động khoa học, công nghệ

Nghị định này đã đưa ra mức phạt tiền cụ thể đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước trong hoạt động khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ. Cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức tiền phạt đối với cá nhân vi phạm là từ 500 nghìn đồng đến  50 triệu đồng và đối với tổ chức vi phạm từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Trong đó, mức tiền phạt tối đa này được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.

Bên cạnh hình thức xử phạt bằng tiền, trong từng trường hợp vi phạm cụ thể, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc hoàn trả kinh phí bị chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích; buộc hủy bỏ báo cáo không trung thực, báo cáo có số liệu bịa đặt; buộc đăng ký, giao nộp kết quả thực hiện nhiệm khoa học, công nghệ; và các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định cũng chỉ rõ, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ là 01 năm.

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trục tiếp cho địa phương

- Trách nhiệm cơ quan triển khai thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

- Cơ quan có trách nhiệm tham mưu: Sở Khoa học và Công nghệ
7. Tên văn bản: Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

* Ngày văn bản: 27/06/2013

* Ngày có hiệu lực: 01/07/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Thay thế Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 2 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP

* Nội dung chính:

Tâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng/tháng

Theo Nghị định này, từ ngày 01/07/2013, Chính phủ quy định cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh sẽ được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế là 9 triệu đồng/tháng (tương đương 108 triệu đồng/năm). Trong đó, mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc  (có thu nhập không quá 1 triệu đồng/tháng) mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 01 lần vào 01 người trong năm tính thuế.

Nghị định cũng nêu rõ, ngoài giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế còn được giảm trừ các khoản đóng góp cho các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tàn tật, người già không nơi nương tựa hoặc Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học vào thu nhập chịu thuế.



Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định chi tiết về 14 nhóm thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha mẹ đẻ (nuôi) với con đẻ (nuôi); ông bà nội (ngoại) với cháu nội (ngoại); anh chị em ruột với nhau; hoặc thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất 01 nhà, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; hoặc thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ...

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho địa phương.

- Trách nhiệm cơ quan triển khai thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

- Cơ quan có trách nhiệm tham mưu: Sở Tài chính

8. Tên văn bản: Nghị định 66/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

* Ngày văn bản: 27/06/2013

* Ngày có hiệu lực: 15/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Thay thế mức lương tối thiểu chung quy định tại các văn bản về chế độ tiền lương và các chế độ khác có liên quan đến tiền lương của cơ quan có thẩm quyền.

* Nội dung chính:

Mức lương cơ sở của cán bộ, công chức là 1.150.000 đồng/tháng

Những đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở bao gồm: Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện, cấp xã; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân; người làm việc trong tổ chức cơ yếu; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn và tổ dân phố; người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù.

Mức lương cơ sở được quy định tại Nghị định này sẽ được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác; tính mức hoạt động phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho địa phương.

- Trách nhiệm cơ quan triển khai thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

- Cơ quan có trách nhiệm tham mưu: Sở Nội vụ; Sở Tài chính
9. Tên văn bản: Nghị định 67/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá

* Ngày văn bản: 27/06/2013

* Ngày có hiệu lực: 15/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ:  Bãi bỏ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

* Nội dung chính:

Theo Nghị định đã được ban hành thuốc lá thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán thuốc lá; chế biến nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá và đầu tư trồng cây thuốc lá phải có giấy phép.

Việc đầu tư phát triển vùng trồng cây thuốc lá ởtừng địa phương phải phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy hoạch sử dụng đất ở từng địa phương.

Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá được phép lựa chọn vùng đầu tư và người trồng cây thuốc lá theo Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá. Ký hợp đồng đầu tư trồng, mua nguyên liệu thuốc lá với người trồng cây thuốc lá và bán nguyên liệu thuốc lá cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá.

Doanh nghiệp có Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá chỉ được nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá; xuất khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá.

Doanh nghiệp có Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá được sử dụng các loại thiết bị máy móc chuyên ngành thuốc lá phù hợp các công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá.

Doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá tại địađiểm thu mua; công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định hiện hành tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu.

Doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá phải duy trì các điều kiện cấp phép trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá được trích trong giá mua nguyên liệu thuốc lá để lập Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá nhằm mục đích phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.

Sản phẩm thuốc lá chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp tại Việt Nam. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho địa phương

- Trách nhiệm cơ quan triển khai thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

- Cơ quan có trách nhiệm tham mưu: Sở Công thương
10. Tên văn bản: Nghị định 68/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi

* Ngày văn bản: 28/06/2013

* Ngày có hiệu lực: 19/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Các quy định của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

* Nội dung chính:

Nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm tiền gửi trước khi hoạt động 15 ngày


Đây là yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 68/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Theo đó, Chính phủ quy định chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai trương hoạt động, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân và tổ chức tài chính vi mô) phải nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Trong đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Riêng các ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Đồng thời, Chính phủ cũng quy định 03 trường hợp được cấp lại Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, cụ thể: Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được NHNN cho phép phục hồi hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân; khi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi bị mất, rách nát, hư hỏng hoặc khi có sự thay đổi thông tin của Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi.

Ngoài ra, Chính phủ cũng chỉ rõ, các Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi được cấp trước ngày 19/08/2013 vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng, trừ các trường hợp được cấp cho tổ chức không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định.



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho địa phương.

- Trách nhiệm cơ quan triển khai thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức bảo hiểm tiền gửi, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

- Cơ quan có trách nhiệm tham mưu: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Nam

Phần II. THÔNG TƯ 

  Tổng số: 25 văn bản

  Thông tư của Bộ Tài chính: 08 văn bản

  Thông tư của các Bộ (còn lại): 17 văn bản


 I. THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1. Thông tư 81/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 201/2012/TT-BTC ngày 16/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính

* Ngày ban hành: 19/06/2013

* Ngày hiệu lực: 03/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: sửa đổi, bổ sung Thông tư 201/2012/TT-BTC ngày 16/11/2012 về việc hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước.

* Nội dung chính:

Tiếp tục miễn thuế cho các dự án trồng nông sản tại Campuchia cấp phép trước 31/12/2013

Ngày 19/06/2013, Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 81/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 201/2012/TT-BTC ngày 16/11/2012 về việc hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước.

Trước đó, tại Thông tư số 201/2012/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định hàng hóa nông sản chưa qua chế biến bao gồm: Khoai tây, tươi hoặc ướp lạnh; cà chua, tươi hoặc ướp lạnh; hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh... do các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt Nam như Ratanakiri, Mondunkiri, Crachê, KôngPôngChàm..., nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất hàng hóa tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu và không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Nay, tại Thông tư này, Bộ Tài chính bổ sung quy định đối với các dự án có mục đích hỗ trợ đầu tư, trồng nông sản tại các tỉnh Campuchia giáp biên giới Việt Nam, đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trước ngày 31/12/2012 (ngày Thông tư 201/2002/TT-BTC có hiệu lực thi hành). Theo đó, các dự án này tiếp tục được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đối với các loại mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa nông sản chưa qua chế biến ban hành kèm theo Thông tư số 61/2006/TT-BTC cho thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tính từ ngày 31/12/2012 và đáp ứng thủ tục miễn thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/08/2013.



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh có trách nhiệm triển khai thông tư này.

2. Thông tư 82/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức chi phí nhập, xuất và bảo quản thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT) dự trữ quốc gia do Bộ Công Thương quản lý

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính

* Ngày ban hành: 20/06/2013

* Ngày hiệu lực: 08/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Văn bản ban hành mới.

* Nội dung chính:

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 82/2013/TT-BTC ngày 20/6/2013 quy định về định mức chi phí nhập, xuất và bảo quản thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT) dự trữ quốc gia do Bộ Công Thương quản lý.

Theo đó, định mức chi phí nhập được tính cho một lần nhập đối với 01 tấn thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT) dự trữ quốc gia tại cửa kho là 159.734 đồng; định mức chi phí xuất được tính cho một lần xuất đối với  01 tấn thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT) dự trữ quốc gia tại cửa kho là 141.720 đồng; định mức chi phí bảo quản lưu kho trong một năm đối với  01 tấn thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT) dự trữ quốc gia là 4.270.040 đồng.

Định mức chi phí nhập, chi phí xuất và chi phí bảo quản thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT) dự trữ quốc gia do Bộ Công Thương quản lý bao gồm các nội dung chi có liên quan trực tiếp đến công tác nhập, xuất, bảo quản thuốc nổ.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 8/8/2013.

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

3. Thông tư 83/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 07/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ phí tổ chức tín dụng cổ phần hóa được hưởng khi thu hồi các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính

* Ngày ban hành: 25/06/2013

* Ngày hiệu lực: 15/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Văn bản ban hành mới.

* Nội dung chính:

Ngày 25/6, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 83/2013/TT-BTC hướng dẫn tỷ lệ phí tổ chức tín dụng cổ phần hóa được hưởng khi thu hồi các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại. Theo nội dung thông tư, các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại là các khoản nợ ngoại bảng đã loại trừ không tính vào giá trị DN khi thực hiện cổ phần hóa các NHTM nhà nước và được Thủ tướng Chính phủ cho phép NHTM cổ phẩn hóa tiếp tục theo dõi, quản lý và thu hồi cho NSNN. Số tiền thu hồi được từ các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại là số tiền thực tế mà các NHTM nhà nước cổ phần hóa thu được từ việc thu hồi khoản nợ ngoại bảng; được trích 20% trên số tiền thu hồi được từ các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại để hạch toán vào thu nhập. Chi tiết số tiền thu hồi các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại phát sinh trong quý, ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa hạch toán vào tài khoản theo dõi các khoản phải trả. Kết thúc quý, các ngân hàng nói trên ghi nhận như sau: hạch toán khoản 20% trên số tiền thu hồi được từ các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại vào thu nhập khác; nộp ngân sách Nhà nước khoản 80% trên số tiền thu hồi được từ các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, các ngân hàng nộp toàn bộ số tiền thu hồi nợ ngoại bảng phần phải nộp NSNN phát sinh trong quý vào Kho bạc theo quy định. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2013.



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Ngân hàng nhà nước tỉnh.

4. Thông tư 85/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp phát, quản lý và sử dụng phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu ngành Thuế

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính

* Ngày ban hành: 26/06/2013

* Ngày hiệu lực: 15/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ:  Bãi bỏ Thông tư số 12 TC/TCT ngày 28/02/1991 của Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn về quản lý và sử dụng trang phục ngành thuế và Thông tư số 21 TC/TCT ngày 17/3/1995 của Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn bổ sung về quản lý và sử dụng trang phục ngành thuế.

* Nội dung chính:

 Công chức và người hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được cấp phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu để sử dụng khi làm nhiệm vụ.

Công chức và người hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu được cấp. Trường hợp để mất, hư hỏng phải báo cáo ngay bằng văn bản gửi cấp có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.

Công chức và người hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP khi không còn công tác trong ngành thuế (chuyển công tác đến các đơn vị không thuộc ngành thuế, nghỉ chế độ, xin thôi việc, bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc,...) phải nộp lại toàn bộ phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu đã được cấp.

Nghiêm cấm việc cho mượn hoặc sử dụng phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu đã được cấp vào mục đích khác.

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Cục Thuế tỉnh.

5. Thông tư 86/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính

* Ngày ban hành: 27/06/2013

* Ngày hiệu lực: 11/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: thay thế Thông tư 63/2011/TT-BTC ngày 13/05/2011 và Thông tư 105/2011/TT-BTC ngày 12/07/2011 của Bộ Tài chính

* Nội dung chính:

 Ngày 27/6/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 86/2013/TT-BTC quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện để thay thế Thông tư 63/2011/TT-BTC và Thông tư 105/2011/TT-BTC (Thông tư số 63/2011/TT-BTC ngày 13/5/2011 của Bộ Tài chính đã hết hiệu lực áp dụng từ ngày 28/6/2013).

Thông tư 86/2013/TT-BTC có nhiều điểm mới so với các quy định tại Thông tư 63/2011/TT-BTC, như:

- Điều kiện về tuân thủ pháp luật: Thông tư 86/2013/TT-BTC quy định thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là 24 tháng (Thông tư 63/2011/TT-BTC là 36 tháng).

- Việc đánh giá chủ yếu là căn cứ tính chất vi phạm, theo đó, quy định nội hàm “vi phạm nghiêm trọng” là buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; gian lận, trốn thuế bị phạt từ 1 lần thuế trở lên. Theo quy định mới này, các vi phạm về thủ tục (mức phạt vi phạm dưới 2 triệu đồng) không bị coi là vi phạm pháp luật.

- Cơ quan quản lý nhà nước đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp cũng được rút gọn, chỉ còn 2 cơ quan tham gia là cơ quan Hải quan và cơ quan thuế nội địa.

- Điều kiện về mức kim ngạch: quy định kim ngạch đối với DN ưu tiên loại 1 tối thiểu đạt 200 triệu USD/năm; tương ứng với loại 2 là tối thiểu đạt 50 triệu USD/năm; không xét kim ngạch đối với DN ưu tiên loại 3 (DN công nghệ cao).

- Khi được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp sẽ được bổ sung thêm một số ưu tiên trong giai đoạn thông quan cho phù hợp với TTHQĐT như: Được sử dụng bộ chứng từ đơn giản để thông quan hàng hóa trong trường hợp hệ thống dữ liệu của cơ quan Hải quan gặp sự số hoặc tạm dừng hoạt động; không phải đăng ký với cơ quan Hải quan định mức tiêu hao nguyên vật liệu, không phải nộp báo cáo thanh khoản mà định kỳ hàng quý doanh nghiệp nộp cho cơ quan Hải quan báo cáo xuất-nhập-tồn nguyên vật liệu trên cơ sở định mức doanh nghiệp tự xây dựng...



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh

6. Thông tư 87/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính

* Ngày ban hành: 28/06/2013

* Ngày hiệu lực: 15/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: thay thế Thông tư số 50/2009/TT-BTC ngày 16/03/2009 về Hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán

* Nội dung chính:

Không cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến khi bị kiểm soát đặc biệt

Ngày 28/06/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 87/2013/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, bao gồm các quy định về nguyên tắc, thủ tục tổ chức giao dịch điện tử trong hoạt động giao dịch chứng khoán (GDCK) trực tuyến, lưu ký chứng khoán, niêm yết, đăng ký và GDCK...

Trong đó, đối với hoạt động GDCK trực tuyến, Bộ Tài chính quy định, các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ GDCK trực tuyến phải là thành viên của sàn GDCK, thực hiện kết nối với hệ thống giao dịch của sàn GDCK và phải đăng ký cung cấp dịch vụ GDCK trực tuyến với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp các công ty này đang bị đình chỉ hoạt động, bị ngừng giao dịch để chấm dứt tư cách thành viên tại sàn GDCK hoặc thuộc diện kiểm soát đặc biệt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thì sẽ không được chấp thuận cung cấp dịch vụ GDCK trực tuyến.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng quy định rõ, các công ty chứng khoán phải trực tiếp cung cấp cho các nhà đầu tư mà không được ủy thác hoặc thuê tổ chức không được phép khác thông qua hình thức thanh toán phí dịch vụ; đồng thời, phải tiến hành lưu trữ, đảm bảo tính toàn vẹn, nguyên bản của các chứng từ điện tử, phiếu lệnh điện tử và ghi âm các cuộc điện thoại đặt lệnh của khách hàng ít nhất là 10 năm; và có trách nhiệm bảo mật thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia GDCK trực tuyến theo quy định.

Cũng tại Thông tư này, việc sử dụng loại chữ ký số, chứng thư số cho các ứng dụng dùng để giao dịch trực tuyến trên môi trường Internet của công ty chứng khoán cũng được quy định cụ thể; trong đó, hệ thống website và thư điện tử của công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ GDCK trực tuyến phải được xác thực bởi chứng thư số; công ty chứng khoán và nhà đầu tư được chủ động lựa chọn sử dụng loại chữ ký số, chứng thư số trong giao dịch mua, bán chứng khoán trực tuyến...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2013 và thay thế Thông tư số 50/2009/TT-BTC ngày 16/03/2009.

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Sở Tài chính.

7. Thông tư 89/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính

* Ngày ban hành: 28/06/2013

* Ngày hiệu lực: 26/07/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp

* Nội dung chính:

Điều kiện trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư dài hạn

Ngày 28/06/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 89/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

Tại Thông tư này, Bộ Tài chính đã điều chỉnh quy định về dự phòng tổn thất đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Trong đó, đối tượng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn là các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ. Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp chỉ được thực hiên trích lập dự phòng khi tổng số vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu cao hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được đầu tư. 

Bên cạnh đó, quy định về xử lý khoản dự phòng vẫn được giữ nguyên. Cụ thể, tại thời điểm lập dự phòng nếu các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng tổn thất các đầu tư tài chính; nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính; nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch; nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/07/2013.



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh

8. Thông tư 90/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính

* Ngày ban hành: 28/06/2013

* Ngày hiệu lực: 14/08/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ: Văn bản ban hành mới.

* Nội dung chính:

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 90/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014. Trong đó hướng dẫn việc đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2013; và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014...Thông tư có hiệu lực từ ngày 14/08/2013.



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: UBND tỉnh triển khai thực hiện thông tư này.

- Trách nhiệm của cơ quan tham mưu ở địa phương: Sở Tài chính.



II. THÔNG TƯ CỦA CÁC BỘ (CÒN LẠI)

1. Thông tư 29/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh

* Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Ngày ban hành: 4/6/2013

* Ngày hiệu lực: 22/7/2013

* Nội dung chính:

Каталог: vi-vn -> stp -> TaiLieu
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
TaiLieu -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
TaiLieu -> Quyết định số 02/2010/QĐ-ubnd ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam Về việc giao thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
TaiLieu -> Quyết định số 956/QĐ-ubnd ngày 08 tháng 08 năm 2008 của ubnd tỉnh Hà Nam V/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Công Thương tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
TaiLieu -> Chỉ thị số 02/2007/ct-ubnd ngày 09 tháng 4 năm 2007 của ubnd tỉnh Hà Nam Về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tcvn iso 9001: 2000 vào các cơ quan hành chính nhà nước địa bàn tỉnh
TaiLieu -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà nam khoá XVI, KỲ HỌp thứ 18
TaiLieu -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà nam khoá XVI, KỲ HỌp thứ 18

tải về 264.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương