Giới thiệu về Tòa án Tối cao Philippines và vai trò của Tòa trong việc kiểm soát quyền lực chính phủ



tải về 32.36 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích32.36 Kb.
#29835


Giới thiệu về Tòa án Tối cao Philippines

và vai trò của Tòa trong việc kiểm soát quyền lực chính phủ
Cựu Chánh án Reynato S. Puno

A. Bối cảnh

Tòa án Tối cao Philippines có những quyền lực mà tòa án các nước khác không có. Hiện tượng này chỉ có thể được giải thích bằng cách tìm hiểu quá khứ của tòa, và rộng hơn là nghiên cứu lịch sử Philippines trong những thập niên gần đây của thế kỷ 20.

Philippines bắt đầu làm quen với dân chủ, phong cách phương Tây khi nước này thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ năm 1898. Trước thời điểm đó, Philippines là thuộc địa của Tây Ban Nha trong ba thế kỷ và không có quyền tự chủ. Dưới thời Hoa Kỳ, người dân Philipines được giáo dục một cách tích cực và dẫn dắt tới ngưỡng cửa của dân chủ mà cao điểm vào năm 1946 khi được trao độc lập về chính trị.

Hiến pháp của Philippines - thông qua trước khi được độc lập - chịu ảnh hưởng từ người Mỹ với sự tôn sung lối sống dân chủ của họ. Hội nghị lập hiến, cơ quan đã soạn thảo bản Hiến pháp 1935 của chúng tôi nhận được hai yêu cầu đặc biệt từ nhà cầm quyền Mỹ: thứ nhất, Hiến pháp cần thiết lập một chính quyền dân chủ; thứ hai, Hiến pháp phải có Tuyên ngôn nhân quyền bảo vệ các quyền cơ bản của cá nhân trong mối quan hệ với chính quyền. Các đại biểu dự Hội nghị lập hiến phải đáp ứng hai điều kiện bắt buộc này thì bản Hiến pháp do họ soạn thảo mới được Tổng thống Mỹ chấp thuận. Không những đáp ứng hai điều kiện này, bản Hiến pháp do họ soạn thảo về cơ bản giống với mô hình Mỹ, trừ hình thức nhà nước đơn nhất thay vì nhà nước liên bang. Một trong những đặc điểm then chốt của Hiến pháp này là nguyên tắc phân chia quyền lực và nguyên tắc kìm chế và đối trọng. Theo đó, trong việc phân bổ quyền lực, quyền hành pháp được trao cho Tổng thống, quyền lập pháp trao cho cơ quan lập pháp và quyền tư pháp trao cho Tòa án Tối cao. Quyền tư pháp của Tòa án Tối cao Philippines tương tự như quyền của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, tức là đặc quyền giải thích Hiến pháp và luật của quốc gia.

Vài thập niên sau đó, mô hình hiến định theo kiểu Mỹ này đã tỏ ra hữu ích đối với Philippines. Tuy nhiên, vào thập niên 1970, mặc dù có nền dân chủ, nhưng bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội trở nên xấu hơn. Vào năm 1971, cố Tổng thống Ferdinand Marcos đã đình chỉ hiệu lực của một phán quyết tòa án, tuyên bố tình trạng thiết quân luật với mục tiêu rõ ràng nhằm ngăn chặn tình trạng hỗn loạn trong nước. Từ đó, sự cai trị độc tài của ông được củng cố, còn nền dân chủ ở Philippines tạm thời thoái trào. Bản Hiến pháp mới được thông qua năm 1973 trong bối cảnh thiết quân luật, và điều đập vào mắt đầu tiên là các điều khoản làm tổn hại nền dân chủ và nguyên tắc phân chia quyền lực, kìm chế và đối trọng. Hiến pháp mới thiết lập chế định Tổng thống siêu quyền lực và một Tòa án Tối cao vô hại, hệ thống tư pháp với thẩm quyền khiêm tốn khó có thể kiểm soát một cách hiệu quả việc lạm quyền của chính phủ. Các nhà nghiên cứu đánh giá nền tư pháp của chúng tôi chỉ là con dấu trong tay Tổng thống trong những năm dưới thời chế độ độc tài.

Sự cai trị độc tài của Tổng thống Marcos kết thúc vào năm 1986, khi cuộc cách mạng hòa bình của nhân dân đã lật đổ chính phủ ông này. Chính phủ mới của Tổng thống Corazon Aquino đã thành lập Ủy ban Hiến pháp nhằm soạn thảo Hiến pháp mới. Ủy ban Hiến pháp nới rộng dân chủ trong Hiến pháp mới, cân bằng lại các nhánh quyền lực nhằm ngăn ngừa sự trở lại của chế độ độc tài. Để chia bớt quyền lực của chính phủ, tư pháp được trao những quyền mạnh hơn, vai trò lớn hơn trong việc bác bỏ mọi văn bản của bất kỳ cơ quan nhà nước nào lạm dụng quyền lực và bị coi là trái Hiến pháp. “Tư pháp hóa chính trị” – cụm từ văn vẻ của các nhà hiến pháp học Tate và Vallinder là điểm mới nổi bật trong Hiến pháp 1987 của Philippines.



B. Một nền tư pháp đổi về chất

Điểm nổi bật trong Hiến pháp 1987 không chỉ là Tòa án Tối cao độc lập, mà Tòa còn được trao những quyền hạn đặc biệt mang tính tư pháp và cả phi tư pháp. Hiến pháp 1987 củng cố sự độc lập của Tòa án Tối cao qua các quy định sau:1



  1. Tòa án Tối cao là một cơ quan hiến định. Luật không thể xóa bỏ nó, cũng như không thể thay đổi thành phần, cách thức hoạt động của nó.

  2. Các thành viên tư pháp không phải qua xác nhận của Ủy ban bổ nhiệm các chức danh.

  3. Không được bãi miễn các thẩm phán Tòa án Tối cao, trừ trường hợp bị đưa ra luận tội.

  4. Không được tước thẩm quyền xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm của Tòa án Tối cao.

  5. Không được tăng thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án Tối cao bằng luật mà không có ý kiến và sự đồng ý của Tòa này.

  6. Các ứng cử viên của hệ thống tư pháp do Hội đồng Tư pháp và Luật sư giới thiệu và không còn phải qua xác nhận của Ủy ban bổ nhiệm các chức danh.

  7. Tòa án Tối cao được trao quyền giám sát về mặt hành chính đối với mọi tòa án cấp thấp hơn và nhân sự của các tòa đó.

  8. Tòa án Tối cao có đặc quyền thi hành kỷ luật đối với các thẩm phán của các tòa cấp thấp hơn.

  9. Các thẩm phán Tòa án Tối cao và của tất cả các tòa cấp thấp hơn được đảm bảo về nhiệm kỳ (security of tenure), và một đạo luật mới về tư pháp cũng không thể thay đổi điều này.

  10. Các thẩm phán không được bổ nhiệm vào bất kỳ cơ quan nào khác có chức năng bán tư pháp hoặc hành chính.

  11. Không được giảm lương của thẩm phán trong thời gian tại vị.

  12. Hệ thống tư pháp phải được tự chủ về tài chính.

  13. Tòa án Tối cao tự mình có thể đặt ra các quy tắc của tòa án.

  14. Chỉ có Tòa án Tối cao mới có quyền ban hành a temporary detail of judges.

  15. Tòa án Tối cao có quyền bổ nhiệm mọi quan chức hành chính và nhân viên của hệ thống tư pháp.

Ngoài ra, Hiến pháp 1987 còn trao nhiều quyền hơn cho Tòa án Tối cao. Thứ nhất, Hiến pháp mở rộng khái niệm quyền lực tư pháp trong quy định sau:2 “Quyền lực tư pháp bao gồm trách nhiệm của các tòa án công lý phải giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quyền có cơ sở pháp lý và có thể thực thi trên thực tế, trách nhiệm xác định liệu có sự lạm quyền nghiêm trọng dẫn đến việc thi hành không đủ hoặc vượt quá quyền hạn của bất kỳ cơ quan nhà nước nào”.

Định nghĩa mới về quyền lực tư pháp đã thay đổi hẳn việc phân chia quyền lực nhà nước ở Philippines. Như Thẩm phán Cruz nhận định:3

Vế đầu của quy định cho thấy quan niệm truyền thống về quyền lực tư pháp gồm có việc giải quyết các mâu thuẫn về quyền đã được luật định. Vế thứ hai mở rộng quyền lực tư pháp cho phép các tòa án công lý kiểm tra cả những gì trước đây thuộc lĩnh vực cấm, đó là quyền lực của các cơ quan chính trị của chính phủ.

Như ngôn từ cho thấy, quy định mới đã trao quyền cho tư pháp, cụ thể là Tòa án Tối cao phán xét về tính chất của các quyết định hành pháp và lập pháp đưa ra và tuyên các hành vi của các cơ quan đó là vô hiệu vì chúng thực hiện không đủ hoặc vượt quá quyền hạn do lạm quyền. Mấu chốt ở đây là ngữ nghĩa của cụm từ “lạm quyền nghiêm trọng” (grave abuse of discretion), một cụm từ có tính đàn hồi, có thể co giãn theo quan điểm của tòa án.

Một Tòa án Tối cao quyết đoán và năng động sẽ mạo hiểm phiêu lưu vào vùng đất chính trị và đòi quyền giải quyết các vấn đề chính trị theo quan niệm của mình, thậm chí dù có rủi ro sẽ đối mặt với sự thù ghét từ các cơ quan khác.

Thứ hai, Hiến pháp 1987 mở rộng quyền lực của Tòa án Tối cao trong việc bảo vệ các quyền hiến định của người dân. Khoản 5 (5), Điều VIII của Hiến pháp trao cho Tòa án Tối cao quyền lực khác thường: “được đặt ra các quy định liên quan đến việc bảo vệ và thực hiện các quyền hiến định, thực tiễn và quy trình khiếu kiện ở tất cả các tòa án, việc chấp nhận hành nghề luật, luật sư, và hỗ trợ pháp lý đối với những người chịu thiệt thòi”. Quyền ban hành quy định này “hao hao” như quyền lập pháp. Nhờ có quyền lớn như vậy, Tòa án Tối cao không cần phải chờ đợi trong các vụ án để có thể phán quyết bảo vệ các quyền hiến định của người dân. Tòa có thể tự chủ động ban hành các quy định có hiệu lực ngang với luật để bảo đảm các quyền hiến định đó. Tóm lại, Tòa có thể đi đầu trong việc bảo vệ các quyền con người mà không cần phải thụ động chờ đợi lập pháp hoặc hành pháp.

Các phán quyết của Tòa án Tối cao được đưa ra nhờ quyền lực tư pháp và quyền ban hành quy định nói trên cho thấy vai trò chưa từng thấy của Tòa trong việc kiểm soát sự lạm dụng và sử dụng sai trái quyền lực của các cơ quan nhà nước, nhất là các quan chức được bầu.

Về quyền lực tư pháp, Tòa án Tối cao Philippines đã từng tuyên vô hiệu nhiều đạo luật của Quốc hội, văn bản của Tổng thống, các quyết định của các ủy ban hiến định, các tòa án về bầu cử và một đạo luật của Hạ viện luận tội Chánh án. Trong vụ nổi tiếng Estrada kiện. Arroyo, Tòa án Tối cao đã giải quyết tranh cãi ai là Tổng thống hợp lệ của Philippines.

Trên phương diện quyền ban hành quy định, Tòa án Tối cao đã ban hành ba lệnh (writ - lệnh tòa) có tính lịch sử để bảo vệ các quyền hiến định của người dân. Lệnh thứ nhất buộc chính phủ phải bồi thường cho các nạn nhân của các án tử hình quá mức; lệnh thứ hai tăng cường quyền riêng tư về thông tin của công dân; lệnh thứ ba bảo vệ quyền của người dân được sống trong môi trường trong lành. Về nguyên tắc, những quy định này phải xuất phát từ lập pháp, nhưng sự thụ động của cơ quan lập pháp buộc Tòa án Tối cao phải thực thi quyền ban hành quy định nhằm cung cấp cho người dân một tấm khiên pháp lý vững chắc hơn để bảo vệ các quyền hiến định.

C. Kết luận

Tate và Vallinder liệt kê các yếu tố giúp cho Tòa án Tối cao đóng vai trò nổi trội hơn trong hoạt động của chính quyền, hay là trong việc “tư pháp hóa nền chính trị”. Đó là: sự hiện diện của nền dân chủ; phân chia quyền lực; hệ thống các quyền con người; hệ thống các nhóm lợi ích và đối lập chính trị biết nắm bắt các công cụ tư pháp để đạt quyền lợi của mình; các chính đảng yếu hay là các liên minh mỏng manh dẫn đến sự bế tắc trong việc ra chính sách, sự ủng hộ của công chúng đối với các nhà lãnh đạo được bầu không cao, và việc trao quyền ban hành quyết định cho tòa án trong một số lĩnh vực chính sách nhất định.4



Cuộc tranh luận xung quanh câu hỏi điều gì hay hơn – một nền tư pháp bị chính trị hóa, hay là nền chính trị bị tư pháp hóa - sẽ còn tiếp diễn. Quả thật, có thể là vấn đề này sẽ không bao giờ được giải đáp. Lúc nào sẽ diễn ra sự thay đổi đối với vị thế, vai trò của hệ thống tư pháp siêu quyền như hiện nay, điều đó phụ thuộc vào nhu cầu và cấp thiết của nhân dân. Nhưng dù thời thế nào chăng nữa, dù bối cảnh nào chăng nữa mà đòi hỏi sự thay đổi, thì một đất nước muốn thật sự dân chủ vẫn luôn cần đến một nền tư pháp độc lập.

1 Cruz, Phil. Political Law pp. 226-227.

2 Khoản 1, Điều VIII của Hiến pháp 1987.

3 Cruz, tlđd, tr. 228-229.

4 Sự mở rộng toàn cầu của quyền lực tư pháp, tr. 33.


Каталог: DuThao -> Lists -> TT TINLAPPHAP -> Attachments -> 199
Lists -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Lists -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
Lists -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
Lists -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
199 -> Centre for information, library and research services

tải về 32.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương